Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

Mục tiêu: Xác định điểm số năng lực sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung

thứ vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên 213 bệnh

nhân đang điều trị ung thư vú nguyên phát tại khoa Nội IV, Xạ IV, Ngoại IV tại bệnh viện Ung Bướu Thành

phố Hồ Chí Minh.

Kết quả: Điểm trung bình năng lực nhận thức sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú

là 109,9 ± 14,0 điểm. Trình độ học vấn và nghề nghiệp liên quan có ý nghĩa thống kê với năng lực nhận

thức SKTT của bệnh nhân ung thư vú (với giá trị p lần lượt là p = 0,019 và p = 0,036). Cụ thể, những bệnh

nhân có học vấn từ cấp III trở lên có điểm năng lực nhận thức SKTT cao hơn những bệnh nhân có trình

độ từ cấp I trở xuống 6,75 điểm. Với nghề nghiệp, bệnh nhân làm công việc tự do (nông dân, buôn

bán, ) có điểm số năng lực nhận thức SKTT thấp hơn 4,39 điểm so với những bệnh nhân làm nội trợ,

nghỉ hưu hoặc thất nghiệp. Điểm trung bình năng lực tìm kiếm trợ giúp SKTT của đối tượng nghiên cứu là

32,1 ± 6,1.

Kết luận: Điểm trung bình năng lực nhận thức sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú là

109,9 ±14,0 điểm. Điểm trung bình năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe tâm thần của đối tượng nghiên

cứu là 32,1 ± 6,1.

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 1

Trang 1

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 2

Trang 2

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 3

Trang 3

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 4

Trang 4

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 5

Trang 5

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 6

Trang 6

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 13380
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

Năng lực sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 494 
NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NĂM 2020 
ĐỖ THỊ HÀ1, PHẠM NHẬT TUẤN2, KIM XUÂN LOAN2 
Địa chỉ liên hệ: Đỗ Thị Hà 
Email: hadothi1998@gmail.com 
Ngày nhận bài: 07/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 CN. Y tế công cộng, Khoa Y tế Công cộng - Đại học Y Dược TP. HCM 
2 ThS. Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, ung thư vú là dạng ung thư thường 
gặp nhất ở phụ nữ tại nhiều quốc gia trên thế giới[20]. 
Theo thống kê của Globocan, trong năm 2018 thế 
giới có hơn 2 triệu người mắc, chiếm 11,6% tổng số 
ca mắc ung thư nói chung và hơn 600000 ca tử 
vong[8]. So sánh giữa các khu vực, Châu Á là nơi có 
số mắc và tử vong do ung thư vú cao nhất thế giới 
với tổng cộng 911 014 ca mắc và 310 577 ca tử 
vong[8]. Tại Việt Nam, số ca mắc ung thư vú chiếm 
9,2% tổng số các loại ung thư và là dạng ung thư 
phổ biến nhất ở nữ giới[4,8]. Mỗi năm, cả nước ta ghi 
nhận hơn 15 000 ca ung thư vú mới và ước tính có 
khoảng 45.000 phụ nữ Việt đang sống chung với 
căn bệnh này với hơn 6000 ca tử vong[3,4]. 
Trong quá trình điều trị ung thư vú, nhiều người 
bệnh gặp phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, 
rối loạn lo âu[11]. Theo một số nghiên cứu thực hiện 
tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú mắc trầm 
cảm dao động từ 16 - 20%[4,5]. Những vấn đề tâm lý 
này không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị, 
kéo dài thời gian nằm viện, mà còn gây suy giảm 
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân[21,22]. Tuy nhiên 
vấn đề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mực 
bởi nhiều lí do[16]. Việc trì hoãn điều trị sẽ càng khiến 
cho những rối loạn tâm lý trở nên trầm trọng hơn. 
Để tìm được những hỗ trợ tâm lý thích hợp, 
bệnh nhân cần phải biết và hiểu để nhận diện và tìm 
đến giúp đỡ nếu bản thân gặp phải những vấn đề về 
sức khỏe tâm thần[84]. Thuật ngữ Năng lực sức khỏe 
tâm thần (NLSKTT) từ đó được đề ra và định nghĩa 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định điểm số năng lực sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung 
thứ vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. 
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành phỏng vấn trực tiếp trên 213 bệnh 
nhân đang điều trị ung thư vú nguyên phát tại khoa Nội IV, Xạ IV, Ngoại IV tại bệnh viện Ung Bướu Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả: Điểm trung bình năng lực nhận thức sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú 
là 109,9 ± 14,0 điểm. Trình độ học vấn và nghề nghiệp liên quan có ý nghĩa thống kê với năng lực nhận 
thức SKTT của bệnh nhân ung thư vú (với giá trị p lần lượt là p = 0,019 và p = 0,036). Cụ thể, những bệnh 
nhân có học vấn từ cấp III trở lên có điểm năng lực nhận thức SKTT cao hơn những bệnh nhân có trình 
độ từ cấp I trở xuống 6,75 điểm. Với nghề nghiệp, bệnh nhân làm công việc tự do (nông dân, buôn 
bán,) có điểm số năng lực nhận thức SKTT thấp hơn 4,39 điểm so với những bệnh nhân làm nội trợ, 
nghỉ hưu hoặc thất nghiệp. Điểm trung bình năng lực tìm kiếm trợ giúp SKTT của đối tượng nghiên cứu là 
32,1 ± 6,1. 
Kết luận: Điểm trung bình năng lực nhận thức sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ung thư vú là 
109,9 ±14,0 điểm. Điểm trung bình năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe tâm thần của đối tượng nghiên 
cứu là 32,1 ± 6,1. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 495 
là “kiến thức và niềm tin về các rối loạn tâm thần 
giúp một người nhận ra, quản lý và phòng ngừa 
chúng”[10]. Việc có kiến thức về vấn đề sức khỏe tâm 
thần không chỉ giúp bệnh nhân tìm được hỗ trợ thích 
hợp cho việc điều trị tâm lý từ đó cải thiện hiệu quả 
điều trị ung thư, nâng cao chất lượng cuộc sống mà 
còn giúp đỡ những người xung quanh từ đó góp 
phần nâng cao sức khỏe cộng đồng[6,7]. Tại Việt 
Nam, NLSKTT vẫn là một chủ đề mới mẻ và chưa 
có nhiều nghiên cứu đánh giá, đặc biệt là trên bệnh 
nhân ung thư vú - những người cần được quan tâm 
nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần bên cạnh việc 
điều trị bệnh để phục hồi về thể chất. Do đó, thông 
qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu và 
đánh giá năng lực nhận thức cũng như năng lực tìm 
kiếm trợ giúp về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân 
ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định điểm số 
trung bình NLSKTT (bao gồm điểm trung bình của 
năng lực nhận thức sức khỏe tâm thần và năng lực 
tìm kiếm trợ giúp sức khỏe tâm thần) và các yếu tố 
liên quan ở bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại 
bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 
2020. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Cỡ mẫu của nghiên cứu là 213 bệnh nhân. 
Những bệnh nhân nữ đủ 18 tuổi trở lên đang 
điều trị ung thư vú nội trú và ngoại trú tại bệnh viện 
Ung Bướu TP. HCM và đồng ý tham gia nghiên cứu 
được chọn vào nghiên cứu. Đối với những bệnh 
nhân mắc các khuyết tật gây khó khăn trong giao 
tiếp và đang trong tình trạng sức khỏe yếu không thể 
trả lời bộ câu hỏi sẽ không tham gia khảo sát. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Nghiên cứu viên sử dụng phương pháp phỏng 
vấn trực tiếp mặt đối mặt dựa trên bộ câu hỏi cấu 
trúc soạn sẵn. 
Công cụ thu thập số liệu 
Bộ câu hỏi bao gồm 4 phần: 
A - Đặc điểm dân số - kinh tế - xã hội bao gồm 
tuổi, nơi ở hiện tại, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp 
hiện tại, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, người 
đang sống chung và tình trạng kinh tế; 
B - Đặc điểm tình trạng bệnh: Khoa điều trị, 
hình thức điều trị, giai đoạn ung thư, phương pháp 
điều trị, tiền sử bản thân mắc được chẩn đoán mắc 
rối loạn tâm thần, tiền sử thành viên gia đình được 
chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần; 
C - Năng lực nhận thức SKTT (thang đo Mental 
Health Literacy Scale); 
D - Năng lực tìm kiếm trợ giúp SKTT (thang đo 
General Help-Seeking Questionaire). 
Phương pháp quản lý số liệu 
Ngh ... p đỡ từ bất kì ai 3,3 2,2 
10 Tìm giúp đỡ từ nguồn khác 1,0 ± 0,3 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 497 
Khi được hỏi nếu bản thân gặp phải những vấn 
đề về cảm xúc hoặc tâm lý, đa số bệnh nhân trả lời 
sẽ chia sẻ với bạn bè (61,1%), người thân trong gia 
đình như con cái, anh chị em, (59,1%), chồng 
(55,9%). Có 36,2% sẽ tìm đến lãnh đạo tôn giáo; 
10,8% sẽ gọi đường dây nóng hỗ trợ; 31,5% sẽ 
không tìm kiếm bất kì nguồn hỗ trợ nào. Điểm số 
năng lực tìm kiếm trợ giúp SKTT của bệnh nhân ung 
thư vú trong nghiên cứu dao động từ 16 - 51 điểm. 
Điểm trung bình của thang đo là 32,1 ± 6,1 điểm. 
Bảng 3. Mối liên quan giữa năng lực nhận thức SKTT với các yếu tố (n = 213) 
Đặc tính Hệ số Giá trị p KTC 95% 
Nhóm tuổi 
18 - 39 tuổi 1 
40 - 49 tuổi 4,67 0,132 (- 1,42) - 10,77 
50 - 59 tuổi - 1,57 0,617 (- 7,75) - 4,61 
 60 tuổi 0,96 0,792 (- 6,23) - 8,16 
Trình độ học vấn 
≤ Cấp I 1 
Cấp II 4,32 0,057 (- 0,14) - 8,77 
 Cấp III 6,75 0,019 1,12 - 12,38 
Nghề nghiệp 
Tại nhà 1 
Tự do - 4,39 0,036 (- 8,49) - (- 0,29) 
Cơ quan 1,68 0,575 (- 4,21) - 7,56 
Tình trạng kinh tế 
Đủ sống 1 
Không đủ sống - 1,52 0,465 (- 5,61) - 2,57 
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp với năng lực nhận thức sức 
khỏe tâm thần. Cụ thể, những bệnh nhân học từ cấp III trở lên có điểm năng lực nhận thức SKTT cao hơn 
những bệnh nhân có học vấn từ cấp I trở xuống 6,75 điểm với p = 0,019 (KTC 95%: 1,14 - 12,42). Bệnh nhân 
làm nghề tự do (nông dân, buôn bán, làm thuê,) có điểm năng lực SKTT thấp hơn những bệnh nhân làm 
việc tại nhà (nội trợ, nghỉ hưu, thất nghiệp) 4,39 điểm với p = 0,036 (KTC 95%: (- 8,51) - (- 0,29)). 
BÀN LUẬN 
Phần lớn bệnh nhân nhận diện được rối loạn lo 
âu (81,2%), trầm cảm (58,2%) và trầm cảm mãn tính 
(55,8%); hơn 50% không nhận diện được ám sợ xã 
hội, rối loạn nhân cách, ám sợ nơi đông người và rối 
loạn lưỡng cực. Trong nghiên cứu của Cheung 
(2015), chỉ có 35,2% bệnh nhân nhận biết được dấu 
hiệu của rối loạn lo âu và 48,1% nhận diện được 
trầm cảm[921]. Trong nghiên cứu cắt ngang của 
Okuyama, chỉ có 11% bệnh nhân nhận biết được 
triệu chứng của trầm cảm[14]. Nhìn chung, khả năng 
nhận diện các rối loạn tâm lý của đối tượng nghiên 
cứu chỉ ở mức trung bình. Các vấn đề như rối loạn 
lo lâu, trầm cảm có thể được nghe nói đến nhiều từ 
các phương tiện truyền thông nên bệnh nhân tương 
đối có nhận thức về chủ đề này, nhưng với những 
vấn đề sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lưỡng 
cực, rối loạn nhân cách, đều là các dạng rối loạn ít 
được biết hơn. 
Hơn 60% bệnh nhân chắc chắn “phụ nữ có 
nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao hơn nam giới”. 
Dựa vào kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho 
thấy phụ nữ thường dễ mắc rối loạn lo âu lan 
tỏa[1,12], trầm cảm[2,17] và nhiều dạng rối loạn tinh 
thần khác[15] hơn nam giới. Khả năng nhận biết các 
nguy cơ và nguyên nhân gây ra rối loạn tâm lý của 
bệnh nhân tham gia nghiên cứu ở mức cao. 
Hầu hết bệnh nhân chắc chắn rằng liệu pháp 
nhận thức hành vi mang lại hiệu quả trong trị liệu 
SKTT. Có thể thấy, mặc dù “liệu pháp nhận thức 
hành vi” là khái niệm mới và ít phổ biến nhưng tỷ lệ 
bệnh nhân đồng ý rằng đây là phương pháp hiệu 
quả vẫn rất cao do đây là phương pháp được 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 498 
chuyên gia - những người có chuyên môn và uy tín 
chỉ định. 
Đa số bệnh nhân đều đồng ý cải thiện chất 
lượng giấc ngủ sẽ có lợi cho người gặp khó khăn 
trong kiểm soát cảm xúc. Giấc ngủ có vai trò quan 
trọng lên sức khỏe, cảm xúc có thể là điều mà hầu 
hết bệnh nhân nhận thấy. Tuy nhiên với điểm trung 
bình là 5,3 ± 0,7, kiến thức về tự điều trị của đối 
tượng nghiên cứu nằm ở mức thấp. 
Hơn một nửa số bệnh nhân được hỏi không 
biết các nguồn thông tin về bệnh tâm thần; hơn 60% 
không thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính 
hoặc đến gặp chuyên gia tâm lý để tìm kiếm thông 
tin. Bệnh nhân đa số đều lớn tuổi và trình độ học vấn 
không cao nên có thể hạn chế khả năng sử dụng 
điện thoại, máy tính để tìm thông tin. Kết quả nghiên 
cứu cũng cho thấy một điểm đáng lưu ý là bệnh 
nhân cho rằng việc tìm gặp chuyên gia tâm lý để tìm 
hiểu thông tin cũng có thể được xem là không cần 
thiết. Điều này có thể do hệ thống chăm sóc sức 
khỏe tâm thần tại Việt Nam chưa được phát triển 
hoặc vai trò hỗ trợ của chuyên gia tâm lý chưa được 
biết đến nhiều bởi bệnh nhân. 
Hơn 90% đồng tình về việc bệnh tâm thần do 
chuyên gia SKTT điều trị có mang lại hiệu quả. 
Nhưng chỉ 41,3% người cho rằng sẽ tìm đến chuyên 
gia nếu gặp vấn đề SKTT. Phần lớn bệnh nhân sẽ 
sẵn sàng kết bạn, làm việc hoặc sống chung với 
người có vấn đề về SKTT. Điểm trung bình thái độ 
trong hành vi tìm kiếm trợ giúp ở mức cao. 
Với điểm trung bình là 109,9 ± 14,0, năng lực 
nhận thức SKTT của bệnh nhân ung thư vú tham gia 
nghiên cứu ở mức trung bình. Kết quả này khá 
tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả 
Cheung đánh giá NLSKTT trên 54 bệnh nhân ung 
thư vú[21]. Bên cạnh đó, hai nghiên cứu khác khảo 
sát trên bệnh nhân mắc các loại ung thư khác cũng 
tại Singapore và Nhật Bản đều có chung kết luận là 
NLSKTT của bệnh nhân ung thư còn thấp[14,15]. Tuy 
nhiên trong nghiên cứu này, tác giả không sử dụng 
cùng thang đo đánh giá NLSKTT với tác giả Cheung, 
còn hai nghiên cứu tai Nhật và Singapore lại không 
đánh giá trên cùng đối tượng là bệnh nhân ung thư 
vú nên việc so sánh kết quả giữa các nghiên cứu 
còn khá nhiều hạn chế. 
Về năng lực tìm kiếm trợ giúp SKTT, 61,1% 
bệnh nhân cho rằng sẽ tìm đến bạn bè, 59,1% tìm 
đến người thân trong gia đình hoặc chồng (55,9%) 
để được giúp đỡ nếu gặp vấn đề về tâm lý. Cũng có 
đến 54,5% người cho rằng tìm đến bác sĩ đang điều 
trị ung thư cho mình để được hỗ trợ. Điều này tương 
đồng với nghiên cứu của tác giả Cheung khi kết quả 
cho thấy bệnh nhân nghĩ rằng gia đình là nguồn trợ 
giúp tốt nhất nếu bản thân có vấn đề về SKTT, tiếp 
đến là bác sĩ điều trị ung thư và bạn bè[21]. Trong 
nghiên cứu của tác giả Okuyama, tỷ lệ này còn cao 
hơn nữa. Cụ thể, lần lượt có 84% và 86% đối tượng 
đánh giá gia đình và bác sĩ điều trị ung thư là nguồn 
trợ giúp có ích, 56% đối tượng sẽ tìm đến bạn bè để 
giải quyết vấn đề SKTT[14]. 
Bạn bè thường là những người đang cùng điều 
trị ung thư tại bệnh viện, do đó bệnh nhân đồng cảm 
và chia sẻ với nhau nhiều hơn so với những nguồn 
trợ giúp khác. Ngoài ra, trong một số nghiên cứu, 
bệnh nhân cho rằng các phương pháp điều trị tâm lý 
của chuyên gia tâm lý sẽ không mang lại hiệu quả 
như hỗ trợ từ người thân, bạn bè[14,21]. Ngoài ra, 
những định kiến xã hội về bệnh tâm thần cũng như 
về việc một người phải cần đến sự hỗ trợ của 
chuyên gia tâm lý đã khiến cho bệnh nhân không 
muốn sự giúp đỡ từ nguồn này[16]. Nhìn chung, với 
điểm trung bình là 32,1 ± 6,1, năng lực tìm kiếm 
trợ giúp SKTT của bệnh nhân ung thư vú trong 
nghiên cứu ở mức thấp. 
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa trình độ 
học vấn và năng lực nhận thức SKTT có ý nghĩa 
thống kê với p = 0,019. Những bệnh nhân học cấp I 
và cấp II có điểm NLSKTT thấp hơn bệnh nhân học 
cấp III và đại học. Điều này tương đồng với nghiên 
cứu tại Singapore năm 2019 và Nhật Bản năm 2007 
với giá trị p lần lượt là p = 0,001 và p < 0,001[14,15]. 
Đây cũng là yếu tố có tác động mạnh mẽ được 
nhiều nghiên cứu khác nhau khác nhau công 
nhận[13,18]. Người có học vấn càng cao thì có nhiều 
kiến thức và hiểu biết về SKTT hơn cũng như có 
kiến thức tìm kiếm trợ giúp tốt hơn so với bệnh nhân 
có học vấn thấp[15]. 
Những bệnh nhân làm công việc tự do như 
nông dân, buôn bán, làm thuê, có điểm trung bình 
nhận thức SKTT thấp hơn 4,39 điểm so với bệnh 
nhân làm việc tại nhà (nội trợ, nghỉ hưu,) 
(p = 0,036). Nghiên cứu của Poon cũng thể hiện mối 
liên quan giữa nghề nghiệp với năng lực nhận thức 
SKTT (p = 0,004)[15]. Trong nghiên cứu này, những 
bệnh nhân làm công việc tại nhà có trình độ học vấn 
cao hơn bệnh nhân làm công việc tự do, mà trình độ 
học vấn có tác động đến khả năng nhận biết SKTT 
do đó có thể chính yếu tố này đã dẫn đến sự khác 
biệt giữa hai nhóm nghề nghiệp trên. 
KẾT LUẬN 
Điểm trung bình năng lực nhận thức SKTT của 
bệnh nhân ung thư vú là 109,9 ± 14,0 điểm (mức 
trung bình). Trình độ học vấn và nghề nghiệp liên 
quan có ý nghĩa thống kê với năng lực nhận thức 
SKTT của bệnh nhân ung thư vú. Điểm trung bình 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 499 
năng lực tìm kiếm trợ giúp SKTT của đối tượng 
nghiên cứu là 32,1 ± 6,1 (mức thấp). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Asher, M., Aderka, I. M, (2018): Gender 
differences in social anxiety disorder, Journal of 
Clinical Psychology, 74(10): 1730 - 1741; 
2. Bandelow B, Schüller K. (2019): Age and gender 
distribution of patients with major mental 
disorders participating in clinical trials, Eur Arch 
Psychiatry Clin Neurosci; 
3. Bệnh viện K (2018), Giám đốc bệnh viện K 
khuyến cáo chị em phụ nữ nên tầm soát ung 
thư vú ở tuổi 40, 
benh-vien-k-khuyen-cao-chi-em-phu-nu-nen-
tam-soat-ung-thu-vu-o-tuoi-40-nd36099.html; 
4. Bộ Y tế (2018), Điểm tin Y tế, 
https://www.moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-
/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/-iem-
tin-y-te-ngay-24-9-2018; 
5. Đặng Thị Thu Trang (2014): Tương quan giữa 
nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm 
kiếm trợ giúp vấn đề sức khỏe tâm thần của học 
sinh trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ tâm 
lí học, Đại học Giáo Dục, Đại Học Quốc Gia Hà 
Nội; 
6. Farrer L, Leach L, Griffiths KM, Christensen H, 
Jorm AF (2008): Age differences in mental 
health literacy, BMC Public Health, 20(8): 125; 
7. Ferlay J, Steliarova-Foucher E, Lortet-Tieulent J, 
et al (2013): Cancer incidence andmortality 
patterns in Europe: estimates for 40 countries in 
2012, Europe Journal of Cancer, 49: 1374 - 403; 
8. Globocan (2018), Breast: Fact sheet, 
0-Breast-fact-sheet.pdf; 
9. Globocan (2018), Viet Nam – Fact sheet, 
https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populatio
ns/704-viet-nam-fact-sheets.pdf; 
10. Jorm, A. F. (2012): Mental health literacy: 
Empowering the community to take action for 
better mental health, American Psychologist, 
67(3): 231 - 243; 
11. Maass, S. W. M. C., Roorda, C.(2015): The 
prevalence of long-term symptoms of depression 
and anxiety after breast cancer treatment: A 
systematic review, Maturitas, 82 (1):100–108; 
12. MacKenzie, M. B., & Fowler, K. F.(2013): Social 
anxiety disorder in the Canadian population: 
Exploring gender differences in 
sociodemographic profile, Journal of Anxiety 
Disorders, 27(4): 427 - 434; 
13. Niemeyer H, Bieda A, Michalak J, Schneider S, 
Margraf J (2019): Education and mental health: 
Do psychosocial resources matter?, SSM 
Population Health, 8:7; 
14. Okuyama, T., Nakane, Y., Endo, C., Seto, 
T.(2007): Mental health literacy in Japanese 
cancer patients: ability to recognize depression 
and preferences of treatments - comparison with 
Japanese lay public, Psycho-Oncology, 16(9): 
834 - 842; 
15. Poon SH, Wang FQ, Goh J, Chan YH, Lim L 
(2019): Mental Health Literacy in Cancer 
Outpatients in Singapore”, East Asian Arch 
Psychiatry, 29(3): 91 - 94; 
16. Reavley NJ, Jorm AF (2011): Stigmatizing 
attitudes towards people with mental disorders: 
findings from an Australian national survey of 
mental health literacy and stigma, Aust N Z J 
Psychiatr, 45:1086 - 1093; 
17. Serpytis P, Navickas P, Lukaviciute L, et al. 
(2011): Gender-Based Differences in Anxiety 
and Depression Following Acute Myocardial 
Infarction”, Arq Bras Cardiol., 111(5): 676 - 683; 
18. Tsaras K, Papathanasiou, Mitsi D, Veneti A, et al 
(2018): Assessment of Depression and Anxiety 
in Breast Cancer Patients: Prevalence and 
Associated Factors”, Asian Pacific Journal of 
Cancer Prevention, 19(6): 1661 - 1669; 
19. Waldmann, T., Staiger, T.(2019): Mental health 
literacy and help-seeking among unemployed 
people with mental health problems, Journal of 
Mental Health, 9: 1 - 7; 
20. WHO (2019), Cancer, 
https://www.who.int/health-
topics/cancer#tab=tab_1; 
21. Yin Ting Cheung, Ying Ying Ong, et al (2015): 
Assessment of mental health literacy in patients 
with breast cancer, J Oncol Pharm Practice, 
0(0):1 - 11 
22. Zhuang, X. Y., Wong, D. F. K., Cheng, C.-W., & 
Pan, S.-M. (2017): Mental health literacy, stigma 
and perception of causation of mental illness 
among Chinese people in Taiwan, International 
Journal of Social Psychiatry, 63(6):498 - 507 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 500 
ABSTRACT 
Objectives: To assess the mean score of cancer patients' mental health literacy in Ho Chi Minh Oncology 
Hospital in 2020 and its associations. 
Method: This cross-sectional study was designed to interview at least 213 cancer patients undergoing 
treatment in the Internal Medicine Department IV, Department of Radiology IV, and Surgical Department IV in 
Ho Chi Minh Oncology Hospital. 
Result: Mean score of mental health literacy of cancer patients in the Oncology hospital was 109,9 ± 14,0. 
The education level and occupation of patients had significant statistical relationships with mental health 
literacy (p = 0,019 and p = 0,036, respectively). Patients whose educational level was high school had 6,75 
points more than ones with elementary school level and lower. Patients working as farmers, selling,... had 4,39 
points more than others that were housewives, retired, and unemployed. Mean score of mental health help-
seeking of cancer patients was 32,1 ± 6,1. 
Conclusion: Mean score of mental health literacy of cancer patients in the Oncology hospital was 
109,9 ± 14,0. The mean score of mental health help-seeking of cancer patients was 32,1 ± 6,1. 

File đính kèm:

  • pdfnang_luc_suc_khoe_tam_than_cua_benh_nhan_ung_thu_vu_tai_benh.pdf