Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang

Từ vựng là một phần không tách rời của một ngôn

ngữ và đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học

ngôn ngữ. Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một

trong ba thành tố (cùng với ngữ pháp và ngữ âm), tạo

thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là

phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kĩ năng

giao tiếp. Có thể nhận thấy, ngôn ngữ nói chung cũng

như tiếng Anh nói riêng là một tập hợp của các đơn vị từ

vựng. Chúng ta không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu

từ vựng. Nói cách khác, thiếu kiến thức về từ vựng ảnh

hưởng đến cả bốn kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và

viết. Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử

dụng từ vựng được coi là yếu tố hàng đầu trong việc

truyền thụ và tiếp thu ngôn ngữ.

Tuy nhiên, việc dạy và học từ vựng hoàn toàn không

đơn giản mà thực sự là một thách thức đối với hầu hết

đối tượng người học. Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh tại

Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang trong nhiều năm,

chúng tôi nhận thấy giảng viên (GV) cũng đã nỗ lực trong

việc giúp sinh viên (SV) hiểu và ghi nhớ từ vựng. Tuy

nhiên, nhiều SV không thể ghi nhớ những từ đã học vào

bộ nhớ dài hạn và nhớ lại để sử dụng khi cần thiết dù đã

dành không ít thời gian để học từ vựng. Sự hạn chế về từ

vựng gây không ít trở ngại cho họ trong việc thu nhận

kiến thức về ngôn ngữ cũng như phát triển kĩ năng giao

tiếp

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang trang 1

Trang 1

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang trang 2

Trang 2

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang trang 3

Trang 3

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang trang 4

Trang 4

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang trang 5

Trang 5

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8120
Bạn đang xem tài liệu "Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang

Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên trường đại học nông - Lâm Bắc Giang
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 249-254 
249 
Email: huyendt@bafu.edu.vn 
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ 
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG 
Đỗ Thị Huyền, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 
Đàm Thuận Minh Bình - Trung tâm Tuyển sinh và tư vấn việc làm, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 
Ngày nhận bài: 06/5/2019; ngày chỉnh sửa: 18/5/2019; ngày duyệt đăng: 25/5/2019. 
Abstract: Vocabulary which is the basis for communication plays a vital role in learning and 
teaching foreign language. Therefore, how vocabulary is taught and learnt is always one of the 
great concerns of English language teachers. The article presents some effective approaches and 
strategies to teaching and learning English vocabulary at Bac Giang Agriculture and Forestry 
University. 
Keywords: Vocabulary, approach, teaching and learning English. 
1. Mở đầu 
Từ vựng là một phần không tách rời của một ngôn 
ngữ và đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học 
ngôn ngữ. Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một 
trong ba thành tố (cùng với ngữ pháp và ngữ âm), tạo 
thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là 
phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kĩ năng 
giao tiếp. Có thể nhận thấy, ngôn ngữ nói chung cũng 
như tiếng Anh nói riêng là một tập hợp của các đơn vị từ 
vựng. Chúng ta không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu 
từ vựng. Nói cách khác, thiếu kiến thức về từ vựng ảnh 
hưởng đến cả bốn kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và 
viết. Như vậy, việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử 
dụng từ vựng được coi là yếu tố hàng đầu trong việc 
truyền thụ và tiếp thu ngôn ngữ. 
Tuy nhiên, việc dạy và học từ vựng hoàn toàn không 
đơn giản mà thực sự là một thách thức đối với hầu hết 
đối tượng người học. Qua thực tế giảng dạy tiếng Anh tại 
Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang trong nhiều năm, 
chúng tôi nhận thấy giảng viên (GV) cũng đã nỗ lực trong 
việc giúp sinh viên (SV) hiểu và ghi nhớ từ vựng. Tuy 
nhiên, nhiều SV không thể ghi nhớ những từ đã học vào 
bộ nhớ dài hạn và nhớ lại để sử dụng khi cần thiết dù đã 
dành không ít thời gian để học từ vựng. Sự hạn chế về từ 
vựng gây không ít trở ngại cho họ trong việc thu nhận 
kiến thức về ngôn ngữ cũng như phát triển kĩ năng giao 
tiếp. 
Như vậy, có kiến thức để hiểu về bản chất của từ 
vựng và tìm ra các chiến lược hiệu quả của việc dạy và 
học từ vựng với từng đối tượng người học cụ thể là hết 
sức cần thiết. Bài viết đề xuất một số phương pháp để 
việc dạy và học từ vựng tiếng Anh cho SV được hiệu quả 
tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Định nghĩa về từ vựng 
Từ vựng có thể được định nghĩa là “những từ mà 
chúng ta phải biết để giao tiếp có hiệu quả” [1]. Theo 
Hornby, “Từ vựng là tổng số từ tạo thành một ngôn ngữ” 
hay “từ vựng là một danh sách các từ và nghĩa của các từ 
đó” [2]. Ur cho rằng: “Từ vựng có thể được định nghĩa là 
những từ chúng ta dạy khi giảng dạy ngôn ngữ đó” [3]. 
Tuy nhiên, một từ mới của từ vựng có thể không chỉ là một 
từ duy nhất: ví dụ như “post office” hay “mother-in-law” 
được tạo thành từ hai đến ba từ nhưng chỉ một khái niệm. 
Từ các định nghĩa nêu trên, trong phạm vi bài viết 
này, có thể kết luận rằng từ vựng là tổng số từ cần thiết 
để thể hiện ý nghĩa và truyền đạt ý tưởng của người nói, 
người viết. 
2.2. Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh 
Có một số phương pháp giảng dạy từ vựng điển hình. 
Thông thường, GV tiếng Anh trình bày từ vựng cho SV 
để họ biết và hiểu. Sau đó, từ vựng cần phải được học, 
thực hành và ôn lại để tránh bị quên. Các phương pháp 
sử dụng bởi GV phụ thuộc vào một số yếu tố như nội 
dung bài học, thời gian phân bổ cho bài học và giá trị của 
từ vựng đối với người học [4]. GV thường kết hợp nhiều 
phương pháp thay vì sử dụng một phương pháp đơn lẻ. 
2.2.1. Sử dụng các đối tượng trực quan 
Sử dụng phương pháp này bao gồm việc sử dụng đối 
tượng và hình ảnh trực quan. Giới thiệu một từ mới bằng 
cách hiển thị các đối tượng trực quan thường giúp người 
học nhớ từ thông qua hình dung. Chúng có thể được coi 
là những gợi ý để giúp người học nhớ từ vựng tốt hơn. 
Gairns và Redman cho rằng đối tượng trực quan 
thường được sử dụng cho người mới bắt đầu học hoặc 
người trẻ tuổi. GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp 
học hoặc đồ vật được mang đến lớp học [5]. 
Ưu điểm: Đối tượng trực quan có vai trò rất lớn trong 
việc giúp SV nhớ kĩ, hiểu sâu. Hình ảnh được giữ lại đặc 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 249-254 
250 
biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận 
được bằng trực quan. 
Hạn chế: Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo 
sẽ làm phân tán chú ý của SV. 
2.2.2. Sử dụng hình vẽ hoặc hình ảnh minh họa 
Việc học từ vựng qua hình vẽ có thể giúp SV dễ hiểu và 
dễ nhận biết. Hình ảnh giảng dạy từ vựng đến từ nhiều nguồn. 
Ngoài những gì được vẽ bởi GV hay người học, hình ảnh 
trong báo và tạp chí cũng rất hữu ích. Danh sách các hình ảnh 
bao gồm: áp phích, thẻ flash, tranh tạp chí, bảng vẽ, hình vẽ 
và hình ảnh. Ngày nay, sách giáo trình có rất nhiều hình ảnh 
hấp dẫn cho thấy ý nghĩa của những từ cơ bản. GV có thể sử 
dụng hình ảnh minh hoạ do sách cung cấp. 
Ưu điểm: Giúp làm sinh động nội dung học tập, phát 
triển năng lực nhận thức của SV. 
Hạn chế: Nếu GV không định hướng cho SV quan 
sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng SV sa đà vào những chi tiết 
nhỏ lẻ, không quan trọng. 
2.2.3. Sử dụng từ đồng nghĩa/ trái nghĩa 
Một số từ có thể dễ dàng giải thích cho người học 
bằng cách tương phản nó với từ người học đã biết, ví dụ, 
từ “good” tương phản với từ “bad”. Nghiên cứu của 
Rudska và cộng sự cũng chỉ ra rằng từ vựng được thu 
thập tốt nhất nếu nó tương tự như những gì người học đã 
học được trước đó [6]. Đây là cách các từ điển đơn ngữ 
được biên soạn và sử dụng. Từ điển đơn ngữ sử dụng từ 
ngữ để giải thích các từ và tro ... h 1/7 (14,3%) 6/7 (85,7%) 
F. Dịch nghĩa của từ sang tiếng Việt 5/7 (71,4%) 2/7 (28,6%) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 249-254 
252 
(E) Kiểm tra xem suy đoán là đúng hay chưa. 
Ưu điểm: Phát triển khả năng ngôn ngữ và khả năng 
tư duy của SV. 
Hạn chế: Tốn thời gian và khó khăn đối với SV có 
trình độ ngôn ngữ hạn chế. 
2.3.2. Sử dụng từ điển 
Từ điển là một nguồn tốt để học và phát triển từ vựng. 
Khi SV nhìn thấy một từ mới, có hai phương pháp thông 
thường để đối phó với nó. Một mặt, họ có thể sử dụng chiến 
lược phán đoán dựa vào ngữ cảnh để cố gắng hiểu được ý 
nghĩa của từ đó. Mặt khác, họ có thể sử dụng từ điển. SV sẽ 
có được một định nghĩa đúng và giải thích về từ chưa rõ. 
Thông tin về từ đầy đủ, bao gồm chính tả, cách phát âm, 
chức năng ngữ pháp, cách sử dụng, từ đồng nghĩa/trái nghĩa. 
Ưu điểm: Cho thông tin đầy đủ và chính xác nhất về từ. 
Hạn chế: SV phụ thuộc vào từ điển, hạn chế tư duy 
và khả năng phát triển ngôn ngữ. 
2.3.3. Thiết lập mạng ngữ nghĩa của từ 
Học từ vựng không chỉ là biết nghĩa của từ mà còn là 
một quá trình thiết lập một mạng lưới ngữ nghĩa vì ý 
nghĩa của từ được xác định một phần bởi các quan hệ của 
nó với các từ khác trong ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là 
không phải chỉ nhớ ý nghĩa của một từ là đủ. Khi một từ 
trong một cụm từ hoặc đi cùng với các từ khác, ý nghĩa 
của nó có thể thay đổi. Vì vậy, điều quan trọng là phải 
thiết lập một mạng lưới ngữ nghĩa. Aitchison đã chỉ ra 
bốn loại liên kết chính tồn tại giữa các từ [13]: 
(A) Tổ hợp từ cùng nhóm: từ vựng về màu sắc (red, 
white, blue, black, green), từ vựng về thời tiết (hot, cold, 
warm, cool). 
(B) Từ kết hợp: là một cụm gồm 2 hay nhiều từ 
thường hay đi cùng với nhau và theo một trật tự nhất 
định. Chúng không có quy tắc hay một công thức cụ thể. 
Ví dụ: fast food, salt water, bright red. 
(C) Từ được hiểu từ một từ manh mối: Ví dụ, 
“insect” được hiểu bởi “butterfly” và từ “colour” được 
hiểu bởi từ “red”. 
(D) Từ đồng nghĩa: Ví dụ từ “starved” và “hungry”. 
Ưu điểm: Hệ thống hoá kiến thức giúp SV hiểu sâu, 
nhớ lâu. 
Hạn chế: Tốn thời gian. 
2.3.4. Lặp lại từ 
Học ngôn ngữ đòi hỏi sự kiên trì. Sự lặp lại, sử dụng 
nó nhiều lần là rất cần thiết cho việc học từ vựng. Điều 
này đòi hỏi SV phải có thói quen học tập tốt. 
Ưu điểm: Kiến thức được củng cố giúp SV hiểu sâu, 
nhớ lâu. 
Hạn chế: Không có. 
2.3.5. Phân loại từ 
Phần lớn các từ tiếng Anh đã được tạo ra thông qua 
sự kết hợp của các yếu tố hình thái, đó là, tiền tố và hậu 
tố với các từ cơ bản và từ gốc. Kiến thức chung này có 
thể giúp SV nhớ ý nghĩa của từ. Đây là một phương pháp 
hiệu quả hơn là dành nhiều thời gian để học hay nhớ mỗi 
từ. Ví dụ, từ có tiền tố “dis”, “un”, hoặc “in” tạo thành từ 
có ý nghĩa ngược lại so với từ ban đầu. Từ kết thúc bằng 
chữ “cion”, “tion”, “ness” hoặc “sion” luôn là từ loại 
danh từ; và từ kết thúc bằng chữ “ant”, “tive” hay “able” 
là tính từ. Phương pháp học từ vựng này có thể giúp SV 
học và nhớ từ nhanh hơn mong đợi do số lượng tiền tố, 
hậu tố tương đối ít và được sử dụng với một số lượng từ 
lớn, hầu hết các tiền tố, hậu tố đều có những ý nghĩa 
tương đối ổn định và dễ xác định. 
Hơn nữa, phương pháp này có tác động tích cực đến 
phương pháp đoán. Nếu SV xây dựng một danh sách nhóm 
từ thì có thể dễ đoán nghĩa của từ mới hơn. Ví dụ, nếu SV 
biết “bi” có nghĩa là “hai”, chẳng hạn như “biweekly” có 
nghĩa là “a periodical that is published twice a week”, thì sẽ 
đoán ra nghĩa của “bilingual”, “biennial”. 
Ưu điểm: Hệ thống hoá kiến thức giúp SV hiểu bản 
chất của từ. 
Hạn chế: Tốn thời gian. 
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tại Trường Đại 
học Nông - Lâm Bắc Giang cho 5 phương pháp học từ 
vựng được liệt kê, SV tham gia khảo sát đánh dấu vào 
phương pháp và mức độ sử dụng tương ứng. Dữ liệu thu 
được từ câu hỏi này được thể hiện ở bảng 3. 
Các phương pháp học từ vựng khác được SV liệt kê 
thêm bao gồm xem phim/nghe nhạc tiếng Anh hoặc 
trong cuộc sống hằng ngày vô tình gặp một từ vựng nào 
đó thì tìm hiểu thông tin về từ và cố gắng ghi nhớ. 
2.4. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy và học 
từ vựng tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Nông 
- Lâm Bắc Giang 
2.4.1. Về phía giảng viên 
Thứ nhất, trước khi trình bày ý nghĩa hoặc cấu trúc, 
thông tin về từ vựng, GV cần chú ý đến loại từ vựng, 
trình độ và đặc điểm của SV và giá trị của các phương 
pháp được áp dụng mang lại cho họ. Nói cách khác, lứa 
tuổi, trình độ học vấn cũng như trình độ tiếng Anh... có 
thể ảnh hưởng đến việc học từ vựng, do đó, GV cần nhận 
thức được những khác biệt này khi áp dụng các phương 
pháp giảng dạy. Ngoài ra, GV cũng nên trình bày từ vựng 
theo bài giảng đã được lên kế hoạch từ trước. 
Thứ hai, đề cập đến phương pháp tiếp cận của GV về 
từ vựng, qua quan sát cho thấy, GV phụ thuộc rất nhiều 
vào sách giáo khoa, sử dụng phương pháp dịch nghĩa để 
dạy từ vựng thường xuyên hơn các phương pháp khác. 
Trên thực tế, dịch là phương pháp dạy từ vựng lớp học 
nổi trội nhất và không có gì sai khi sử dụng bản dịch để 
dạy từ vựng. Nó thực sự là một phương pháp hữu ích, 
đặc biệt là khi trình độ của người học còn thấp. Vấn đề 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 249-254 
253 
đặt ra là không nên lạm dụng. Tất cả các phương pháp 
giảng dạy thích hợp khác có thể được sử dụng kết hợp 
thêm vào hoặc thay thế bản dịch. 
Thứ ba, thực tế là GV không dành nhiều thời gian để 
kiểm tra và củng cố sự hiểu biết từ vựng của SV. Vì vậy, 
cần nhận thức rõ sự cần thiết của việc thiết kế các hoạt 
động thú vị và thiết thực để giúp SV tăng cường trí nhớ 
đối với từ. Cần đầu tư thời gian thiết kế các bài kiểm tra 
hoặc cần kiểm tra thường xuyên các từ đã dạy. SV càng 
làm nhiều bài tập hoặc thường xuyên được kiểm tra, họ 
có thể nhớ càng nhớ từ đã học. 
Thứ tư, cần đổi mới kết cấu đề thi theo hướng đánh 
giá người học trên phương diện sử dụng ngôn ngữ hơn là 
chỉ chú ý tới khả năng ghi nhớ từ vựng. Một người sử 
dụng ngoại ngữ có thể không biết từ nọ, từ kia nhưng 
thông qua suy luận, đoán từ, hỏi, tra cứu vẫn có thể biết 
được nghĩa của từ. Nếu đề thi khuyến khích SV chỉ chăm 
chăm vào việc nhớ từ thì họ chỉ có thể biết nghĩa của từ 
mà rất khó vận dụng nó trong thực tế cho mình. Kết cấu 
của đề thi cũ tạo ra những người học nhớ rất nhiều từ 
nhưng lại không sử dụng được từ vựng mà họ có. 
Bên cạnh đó, GV cần chủ động cung cấp, hướng dẫn 
cho SV các chiến lược học từ vựng hiệu quả. Sự thật là 
dù phương pháp giảng dạy, chiến lược giảng dạy có hiệu 
quả như thế nào thì cũng không thể dạy hết số lượng quá 
nhiều từ vựng trên lớp. Do đó, điều quan trọng là phải tập 
trung vào các phương pháp hoặc chiến lược học tập của 
người học. Có lẽ điều quan trọng nhất để dạy từ vựng 
không phải là đánh giá chiến lược nào sẽ là tốt nhất cho 
người học, mà là giúp họ sử dụng hợp lí các phương pháp 
hoặc chiến lược khác nhau. Điều này sẽ cho phép một 
loạt các phương pháp tiếp cận cá nhân để học từ vựng. 
2.4.1. Về phía sinh viên 
Thứ nhất, SV cần phát huy hơn nữa tính tích cực của 
mình. Để có thể nâng cao chất lượng học từ vựng, SV 
cần đặt ra những mục tiêu lớn và dài hạn cho việc học 
tiếng Anh vì học ngoại ngữ bao giờ cũng cần thời gian. 
Đối với việc học tiếng Anh cũng như bất kì ngôn ngữ nào 
khác, SV cần một khoảng thời gian nhất định, đồng thời 
phải tạo cho mình những bước đi vững chắc thay vì học 
rất nhiều mà không sử dụng được. 
Thứ hai, cần tạo lập và duy trì thói quen học từ mới đều 
đặn mỗi ngày và. Sai lầm phổ biến hiện nay của rất nhiều 
người học tiếng Anh nói chung là không học thường xuyên 
hoặc học thuộc rất nhiều từ mỗi ngày nhưng không học rõ, 
hiểu kĩ, dẫn đến dù có học rồi nhưng đến lúc cần thì không 
biết sử dụng. Do đó, khi học từ vựng, cần đưa từ vào ngữ 
cảnh nhất định và tập đặt câu sử dụng từ đó. 
Thứ ba, ghi nghĩa của từ theo cả tiếng Anh và tiếng Việt. 
Thời gian đầu học từ vựng sẽ hơi khó khăn nếu chỉ sử dụng 
nghĩa tiếng Anh. Nghĩa tiếng Anh giúp SV tạo được thói 
quen dùng tiếng Anh, học được thêm từ mới, biết được 
những từ đồng nghĩa. Nếu nghĩa tiếng Anh quá khó hiểu, có 
thể sử dụng thêm nghĩa tiếng Việt để làm rõ. Cách tốt nhất 
là học nghĩa của từ theo cả tiếng Anh và tiếng Việt. 
Thứ tư, cần phối kết hợp các phương pháp học tuỳ 
thuộc trình độ ngôn ngữ của bản thân và đặc điểm của từ. 
Tuy nhiên, áp dụng phương pháp học nào cũng cần chủ 
động và tích cực. Quan điểm và thái độ tích cực ảnh 
hưởng nhiều đến hiệu quả việc học của SV. 
Bảng 3. Mức độ sử dụng các phương pháp học từ vựng 
của SV Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 
Các phương pháp 
học từ vựng 
Mức độ sử dụng 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 
D-6A1 KTK5 D-6A1 KTK5 D-6A1 KTK5 D-6A1 KTK5 
1. Đoán và học từ bằng việc 
dùng từ theo ngữ cảnh 
5/19 
(26,3%) 
7/28 
(25,0%) 
2. Tra từ điển và ghi lại 
thông tin liên quan đến từ 
9/19 
(47,4%) 
12/28 
(42,9%) 
3. Thiết lập mạng ngữ nghĩa 
của từ (theo chủ đề/ cụm từ/ 
từ đồng nghĩa, trái nghĩa) 
1/19 
(5,3%) 
1/28 
(3,6%) 
4. Viết lại nhiều lần/ phát âm 
nhiều lần để ghi nhớ 
5/19 
(26,3%) 
16/28 
(57,1%) 
5. Phân loại từ theo cấu tạo 
từ (dùng tiền tố, hậu tố) 
1/19 
(5,3%) 
0/28 
(0%) 
Các phương pháp khác 
5/19 
(26,3%) 
1/28 
(3,6%) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 249-254 
254 
3. Kết luận 
Nhìn chung, bản thân mỗi phương pháp giảng dạy và 
học tập từ vựng không phải là “tốt” hay “xấu”. Bản thân 
chúng cũng không có mặt tích cực hay tiêu cực, không 
một phương pháp nào thực sự có thể giúp người dạy và 
người học đạt được mục đích là làm chủ từ vựng đó. 
Quan trọng là áp dụng thích hợp các phương pháp tuỳ 
theo từng đối tượng SV, năng lực ngôn ngữ của SV và 
đối tượng từ vựng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Neuman, S. B. - Dwyer, J. (2009). Missing in action: 
Vocabulary instruction in pre-k. The Reading 
Teacher, Vol. 62 (5), pp. 384-392. 
[2] Hornby, A. S. (1995). Oxford Advanced Learners 
Dictionary of Current English. London: Oxford 
University Press. 
[3] Ur, P. (1998). A course in language teaching. 
Cambridge University Press. 
[4] Takač, V. P. - Singleton, D. (Eds.). (2008). 
Vocabulary learning strategies and foreign language 
acquisition. Canada: Multilingual Matters Ltd. 
[5] Gairns, R. - Redman, S. (1986). Working with 
words: A guide to teaching and learning 
vocabulary. USA: Cambridge University Press. 
[6] Rudska, B. - Channell, J. - Ostyn, P. - Putseys, T. 
(1985). More Words You Need. London: 
Macmillan. 
[7] Dubin, F. (1993). Predicting word meanings from 
contextual clues: Evidence from L1 readers. In 
Huckin, T., Haynes, M., and Coady, J (Ed.), Second 
language reading and vocabulary learning (pp. 
181-202). Norwood, N.J.: Ablex. 
[8] Nation, I. S. P. - Coady, J. (1988). Vocabulary and 
Reading. In Carter, R. and McCarthy, M. (eds.) 
Vocabulary and Language Teaching (pp. 97-108). 
London: Longman. 
[9] Walters, J. M. (2004). Teaching the use of context to 
infer meaning: A longitudinal survey of L1 and L2 
vocabulary research. Language Teaching, Vol. 37 
(4), pp. 243-252. 
[10] Cameron, L. (2001). Teaching languages to young 
learners. Cambridge: Cambridge University Press. 
[11] Thorburry, S. (2002). How to teach vocabulary. 
England: Pearson Education Limited. 
[12] Suberviola, E. S. - Mendez, R. V. (2002). 
Vocabulary acquisition strategies. Dida'ctica 
(lengua y literatura), Vol. 14, pp. 233-2509. 
[13] Aitchison, J. (2003). Words in the Mind: An 
Introduction to the Mental Lexicon. Wiley-
Blackwell. 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ... 
(Tiếp theo trang 273) 
3. Kết luận 
Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho 
học viên Trường Đại học Chính trị trong điều kiện hiện 
nay vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu 
dài, trọng tâm là phải giáo dục cho học viên những chuẩn 
mực, những yêu cầu đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự 
phát triển xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân 
tộc tạo động lực tinh thần to lớn góp phần thực hiện thắng 
lợi mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. 
Để giáo dục đạo đức công dân diễn ra đúng hướng, có 
tác dụng mạnh mẽ trong thực tiễn, cần chú trọng vận 
dụng tổng hợp các biện pháp giáo dục phong phú, phù 
hợp nhằm định hướng, dẫn dắt sự phát triển đạo đức công 
dân trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển ngày càng 
mạnh mẽ và sâu rộng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 4) . NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 5). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 9). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 11). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[5] Đảng cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc 
gia - Sự thật. 
[6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 6). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 10). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[8] V.I. Lênin (1978). Toàn tập (tập 44). NXB Tiến bộ. 
Mátxcơva. 
[9] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 14). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[10] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 13). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[11] Phạm Văn Đồng (1976). Hồ Chủ tịch tinh hoa của 
dân tộc, lương tâm của thời đại. NXB Sự thật. 
[12] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 2). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[13] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 15). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[14] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 8). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_phuong_phap_day_va_hoc_tu_vung_tieng_anh_hieu_qua_cho.pdf