Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae)

Theo xu hướng chung hiện nay, con người ngày càng ưa dùng sản phẩm từthiên nhiên

để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiênngoài những ưu

điểm như ít tác dụng phụ, rẻ tiền thì hiện nay là hướng phát triểncủa Công nghiệp

Dược trong nước và cũng là xu hướng của thế giới. Bên cạnh sự phát triển của thuốc

tổng hợp hóa dược thì thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cũng có những phát triển đáng

kể và chiếm được lòng tin của người sử dụng. Theo đánh giá của WHO thuốc có

nguồn gốc tự nhiên được sử dụng ở những nước đang phát triển với con số 80 % dân

số sử dụng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, ở những nước phát triển thuốc thảo dược

cũng được sử dụng rất phổ biến như là một biện pháp hỗ trợ và thay thế. Việt Nam

là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật vô cùng

phong phú và đa dạng, đã cung cấp hàng ngàn loại dược liệu quý đáp ứng cho nhu cầu

phòng và chữa bệnh. Vì vậy vấn đề nghiên cứu cây cỏ làm thuốc luôn được nhiều nhà

khoa học quan tâm(Lê Thị Ánh, 2007).

Theo quan điểm của y học cổ truyền, Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng quý như bổ huyết,

điều hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân cốt, nhuận tràng,giúp ích cho sự tiêu hoá. Y

học hiện đại còn phát hiện Hà thủ ô đỏ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu,

có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh vềthần kinh, làm

tăng hoạt động của tim làm tăng sự co bóp của ruột, có tác dụng chống viêm Song

song với hướng nghiên cứu sử dụng các dạng bào chế cổ truyền như thuốc sắc, rượu

thuốc,ngành Y tế đã có chủ trương hiện đại hoá Y học cổ truyền trong đó có một nội

dung quan trọng là nghiên cứu chuyển các dạng thuốccổ truyền thành các dạng thuốc

hiện đại như viên nén, viên nang. giúp gia tăng sự tiện lợi trong sử dụng,

bảo quản thuốc và dễ dàng sản xuất ở quy mô công nghiệp (Đỗ Huy Bích và ctv,

2006), (Lê Thị Ánh, 2007).

Để góp phần hiện đại hóa dạng bào chế thuốc Hà thủ ô đỏ, cùng với xu thế chung,

đề tài "Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ(Polygonum multiflorum

Thunb.,Polygonaceae)" được thực hiện với các nội dung:

1. Lựa chọn phương pháp chiết xuất và điều chế cao lỏng Hà thủ ô đỏ.

2. Nghiên cứu, lựa chọn tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ.

3. Bào chế viên nén chứa cao khôHà thủ ô đỏ.

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 1

Trang 1

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 2

Trang 2

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 3

Trang 3

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 4

Trang 4

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 5

Trang 5

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 6

Trang 6

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 7

Trang 7

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 8

Trang 8

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 9

Trang 9

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang minhkhanh 14300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae)

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb., polygonaceae)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC 
MÃ SỐ: 52720401 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ 
 VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ 
(POLYGONUM MULTIFLORUM 
THUNB.,POLYGONACEAE) 
Cần Thơ, năm 2017
Cán bộ hướng dẫn 
ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM 
Sinh viên thực hiện 
BẰNG VĂN THÁI 
MSSV: 12D720401159 
LỚP: ĐH DƯỢC 7B 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC 
MÃ SỐ: 52720401 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ 
 VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ 
(POLYGONUM MULTIFLORUM 
THUNB.,POLYGONACEAE) 
Cần Thơ, năm 2017
Cán bộ hướng dẫn 
ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM 
Sinh viên thực hiện 
BẰNG VĂN THÁI 
MSSV: 12D720401159 
LỚP: ĐH DƯỢC 7B 
i 
LỜI CẢM ƠN 
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ 
quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, emxin bày tỏ lòng biết ơn 
sâu sắc đến ThS.Đặng Văn Như Tâm, người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều 
kiệntốt nhất và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. 
Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty 
TNHH Dược phẩm Phương Nam đã hỗ trợ hóa chất, tá dược và thiết bị máy móc để 
hoàn thành tốt khóa luận này. 
Em cũng xin gửi đến Bộ môn Bào chế– Công nghiệp Dược, Bộ môn Dược liệu sự 
biết ơn vì đã cho em cơ hội được học, được thực tập và được hoàn thành khoá luận tại 
bộ môn. Những trải nghiệm này sẽ rất có ích cho công việc sau này. 
Emcũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu nhất trong gia đình, 
cảm ơn bạn bè – những người luôn sát cánh, động viên, giúp đỡtrong suốt quá trình 
học Tập cũng như làm khoá luận. 
ii 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn 
là trung thực và chính xác. 
Sinh viên 
Bằng Văn Thái 
iii 
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Năm học: 2016 – 2017 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ 
Polygonum multiflorum Thunb., Polygonaceae 
Sinh viên: Bằng Văn Thái 
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Văn Như Tâm 
Mở đầu 
Hà thủ ô đỏ được sử dụng rộng rãi để làm thuốc phục vụ đời sống con người từ xưa 
đến nay. Theo quan điểm của y học cổ truyền, Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng quýnhư 
bổ huyết, điều hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân cốt, nhuận tràng, giúp ích cho sự 
tiêu hoá. Y học hiện đại còn phát hiện Hà thủ ô đỏ có tác dụng làm giảm lượng đường 
trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về 
thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, làm tăng sự co bóp của ruột, có tác dụng 
chốngviêm.Tuy nhiên cách sử dụng Hà thủ ô đỏ vẫn thường dùng là dạng thuốc sắc, 
rượu thuốc.Để khắc phục những khuyết điểm trong cách sử dụng dược liệu theo y học 
cổ truyền, phong phú hóa dạng bào chế,đểphát huy tối đa công dụng và dễ dàng hơn 
trong nghiên cứu hiệu quả, tác dụng phụ của dược liệu, đề tài “Nghiên cứu bào chế 
viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ” được tiến hành với mục đíchnghiên cứu chuyển dạng 
cao chiết Hà thủ ô đỏ thành dạng viên nén. 
Phương pháp nghiên cứu 
Lựa chọn dung môi và phương pháp chiết. 
Điều chế cao lỏng và lựa chọn tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ. 
Điều chế viên nén từ cao khôHà thủ ô đỏ. 
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng viên nén từ cao khôHà thủ ô đỏ. 
Kết quả 
Nghiên cứu lựa chọn được phương pháp ngấm kiệt để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ 
với dung môi ethanol 40 %. 
Chọn được tá dược sử dụng là tinh bột bắp để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ. 
Bào chế viên nén từ cao Hà thủ ô đỏ theo phương pháp dập thẳng. 
Kết luận 
Có thể điều chế viên nén từ cao chiết Hà thủ ô đỏ từ các kết quả nghiên cứu trên 
quy mô thí nghiệm nhỏ. Dạng bào chế này kết hợp tác dụng của dược liệu theo y học 
cổ truyền với phương pháp bào chế hiện đại, khắc phục nhược điểm của cách sử dụng 
thuốc theo y học cổ truyền. 
iv 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................ix 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 2 
2.1. DƯỢC LIỆU – HÀ THỦ Ô ĐỎ ........................................................................ 2 
2.1.1. Mô tả .............................................................................................................. 2 
2.1.2. Phân bố, sinh thái .......................................................................................... 3 
2.1.3. Cách trồng ..................................................................................................... 3 
2.1.4. Bộ phận dùng ................................................................................................. 4 
2.1.5. Chế biến ......................................................................................................... 5 
2.1.6. Thành phần hóa học ....................................................................................... 5 
2.1.7. Tác dụng dược lý ........................................................................................... 7 
2.1.8. Công dụng, cách dùng ................................................................................... 8 
2.1.9. Bài thuốc có Hà thủ ô đỏ trong dân gian ..................................................... 10 
2.1.10. Một số chế phẩm chứa Hà thủ ô đỏ trên thị trường ................................... 11 
2.1.11. Một số nghiên cứu về Hà thủ ô đỏ ............................................................ 13 
2.2. HÒA TAN CHIẾT XUẤT . ... ng Hà thủ ô đỏ và có khả năng hòa tan chọn lọc. Có khả năng bảo quản, 
ngăn cản vi khuẩn nấm móc phát triển. Nhiệt độ sôi thấp nên có thể cô đặc nhanh ở 
nhiệt độ thấp, bảo vệ dược chất. Phổ biến, rẻ tiền, ít độc hại. 
- Phương pháp chiết được chọn là phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt vì: 
Phù hợp với dung môi sử dụng và phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Có thể 
chiết được khá nhiều hoạt chất trong dược liệu, tốn ít dung môi. 
Kết Luận: Dựa vào kết quả thực nghiệm ở trên, đề xuất phương pháp chiết cho Hà thủ 
ô đỏ: 
- Phương pháp chiết: Phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt. 
- Độ mịn dược liệu: Bột thô. 
- Dung môi: Ethanol 40 % 
- Thời gian ngâm: 24 giờ. 
41 
- Tỷ lệ dung môi và dược liệu (tỷ lệ DM/DL): 9/1. 
Với phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt và dung môi chiết xuất là ethanol 40 % 
từ bột dược liệu ban đầu cho được dịch chiết có màu nâu đen, mùi thơm đặc trưng của 
dược liệu Hà thủ ô đỏ. 
Hình 4.2. Dịch chiết Hà thủ ô đỏ 
4.2.2. Lựa chọn tá dược điều chế cao khô 
Cô dịch chiết trên bếp cách thủy ở 70 oC thu được khối cao đặc sệt như hình 4.3: 
42 
Hình 4.3. Cao đặc Hà thủ ô đỏ 
Phối hợpcao đặc với 3 loại tá dược là lactose, tinh bột lúa mì, tinh bột bắp để khảo sát 
điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ và thu được kết quả như bảng 4.3: 
Bảng 4.3.Kết quả khảo sát tá dược điều chế cao khô 
 Lactose Tinh bột 
lúa mì 
Tinh bột 
bắp 
Thể chất cao sau khi trộn Độ ẩm sau sấy 
Mẫu 1 30 % Dẻo, rất mềm 11,54 
Mẫu 2 40 % Dẻo, rất mềm 10,93 
Mẫu 3 50 % Dẻo, rất mềm 9,61 
Mẫu 4 30 % Dẻo, rất mềm 9,32 
Mẫu 5 40 % Dẻo, rất mềm 8,66 
Mẫu 6 50 % Dẻo, rất mềm 7,52 
Mẫu 7 30 % Khối đặc,mềm 4,87 
Mẫu 8 40 % Khối đặc,cứng 4,38 
Mẫu 9 50 % Khối đặc,cứng 4,10 
43 
Hình 4.4.Cao đặc sau khi trộn với các tá dược 
Nhận xét: 
Khi trộn cao đặc với lactose, tinh bột mì và tinh bột bắp, thể chất cao tạo thành có 
nhiều khác biệt: 
- Cao trộn với lactose và tinh bột mì vẫn còn ở thể dẻo. Cao trộn với tinh bột bắp tạo 
thành khối đặc cứng. Khi đem sấy các mẫu cao trong cùng điều kiện nhiệt độ và 
thời gian, mẫu cao trộn với tinh bột bắp khô nhanh, tạo thành cao khô có độ ẩm < 5 % 
đạt tiêu chuẩn. 
Lập lại thí nghiệm 3 lần vẫn cho kết quả tương tự. 
Vì vậy chọn tinh bột bắp làm tá dược để điều chế cao khôvà chọntỷ lệ sử dụng là 
30 %(vì hạn chế tỷ lệ tá dược độn quá cao dẫn đến cao khô ít hàm lượng dược liệu) 
Kết quả sắc ký đồ cao khô Hà thủ ô đỏ điều chế với tinh bột bắp được trình bày trong 
hình 4.3. 
44 
Hình 4.5.Kết quả sắc ký đồ cao khô Hà thủ ô đỏ 
Trong đó: 
Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ . 
Vết T: Cao khô Hà thủ ô đỏ. 
Từ sắc ký đồ cho thấy vết cao khô điều chế với tinh bột bắp có màu sắc và Rf 
tương đươngvới màu sắc và Rf của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy cao khô 
điều chế với tinh bột bắp vẫn giữ được thành phần các chất chiết được so với dược liệu 
đối chiếu ban đầu. 
Tiến hành điều chế cao khô theo sơ đồ hình 3.3.1 và thu được lượng cao khô theo bảng 
4.4: 
Bảng 4.4.Kết quả khảo sát lượng cao khô chiết từ dược liệu 
STT Khối lượng dược 
liệu khô (g) 
Lượng dung môi 
chiết suất (ml) 
Khối lượng cao 
đặc (g) 
Khối lượng 
cao khô (g) 
1 200 1700 75,18 97,73 
2 1800 16000 698,25 907,73 
45 
4.3. BÀO CHẾ VIÊN NÉN HÀ THỦ Ô ĐỎ 
4.3.1. Nghiên cứu công thức bào chế viên nén 
Sử dụng phương pháp dập thẳng, phối hợp cao khô Hà thủ ô đỏ với các tá dược 
hay dùng để dập thẳng. Đây là phương pháp hay dùng để bào chế viên nén từ 
dược liệu, do nhược điểm của cao khô rất dễ bị ẩm khi tiếp xúc với không khí. Các 
bước bào chế được trình bày trong sơ đồ hình 3.3.2 
Để người sử dụng thuốc đạt nồng độ điều trị tương ứng với khối lượng ghi trong 
Dược điển Việt Nam IV, đồng thời không uống quá nhiều thuốc trong một ngày, 
nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ cao khô trong công thức cho phù hợp (70 %). Việc lựa chọn 
tá dược với mục đích là làm cho viên rã nhanh, hòa tan hoạt chất nhanh. Dựa trên kết 
quả nghiên cứu chiết xuất, đề tài xây dựng và khảo sát 3 công thức cho 1 viên nén 
được ghi trong bảng 3.4: 
- Xuất phát từ đặc điểm cao khô rất dễ hút ẩm, đồng thời để đảm bảo độ chắc và độ rã 
tốt nên chọn các tá dược như aerosil, mg stearat, talc và tinh bột bắp (tinh bột bắp điều 
chế cao khô). 
- Ngoài ra nghiên cứu còn thăm dò tỷ lệ sử dụng 2 tá dược avicel và DST để tìm ra 
công thức phù hợp cho kết quả viên nén đạt chỉ tiêu chất lượng theo DĐVN IV. 
4.3.2. Kiểm soát bán thành phẩm 
Bột hoàn tất của 3 công thức có độ trơn chảy tốt, có một số tính chất sau: 
- Cảm quan: Bột màu nâu, có mùi đặc trưng. 
- Độ ẩm: < 5 %. 
Hình 4.6. Bột hoàn tất 
46 
Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất gồm cao khô với các tá dược được trình bày trong hình 
4.6. 
Hình 4.7. Kết quả sắc ký đồ bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ 
Trong đó: 
Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ. 
Vết T: Bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ và tá dược 
Nhận xét: 
Từ sắc ký đồ cho thấy vết bột hoàn tất có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf 
của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy bột hoàn tất Hà thủ ô đỏ vẫn giữ được thành 
phần các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu. 
4.3.3. Kiểm soát thành phẩm viên nén 
Tiến hành dập viên theo phương pháp dập thẳng và sử dụng tỉ lệ tá dược theo 3 công 
thức cho kết quả viên nén như các hình sau: 
47 
Hình 4.8. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 1 
Hình 4.9. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 2 
Hình 4.10. Viên nén Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 
Bảng 4.5.Kết quả khảo sát tính chất viên nén 
 Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 
Tính chất Viên màu nâu trắng, 
lành lặn, nhẵn bóng, 
đồng nhất 
Viên màu nâu trắng 
Viên bong mặt 
Viên màu nâu trắng, 
lành lặn, nhẵn bóng, 
đồng nhất 
Đường kính 
(mm) 
11 11 11 
 36'00" 35'00" 10'20" 10'35'' 11'00" 12'10" 
48 
Độ rã (phút) 38'00" 38'00" 12'00" 11'00" 11'30" 12'30" 
40'00" 41'00" 11'10" 12'20" 13'00" 14'00" 
Bảng 4.6.Kết quả khảo sát đồng đều khối lượng viên nén 
 Mẻ 1 Mẻ 2 Mẻ 3 
Khối lượng viên (g) 
0,4701 0,4804 0,4656 0,4541 0,4715 0,4816 
0,4729 0,4613 0,4689 0,4587 0,4743 0,4692 
0,4618 0,4620 0,4365 0,4790 0,4737 0,4718 
0,4736 0,4754 0,4770 0,4811 0,4752 0,4690 
0,4709 0,4613 0,4730 0,4631 0,4783 0,4790 
0,4866 0,4612 0,4371 0,4703 0,4773 0,4617 
0,4757 0,4797 0,4306 0,4649 0,4765 0,4714 
0,4620 0,4746 0,4395 0,4398 0,4634 0,4625 
0,4824 0,4535 0,4768 0,4580 0,4754 0,4884 
0,4766 0,4618 0,4519 0,4534 0,4748 0,4743 
KLTB (g) 0,4702 0,4590 0,4735 
Nhận xét: 
- Kết quả khảo sát cho thấy, công thức 1 tạo viên nén cứng, đẹp nhưng độ rã không 
đạt. Công thức 2 cho viên nén rã tốt nhưng viên bị bong mặt khi ra khỏi cối. Nguyên 
nhân thường do khối không khí trong hạt bị nén mạnh nhưng không thoát ra được và 
tạo thành một lớp đệm không khí, lớp đệm này trương nở nhanh ở thời kỳ giải nén. 
Hiện tượng này thường gặp khi khối hạt có quá nhiều bột mịn hoặc khoảng cách giữa 
chày và cối quá nhỏ (loại trừ nguyên nhân này). Các nguyên nhân khác có thể là do 
thiếu tá dược trơn hoặc hàm ẩm của hạt quá cao.Khắc phục sự cố này có thể: Tăng 
lượng tá dược dính, thêm tá dược dính khô như tinh bột tiền gelatin hóa, PVP, gâm 
arabicthay đổi tỷ lệ hoặc thay tá dược trơn bóng. 
- Cả 3 công thức đều đạt chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng. 
- Trong phương pháp nghiên cứu này đã lựa chọn thay đổi tỷ lệ tá dược rã (Sodium 
starch glycolat) và tá dược dính (avicel 101) và tỉ lệ tá dược công thức 3 cho kết quả 
viên nén đạt các chỉ tiêu chất lượng. 
49 
Hình 4.11.Kết quả sắc ký đồ viên nén Hà thủ ô đỏ 
Trong đó: 
Vết C: Dược liệu Hà thủ ô đỏ. 
Vết T: Viên nén Hà thủ ô đỏ. 
Nhận xét: 
Từ sắc ký đồ cho thấy vết viên nén có màu sắc và Rf tương đươngvới màu sắc và Rf 
của vết dược liệu đối chiếu ban đầu. Vậy viên Hà thủ ô đỏ vẫn giữ được thành phần 
các chất chiết được so với dược liệu đối chiếu ban đầu. 
Kết luận: 
- Sử dụng phương pháp dập thẳng để bào chế viên nén Hà thủ ô đỏ. 
- Phối hợp các tá dược với cao khô Hà thủ ô đỏ theo công thức 3 cho viên nén đạt 
tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV. 
- Cao khô phải được cất giữ trong túi nhựa hay túi nhôm kín. Các thao tác từ cân, 
tán nghiền, rây trộn... đều phải thực hiện nhanh chóng trong phòng kín. 
- Trước khi trộn cao khô với tá dược cần lưu ý cao khô sau khi sấy, được nghiền, rây 
qua lưới 1 mm. 
- Khi dập viên các công thức được tính cho 700 viên mỗi công thức (tương đương với 
260 g cao khô). 
50 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
KẾT LUẬN 
Qua quá trình thực hiện khóa luận với thời gian có hạn, đã đạt được mục tiêu tổng quát 
của khóa luận là: Điều chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ, với các nội dung cụ thể như 
sau: 
Điều chế cao lỏng Hà thủ ô đỏ: Lựa chọn được dung môi chiết là ethanol 40 % với 
phương pháp ngấm kiệt. 
Lựa chọn tinh bột bắp để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ. 
Bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ: Xây dựng công thức bào chế viên nén. 
ĐỀ NGHỊ 
Với khuôn khổ có hạn của một khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, đề tài mới chỉ 
thu được các kết quả nghiên cứu trên qui mô thí nghiệm nhỏ. Để tiến tới có thể 
áp dụng vào sản xuất, cao khô và viên nén Hà thủ ô đỏ cần được nghiên cứu sản xuất 
thử nghiệm trên quy mô lớn hơn nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất với các trang thiết 
bị của xưởng GMP, đảm bảo chế phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng cần thiết theo quy 
định của Bộ Y Tế. 
Nếu đề tài được quan tâm và tiếp tục nghiên cứu, đề nghị thực hiện một số việc: 
Khảo sát thêm một số tá dược có khả năng độn trong quá trình làm cao khô giúp làm 
giảm lượng tá dược sử dụng, tăng hàm lượng cao dược liệu. 
Kiểm soát, khảo sát các thông số tính chất cơ lý của khối bột hoàn tất để giúp giải 
thích và khắc phục sự cố khi dập viên. 
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình bao phim với việc sử dụng dịch chiết Hà thủ ô đỏ 
trong thành phần dịch bao phim. 
Xây dựng quy trình định lượng hoạt chất trong cao Hà thủ ô đỏ giúp tính toán liều 
lượng chính xác trong trường hợp sử dụng dịch chiết Hà thủ ô đỏ giúp làm tăng hàm 
lượng hoạt chất. 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2009). Dược Điển Việt Nam IV. Hà Nội. tr.772-773. PL-1.20. PL-3.5. 
PL-5.4. PL-12.10. 
2. Đỗ Huy Bích (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1. 
NXB Khoa học và kỹ thuật. tr.884-888. 
3. Đỗ Tất Lợi (2013). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học. 
Hà Nộitr.833-836. 
4. Hoàng Ngọc Hùng,Vũ Chu Hùng (2006). Tá dược và chất phụ gia dùng trong 
dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. NXB Y học. Hà Nội. tr.164.tr.338.tr.371. 
tr. 389.tr.523.tr.595.tr.607tr.620. 
5. Jin-KangZhang,Liu Yang(2012). Protective effect of tetrahydroxystilbene 
glucoside against hydrogen peroxide-induced dysfunction and oxidative stress 
in osteoblastic MC3T3-E1. European Jounal of Pharmacology. p.31-37. 
6. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa(2011). Bào chế và sinh dược học. Tập 1. 
NXB Y học. Hà Nội. tr.221-229. tr.247-252. tr.257-269. 
7. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa(2011). Bào chế và sinh dược học.Tập 2. 
NXB Y học. Hà Nội. tr.168-216. tr.222-235. 
8. Lê Thị Ánh (2007). Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam. Luận 
văn Dược sĩ đại học. Khoa Dược. Trường đại học Dược Hà nội. 
9. Minjiang Wang, Vinh Hoa Zhao (2012). Lipid regulation effects of Polygoni 
Multiflori Radix, its processed products and its major substances on steatosis 
human liver cell line L02. Journal of Ethnopharmacology. p.287-293. 
10. Ngô Vân Thu, Trần Hùng(2011). Dược liệu học.Tập 1. Nhà xuất bản Y Học. 
Hà Nội. tr.340-342. 
11. Từ Minh Koóng (2007). Kỹ thuật sản xuất dược phẩm. Tập 3. Nhà xuất bản Y 
Học. Hà Nội.tr.883-885 
12. Võ Văn Chi(2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1. NXB Y Học. tr.537. 
13. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014). Kỹ thuật bào chế và sinh dược học 
các dạng thuốc.Tập 1. NXB Y Học. Hà Nội. tr.153-180. 
14. Võ Xuân Minh, Nguyễn Văn Long (2014). Kỹ thuật bào chế và sinh dược học 
các dạng thuốc. Tập 2. NXB Y Học. Hà Nội. tr.153-180. 
15. Wangen Wang,Yanran He(2014). In vitro effects of active components of 
Polygonum Multiflorum Radix on enzymes involved in the lipid metabolism. 
Journal of Ethnopharmacology. p.763-770. 
52 
16. WenJuan Yao,WenJun Fan (2013). Proteomic analysis for anti-atherosclerotic 
effect of tetrahydroxystilbene glucoside in rats. Biomedicine & 
Pharmacotherapy. p.140-145. 
17. Xiaoquing Wu, Xiaozhen Chen (2012). Toxicity of raw and processed roots 
of Polygonum multiflorum. Fitoterapia. p.469-475. 
18. Ya Nan Sun, Long Cui (2013). Promotion effect of constituents from the root 
of Polygonum multiflorum on hair growth. Bioorganic & Medicinal Chemistry 
Letters. p.4801-4805. 
Website: 
19. A thực phẩm (2017). Cao Hà thủ ô đỏ. 
ha-thu-o-do-binh-minh-209.html. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017. 
20. Công ty Domesco (2016). Viên Hà thủ ô đỏ. 
thu-o/. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2017. 
21. Công ty D’Vi Beauty (2016). https://dvibeauty.com/cua-hang/dvi-beauty/dau-
goi-ha-thu-o-320ml.html. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2017. 
22. Huy Vu (2017). Trà Hà thủ ô đỏ. 
ha-thu-o-tui-loc-30-goi.html. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017. 
23. N.Ha (2016). Cây Hà thủ ô đỏ. 
cd56.html. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017. 
24. Sơn Anh (2016). Công dụng của Hà thủ ô đỏ. 
cua-ha-thu-o-do/. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2017. 
PHỤ LỤC 
Phụ lục: Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Hà thủ ô đỏ. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
KHOA DƯỢC-ĐIỀU DƯỠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 ..  
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN THEO Ý 
KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN 
Họ tên sinh viên: Bằng Văn Thái 
Tên đề tài luận văn: 
"Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum 
Thunb., Polygonaceae)" 
Chuyên ngành: Dược học. MSSV: 12D720401159 
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đặng Văn Như Tâm 
Khóa luận đã được bổ sung và sửa chữa các điểm sau: Lỗi chính tả, viết đúng tên đề 
tài, viết đúng tên dược liệu, mục lục, cân đối lại phần tổng quan. 
 TP. Cần Thơ, ngày 11 tháng 07 năm 2017 
 Giảng viên hướng dẫn Họ tên sinh viên 
 Thư ký hội đồng Chủ tịch Hội đồng 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_vien_nen_chua_cao_ha_thu_o_do_polygonum_m.pdf