Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg

(i) Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng

của một số yếu tố thuộc công thức bào chế đến khả

năng khắc phục hiện tượng dính chày cối trong quá

trình dập viên và độ hòa tan (ĐHT) của viên nén acid

alpha lipoic (ALA) 300 mg; (ii) Bào chế được viên nén

ALA 300 mg đạt tiêu chuẩn ĐHT theo Dược điển Mỹ

(USP) 41 ở quy mô phòng thí nghiệm. Phương pháp

nghiên cứu: Bào chế viên nén ALA bằng phương

pháp tạo hạt ướt và đánh giá ảnh hưởng của một số

yếu tố bằng thực nghiệm. Kết quả: Công thức viên

nén ALA 300 mg tìm được gồm: ALA: 300 mg, Avicel

PH-102: 120 mg, natri stearyl fumarat (NSF): 19,1

mg, Aerosil 200: 19,1 mg, talc: 9,6 mg, dinatri edetat

(EDTA): 1mg, hydroxypropyl cellulose (HPC): 12,2

mg, natri croscarmellose (NCC): 25 mg, menthol: 12

mg, poloxamer: 6 mg, calci carbonat: 20 mg, calci

hydrophosphat (DCP): 160,7 mg, ethanol 30% điều

chỉnh đến pH 8,0: 300 mg. Viên không dính chày cối

trong quá trình dập viên ở quy mô 1000 viên/mẻ và

đạt tiêu chuẩn ĐHT theo USP 41

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg trang 1

Trang 1

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg trang 2

Trang 2

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg trang 3

Trang 3

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg trang 4

Trang 4

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 18580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg

Nghiên cứu bào chế viên nén Acid alpha lipoic 300 mg
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
144 
5. Võ Trương Như Ngọc, Trương Mạnh Dũng, 
Tống Minh Sơn, Trịnh Thị Thái Hà (2014). 
Nhận xét chuẩn tân cổ điển ở một nhóm sinh viên 
18-25 có khuôn mặt trên ảnh kỹ thuật số chuẩn 
hóa. Tạp Chí Y Học Thực Hành, 3, 24-27. 
6. Trần Tuấn Anh, Võ Trương Như Ngọc (2013). 
Đặc điểm hình thái khuôn mặt ở một nhóm người 
Việt độ tuổi từ 18-25 tại trường Cao Đẳng Y tế 
Bình Dương. Tạp Chí Y Học Việt Nam, 2, 66–75. 
7. Võ Trương Như Ngọc, Trương Mạnh Dũng, 
Tống Minh Sơn, Trịnh Thị Thái Hà (2014), 
Nhận xét chuẩn tân cổ điển ở một nhóm sinh viên 
18-25 tuổi có khuôn mặt hài hòa trên ảnh kỹ thuật 
số chuẩn hóa, Tạp chí Y Học Thực Hành, số 2 
(906), trang 131-136. 
8. Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Đức Nghĩa 
(2014), Mối tương quan giữa các kích thước khuôn 
mặt trên ảnh chuẩn hóa ở một nhóm học sinh 
PTTH- Trường Chu Văn An Hà Nội năm 2012, Tạp 
chí Y Học Thực Hành, số 2 (906), trang 140-144. 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN ACID ALPHA LIPOIC 300 MG 
Trần Văn Vinh1, Nguyễn Văn Giang1, Phạm Văn Hùng1 
Đàm Thanh Xuân1, Nguyễn Thị Thanh Duyên1 
TÓM TẮT35 
Mục tiêu: (i) Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng 
của một số yếu tố thuộc công thức bào chế đến khả 
năng khắc phục hiện tượng dính chày cối trong quá 
trình dập viên và độ hòa tan (ĐHT) của viên nén acid 
alpha lipoic (ALA) 300 mg; (ii) Bào chế được viên nén 
ALA 300 mg đạt tiêu chuẩn ĐHT theo Dược điển Mỹ 
(USP) 41 ở quy mô phòng thí nghiệm. Phương pháp 
nghiên cứu: Bào chế viên nén ALA bằng phương 
pháp tạo hạt ướt và đánh giá ảnh hưởng của một số 
yếu tố bằng thực nghiệm. Kết quả: Công thức viên 
nén ALA 300 mg tìm được gồm: ALA: 300 mg, Avicel 
PH-102: 120 mg, natri stearyl fumarat (NSF): 19,1 
mg, Aerosil 200: 19,1 mg, talc: 9,6 mg, dinatri edetat 
(EDTA): 1mg, hydroxypropyl cellulose (HPC): 12,2 
mg, natri croscarmellose (NCC): 25 mg, menthol: 12 
mg, poloxamer: 6 mg, calci carbonat: 20 mg, calci 
hydrophosphat (DCP): 160,7 mg, ethanol 30% điều 
chỉnh đến pH 8,0: 300 mg. Viên không dính chày cối 
trong quá trình dập viên ở quy mô 1000 viên/mẻ và 
đạt tiêu chuẩn ĐHT theo USP 41. 
Từ khóa: Acid alpha lipoic (ALA), độ hòa tan 
(ĐHT), dính chày cối, viên nén. 
SUMMARY 
FORMULATION OF ALPHA LIPOIC ACID 
TABLET 300 MG 
Objectives: (i) Initially evaluating the effects of 
some formula factors on alpha lipoic acid (ALA) 
tablets’ sticking phenomenon during compaction 
process and tablets’ dissolution; (ii) Preparing 300 mg 
ALA tablets meeting the USP 41 requirement for 
dissolution test on a laboratory scale. Method: 
Tablets were prepared by wet-granulation method, 
evaluate the effects of some factors by experiments. 
Result: The selected fomula of ALA tablet contained: 
ALA: 300 mg, Avicel PH-102: 120 mg, sodium stearyl 
1Trường Đại học Dược Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thanh Duyên 
Email: duyenntt@hup.edu.vn 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 29.4.2021 
fumarate (NSF): 19,1 mg, Aerosil 200: 19,1 mg, 
talcum: 9,6 mg, disodium edetate (EDTA): 1 mg, 
hydroxypropyl cellulose (HPC): 12,2 mg, sodium 
croscarmellose (NCC): 25 mg, menthol: 12 mg, 
poloxamer: 6 mg, calcium carbonate: 20 mg, calcium 
hydrogen phosphate (DCP): 160,7 mg, ethanol 30% 
to pH 8,0: 300mg. The selected formula were 
successfully prepared on a scale of 1000 tablets 
without punch sticking and met the USP 41 
requirement for dissolution test. 
Keywords: Acid alpha lipoic (ALA), dissolution, 
punch sticking, tablet. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Acid alpha lipoic (ALA) là dược chất có tác 
dụng chống oxy hóa, thường được chỉ định để 
điều trị các tổn thương gây ra bởi quá trình oxy 
hóa và tái tạo các chất chống oxy hóa nội sinh 
[2]. Tuy nhiên, việc sản xuất và bảo quản dạng 
thuốc viên nén chứa ALA gặp nhiều khó khăn do 
dược chất có nhiệt độ nóng chảy thấp (ở 60oC), 
ít tan trong nước, kém ổn định với nhiệt và ánh 
sáng, viên nén dễ bị dính chày trong quá trình 
dập viên, khả năng tự polyme hóa của ALA còn 
có thể làm cho viên nén ALA giảm hàm lượng 
(HL) và ĐHT sau một thời gian sản xuất [2], [8]. 
Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với các 
mục tiêu: (i) Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng 
của một số yếu tố thuộc công thức bào chế đến 
khả năng khắc phục hiện tượng dính chày cối 
trong quá trình dập viên và ĐHT của viên; (ii) 
Bào chế được viên nén ALA 300 mg đạt tiêu 
chuẩn ĐHT theo USP 41 ở quy mô phòng thí nghiệm. 
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Nguyên liệu 
Dược chất: ALA (Trung Quốc - TQ) và một số 
tá dược khác như: tinh bột sắn (TQ), Avicel PH-
102 (Đài Loan), DCP (TQ), hydroxypropyl 
methylcellulose (HPMC) E5 (Singapore), HPC 
(Singapore), natri starch glycolat (NSG) (TQ), 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
145 
NCC (TQ), crospovidon (Singapore), magnesi 
stearat (TQ), talc (TQ), Aerosil 200 (TQ), 
polyethylen glycol (PEG) 6000 (TQ), NSF (TQ), 
EDTA (TQ), menthol (TQ), poloxamer (Mỹ) 
2.2. Thiết bị. Máy nhào Caleva mini mixer 
(Anh), tủ sấy Memmert (Đức), máy dập viên 
quay tròn Shaki LP2 (TQ), máy thử ĐHT Erweka 
DT 600 (Đức), hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng 
cao (HPLC) Shimadzu (Nhật Bản) và một số thiết 
bị, dụng cụ thí nghiệm khác. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Phương pháp bào chế. Viên nén 
ALA 300 mg được bào chế bằng phương pháp 
tạo hạt ướt, công thức cơ bản mỗi viên gồm: 
ALA 300 mg, tá dược độn, tá dược dính, tá dược 
rã, tá dược trơn, tá dược tăng ĐHT, tá dược tăng 
độ ổn định. Các giai đoạn bào chế: Rây ALA và 
các tá dược trơn qua rây số 125, các tá dược còn 
lại qua rây số 250. Cân các thành phần theo 
công thức. Trộn hỗn hợp bột kép gồm ALA và 
các tá dược độn, rã trong. Pha dung dịch tá 
dược dính lỏng gồm tá dược dính, chất điều 
chỉnh pH, chất tăng độ ổn định, chất tăng ĐHT 
trong dung môi. Nhào ẩm hỗn hợp bột kép với 
dung dịch tá dược dính. Xát hạt qua rây số 1000. 
Sấy hạt ở 40ºC đến khi độ ẩm của hạt đạt 1 ... 75 
vòng/phút. Định lượng ALA trong môi trường 
hòa tan bằng phương pháp HPLC với điều kiện 
tương tự phần “Định lượng ALA trong các mẫu 
nghiên cứu”. Yêu cầu: không ít hơn 70% ALA 
hòa tan sau 60 phút [7]. 
Ngoài ra, viên nén ALA còn được đánh giá 
các chỉ tiêu: Tính chất, độ cứng. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
Từ một số nghiên cứu tiền công thức trước 
đó và qua tham khảo tài liệu, công thức cơ bản 
của viên nén ALA được chọn gồm: ALA: 300 mg, 
Avicel PH-102: 120 mg, MgS: 15 mg, Aerosil 
200: 20 mg, EDTA: 1 mg, dung môi pha tá dược 
dính là nước tinh khiết và ethanol ở các tỷ lệ 
khác nhau được điều chỉnh đến pH 8,0, tinh bột 
sắn vừa đủ 680 mg. 
3.1. Ảnh hưởng của tá dược dính 
Bào chế các mẫu viên nén ALA theo công 
thức cơ bản, thay đổi loại tá dược dính. Kết quả 
đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu 
viên ALA được trình bày ở Bảng 1 và Hình 1. 
Bảng 1. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên nén ALA sử 
dụng loại tá dược dính khác nhau 
Công 
thức 
Tá dược dính cho 
1 viên 
Dung môi pha tá dược 
dính cho 1 viên 
Hình thức 
ĐHT (TB±SD, 
%, n=3) 
1 HPMC E5: 15 mg Ethanol 96%: 300 mg 
Cốm trơn chảy kém, viên 
rỗ mặt do dính chày 
9,67 ± 0,23 
2 HPMC E5: 15 mg Nước tinh khiết: 300 mg 
Hạt chắc, trơn chảy tốt, 
viên nhẵn 
52,23 ± 0,00 
3 HPMC E5: 15 mg 
Ethanol 30%: 300 mg 
53,57 ± 0,26 
4 HPC: 15 mg 55,80 ± 0,25 
5 PEG 6000: 30 mg 
Cốm trơn chảy kém, viên 
không đạt độ cứng 
62,20 ± 0,09 
Mẫu viên CT1 sử dụng tá dược dính là HPMC 
E5 5% trong ethanol 96%, cốm thu được không 
chắc, dễ vỡ, tạo nhiều bột mịn, có hiện tượng 
dính chày trong quá trình dập viên (Hình 1). Mẫu 
viên CT2 sử dụng tá dược dính là HPMC E5 5% 
trong nước, cốm tạo ra chắc, viên không bị dính 
chày. Mẫu viên CT3 sử dụng HPMC E5 5% trong 
ethanol 30% làm tá dược dính, cốm tạo ra chắc, 
bề mặt viên nhẵn, viên có ĐHT tốt hơn mẫu viên 
CT2. Trong ethanol 96%, HPMC E5 không hòa 
tan hoàn toàn mà chỉ tồn tại ở trạng thái phân 
tán trong môi trường lỏng nên quá trình tạo liên 
kết giữa các tiểu phân chưa hoàn thiện, vì vậy 
hạt CT1 bở, dễ vỡ, làm tăng diện tích tiếp xúc 
của dược chất với bề mặt chày, dẫn tới dính 
chày. Mẫu viên CT2 sử dụng nước làm dung môi 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
146 
pha tá dược dính, HPMC E5 trương nở và hòa 
tan hoàn toàn, tạo dung dịch polyme có độ nhớt 
cao hơn, đóng vai trò cầu nối lỏng liên kết các 
tiểu phân tốt và triệt để hơn, kích thước hạt tạo 
ra đều, gần cầu, diện tích tiếp xúc với bề mặt 
chày thấp hơn, viên không dính chày khi dập. 
Khi sử dụng ethanol 30%, lượng nước trong 
dung môi đủ để HPMC E5 trương nở và hòa tan, 
do đó chất lượng của hạt và viên vẫn đạt tương 
tự CT2, đồng thời một phần dược chất được hòa 
tan trong ethanol, phần dược chất này khi được 
làm khô có thể tồn tại ở trạng thái vô định hình 
hoặc trạng thái tinh thể có kích thước tiểu phân 
nhỏ hơn tinh thể nguyên liệu ban đầu, giúp tăng 
tốc độ hòa tan dược chất, vì vậy mẫu viên CT3 
có ĐHT tốt hơn mẫu viên CT2, do đó chọn 
ethanol 30% làm dung môi pha tá dược dính để 
nghiên cứu tiếp. 
Mẫu viên CT5 dùng PEG 6000 làm tá dược 
dính, viên bị dính chày. PEG 6000 có nhiệt độ 
nóng chảy thấp (khoảng 55-63ºC), ma sát trong 
quá trình dập viên có thể khiến PEG 6000 chảy 
lỏng, làm cho hiện tượng dính chày nghiêm 
trọng hơn [6]. CT4 dùng HPC làm tá dược dính, 
cốm trơn chảy tốt, bề mặt viên nhẵn (Hình 1), 
viên có ĐHT tốt hơn so với dùng tá dược dính 
HPMC E5, do đó lựa chọn HPC 5% trong ethanol 
30% làm tá dược dính. So với HPMC E5, HPC là 
tá dược dính mạnh, có thể tạo liên kết tốt giữa 
các tiểu phân rắn, hạt tạo ra chắc và đều hơn, 
làm giảm diện tích tiếp xúc của dược chất với bề 
mặt chày, giảm dính chày trong quá trình dập 
viên, thích hợp với các dược chất chiếm tỷ lệ lớn 
trong viên và chịu nén kém như ALA trong 
nghiên cứu này [1]. 
Hình 1. Hình ảnh bề mặt mẫu viên CT1 (trái) và CT4 (phải) 
3.2. Ảnh hưởng của tá dược độn. Bào chế các mẫu viên nén ALA với loại tá dược độn khác 
nhau. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên nén ALA được trình bày ở Bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên nén ALA sử 
dụng loại tá dược độn khác nhau 
Công thức Tá dược độn Hình thức ĐHT (TB±SD, %, n=3) 
4 Tinh bột Hạt chắc, trơn chảy tốt, 
viên nhẵn, đẹp 
55,80 ± 0,25 
6 DCP 61,49 ± 0,73 
7 Avicel PH-102 Viên rỗ mặt 30,88 ± 0,50 
Ghi chú: Thành phần cố định mỗi viên: ALA: 
300 mg, Avicel PH-102: 120mg, MgS: 15mg, 
Aerosil 200: 20mg, EDTA: 1mg, HPC: 15mg, 
ethanol 30% điều chỉnh đến pH 8,0: 300 mg, tá 
dược độn vừa đủ 680 mg. 
Mẫu viên CT4 và CT6 sử dụng tá dược độn 
lần lượt là tinh bột và DCP, cốm tạo thành chắc, 
trơn chảy tốt, bề mặt viên nhẵn, không dính 
chày. DCP là tá dược có tính biến dạng gãy vỡ 
khi chịu lực nén, sự gãy vỡ của các tiểu phân 
DCP làm tăng diện tích bề mặt của tá dược này, 
tăng khả năng che phủ tiểu phân dược chất, 
giảm tính kết dính của dược chất với bề mặt 
chày, tăng lực liên kết liên tiểu phân, tăng sức 
bền cho viên. Avicel PH-102 lại có tính biến dạng 
dẻo khi chịu lực nén, có thể vì đó mà mẫu viên 
CT7 vẫn bị dính chày [5]. Mẫu viên CT6 ngoài 
khả năng chống dính tốt còn cho ĐHT cao nhất, 
có thể do tính base của DCP đã tạo vi môi 
trường pH thuận lợi cho sự hòa tan của ALA [6], 
do đó DCP được chọn làm tá dược độn để 
nghiên cứu tiếp. 
3.3. Ảnh hưởng của tá dược trơn. Bào 
chế các mẫu viên ALA với các loại tá dược trơn 
khác nhau. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất 
lượng của các mẫu viên được trình bày ở Bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên nén ALA sử 
dụng loại tá dược trơn khác nhau 
Công 
thức 
Tá dược trơn cho 1 viên Hình thức 
ĐHT (TB±SD, 
%, n=3) 
6 MgS: 15 mg, A: 20 mg Bề mặt viên nhẵn, chắc 61,49 ± 0,73 
8 MgS: 15 mg, NLS: 20 mg 
Bề mặt viên rỗ 
67,57 ± 0,57 
9 MgS: 10 mg, A: 10 mg, NLS: 15 mg 68,30 ± 2,62 
10 NSF: 15, A: 20 mg 
Bề mặt viên nhẵn, chắc 
62,66 ± 2,40 
11 NSF: 14 mg, A: 14 mg, talc: 7mg 64,08 ± 0,50 
12 NSF: 20 mg, A: 10 mg, talc: 5 mg 62,96 ± 0,40 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
147 
Ghi chú: A: Aerosil 200. Thành phần cố định 
mỗi viên: ALA: 300 mg, Avicel PH-102: 120 mg, 
EDTA: 1 mg, HPC: 15 mg, ethanol 30% điều 
chỉnh đến pH 8,0: 300 mg, DCP vừa đủ 680 mg. 
Kết quả cho thấy các mẫu viên có sử dụng 
NLS làm tá dược trơn (CT8, CT9) cho ĐHT cao 
hơn các công thức còn lại do NLS là một chất 
diện hoạt, có tác dụng gây thấm bề mặt tiểu 
phân dược chất sơ nước và tăng độ tan của 
dược chất, tuy nhiên các viên dập về sau có xu 
hướng dính chày. Các mẫu viên còn lại (CT6, 
CT10, CT11, CT12) có khả năng chống dính tốt 
hơn, bề mặt viên nhẵn. Mẫu viên CT11 cho ĐHT 
tốt nhất nên được chọn để tiếp tục nghiên cứu. 
3.4. Ảnh hưởng của tá dược siêu rã 
Bào chế các mẫu viên nén ALA kết hợp thêm 
với các loại tá dược siêu rã (TDSR) khác nhau, 
kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 
các mẫu viên được trình bày ở Bảng 4. 
Bảng 4. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên nén ALA sử 
dụng loại tá dược siêu rã khác nhau 
Công 
thức 
Tá dược siêu rã cho 1 viên Hình thức 
ĐHT (TB±SD, %, 
n=3) 
11 Không dùng TDSR 
Bề mặt viên 
nhẵn, viên 
không dính 
chày trong 
suốt quá 
trình dập 
64,08 ± 0,50 
13 NSG (20 mg RT, 20 mg RN) 66,31 ± 0,96 
14 Crosspovidon (20 mg RT, 20 mg RN) 67,30 ± 0,90 
15 NCC (20 mg RT, 20 mg RN) 69,33 ± 0,85 
16 NCC (16 mg RT, 24 mg RN) 69,72 ± 0,79 
17 NCC (24 mg RT, 16 mg RN) 71,30 ± 0,25 
18 NCC (12 mg RT, 28 mg RN) 69,04 ± 0,10 
19 NCC (28 mg RT, 12 mg RN) 68,19 ± 0,13 
Ghi chú: RT: rã trong, RN: rã ngoài. Thành 
phần cố định mỗi viên: ALA: 300 mg, Avicel PH-
102: 120 mg, NSF 14mg, Aerosil 200: 14 mg, talc: 
7 mg, EDTA: 1 mg, HPC: 15 mg, ethanol 30% điều 
chỉnh đến pH 8,0: 300 mg, DCP vừa đủ 680 mg. 
Các mẫu viên CT13, CT14, CT15 sử dụng 3 
loại TDSR khác nhau với cùng tỷ lệ phối hợp rã 
trong:rã ngoài (1:1), mẫu viên CT15 sử dụng 
NCC cho ĐHT cao nhất. Khi tiếp tục thay đổi tỷ 
lệ phối hợp rã trong:rã ngoài (mẫu viên CT16 
đến CT19), mẫu viên CT17 với tỷ lệ rã trong:rã 
ngoài (24:16) cho ĐHT cao nhất. Điều này có 
thể do việc phối hợp cả tá dược rã trong và rã 
ngoài giúp đẩy nhanh cả hai quá trình rã từ viên 
thành hạt và từ hạt thành bột nên có hiệu quả 
tốt nhất trong việc tăng ĐHT. CT17 được chọn 
để khảo sát tiếp. Giá trị pH 8,0 của tá dược dính 
vừa phù hợp với độ tan, độ ổn định của ALA 
(như kết quả nghiên cứu tiền công thức), vừa 
phù hợp với độ ổn định của TDSR được chọn. 
Trong môi trường pH > 9,0, NCC sẽ bị thủy phân 
các liên kết chéo giữa các chuỗi polyme, tạo 
thành dạng polyme tan trong nước, lúc này mất 
khả năng rã mà trái lại còn hình thành lớp hàng 
rào gel nhớt làm giảm ĐHT của viên [3]. 
3.5. Ảnh hưởng của tá dược làm tăng 
ĐHT. Bào chế các mẫu viên nén ALA kết hợp 
thêm với các loại tá dược tăng ĐHT khác nhau. 
Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của 
các mẫu viên được trình bày ở Bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu viên nén ALA sử 
dụng loại tá dược tăng ĐHT khác nhau 
Công 
thức 
Tá dược tăng ĐHT cho 1 viên 
Hình 
thức 
Độ rã (TB±SD, 
phút, n=3) 
ĐHT (TB±SD, 
%, n=3) 
17 Không dùng 
Bề mặt 
viên 
nhẵn, 
viên 
không 
dính chày 
6,30 ± 0,40 71,30 ± 0,25 
20 M: 6 mg 7,37 ± 0,38 76,03 ± 0,10 
21 M: 12 mg 5,20 ± 0,10 81,26 ± 0,56 
22 M: 18 mg 4,20 ± 0,12 80,47 ± 0,47 
23 M: 12 mg, P: 3 mg 5,47 ± 0,25 80,19 ± 0,91 
24 M: 12 mg, P: 6 mg 4,30 ± 0,56 82,55 ± 0,53 
25 M: 12 mg, P: 12 mg 6,00 ± 0,36 82,01 ± 0,20 
26 M: 12 mg, P: 6 mg, C: 20 mg 3,80 ± 0,20 85,16 ± 0,48 
Ghi chú: M: menthol, P: poloxamer, C: calci 
carbonat. Thành phần cố định mỗi viên: ALA: 
300 mg, Avicel PH-102: 120 mg, NSF 14 mg, 
Aerosil 200: 14 mg, talc: 7 mg, EDTA: 1 mg, 
HPC: 15 mg, ethanol 30% điều chỉnh đến pH 
8,0: 300 mg, NCC: 40 mg (24 mg rã trong, 16 
mg rã ngoài), DCP vừa đủ 680mg. 
Kết quả cho thấy, việc sử dụng menthol ở các 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
148 
mẫu viên CT20, CT21, CT22 làm tăng ĐHT của 
viên nén ALA. Mẫu viên CT21 với ĐHT tốt nhất 
được chọn để tiếp tục phối hợp với poloxamer và 
calci carbonat. Mẫu viên CT26 có ĐHT cao nhất 
và đã đạt ĐHT theo tiêu chuẩn USP41 nên chọn 
sử dụng menthol 12 mg, poloxamer 6 mg và 
calci carbonat 20 mg làm tá dược tăng độ tan 
trong thành phần viên nén ALA 300 mg. Menthol 
là tá dược có khả năng thăng hoa, khi thăng hoa 
để lại hệ thống vi mao quản trong cấu trúc viên 
giúp nước dễ xâm nhập vào viên để khởi động 
quá trình giải phóng và hòa tan dược chất [4], 
poloxamer là chất diện hoạt không ion hóa, có 
tác dụng tăng tính thấm và tăng độ tan của 
dược chất, calci carbonat có tác dụng tạo vi môi 
trường kiềm, làm tăng ĐHT của dược chất có 
tính acid yếu như ALA [6]. 
Chọn CT26 là công thức cơ bản để quy hoạch 
thực nghiệm và tối ưu hóa công thức. Sau quá 
trình tối ưu hóa, tìm được công thức tối ưu 
(CTTU) cho viên nén ALA 300 mg gồm các thành 
phần: ALA: 300 mg, Avicel PH-102: 120 mg, NSF 
19,1 mg, Aerosil 200: 19,1 mg, talc: 9,6 mg, 
EDTA: 1 mg, HPC: 12,2 mg, NCC 25 mg (60% rã 
trong, 40% rã ngoài), menthol: 12 mg, 
poloxamer: 6 mg, calci carbonat: 20 mg, DCP 
160,7 mg, ethanol 30% điều chỉnh đến pH 8,0: 
300 mg (dữ liệu tối ưu hóa sẽ được trình bày 
trong một công bố khác). 
Mẫu viên CTTU được so sánh ĐHT với chế 
phẩm tham chiếu trên thị trường là biệt dược A 
của công ty X là viên nén ALA HL 300 mg, số lô: 
20002, hạn dùng: 05/07/2023. Kết quả ĐHT của 
2 chế phẩm được trình bày trên Hình 2. 
Hình 2. ĐHT của mẫu viên CTTU và chế phẩm tham chiếu A 
Kết quả cho thấy mẫu viên CTTU có tốc độ 
giải phóng dược chất nhanh hơn chế phẩm tham 
khảo A ngay từ những thời điểm đầu và ĐHT đạt 
được sau 60 phút cũng cao hơn. Mẫu viên được 
lựa chọn cuối cùng theo CTTU đã đạt ĐHT theo 
tiêu chuẩn của USP 41 và không bị dính chày cối 
trong quá trình dập viên ở quy mô 1000 viên/mẻ. 
V. KẾT LUẬN 
Đã đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu 
tố đến khả năng khắc phục hiện tượng dính chày 
cối trong quá trình dập viên và ĐHT của viên 
nén ALA 300 mg. Từ đó đã lựa chọn được công 
thức bào chế viên nén ALA 300 mg. Sản phẩm 
viên nén ALA không dính chày cối trong quá 
trình dập viên ở quy mô 1000 viên/mẻ và đạt 
tiêu chuẩn ĐHT theo USP 41. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ajit S. N., Sherif I. F. B. (2019), Handbook of 
Pharmaceutical Wet Granulation - Theory and 
Practice in a Quality by Design Paradigm, Elsevier 
Inc., pp. 317-349. 
2. Anca L. P. et al. (2021), "Evaluation of 
Dissolution Profiles of a Newly Developed Solid 
Oral Immediate-Release Formula Containing 
Alpha-Lipoic Acid", Processes, 9(176), pp. 1-22. 
3. Dilbir S. B. et al. (2013), "Incompatibility of 
croscarmellose sodium with alkaline excipients in a 
tablet formulation", Pharm Dev Technol, Early 
Online, pp. 1-5. 
4. Kuralla H., Saripilli R., Kolapalli V. R. (2018), 
"Preparation and evaluation of orally disintegrating 
tablets of drotaverine hydrochloride using 
sublimation technique", International Journal of 
Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 10(5), pp. 
85-95. 
5. Mary T. E., David J. E. (2019), Chemical 
Engineering in the Pharmaceutical Industry: Drug 
Product Design, Development, and Modeling, John 
Wiley & Sons, pp. 227-243. 
6. Raymond C. R, Paul J. S., Marian E. Q. 
(2009), Handbook of Pharmaceutical Excipients, 
Pharmaceutical Press, American Pharmacists 
Association, pp. 94-99, 433-435, 517-522. 
7. The United States Pharmacopeial 
Convention (2018), The United States 
Pharmacopeia 41, pp. 4742-4743. 
8. Zheng M. (2017), "Inclusion Complex of α-Lipoic 
Acid Containing Alkalizer for Improving the 
Solubility and Stability Prepared by Co-grinding", 
Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, pp. 
544-552. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_vien_nen_acid_alpha_lipoic_300_mg.pdf