Nạo hạch khoeo trong melanom ác di căn hạch
Di căn hạch vùng là một trong những yếu tố tiên
lượng quan trọng trong ung thư da, cũng như bệnh
melanôm ác. Ung thư da chi dưới đặc biệt là vùng
dưới gối thường chủ yếu cho di căn đến hạch vùng
bẹn, còn hạch vùng khoeo rất hiếm gặp. Trong
melanôm, tỷ lệ di căn hạch khoeo chỉ khoảng
0,3 - 7,0%[1] [2]. Trong ung thư da tế bào gai tỷ lệ này
chưa có số liệu nghiên cứu, nhưng có vẻ tỷ lệ đó
còn thấp hơn trong melanôm[3]. Do tỷ lệ di căn thấp
như vậy nên số ca hạch khoeo di căn trong ung thư
da gặp trên lâm sàng rất ít, dẫn tới phẫu thuật viên
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nạo hạch
khoeo và kỹ thuật nạo hạch khoeo cũng chưa được
đề cập nhiều trong các y văn. Do đó chúng tôi xin
trình bày một ca bệnh về melanôm ác ngón 4 chân
trái di căn hạch khoeo mà chúng tôi gặp phải trên
lâm sàng để
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nạo hạch khoeo trong melanom ác di căn hạch
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 169 NẠO HẠCH KHOEO TRONG MELANOM ÁC DI CĂN HẠCH PHẠM ĐỨC NHẬT MINH1, ĐẶNG NGỌC SƠN2 Địa chỉ liên hệ: Phạm Đức Nhật Minh Email: pdnminh@yahoo.fr Ngày nhận bài: 08/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại Ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 BS.Khoa Ngoại Ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM ĐẶT VẤN ĐỀ Di căn hạch vùng là một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng trong ung thư da, cũng như bệnh melanôm ác. Ung thư da chi dưới đặc biệt là vùng dưới gối thường chủ yếu cho di căn đến hạch vùng bẹn, còn hạch vùng khoeo rất hiếm gặp. Trong melanôm, tỷ lệ di căn hạch khoeo chỉ khoảng 0,3 - 7,0%[1] [2]. Trong ung thư da tế bào gai tỷ lệ này chưa có số liệu nghiên cứu, nhưng có vẻ tỷ lệ đó còn thấp hơn trong melanôm[3]. Do tỷ lệ di căn thấp như vậy nên số ca hạch khoeo di căn trong ung thư da gặp trên lâm sàng rất ít, dẫn tới phẫu thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nạo hạch khoeo và kỹ thuật nạo hạch khoeo cũng chưa được đề cập nhiều trong các y văn. Do đó chúng tôi xin trình bày một ca bệnh về melanôm ác ngón 4 chân trái di căn hạch khoeo mà chúng tôi gặp phải trên lâm sàng để bàn về kỹ thuật phẫu thuật mà chúng tôi đã thực hiện. CA LÂM SÀNG Bệnh nhân nam, 88 tuổi, nhập viện vì sang thương ngón 4 bàn chân trái khoảng 01 tháng sưng đau nhiều, rỉ dịch mủ, kích thước khoảng 1.5cm, màu đen. Sau đó 02 tuần bệnh nhân sờ thấy hạch bẹn trái đau nhức, khám thấy 4 - 5 hạch, kích thước 1 - 2cm, chắc dính. Bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Ung Bướu vào ngày 11/1/2019. Tiền căn phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt năm 2009, tiền căn gia đình chưa ghi nhân bệnh lý ung thư. Sinh thiết sang thương ngón chân có giải phẫu bệnh: Melanom ác. Siêu âm cho thấy hạch bẹn trái có vài khối hạch echo kém, mất rốn hạch, kích thước 5-32mm, nghĩ hạch di căn, chụp CT-scan: nốt tròn có thành phần mô vùng chậu trong trái nằm sát vách chậu, d # 20mm + tổn thương đa nốt bẹn trái d<32mm, nghĩ hạch chậu bẹn trái thứ phát. Do đó bệnh nhân được tháo khớp ngón IV bàn chân trái + nạo hạch bẹn-chậu trái (18/02/19). Giải phẫu bệnh sau mổ: pT: bướu 1x1cm: Melanom ác, pN: (7/7 hạch), kích thước 3 - 5cm: Melanom ác di căn hạch. Chẩn đoán sau mổ: Melanom ác ngón IV chân trái pT3bN3cM0. Tiếp theo bệnh nhân được chỉ định xạ trị vào nền hạch di căn vùng bẹn - chậu 30Gy/10 lần bắt đầu xạ ngày 13/5/19 dứt xạ 27/5/2019. Bệnh nhân theo dõi định kỳ hằng tháng không có phát hiện bất thường. Sau đó 6 tháng (25/11/2019), bệnh nhân tái khám định kỳ mặc dù khám lâm sàng không sờ thấy hạch khoeo nhưng trên siêu âm vùng khoeo phát hiện hạch vùng khoeo bên trái theo dõi di căn kích thước 13mm và FNA hạch khoeo phù hợp melanom di căn hạch. Khảo sát vùng bẹn không có hạch di căn, diện cắt mỏn cụt ngón IV lành tốt, không sang thương. Nên bệnh nhân được phẫu thuật nạo hạch khoeo. Chẩn đoán Melanom ác ngón IV chân trái T3bN3cM0 giai đoạn IIIC đã điều trị di căn hạch khoeo trái. TÓM TẮT Chúng tôi miêu tả một ca melanom ác da ngón bốn chân trái di căn hạch bẹn đã được phẫu thuật và xạ trị vùng bẹn sau đó di căn hạch khoeo, hiếm gặp trên lâm sàng, để miêu tả về kỹ thuật nạo hạch vùng khoeo. Vì nó ít gặp và y văn ít đề cập đến nên gây lúng túng cho phẫu thuật viên trong nạo hạch khoeo, dẫn đến việc nạo hạch không sạch mà chỉ dừng lại ở việc lấy hạch khoeo. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 170 GIẢI PHẪU VÙNG KHOEO Giải phẫu Vùng khoeo là một cấu trúc hình trám gồm 4 cạnh được giới hạn bởi hai tam giác: tam giác trên có cạnh ngoài là cơ nhị đầu đùi, cạnh trong là cơ bán gân và cơ bán màng; tam giác dưới được tạo bởi hai đầu cơ bụng chân. Các thành phần trong hố khoeo gồm động mạch khoeo nằm sâu nhất, đi cùng với động mạch khoeo có tĩnh mạch khoeo nằm nông hơn và phía ngoài hơn so với động mạch. Thần kinh chày là thành phần nông nhất và ngoài nhất. Hạch khoeo thường sẽ có khoảng 2 - 6 hạch nằm trong các mô mỡ xung quanh và đi dọc theo mạch máu ở vùng này nên khi nạo hạch cần lấy hết các tổ chức mỡ này[4]. Hạch khoeo chia làm hai nhóm: Nhóm hạch sâu nằm gần các bó mạch khoeo và nhóm nông nằm gần tĩnh mạch hiển bé. Thường sẽ có một hạch nằm nông ở mô dưới da, ở vị trí tĩnh mạch hiển bé đi xuyên qua lớp mạc vì vậy cần lấy nông mạc dưới da để chắc chắn lấy được hạch này. Khi nạo hạch khoe đầu tiên cần bộc lô rõ cấu trúc hình trám của hố khoeo, tiếp theo cần xác định và bảo tồn các cấu trúc mạch máu thần kinh và sau đó việc lấy mô mỡ xung quanh sẽ dễ dàng. Các biến thể của động mạch khoeo Trong khi nạo hạch khoeo để tránh việc làm tổn thương động mạch khoeo ngoài ý muốn, cần nắm rõ các phân nhánh bất thường của động mạch khoeo. Hệ thống phân loại các dạng của động mạch khoeo được tạo ra bởi Lippert và Pabst năm 1985 và được cải tiến bởi Kim và cộng sự năm 1986. Hiện cách phân loại này được sử dụng phổ biến nhất, chia biến thể động mạch khoeo thành 3 type chính, 10 type phụ. Type I là type thường gặp nhất, có tất cả các nhánh chia của động mạch khoeo nằm dưới khớp gối. Type II là các nhóm động mạch khoeo cho phân nhánh động mạch chày trước và chày sau sớm ngày vị trí khớp gối hoặc trên khớp gối, tỷ lệ của type II khoảng 5.0% - 7.8%. Type III là nhóm động mạch khoeo cho phân nhánh cực thấp và các phân nhánh bất thường, tỷ lệ gặp thấp nhất. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 171 (nguồn: Krzysztof A. Tomaszewski, MD, PhD, et al, “The evidence - based surgical anatomy of the popliteal artery and the variations in its branching patterns”) Do đó khi nạo hạch vùng khoeo cần chú ý đến biến thể type II của động mạch vì nó cho phân nhánh sớm ở vị trí lấy hạch, nếu không cẩn thận xác định có thể làm tổn thương các nhánh chày trước hoặc chày sau. Vì vậy cần phải tìm chỗ chia đôi của hai đầu cơ bụng chân từ đó xác định được chỗ phân nhánh động khoeo. Nghiên cứu Quốc gia Cách thức Số lượng Type I% Type II% Type III% Calisir, 2015 Thổ Nhĩ Kỳ Chụp CT mạch máu 636 91,4% 5,0% 3,6% Yanik, 2015 Thổ Nhĩ Kỳ Chụp CT mạch máu 116 88,8% 7,8% 3,4% Kil, 2009 Hàn Quốc Chụp cổng hưởng từ 1242 90,8% 1,6% 7,6% Kỹ thuật mổ Để tiếp cận vùng khoeo trái, bệnh nhân đặt tư thế nằm nghiêng trái hơi sấp và được kê gối dưới cẳng chân để gối của bệnh nhân hơi gập lại. Việc tiếp cận ở tư thế này tạo thuận lợi nhất cho việc bộc lộ vùng khoeo để nạo hạch[5]. Đường rạch da hình chữ S nằm ngang với nét trên nằm ở ngoài đùi, nét ngang băng ngang qua giữa khoeo theo nếp khoeo và nét dưới nằm phía dưới cẳng chân, các góc tạo với nhau 900 như hình số 1. Bóc tách hai vạt da sang hai bên, dùng kẹp Allis giữ vạc da để bộc lộ cấu trúc hình trám của hố khoeo. Tĩnh mạch hiển bé và các nhánh tận của thần kình bì đùi sau nằm nông nhất ngay trên mạc cân cơ dưới da, có thể cột và cắt tĩnh mạch hiển bé để tạo thuận lợi cho việc nạo hạch khoeo (hình số 2)[6]. Tiếp theo rạch mạc cân sâu theo chiều dọc, cần cẩn thận để không làm các cấu trúc bên dưới nhất là thần kinh vì nằm nông. Ở phía rìa trong của cơ nhị đầu đùi, có thể xác định được thần kinh mác chung nằm trong mô mỡ. Sau đó bóc tách dần lên phía trên dọc theo thần kinh mác chung để thấy được thần kinh ngồi và nhánh chia là thần kinh chày. Phẫu tích dọc theo thần kinh chày đến vùng khoeo và dùng dây vén nhẹ hai thần kinh ra ngoài. Từ thần kinh mác chung và dây thần kinh chày, có thể xác định lần lượt các dây thần kinh bì bắp chân ngoài và bì bắp chân trong, nên bảo tồn hai dây thần kinh này vén nhẹ sang bên. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể cắt dây thần kinh bì bắp chân trong để tiếp cận các cấu trúc sâu dễ dàng hơn, nhưng nó sẽ gây tê vùng da bắp chân lúc hậu phẫu. Tiếp theo tiến hành lột mạc cân cơ bụng chân để tiếp cận bó mạch khoeo, động mạch khoeo sẽ nằm giữa hơn và sâu hơn tĩnh mạch, và nằm ở giữa hai đầu của cơ bụng chân, tiếp tục bóc tách xuống phía dưới có thể thấy được lỗ đổ của tĩnh mạch hiển bé vào tĩnh mạch khoeo. Sau khi đã xác định được các cấu trúc, có thể tiến hành lấy sạch mô mỡ xunh quanh mạch máu và thần kinh ở khoeo một cách dễ dàng. Đặc biệt thường sẽ có một hạch nằm ở giữa mặt sau gối và động mạch khoeo, nên cần chú ý nạo sạch hạch này[7]. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 172 Cuối cùng, đặt dẫn lưu và đóng các lớp cân mạc và da. Vài ngày đầu sau hậu phẫu, bệnh nhân nên được nẹp cố định gối để việc phục hồi nhanh hơn trước khi vận động lại bình thường. BÀN LUẬN Kỹ thuật nạo hạch khoeo được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1980 bởi tác giả Karakousis và hầu như các phẫu viên đều nạo hạch khoeo theo cách này. Sau này khi hiểu biết nhiều hơn về giải phẫu ở vùng khoeo để tránh các tổn thương những cấu trúc ở vùng khoeo nhiều tác giả cũng đã cải tiến để tiếp cận vùng khoeo dễ dàng hơn. Chúng tôi rạch da hình chữ S thay vì rạch da zig zag giống tác giả Karakousis để việc lành sẹo sẽ ít co kéo gây hạn chế vận động vùng khoeo. Vì hạch khoeo thường nằm sâu dưới mạc vùng khoeo và tỷ lệ dẫn lưu của ung thư da melanom đến hạch vùng kheo ít hơn 5% nên việc di căn hạch khoeo rất hiếm gặp trên lâm sàng[8]. Trường hợp bệnh nhân chúng tôi miêu tả ở trên, lâm sàng không sờ thấy hạch khoeo nên chúng tôi đã siêu âm đánh dấu hạch ra da để tạo thuận lợi cho việc nạo hạch. Nếu trong trường hợp lý tưởng có thể chụp phim MRI để đánh giá chính xác hơn vị trí và số lượng hạch di căn ở khoeo. Hình 1. Đường rạch da chữ S (vùng khoeo chân trái) Hình 2. Bóc tách vạc da lớp nông 1: Thần kinh mạc chung 2: Thần kinh chày *: Tĩnh mạch hiển bé Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 173 Theo Mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kỳ (National Comprehensive Cancer Network, NCCN) 2020, điều trị melanom giai đoạn III có di căn hạch tại vùng trên lâm sàng nên thử xét nghiệm đột biến BRAF để sau này có thể sử dụng thuốc ức chế BRAF như Dabrafenib, Trametinib khi bệnh tái phát. Đối với bướu và hạch có thể phẫu thuật được thì sẽ cắt rộng bướu nguyên phát kèm nạo hạch vùng và có ba hướng để điều trị sau đó dựa vào nguy cơ tái phát và độc tính của từng phương pháp điều trị. Thứ nhất điều trị toàn thân, liệu pháp miễn dịch Nivolumab, Pembrolizumad, hoặc Dabrafenib/Trametinib nếu có đột biến BRAF-V600. Thứ hai, xạ trị bổ trợ vào nền hạch sau đó, việc xạ trị vào nền bướu chỉ có thể giúp giảm vùng hạch tái phát nhưng không cải thiện thời gian sống không tái phát hay tỷ lệ sống chung. Cân nhắc xạ trị bổ trợ ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như: hạch vỡ vỏ bao, di căn hơn 1 hạch tuyến mang tai, hơn 2 hạch vùng cổ hoặc nách, hơn 3 hạch vùng đùi, hoặc hạch lớn hơn 3cm ở cổ nách, hoặc hạch lớn hơn 4cm ở vùng đùi. Thứ ba, theo dõi tái khám định kỳ ba đến sáu tháng trong 2 năm đầu, đối với bệnh nhân có nguy cơ tái phát thấp. Cụ thể đối với trường hợp bệnh nhân đã đề cập việc nạo hạch bẹn ghi nhận có 7 hạch di căn kích thước to nguy cơ tái phát cao, chúng tôi đã điều trị xạ trị vào nền hạch cho bệnh nhân. Bệnh nhân có tái phát hạch vùng kheo, chúng tôi đã nạo hạch khoeo giải phẫu bệnh 2/5 hạch dương tính có kích thước 1 - 2.5cm, đánh giá nguy cơ tái phát thấp và trước đó bệnh nhân đã không thử BRAF nên bệnh nhân được theo dõi mỗi 3 tháng. KẾT LUẬN Nạo hạch khoeo là một phẫu thuật không khó nhưng việc ít gặp trên lâm sàng sẽ khiến phẫu thuật viên lúng túng khi tiến hành kỹ thuật dẫn tới không lấy sạch hết được hạch khoeo. Cần nằm rõ giải phẫu vùng khoeo để tránh gây các biến chứng hậu phẫu như tê vùng bắp chân hoặc nặng hơn yếu vùng cẳng chân do tổn thương thần kinh, chảy máu nhiều do phạm mạch máu khoeo. Đường rạch da hình chữ S hay hình zig zag đều được, điều quan trọng là đường rạch da phải đủ rộng để bộc lộ tốt vùng trám khoeo. Cuộc phẫu thuật được gọi thành công khi đáp ứng được hai điều kiện trên: lấy sạch hạch và không biến chứng hậu phẫu. TÀI LIỆU THAM KHẢO REFERENCES 1. Hatta N, Morita R, Yamada M, Takehara K, Ichiyanagi K, Yokoyama K:, "Implications of popliteal lymph node detected by sentinel lymph node," Dermatol Surg, pp. 31(3): 327 - 30, 2005. 2. Thompson JF, Hunt JA, Culjak G, Uren RF, Howman-Giles R, Harman CR, "Popliteal lymph node metastasis from primary cutaneous melanoma," EurJ Surg Oncol, pp. 26(2): 172 - 6, 2000. 3. Basem B Morcos, Sameh Hashem and Firas Al- Ahmad, "Popliteal lymph node dissection for metastatic," World Journal of Surgical Oncology, 2011. 4. T. e. al, "Popliteal lymph node dissection for metastases of cutaneous malignant melanoma," World Journal of Surgical Oncology, 2014. 5. Karakousis, "the technique of popliteal lymph node dissection," surg gynecol obstet, 1998. 6. Alina Sholar, Robert C. G. Martin II, and Kelly M. McMasters, "Popliteal Lymph Node Dissection," Annals of Surgical Oncology, p. 12(2): 189) 193, 2005. 7. Sumner WE 3rd, Ross MI, Mansfield PF, et al, "Implications of lymphatic drainage to unusual sentinel lymph node sites in patients with primary cutaneous melanoma," Cancer, p. 95: 354 - 360, 2002. 8. Nishida Y, Yamada Y, Tsukushi S, Shibata S, Ishiguro N, "Sentinel lymph node biopsy reveals a positive popliteal node in clear cell sarcoma," Anticancer Res, pp. 25(6C): 4413 - 4416, 2005. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 174 ABSTRACT Popliteal lymph node dissection for metastases of cutaneous malignant melanoma Popliteal lymph node dissection is not performed commonly and the literature is not mentioned this technique regularly. We present a case of cutaneous melanoma of the fourth toe with inguinal lymph node metastasis earlier and now he had popliteal lymph node metastasis, which is very rare in clinical. Then we describe the anatomy of popliteal fossa và the technique of popliteal lymphadenectomy.
File đính kèm:
- nao_hach_khoeo_trong_melanom_ac_di_can_hach.pdf