Nên và không nên khi phát biểu cảm ơn trong đám cưới
Về nội dung và cách dùng từ:
Nên: Bạn nên dành thời gian nhiều một chút chuẩn bị cho bài phát biểu cảm ơn. Nếu
được chuẩn bị chu đáo, mọi thứ sẽ hoàn hảo hơn.
Hãy làm một dàn bài chi tiết, giống như một bài văn, bao gồm phần mở bài, thân bài và
kết luận. In đậm phần chính để cho dễ nhìn. Việc này nghe có vẻ lạ, nhưng như thế sẽ
giúp bạn không bỏ quên bất cứ điều quan trọng nào. Hãy nhớ viết ra cả lời chào mừng,
lời cám ơn trong bài phát biểu của bạn nữa nhé. Nếu có câu chuyện gì ngắn, liên quan
đến kỷ niệm của cô dâu chú rể bạn có thể thêm vào một cách duyên dáng.
Câu chữ trong bài phát biểu cảm ơn trong đám cưới nên trân trọng nhưng không sáo
rỗng, ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Thời gian cho bài phát biểu nên trong vòng khoảng 5 –
10 phút.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nên và không nên khi phát biểu cảm ơn trong đám cưới
Nên và không nên khi phát biểu cảm ơn trong đám cưới Bạn là cô dâu chú rể và muốn thể hiện sự cảm ơn, trân trọng đối với những vị khách đã tới dự tiệc cưới của mình bằng một bài phát biểu cảm ơn. Bạn là bạn bè hay người đại diện cho gia đình hai bên vinh dự nói lời cảm ơn quan khách trong tiệc cưới. Thế nhưng bạn vẫn còn đang lúng túng chưa biết nên và không nên viết gì, nói gì. Hãy để Marry.vn giúp bạn: 1.Về nội dung và cách dùng từ: Nên: Bạn nên dành thời gian nhiều một chút chuẩn bị cho bài phát biểu cảm ơn. Nếu được chuẩn bị chu đáo, mọi thứ sẽ hoàn hảo hơn. Hãy làm một dàn bài chi tiết, giống như một bài văn, bao gồm phần mở bài, thân bài và kết luận. In đậm phần chính để cho dễ nhìn. Việc này nghe có vẻ lạ, nhưng như thế sẽ giúp bạn không bỏ quên bất cứ điều quan trọng nào. Hãy nhớ viết ra cả lời chào mừng, lời cám ơn trong bài phát biểu của bạn nữa nhé. Nếu có câu chuyện gì ngắn, liên quan đến kỷ niệm của cô dâu chú rể bạn có thể thêm vào một cách duyên dáng. Câu chữ trong bài phát biểu cảm ơn trong đám cưới nên trân trọng nhưng không sáo rỗng, ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Thời gian cho bài phát biểu nên trong vòng khoảng 5 – 10 phút. Không nên: Lan man dài dòng bất tận. Không nên dùng những câu dài hoặc những từ mà bạn không cảm thấy thoải mái khi nói vì điều này sẽ khiến bạn thở gấp và dễ nói lắp hoặc phát âm không rõ ràng. Không nên cảm thấy áp lực, không nên ngay từ đầu đã phải nhắc mình “phải vui vẻ” hay phải “khóc một chút khi đến đoạn cảm động”. Hãy cứ chân thành, tự nhiên và nụ cười (hay nước mắt) sẽ tự theo cảm xúc mà đến. 2.Luyện tập để mọi thứ hoàn hảo Nên: Sau khi viết bài phát biểu, bạn nên dành thời gian để bạn luyện tập. Hãy đứng trước gương và thử nói. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và tự tin hơn. Nếu được, bạn có thể quay film lại những lúc trình bày. Ban đầu, nó có thể khiến bạn bối rối lúng túng, nhưng xem lại hình ảnh của mình trong đoạn film ghi hình sẽ giúp bạn hiểu rõ mình cần phải chỉnh sửa ở những điểm nào. Bạn cũng có thể thử luyện tập phát biểu trước một vài người bạn và nhờ họ cho ý kiến. Những lời góp ý chân tình này sẽ giúp bạn biết cần bỏ câu phát biểu nào đi, thêm câu nào vào, thái độ khi nói như thế đã được chưa, có cần thêm/bớt gì không... Và trước khi ngày cưới diễn ra, bạn hay diễn tập như thật. Chẳng hạn như bạn đứng sau một cái bàn với một chiếc ghế phía sau, trước mặt là một ly nước (hay một ly rượu) và thử như mình đang phát biểu trong ngày đặc biệt đó. Có nghĩa là bạn không thể “bắt đầu lại một lần nữa” và bạn sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể. Cố gắng dung hòa việc đọc và tường thuật bài phát biểu. Điều này sẽ giúp bạn tự tin với việc phát biểu và nắm rõ nội dung hơn. Không nên: Không nên cố gắng học thuộc lòng bài phát biểu của bạn vì khi phát biểu sẽ giống như trả bài và không có cảm xúc. Cũng không nên cứng nhắc, đọc từ đầu đến cuối toàn bộ nội dung vì nó sẽ làm bạn thiếu cảm xúc và diễn cảm. Làm như thế có vẻ như bạn sẽ giống một phát ngôn viên hơn. Không nên quên đánh máy bài phát biểu của mình cũng như hi-light những đoạn văn mới và những điểm ngừng giọng vì việc này sẽ giúp cho bạn phát biểu một cách trôi chảy 3.Khi phát biểu Cuối cùng thì ngày trọng đại ấy cũng đã đến, bạn có chút hồi hộp nhưng mọi việc sẽ tốt thôi, không việc gì phải sợ và căng thẳng quá mức vì thực sự, đây là ngày vui mà. Hãy nói những lời cảm ơn từ trái tim và nó sẽ đi đến những trái tim. Nên: đứng thẳng người và cố gắng thả lỏng mình. Đừng nói nuốt chữ, bỏ qua chữ hay bồn chồn, nói không nên lời. Hãy hít thở thật sâu trước khi bạn bắt đầu phất biểu và nhớ thở đều. Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng đó là điều đầu tiên bạn quên khi sự căng thẳng đến. Nên nói chậm rãi và rõ ràng nhưng cũng đừng quá chậm hoặc nhanh, nó sẽ khiến không tự nhiên cho lắm. Hãy giao tiếp bằng mắt với khách mời bên dưới để tạo sự kết nối, sự thân mật. Thỉnh thoảng bạn có thể mỉm cười, có thể chêm vào những câu hỏi vui chẳng hạn để tạo sự thân mật, tình cảm cho khách mời và cũng là cách giúp bạn không cảm thấy quá căng thẳng. Hãy thoải mái linh động cho bài phát biểu. Nếu có một giai thoại vui nào đó bắt đầu từ ngày bạn viết, hãy cứ mạnh dạn thêm vào (tất nhiên nó phải phù hợp). Không nên: uống quá nhiều rượu bia trước khi phát biểu hoặc thề thốt hay thổi phồng câu chuyện. Đơn giản chỉ cần nói chân thành và nói sự thật. Không nên cạnh tranh với tiếng ồn. Hãy đợi cho mọi thứ trở nên im ắng trước khi bạn bắt đầu phát biểu. Và hãy nhớ không nên nói quá lâu. Các vị khách sẽ không đủ kiên nhẫn để nghe những lời phát biểu dài dòng, lặp đi lặp lại, lan man hay thiếu cảm xúc của bạn đâu.
File đính kèm:
- nen_va_khong_nen_khi_phat_bieu_cam_on_trong_dam_cuoi.pdf