Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ hội chứng ruột ngắn giai đoạn 2017- 2020
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ mắc hội chứng ruột ngắn
(HCRN) tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi
cứu kết hợp tiến cứu không nhóm chứng trên 50 bệnh nhân (BN) nhi được chẩn đoán HCRN,
điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2017 - 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ trẻ < 6 tháng tuổi là
90%, trẻ từ 6 - 12 tháng là 4% và > 12 tháng là 6%. Nguyên nhân thường gặp là viêm ruột hoại
tử (42%), vô hạch đại tràng (20%), teo ruột bẩm sinh (16,0%), xoắn ruột hoại tử (16%), các
nguyên nhân khác (6%). Triệu chứng lâm sàng: Tỷ lệ tiêu chảy, dấu hiệu mất nước và suy dinh
dưỡng (SDD) lần lượt là 78%, 60% và 52%; rối loạn điện giải, đi ngoài phân sống là 18% và
34%. Triệu chứng cận lâm sàng: Tình trạng giảm hemoglobin 75,5%, tỷ lệ giảm kali và natri
máu lần lượt là 45,8%, 48,9%, giảm albumin máu là 68,1%, tỷ lệ giảm các nguyên tố vi lượng
trong máu: Canxi, magie, sắt, kẽm, phosphor, vitamin D3 lần lượt là 59,1%, 33,3%, 40%,
12,5%, 61,5% và 80%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng đặc trưng ở trẻ mắc HCRN là tình trạng
đi lỏng, mất nước và SDD. Triệu chứng cận lâm sàng là tình trạng thiếu máu, giảm albumin
máu và giảm các nguyên tố vi lượng. Tình trạng SDD và dấu hiệu mất nước khác nhau giữa
các típ HCRN có ý nghĩa thống kê.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ hội chứng ruột ngắn giai đoạn 2017- 2020
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 126 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRẺ HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN GIAI ĐOẠN 2017- 2020 Thái Khắc Thảo1, Trần Anh Quỳnh2, Hồ Chí Thanh1 TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ mắc hội chứng ruột ngắn (HCRN) tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu không nhóm chứng trên 50 bệnh nhân (BN) nhi được chẩn đoán HCRN, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2017 - 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ trẻ < 6 tháng tuổi là 90%, trẻ từ 6 - 12 tháng là 4% và > 12 tháng là 6%. Nguyên nhân thường gặp là viêm ruột hoại tử (42%), vô hạch đại tràng (20%), teo ruột bẩm sinh (16,0%), xoắn ruột hoại tử (16%), các nguyên nhân khác (6%). Triệu chứng lâm sàng: Tỷ lệ tiêu chảy, dấu hiệu mất nước và suy dinh dưỡng (SDD) lần lượt là 78%, 60% và 52%; rối loạn điện giải, đi ngoài phân sống là 18% và 34%. Triệu chứng cận lâm sàng: Tình trạng giảm hemoglobin 75,5%, tỷ lệ giảm kali và natri máu lần lượt là 45,8%, 48,9%, giảm albumin máu là 68,1%, tỷ lệ giảm các nguyên tố vi lượng trong máu: Canxi, magie, sắt, kẽm, phosphor, vitamin D3 lần lượt là 59,1%, 33,3%, 40%, 12,5%, 61,5% và 80%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng đặc trưng ở trẻ mắc HCRN là tình trạng đi lỏng, mất nước và SDD. Triệu chứng cận lâm sàng là tình trạng thiếu máu, giảm albumin máu và giảm các nguyên tố vi lượng. Tình trạng SDD và dấu hiệu mất nước khác nhau giữa các típ HCRN có ý nghĩa thống kê. * Từ khóa: Hội chứng ruột ngắn ở trẻ em; Suy chức năng ruột. Clinical and Paraclinical Characteristics of Pediatrics Short Bowel Syndrome in the period of 2017 - 2020 Summary Objectives: To study clinical and subclinical characteristics of short bowel syndrome among children at the National Hospital of Pediatrics. Subjects and methods: Descriptive retrospective and prospective study without the control group on 50 patients diagnosed short bowel syndrome and treated at the National Hospital of Pediatrics from January 2017 to December 2020. Results: The rate of children aged < 6 months was 90%, children aged 6 - 12 months was 4%, and children aged > 12 months was 6%. The most common causes were necrotizing enterocolitis accounting for 42%, megacolon was 20%, intestinal atresia was 16.0%, midgut volvulus was 16%, and other causes was 6%. Clinical symptoms: The rates of diarrhea, signs of dehydration and malnutrition were 78%, 60% and 52%, respectively; electrolyte disturbances, 1Bệnh viện Quân y 103 2Bệnh viện Nhi Trung ương Người phản hồi: Hồ Chí Thanh (hochithanhbv103@gmail.com) Ngày nhận bài: 26/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 28/4/2021 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 127 greasy stool were 18% and 34%. Subclinical symptoms: Decreased hemoglobin 75.5%, the rate of hypokalemia and hyponatremia were 45.8%, 48.9%, respectively. Decreased serum albumin concentration was 68.1%, the rate of reduction of blood trace elements: Calcium, magnesium, iron, zinc, phosphor, vitamin D3 were 59.1%, 33.3%, 40%, 12.5%, 61.5% and 80% respectively. Conclusion: The clinical symptoms of short bowel syndrome among children are characterized by diarrhea, dehydration, malnutrition, and the subclinical symptoms by anemia, hypoalbuminemia and a decrease in trace elements. The difference between malnutrition status and signs of dehydration and types of short bowel syndrome is statistically significant. * Keywords: Pediatric short bowel syndrome; Intestinal failure. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ruột ngắn (short bowel syndrome - SBS) và suy chức năng ruột (intestinal failure) là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra ở trẻ em do giảm chiều dài của ruột non hoặc suy giảm chức năng ruột do bẩm sinh hoặc mắc phải, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn nước và điện giải, SDD, nhiễm khuẩn huyết và tử vong [5]. Trên thế giới, theo nghiên cứu của Chandra R và CS, tỷ lệ HCRN là 24,5/1.000.000 trẻ sinh sống, tỷ lệ này tăng lên ở trẻ sinh thiếu tháng [6]. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm ruột hoại tử, xoắn ruột hoại tử, bệnh vô hạch thần kinh mạc treo ruột (bệnh Hirschsprung), bệnh Crohn Những trường hợp này được các trung tâm y tế điều trị, chăm sóc và theo dõi, một số trẻ có thể thích nghi dần, tập ăn qua miệng và dần giảm sự phụ thuộc vào nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, sức khỏe dần được phục hồi. Số còn lại phụ thuộc vào nuôi dưỡng đường tĩnh mạch nếu không được ghép ruột, cơ thể chậm phát triển, suy mòn suy kiệt và dẫn đến tử vong [7]. Tại Việt Nam, Huỳnh Thị Duy Hương (2012) khảo sát 108 trẻ sơ sinh bị dị tật đường tiêu hóa thấy có 19,4% bệnh Hirschsprung, teo ruột non: 7,4%, dị tật hậu môn trực tràng: 33,3%, xoay ruột bất toàn: 10,2% và đa dị tật: 9,3% [1]. Theo Vũ Ngọc Hà và CS (2019), nghiên cứu 30 bệnh nhi có HCRN tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy nguyên nhân viêm ruột hoại tử và tắc ruột sơ sinh là 33,3% và 36,7%, teo ruột bẩm sinh là 10%, xoắn ruột hoại tử là 13,3% và vô hạch đại tràng là 6,7% [2]. Trẻ em mắc HCRN dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp từ nuôi dưỡng tĩnh mạch sang nuôi dưỡng đường ruột. Sang giai đoạn nuôi dưỡng đường ruột hoàn toàn sẽ thiếu các vi chất, hay gặp nhất là vitamin D, kẽm, sắt, các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K). Công tác chăm sóc, điều trị BN HCRN còn gặp nhiều khó khăn, nhất là BN nhi. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng HCRN ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2017 - 2020. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 128 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 50 BN nhi được chẩn đoán HCRN, điều trị từ 01/2017 - 12/2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh nhi được chẩn đoán HCRN khi có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn: - Dựa vào chiều dài ruột non còn lại sau phẫu thuật: trẻ sơ sinh thiếu tháng < 50 cm, trẻ đủ tháng < 1 tuổi có chiều dài hỗng hồi tràng còn lại ≤ 75 cm; trẻ ≥ 1 tuổi, chiều dài hỗng hồi tràng còn lại ≤ 100 cm. - Dựa vào chức năng ruột sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật cắt ruột non phải nuôi dưỡng tĩnh mạch hỗ trợ > 42 ngày do rối loạn chức năng ruột. 2. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, hồi cứu và tiến cứu. * Thu thập số liệu: Chỉ tiêu được ghi chép theo mẫu bệnh án thống nhất. - Phân chia HCRN theo vị trí cắt bỏ ruột gồm 3 týp [7]: + Týp 1: Cắt hồi tràng, nối hỗng tràng - đại tràng. + Týp 2: Cắt hỗng hồi đại tràng, dẫn lưu hỗng tràng. + Týp 3: Cắt hỗng tràng, còn hồi - đại tràng và van hồi manh tràng. - Đánh giá mức độ SDD theo WHO (2006) [10], dựa vào điểm ngưỡng Z-score so với quần thể tham chiếu. Z-score = (SD) Cân nặng đo được là trọng lượng của đối tượng nghiên cứu, số trung bình của quần thể tham khảo là cân nặng trung bình của trẻ cùng tháng tuổi tại Việt Nam, SD là độ lệch chuẩn cân nặng của trẻ cùng tháng tuổi tại Việt Nam. + Không SDD: ≥ -2SD. + Suy dinh dưỡng mức độ vừa: -2SD đến -3SD. + Suy dinh dưỡng mức độ nặng: từ -3SD đến -4SD. - Trong nghiên cứu chúng tôi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ đến 60 tháng tuổi theo biểu đồ của WHO (2006) (biểu đồ 1 và 2). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 129 Biểu đồ 1: Đường cong Z-score trẻ gái đến 60 tháng. 0 2 4 6 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 Age (mo) Biểu đồ 2: Đường cong Z-score trẻ trai đến 60 tháng. (Nguồn: WHO: Acta Pædiatrica, 2006 [8]). * Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 22.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1: Đặc điểm chung. Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nam 30 60,0 Giới Nữ 20 40,0 < 6 45 90,0 6 - 12 2 4,0 Nhóm tuổi (tháng) > 12 3 6,0 Đủ tháng 35 70,0 Tiền sử sản khoa Thiếu tháng 15 30,0 Bảng 2: Nguyên nhân. Nguyên nhân Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Viêm ruột hoại tử 21 42,0 Vô hạch đại tràng 10 20,0 Xoắn ruột hoại tử 8 16,0 Teo ruột bẩm sinh 8 16,0 Nguyên nhân khác 3 6,0 Tổng 50 100,0 Age (mo) W ei g ht (k g) 5 10 15 20 25 30 02468 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 1 2 3 0 -1 -2 -3 W ei gh t (k g) 5 10 15 20 25 1 2 3 0 -1 -2 -3 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 130 Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đi lỏng 39 78,0 Dấu hiệu mất nước 30 60,0 Suy dinh dưỡng 26 52,0 Đi ngoài phân sống 17 34,0 Bảng 4: Liên quan giữa týp hội chứng ruột ngắn và tình trạng mất nước. Dấu hiệu mất nước Mất nước Týp HCRN Có Không n p * Týp 1 0 6 6 Týp 2 19 8 27 Týp 3 10 7 17 Tổng 30 20 50 0,006 (*: Fisher exact test). Bảng 5: Liên quan týp hội chứng ruột ngắn và tình trạng suy dinh dưỡng. Mức độ SDD SDD Týp HCRN Không Vừa Nặng n p Týp 1 6 0 0 6 Týp 2 16 6 5 27 Týp 3 2 8 7 17 Tổng 24 14 12 50 0,001 Bảng 6: Kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu. Chỉ số ± SD Min - Max Được làm (n) Giảm n (%) Hồng cầu (T/L) 4,14 ± 0,8 1,18 - 5,67 49 38 (77,5) Hb (g/L) 124,2 ± 26,0 61 - 184 49 37 (75,5) PT (%) 69,9 ± 22,7 26 - 117 42 27 (64,3) Protein (g/L) 55,2 ± 11,4 30,8 - 82,9 45 30 (66,7) Albumin (g/L) 33,3 ± 7,3 19,2 - 51,3 47 32 (68,1) Natri (mmol/L) 136,1 ± 6,8 120,3 - 166 47 23 (48,9) Kali (mmol/L) 4,0 ± 0,73 2,5 - 5,4 48 22 (45,8) T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 131 Canxi TP (mmol/L) 2,09 ± 0,46 0,94 - 2,75 44 26 (59,1) Sắt (mmol/L) 11,17 ± 8,28 0,2 - 23,9 10 4 (40,0) Kẽm (mmol/L) 15,85 ± 11,77 7,3 - 40,98 8 1 (12,5) Magie (mmol/L) 0,72 ± 0,17 0,44 - 1,01 27 9 (33,3) Phosphor (mmol/L) 1,28 ± 0,47 0,58 - 2,21 13 8 (61,5) Vitamin D3 (mmol/L) 30,35 ± 24,21 16,89 - 73,34 5 4 (80,0) BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung Tỷ lệ mắc HCRN ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ (60% so với 40%) (bảng 1), tương tự nghiên cứu của Sala hay Vũ Ngọc Hà (2019) [2, 11], tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Có thể do sự mất cân bằng giới ở Việt Nam cũng như tỷ lệ trẻ nam mắc các dị tật bẩm sinh cao hơn ở nữ. Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Dương và CS [1], trẻ mắc HCRN phần lớn do hậu quả của dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa buộc phải cắt ruột. Tỷ lệ trẻ sơ sinh ở nhóm tuổi < 6 tháng mắc HCRN là cao nhất (58%), tiếp theo là nhóm tuổi > 12 tháng (28%) và cuối cùng là nhóm tuổi 6 - 12 tháng (14%). Nguyễn Thị Diệu (2013) cũng ghi nhận tỷ lệ phẫu thuật cắt ruột ở thời kỳ sơ sinh cao (76,6%) [3]. Nghiên cứu của chúng tôi thấy trẻ mắc HCRN ở nhóm < 6 tháng tuổi là 90%, ở nhóm tuổi 6 - 12 tháng là 4% và ở nhóm > 12 tháng tuổi là 6% (bảng 1), kết quả này là phù hợp vì các nguyên nhân dẫn đến phải cắt ruột ở trẻ mắc HCRN phần lớn xuất hiện ở thời kỳ sơ sinh. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hậu và CS ghi nhận dị tật tiêu hóa phát hiện trong giai đoạn sơ sinh là 84,3%, Nguyễn Thị Diệu (2017) thấy tỷ lệ phẫu thuật cắt ruột ở thời kỳ sơ sinh là 76,6% [3, 4]. Các nghiên cứu quốc tế đều thấy nguyên nhân chính của HCRN là do các bất thường bẩm sinh và bệnh lý thời kỳ sơ sinh, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở giai đoạn sơ sinh là viêm ruột hoại tử. Theo Amin và CS (2013), tỷ lệ viêm ruột hoại tử là 35% [12]. Nghiên cứu của Spencer (2005) trên 80 trẻ mắc HCRN ghi nhận tỷ lệ này là 45% [13]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây về HCRN của các tác giả trong nước lại cho kết quả không tương đồng. Theo Vũ Ngọc Hà (2019) [2], nguyên nhân hàng đầu dẫn đến HCRN của trẻ là teo ruột (36,7%), sau đó đến viêm ruột hoại tử (33,3%). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hậu và CS [3] cho thấy nguyên nhân HCRN do teo ruột bẩm sinh là 41,2%, viêm ruột hoại tử là 11,8%. 2. Đặc điểm lâm sàng Một trong những chức năng quan trọng của hồi tràng và đại tràng là hấp thụ nước và điện giải, do đó, những BN HCRN, đặc biệt là những BN có dẫn lưu hỗng tràng ở cao hay không còn đại tràng thì không thể hấp thụ lượng nước và chất T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 132 điện giải được. Do vậy, có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng đi lỏng xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở BN HCRN. Khi BN bị tiêu chảy kéo dài, sẽ xuất hiện các triệu chứng mất nước, dấu hiệu rối loạn điện giải và SDD. Theo Vũ Ngọc Hà và CS, tỷ lệ SDD là 90%, theo Spencer tại thời điểm 6 tháng là 76,5% [2, 13]. Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới do ở nhóm BN hồi cứu, một số BN chưa có bảng đánh giá tình trạng SDD lúc vào viện, cũng như chưa đánh giá các thể SDD theo hướng dẫn của WHO (2016). So sánh dấu hiệu mất nước ở các týp HCRN (bảng 4) thấy có sự khác nhau có ý nghĩa (p = 0,006). BN HCRN týp 2 có tỷ lệ mất nước cao hơn týp 1 và 3. Điều này có thể hiểu khi ở týp 2 đại tràng cũng như đoạn cuối hồi tràng đều không còn, BN dẫn lưu hỗng tràng, do đó triệu chứng mất nước xuất hiện sớm. Ngược lại ở týp 1 và 3, còn và đại tràng, không phải dẫn lưu hỗng tràng, do vậy tỷ lệ BN có dấu hiệu mất nước ít hơn. So sánh tình trạng SDD giữa các týp HCRN (bảng 5) thấy có sự khác biệt (p = 0,001). Tình trạng SDD cao hơn ở BN HCRN týp 3 và thấp hơn ở týp 1. Điều này phù hợp với sinh lý hấp thụ chất dinh dưỡng ở hỗng tràng cao hơn gấp nhiều lần so với hồi tràng. Do đó, mất nhiều hỗng tràng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn là mất đoạn hồi tràng và gây ra tình trạng SDD trầm trọng hơn. 3. Đặc điểm cận lâm sàng Kết quả bảng 6 phản ánh tình trạng SDD cao ở trẻ HCRN. Theo nghiên cứu của Vũ Ngọc Hà (2019), tỷ lệ trẻ có albumin máu thấp là 36,7%, hemoglobin trung bình lúc vào viện là 108 ± 14,2 g/L [2], thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Wu (2007) [14]. Natri và kali là 2 ion được hấp thụ chủ yếu ở đại tràng và đoạn cuối hồi tràng, BN HCRN týp 2 (54%), do vậy, tỷ lệ BN có biểu hiện hạ natri và kali cao là phù hợp, cần điều trị bổ sung đủ các ion natri và kali cho BN HCRN. Magie và canxi được hấp thụ chủ yếu ở hỗng tràng, do đó, tình trạng này xảy ra ở những BN HCRN týp 3 hoặc týp 2, do vậy kết quả thiếu hụt các vi chất magie và canxi là phù hợp. Wu và CS nghiên cứu 8 trẻ HCRN, không có trường hợp nào thiếu magie, thiếu sắt gặp 1 trẻ và thiếu kẽm là 3 trẻ [14]. Nghiên cứu tuy không xét nghiệm định lượng ở tất cả BN HCRN nhưng cũng cho thấy tỷ lệ thiếu hụt các yếu tố vi lượng là khá phổ biến ở trẻ có HCRN, sẽ ảnh hưởng đến phát triển của trẻ. Do vậy, xét nghiệm định lượng và bổ sung tích cực các yếu tố vi lượng cho trẻ mắc HCRN là cần thiết. KẾT LUẬN Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của trẻ mắc HCRN là tình trạng đi lỏng, dấu hiệu mất nước và SDD. Triệu chứng cận lâm sàng thường gặp là tình trạng thiếu máu, giảm albumin máu, giảm các nguyên tố vi lượng và rối loạn các chất điện giải như kali, canxi. Tình trạng SDD ở trẻ HCRN týp 3 cao hơn týp 1 và 2 có ý nghĩa (p = 0,001), dấu hiệu mất nước ở trẻ HCRN týp 2 cao hơn týp 1 và 3 có ý nghĩa (p = 0,006). T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Duy Hương, Trần Thông Nhất. Đặc điễm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh 2012; 1(16):91-95. 2. Vũ Ngọc Hà. Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nội 2019. 3. Nguyễn Thị Thu Hậu, Trần Thị Thanh Tâm. Đặc điểm hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật cắt ruột non ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 từ 1/1/2005 - 31/12/2007. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh 2009; 13(1):134 -141. 4. Nguyễn Thị Diệu, Bùi Đức Hậu. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn cho bệnh nhân nhi sau phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nhi khoa 2017; 10(3):56-60. 5. Sadler TW. Langman’s medical embryology. Philadelphia, Wolters Kluwer Health 2012. 6. Chandra R, Kesavan A. Current treatment paradigms in pediatric short bowel syndrome. Clinical Journal of Gastroenterology 2017; 11(2):103-112. 7. Mutanen A, Wales PW. Etiology and prognosis of pediatric short bowel syndrome. Seminars in Pediatric Surgery 2018; 27(4): 209-217. 8. Olieman J, Kastelijn W. Nutritional feeding strategies in pediatric intestinal failure. Nutrients 2020; 12(1):177. 9. Evangelos P, Misiakos, Anastasios Macheras. Short bowel syndrome: Current medical and surgical trends. J Clin Gastroenterol 2007; 41:5-18. 10. WHO. WHO Child Growth Standards based on length/height, weight and age. Acta Pediatrica 2006; 450:76-85. 11. D Sala, S Chomto, S Hill. Long-term outcomes of short bowel syndrome requiring long-term/home intravenous nutrition compared in children with gastroschisis and those with volvulus. Transplantation Proceedings 2010; 42(1):5-8. 12. Amin S, Pappas C, Iyengar H, et al. Short bowel syndrome in the NICU. Clinics in Perinatology 2013; 40(1):53-68. 13. Spencer AU, Neaga A, West B, et al. Pediatric short bowel syndrome: Redefining predictors of success. Transactions of the Meeting of the American Surgical Association 2005; 123(&NA;):102-110. 14. Wu J, Tang Q, Feng Y, et al. Nutrition assessment in children with short bowel syndrome weaned off parenteral nutrition: A long-term follow-up study. J Pediatr Surg 2007; 42(8):1372-1376.
File đính kèm:
- mot_so_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_tre_hoi_chung_ruot_nga.pdf