Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột

Bào chế viên nang chứa esomeprazol

dạng hạt bao tan trong ruột. Đối tượng và phương

pháp: Đối tượng nghiên cứu là esomeprazol với

polymer Eudragit® L30D-55. Khảo sát lớp bao mang

hoạt chất (tỷ lệ cồn: nước, khối lượng PEG 6000, khối

lượng talc, hàm lượng chất khô), khảo sát lớp bao

cách ly (tỷ lệ cồn: nước, khối lượng PEG 6000, hàm

lượng chất khô), khảo sát lớp bao tan trong ruột (khối

lượng TiO2, độ tăng trọng lớp bao tan trong ruột) đến

quá trình tạo hạt nhằm xác định độ hoà tan của hạt

trong môi trường acid HCl 0,1N trong 2 giờ là không

quá 10% và trong môi trường đệm phosphat pH 6,8

 trong 30 phút không nhỏ hơn 80%. Kết quả: ở lớp

bao mang hoạt chất có tỷ lệ cồn: nhước là 3:1, khối

lượng PEG 6000 là 2,1g, khối lượng talc là 2,1g, hàm

lượng chất khô là 8%. Ở lớp bao cách ly có tỷ lệ cồn:

nước là 3:1, khối lượng PEG 6000 là 1,2g, hàm lượng

chất khô là 6%. Ở lớp bao tan trong ruột có khối

lượng TiO2 là 1g, độ tăng trọng của lớp bao tan trong

ruột là 30%. Kết luận: đã bào chếviên nang chứa

esomeprazol dạng hạt bao tan trong ruột đạt tiêu

chuẩn của USP43.

 

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 1

Trang 1

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 2

Trang 2

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 3

Trang 3

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 4

Trang 4

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 5

Trang 5

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 6

Trang 6

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 9800
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột

Nghiên cứu bào chế viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
42 
dược sĩ có thể tư vấn bằng điện thoại qua Ứng 
dụng hỗ trợ nên NB không cần phải chờ đợi lâu 
ở bệnh viện để được tư vấn mà có thể hỏi các 
thông tin về thuốc khi ở nhà. Nhiềunghiên cứu 
trên thế giới đã chứng minh sự can thiệp của 
nhân viên y tế tác động tích cực lên sự tuân thủ 
sử dụng thuốc của NB. Nghiên cứu ở Canada 
năm 2014 về tác động của dược sĩ trong việc 
quản lý NBTHA, nhóm can thiệp có tỷ lệ tuân thủ 
tăng cao hơn so với nhóm chứng (15% vs 2,2%) 
(7). Một nghiên cứu ở Nepal phỏng vấn 332 
NBTHA cho thấy nhóm có sự tư vấn của dược sĩ 
có tỷ lệ tuân thủ cao hơn nhóm chứng (86,15% 
vs 13,86%) (8). Chương trình CTHDSDT cũng 
ghi nhận tác động tích cực của Dược sĩ trong 
việc giúp tăng tỷ lệ NB tuân thủ sử dụng thuốc. 
V. KẾT LUẬN 
Chương trình can thiệp hướng dẫn sử dụng 
thuốc cho NBTHA tại Bệnh viện đa khoa Thống 
Nhất tỉnh Đồng Nai bước đầu đạt được một số 
hiệu quả nhất định, tạo tiền đề cho việc tiếp tục 
triển khai và áp dụng chương trình này tại Bệnh viện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thái Khoa Bảo Châu (2016). Nghiên cứu tình 
hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại 
Bệnh viện trường đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y 
Dược Huế số 32, trang 76-84. 
2. Nguyễn Thị Thủy (2018). Khảo sát kiến thức về 
bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp 
điều trị nội trú tại bệnh viện quân y 103 năm 
2017. Tạp chí Y Dược học quân sự, số 1, năm 
2018, trang 29-35. 
3. Ashp (1997). Medication Therapy and Patient 
Care: Organization and Delivery of Services-
Guidelines ASHP Guidelines on Pharmacist-
Conducted Patient Education and Counseling. 
American Journal of Health-System Pharmacy, vol. 
54, No. 4. pp. 340–342. 
4. Emilio Márquez-Contreras (2006). Efficacy of 
a Home Blood Pressure Monitoring Programme on 
Therapeutic Compliance in Hypertension: The 
EAPACUM-HTA Study. Journal of hypertension, Vol 
24, pp 169-175. 
5. Jean-Pierre Fina Lubaki (2009). Reasons for 
noncompliance among patients with hypertension 
at Vanga Hospital, Bandundu Province, Democratic 
Republic of Congo: A qualitative study. African Journal of 
Primary Health Care & Family Medicine, Vol 1, pp 1-5 
6. Morisky D.E., et al. (2008). Predictive validity of 
a medication adherence measure in an outpatient 
setting. The Journal of Clinical Hypertension, 10 
(5), pp. 348-354. 
7. Pharmacists Association and GreenShield 
Canada (2014). Impact of Community 
Pharmacist Interventions in Hypertension 
Management on Patient Outcomes: A Randomized 
Controlled Trial Final Project Report. British Journal 
of Clinical Pharmacology, 78 (6), pp 1238-1247. 
8. Sumitra Shrestha (2019). Impact of Pharmacist 
Counselling on Medication Adherence among 
Elderly Patients on Antihypertensive Therapy in a 
Tertiary Care Hospital of Nepal.Europasian Journal 
of medical Sciences, Vol 1, Jul-Dec 2019. 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG CHỨA ESOMEPRAZOL 20MG 
DẠNG HẠT BAO TAN TRONG RUỘT 
Nguyễn Thị Linh Tuyền*, Phan Lê Hoài Ân* 
TÓM TẮT11 
Mục tiêu: Bào chế viên nang chứa esomeprazol 
dạng hạt bao tan trong ruột. Đối tượng và phương 
pháp: Đối tượng nghiên cứu là esomeprazol với 
polymer Eudragit® L30D-55. Khảo sát lớp bao mang 
hoạt chất (tỷ lệ cồn: nước, khối lượng PEG 6000, khối 
lượng talc, hàm lượng chất khô), khảo sát lớp bao 
cách ly (tỷ lệ cồn: nước, khối lượng PEG 6000, hàm 
lượng chất khô), khảo sát lớp bao tan trong ruột (khối 
lượng TiO2, độ tăng trọng lớp bao tan trong ruột) đến 
quá trình tạo hạt nhằm xác định độ hoà tan của hạt 
trong môi trường acid HCl 0,1N trong 2 giờ là không 
quá 10% và trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 
*Đại học Y Dược Cần Thơ 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Linh Tuyền 
Email: ntltuyen@ctump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 1/3/2021 
Ngày phản biện khoa học: 28/3/2021 
Ngày duyệt bài: 25/4/2021 
trong 30 phút không nhỏ hơn 80%. Kết quả: ở lớp 
bao mang hoạt chất có tỷ lệ cồn: nhước là 3:1, khối 
lượng PEG 6000 là 2,1g, khối lượng talc là 2,1g, hàm 
lượng chất khô là 8%. Ở lớp bao cách ly có tỷ lệ cồn: 
nước là 3:1, khối lượng PEG 6000 là 1,2g, hàm lượng 
chất khô là 6%. Ở lớp bao tan trong ruột có khối 
lượng TiO2 là 1g, độ tăng trọng của lớp bao tan trong 
ruột là 30%. Kết luận: đã bào chếviên nang chứa 
esomeprazol dạng hạt bao tan trong ruột đạt tiêu 
chuẩn của USP43. 
Từ khoá: Esomeprazol, Eudragit® L30D-55, hạt. 
SUMMARY 
FORMULATION OF ESOMEPRAZOLE 20MG 
DELAYED RELEASE PELLETS CONTAINED 
CAPSULES 
Objectives: Preparation of capsules containing 
esomeprazole delayed release pellet. Materials and 
methods: The materials were esomeprazole with 
polymer Eudragit®L30D-55. Survey the active coating 
layer (alcohol: water ratio, PEG 6000 weight, talc 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
43 
weight, dry matter content), survey the insulation 
layer (alcohol: water ratio, PEG 6000 weight, dry 
matter content), survey the soluble layer in the 
intestine (TiO2 weight, the weight gain of the 
intestinal layer) to the pellet process to determine the 
solubility in hydrochloric acid 0,1N in 2 hours was 
more than 10% and in phosphate buffer medium pH 
6.8 for 30 minutes not less than 80%. Results: In the 
active coating layer, the alcohol: water ratio was 3:1, 
the weight of PEG 6000 was 2,1g, the weight of talc 
was 2,1g and the dry matter content was 8%. In the 
insulating layer, the alcohol: water ratio was 3:1, the 
weight of PEG 6000 was 1,2g and the dry matter 
content was 6%.In the intestinal soluble coating with 
TiO2 weight of 1g, the weight gain of the intestinal 
soluble coating was 30%. Conclusion: Has prepared 
capsules containing esomeprazole delayed release 
pellets form to meet the standards of USP43. 
Keywords: Esomeprazole, Eudragit® L30D-55, pellets. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Esomeprazol là thuốc ức chế bơm proton 
được sử dụng rộng rãi nhất trong các phác đồ 
điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mang lại hiệu 
 ... đ Dung môi 
Pha chế dịch bao: Hoà tan hoàn toàn PEG 
6000 trong nước. Cho dung dịch này từ từ vào 
cốc chứa hỗn dịch Eudragit® L30D-55 và khuấy 
đều bằng máy khuấy từ với tốc độ 200 
vòng/phút trong 5 phút được (3). Cho từ từ bột 
TiO2 vào (3) và khuấy đều bằng máy khuấy từ 
với tốc độ 200 vòng/phút đến khi đồng nhất, lọc 
qua rây 125μm được dịch bao tan trong ruột. 
Dịch bao được khuấy đều liên tục trong suốt quá 
trình bao để đảm bảo các chất rắn được phân bố 
đồng nhất trong hỗn dịch. 
Tiến hành bao lớp bao tan trong ruột lên hạt 
bao lót chất bằng phương pháp bồi dần hỗn dịch 
trên máy sấy tầng sôi Mini Glatt với các thông số 
bao như ở bảng 2. Sau khi hết dịch tiếp tục sấy 
hạt ở 45oC trong 15 phút. Hạt sau khi sấy được 
lấy ra bảo quản ở lọ thuỷ tinh nâu, kín. 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến độ hoà 
tan của hạt trong môi truòng HCl 0,1N và môi 
trường đệm phosphat pH6,8 gồm: 
Z1: khối lượng TiO2 (0g, 1g, 2g, 3g). Z1T: khối 
lượng TiO2 tối ưu (g) 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
46 
Z2: độ tăng trọng của lớp bao tan trong ruột 
(20%, 25%, 30%, 35%, 40%) 
Bảng 7. Thành phần các công thức dịch bao 
tan trong ruột 
CT Z1 Z2 CT Z1 Z2 
CT23 0 25 CT27 Z1T 20 
CT24 1 25 CT28 Z1T 30 
CT25 2 25 CT29 Z1T 35 
CT26 3 25 CT30 Z1T 40 
Yêu cầu: Độ hoà tan của hạt trong môi 
trường HCl 0,1N trong 2 giờ thấp nhất và trong 
môi trường đệm phosphat pH 6,8 trong 30 phút 
không nhỏ hơn 80%. 
Hạt sau khi bao lớp bao tan trong ruột sẽ 
được tiến hành kiểm nghiệm bán thành phẩm 
với các chỉ tiêu như sau: tỷ trọng biểu kiến, độ 
mài mòn, độ ẩm, tốc độ chảy. 
Hạt sẽ được đóng nang vào cỡ nang số 1 và 
kiểm nghiệm viên nang chứa esomeprazol 20 mg 
dạng hạt bao tan trong ruột theo tiêu chuẩn của 
USP43[4]. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Khảo sát lớp bao mang hoạt chất. Kết 
quả khảo sát thành phần lớp bao mang hoạt 
chất được trình bày ở bảng 8. 
Bảng 8. Kết quả khảo sát thành phần lớp bao mang hoạt chất 
CT X1 X2 X3 X4 a b CT X1 X2 X3 X4 a b 
CT1 1:1 2,10 1,40 8 - - CT8 3:1 3,50 1,40 8 - - 
CT2 2:1 2,10 1,40 8 71 94,7 CT9 3:1 2,10 0,35 8 - - 
CT3 3:1 2,10 1,40 8 85 94,2 CT10 3:1 2,10 0,70 8 71 92,1 
CT4 4:1 2,10 1,40 8 79 93,8 CT11 3:1 2,10 2,10 8 86 94,8 
CT5 3:1 0,70 1,40 8 65 91,1 CT12 3:1 2,10 2,80 8 80 95,3 
CT6 3:1 1,40 1,40 8 71 92,8 CT13 3:1 2,10 2,10 10 68 93,9 
CT7 3:1 2,80 1,40 8 84 93,8 CT14 3:1 2,10 2,10 6 83 95,0 
Với -: không ghi nhận được kết quả; X1: tỷ lệ 
cồn: nước; X2: khối lượng PEG 6000 (g); X3: khối 
lượng talc (g); X4: hàm lượng chất khô (%); a: 
hiệu suất bao (%); b: độ hoà tan của hạt trong 
đệm phosphat pH 6,8 trong 30 phút (%). 
Nhận xét: Về ảnh hưởng của tỷ lệ cồn: nước 
ở các CT1, CT2, CT3, CT4 cho thấy CT3 cho hiệu 
suất bao cao nhất (85%), đồng thời độ hoà tan 
đạt (94,2% > 80%). Vậy chọn tỷ lệ cồn: nước = 
3:1. Ở CT3, CT5, CT6, CT7, CT8 cho thấy CT3 
cho hiệu suất cao nhất (85%), độ hoà tan đạt 
(94,2% > 80%), nên chọn khối lượng PEG 6000 
bằng 2,10g để bào chế. Ở CT3, CT9, CT10, 
CT11, CT12 thì CT11 có hiệu suất bao cao nhất 
(86%), độ hoà tan đạt (94,8% > 80%), nên 
khối lượng talc được chọn là 2,10g. Ở CT11, 
CT13, CT14 cho thấy CT11 có hiệu suất bao cao 
nhất (86%), đồng thời độ hoà tan đạt (94,8% > 
80%), nên hàm lượng chất khô được chọn là 8%. 
Khảo sát lớp bao cách ly. Kết quả khảo sát 
thành phần dịch bao cách ly được trình bày 
trong bảng 9 
Bảng 9. Kết quả khảo sát thành phần công thức dịch bao cách ly 
CT Y1 Y2 Y3 a b CT Y1 Y2 Y3 a b 
CT15 1:1 0,9 6 72 86,2 CT19 3:1 0,6 6 79 85,8 
CT16 2:1 0,9 6 76 85,7 CT20 3:1 1,2 6 87 87,2 
CT17 3:1 0,9 6 83 86,7 CT21 3:1 1,2 7 76 83,3 
CT18 3:1 0,3 6 75 85,2 CT22 3:1 1,2 5 85 86,8 
Với Y1: tỷ lệ cồn: nước; Y2: khối lượng PEG 
6000 (g); Y3: hàm lượng chất khô (%); a: hiệu 
suất bao (%); b: độ hoà tan của hạt trong đệm 
phosphat pH 6,8 trong 30 phút (%) 
Nhận xét: Từ kết quả CT15, CT16, CT17 cho 
thấy CT17 cho hiệu suất bao cao nhất (83%), 
đồng thời độ hoà tan đạt (86,7% > 80%), vì thế 
tỷ lệ cồn: nước được chọn là 3:1. Ở CT17, CT18, 
CT19, CT20 cho thấy CT20 cho hiệu suất bao 
cao nhất (87%), độ hoà tan đạt (87,2% > 
80%), nên khối lượng PEG 6000 được chọn là 
1,2g. Ở CT20, CT21, CT22 cho hiệu suất bao cao 
nhất (87%) và độ hoà tan đạt (87,2% > 80%), 
nên hàm lượng chất khô được chọn là 6%. 
Khảo sát lớp bao tan trong ruột. Kết quả 
khảo sát thành phần công thức lớp bao tan trong 
ruột trình bày ở bảng 10. 
Bảng 10. Kết quả khảo sát thành phần công thức dịch bao tan trong ruột 
CT Z1 Z2 c b CT Z1 Z2 c b 
CT23 0 25 16 71,2 CT27 1 20 19,2 91,1 
CT24 1 25 11,4 82,3 CT28 1 30 8,7 81,8 
CT25 2 25 15,8 74,2 CT29 1 35 6,7 79,2 
CT26 3 25 18,2 75,5 CT30 1 40 5,2 73,9 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
47 
Với Z1: khối lượng TiO2 trong công thức (g); 
Z2: độ tăng trọng của lớp bao tan trong ruột 
(%);c: độ hoà tan của hạt trong môi trường acid 
HCl 0,1N trong 2 giờ (%); b: độ hoà tan của hạt 
trong đệm phosphat pH 6,8 trong 30 phút (%) 
Nhận xét: Từ kết quả CT23, CT24, CT25, 
CT26 cho thấy CT24 cho độ hoà tan của hạt 
trong môi trường acid HCl 0,1N thấp nhất và độ 
hoà tan của hạt trong môi trường đệm phosphat 
pH 6,8 cao nhất, nên chọn khối lượng TiO2 là 1g. 
Ở CT24, CT27, CT28, CT29, CT30 cho thấy CT28 
cho độ hoà tan của hạt trong môi trường acid 
HCl 0,1N đạt (8,7% < 10%) và độ hoà tan của 
hạt trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 đạt 
(81,8% > 80%). Do đó, chọn độ tăng trọng của 
lớp bao tan trong ruột là 30%. 
Thành phần công thức viên nang chứa 
esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột 
được trình bày ở bảng 11. 
Bảng 11. Thành phần công thức viên nang chứa 
esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột 
 Thành phần 
Khối 
lượng(g) 
Lớp bao 
mang 
hoạt chất 
Esomeprazol magnesi 3,19 
Sugarsphere 600-710μm 30 
MgO 3,31 
HPMC E6 3,00 
PEG 6000 1,81 
Talc 1,81 
Tween 80 0,15 
Lớp bao 
cách ly 
HPMC E6 2,61 
PEG 6000 1,04 
MgO 0,28 
Talc 0,32 
TiO2 0,22 
Tween 80 0,05 
Lớp bao 
tan trong 
ruột 
Eudragit® L30D-55 12,86 
PEG 6000 1,28 
TiO2 0,54 
Tween 0,75 
Viên nang chứa esomeprazol 20mg dạng hạt 
bao tan trong ruột đều đạt các chỉ tiêu kiểm 
nghiệm như cảm quan, độ đồng đều khối lượng, 
độ hoà tan, định tính, định lượng theo tiêu 
chuẩn USP43. 
IV. BÀN LUẬN 
Các dung môi thường được sử dụng trong 
quá trình bồi dần bằng hỗn địch thường là 
aceton, methanol, isopropanol hoặc sự kết hợp 
các dung môi. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ hạt bị 
dính trong quá trình bồi, sử dụng dung môi có 
chi phí thấp và hạn chế nguy cơ cháy nổ, chúng 
tôi quyết định chọn hỗn hợp ethanol và nước. 
Nước là dung môi hoà tan tốt các tá dược HPMC 
E6, PEG 6000, Tween 80 lại có chi phí thấp. Tuy 
nhiên, một số nhược điểm của nước là tạo dịch 
nhớt với HPMC E6, PEG 6000 và tạo bọt bền khi 
có mặt cùng với Tween 80, khả năng hoà tan 
hoạt chất kém, khả năng bay hơi kém. Ethanol 
có ưu điểm là dung môi hoà tan tốt các polymer 
và tạo dịch có độ nhớt thấp, phá bọt và hoà tan 
hoạt chất tốt hơn so với nước nhưng đắt tiền, dễ 
bay hơi, dễ cháy nổ. Chính vì vậy, ethanol được 
sử dụng kết hợp với nước theo các tỷ lệ để làm 
dung môi pha dịch bao mang hoạt chất và dịch 
bao cách ly[2]. 
Hiệu suất bao thay đổi có thể giải thích là do 
tăng tỷ lệ tá dược dính thì số cầu nối giữa các 
chuỗi phân tử polymer để kết nối các tiểu phân 
tăng lên, do đó giúp chất rắn bám trên bề mặt 
nhân tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục tăng tỷ lệ tá 
dược dính đến một mức nào đó số cầu nối đã đủ 
lượng chất rắn bám vào bề mặt hạt nên hiệu 
suất không tăng thêm nữa. Ngoài ra, nếu tỷ lệ tá 
dược dính tăng quá cao làm tăng độ nhớt dịch 
bao, giảm tốc độ bay hơi dẫn đến các hạt tiếp 
xúc, dính vào nhau gây hiện tượng dính chùm, 
đóng cục và bám vào thiết bị (CT8). PEG 6000 
đóng vai trò vừa là tá dược dính vừa là chất hoá 
dẻo, là polymer tan rất tốt trong nước giúp giải 
phóng nhanh hoạt chất. Khi tăng tỷ lệ PEG 6000 
thì độ hoà tan tăng, điều này phù hợp với nghiên 
cứu của Yongmei Xie cho rằng PEG 6000 có khả 
năng tăng cường độ tan của muối 
esomeprazol[5]. Nhưng khi tăng PEG 6000 lên 
nữa thì độ hoà tan lại giảm đi một ít, điều này có 
thể giải thích là do khi đo hoà tan trong môi 
trường đệm pH 6,8 các hạt có tính bám dính cao 
nên sẽ tập trung và kết tụ thành khối nên giữ lại 
hoạt chất bên trong lâu hơn là công thức có 
lượng tá dược dính thấp. 
Khi sử dụng lượng talc quá thấp thì không đủ 
khả năng chống kết dính các hạt trong khi bao, 
gây nên hiện tượng dính chùm và đóng cục. Nếu 
tăng lượng talc các giọt dịch bao bám lên hạt tạo 
bề mặt gồ ghề hơn, tăng diện tích tiếp xúc với 
khối khí nên hạt nhanh khô. Đồng thời talc đóng 
vai trò cầu nối trung gian gắn kết các chuỗi phân 
tử polymer, làm chất rắn bám tốt trên bề mặt 
hạt, nhưng lượng talc tăng đến một mức nào đó 
trong công thức thì tạo đủ số lượng cầu nối nên 
nếu tăng lên thì hiệu suất lại giảm. 
Hàm lượng chất khô là một yếu tố chính ảnh 
hưởng đến quá trình bao. Khi hàm lượng chất 
khô lớn tức dịch bao có độ đậm đặc cao, súng 
phun có thể bị nghẹt không những vậy, lượng 
polymer trong dịch cũng tăng lên làm tăng độ nhớt 
của dịch bao, gây hiện tượng dính hạt khi phun[2]. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
48 
Ngoài thành phần công thức, độ tăng trọng 
của lớp bao tan trong ruột là một trong những 
yếu tố quan trọng nhất giúp hạt kháng lại môi 
trường acid. Độ tăng trọng lớp bao càng tăng, 
khả năng kháng acid càng tốt nên độ giải phóng 
hoạt chát hoạt chất trong môi trường acid HCl 
0,1N giảm. Tuy nhiên khả năng giải phóng hoạt 
chất trong môi trường đệm pH 6,8 cũng giảm 
theo. Do đó, độ dày lớp bao tan trong ruột 30% 
là đạt yêu cầu. 
V. KẾT LUẬN 
Đã bào chế được viên nang chứa 
esomeprazol 20mg dạng hạt bao tan trong ruột 
đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm của USP43. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chemical Medicines Monographs 3 Expert 
Committee (2016), “Esomeprazole Magnesium 
Delayed-Release Capsules”, pp.1-4. 
2. Shu-Ling Kan et al (2014), “Preparation and in 
vitro/in vivo evaluation of esomeprazole 
magnesium modified release”, Informa 
healthcare,pp.1-8. 
3. Singh Deep Hussan et al (2012), “A review on 
recent advances of enteric coating”, IOSR Journal 
of Pharmacy, vol 2, pp.05-11. 
4. USP43-NF38 (2019), The United States 
Pharmacopedial Convention. 
5. Yongmei Xie, Ping Xie (2008), ”Preparation of 
esomeprazole zinc solid dispersion and study on its 
pharmacokinetics”, pp.53-57. 
SỐ LƯỢNG ỐNG TỦY CHÂN RĂNG CỦA RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT 
HÀM DƯỚI TRÊN CONEBEAM CT TRONG ĐIỀU TRỊ NHA KHOA 
Huỳnh Kim Khang1, Phạm Văn Khoa1 
TÓM TẮT12 
Mục tiêu: Đây là nghiên cứu khảo sát trên phim 
ConeBeam CT nhằm xác định số ống tủy của răng cối 
lớn (RCL) thứ nhất hàm dưới ở người Việt Nam. Đối 
tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện 
trên 166 bệnh nhân chụp phim CBCT theo chỉ định 
của bác sĩ tại Trung tâm CT nha khoa Nguyễn Trãi, 
Thành Phố Hồ Chí Minh, trong thời gian nghiên cứu từ 
tháng 10/2015 đến tháng 6/2016. Phim CBCT được 
chụp bằng máy chụp phim Picasso Trio (Ewoo Vatech, 
Korea) với các điều kiện và tư thế chuẩn của bệnh 
nhân cho chụp phim. Hình ảnh CBCT thu thập từ 
trung tâm CT đạt tiêu chuẩn chọn mẫu được quan sát 
trên máy tính màn hình phẳng 14 inches, độ phân giải 
1366 x 768 pixel với phần mềm EzImplant CD viewer. 
Ghi nhận vị trí răng (răng 36 và răng 46), khảo sát số 
lượng ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới 
trên hình ảnh CBCT: trong mặt phẳng ngang (Axial), 
di chuyển các lát cắt trên thiết diện ngang của ống tủy 
từ sàn tủy đến chóp. Quan sát theo thiết diện ngang ở 
những mức sau: miệng ống tủy, phần ba giữa chân 
răng, phần ba chóp chân răng. Quan sát ống tủy của 
từng chân răng của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới 
theo ba mặt phẳng. Xác định số lượng ống tủy. Kết 
quả: Tỉ lệ RCL thứ nhất hàm dưới có hai ống tủy, ba 
ống tủy, bốn ống tủy, lần lượt là 4,5%, 66,8% và 
28,9%. Sự phân bố này khác biệt không có ý nghĩa 
theo giới tính và theo vị trí. Kết luận: Tỉ lệ RCL thứ 
nhất hàm dưới trên CONEBEAM CT có ba ống tủy 
1Đại học Y Dược TP.HCM 
Chịu trách nhiệm chính: Huỳnh Kim Khang 
Email: kimkhanghuynh@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 8/3/2021 
Ngày phản biện khoa học: 4/4/2021 
Ngày duyệt bài: 2/5/2021 
chiếm đa số 
Từ khóa: Ống tủy chân răng, răng cối lớn thứ 
nhất hàm dưới, ConeBeam CT. 
Viết tắt: RCL1: răng cối lớn thứ nhất; CBCT: 
ConeBeam CT 
SUMMARY 
THE NUMBER OF THE ROOT CANALS OF 
THE FIRST LOWER MOLARS ON CONEBEAM 
CT IN DENTAL TREATMENT 
Objectives: The aim of the study is to determine 
the number of the root canals of the first lower molars 
in Vietnamese on ConeBeam CT. Subjects and 
methods: The study was conducted on 166 patients 
who had exposured using CBCT indicated by dentists 
in Nguyen Trai Dental CT Central, HoChiMinh City, 
from October 2015 to June 2016. The CBCT digital 
images were captures using Picasso Trio (Ewoo 
Vatech, Korea) with the standard conditions and 
postures of patients. CBCT digital images were 
displayed on the 14 inches flat monitor, at 1366 x 768 
pixel resolution with EzImplant CD viewer software. 
The positions of the first lower molars were recorded. 
The number of root canals of the first lower molars 
was examined by moving cross-sectional slices from 
the pulpal floor to the apex. The orifices, middle 
thirds, apical thirds of the canals of the first lower 
molar was observed and the root canals of each root 
of the first lower molars were observed in three 
planes Results: The prevalences of two, three, four 
root canals of the first lower molars were 4.5%, 
66.8% and 28.9% respectively. There were not 
significant differences about sex and positions. 
Conclusion:The prevalences of three root canals of 
the first lower molars accounts for the largest portion. 
Key words: Root canals, first lower molar, 
ConeBeam CT. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_vien_nang_chua_esomeprazol_20mg_dang_hat.pdf