Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài

Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nhanh chóng trong những năm gần

đây khiến thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng xa rời thiên nhiên; thời gian dành cho

màn hình điện thoại, máy tính tăng lên. Đây có thể là yếu tố làm cho nguy cơ mắc phải các

rối loạn tâm thần gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn. Có một số cơ sở khoa học để tin rằng

việc kết nối với thiên nhiên có thể tạo nên những yếu tố phòng vệ, giúp sinh viên đối mặt và

vượt qua những nguy cơ rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, cho đến

nay, ở Việt Nam, chủ đề này chưa được nghiên cứu trên bình diện lí luận lẫn thực tiễn. Bài

viết này, vì thế, nhằm mục đích tổng hợp và phân tích các dữ liệu về mối quan hệ này trên

đối tượng SV để cung cấp các cơ sở lí luận cần thiết, định hướng cho các nghiên cứu thực

chứng trong tương lai ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở phân tích và tổng hợp này, chúng

tôi đề xuất một số gợi ý nhằm cải thiện các chính sách về chương trình học tập và sinh hoạt

ngoại khóa ở các trường đại học, hướng đến tăng sự kết nối với thiên nhiên để nâng cao sức

khỏe tâm thần cho thế hệ trẻ

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 7

Trang 7

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 8

Trang 8

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 9

Trang 9

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài

Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên - Sinh viên: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài
172 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0038 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 172-185 
This paper is available online at  
MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT NỐI VỚI THIÊN NHIÊN VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở 
THANH NIÊN-SINH VIÊN: TỔNG QUAN TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 
Nguyễn Phước Cát Tường* và Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 
Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nhanh chóng trong những năm gần 
đây khiến thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng xa rời thiên nhiên; thời gian dành cho 
màn hình điện thoại, máy tính tăng lên. Đây có thể là yếu tố làm cho nguy cơ mắc phải các 
rối loạn tâm thần gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn. Có một số cơ sở khoa học để tin rằng 
việc kết nối với thiên nhiên có thể tạo nên những yếu tố phòng vệ, giúp sinh viên đối mặt và 
vượt qua những nguy cơ rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, cho đến 
nay, ở Việt Nam, chủ đề này chưa được nghiên cứu trên bình diện lí luận lẫn thực tiễn. Bài 
viết này, vì thế, nhằm mục đích tổng hợp và phân tích các dữ liệu về mối quan hệ này trên 
đối tượng SV để cung cấp các cơ sở lí luận cần thiết, định hướng cho các nghiên cứu thực 
chứng trong tương lai ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở phân tích và tổng hợp này, chúng 
tôi đề xuất một số gợi ý nhằm cải thiện các chính sách về chương trình học tập và sinh hoạt 
ngoại khóa ở các trường đại học, hướng đến tăng sự kết nối với thiên nhiên để nâng cao sức 
khỏe tâm thần cho thế hệ trẻ. 
Từ khóa: kết nối với thiên nhiên, sức khỏe tâm thần, thanh niên – sinh viên, tổng quan. 
1. Mở đầu 
Trái với suy nghĩ chung “Tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của đời người”, thanh thiếu niên ngày 
nay đã và đang trở thành nạn nhân ngoài ý muốn, bất đắc dĩ của stress tràn ngập-stress khởi nguồn 
từ những thay đổi đến chóng mặt, gây hoang mang và cả những kỳ vọng ngày càng tăng” (Elkin, 
1992, 3). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cùng với giai đoạn vị thành niên, thanh niên 
(TN) là nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao có các vấn đề về trầm cảm, lo âu, căng thẳng và tự vẫn (WHO, 
2014). Đối với TN đang theo học đại học, dù những năm tháng trên giảng đường có thể là thời 
khắc đẹp đẽ của thanh xuân nhưng những thách thức về xã hội, cảm xúc và trí tuệ mà họ phải đối 
mặt lại nhiều hơn hầu hết các giai đoạn khác của giáo dục (Rodgers & Tennison, 2009). Kết quả 
là họ trở nên dễ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn với những rối loạn tâm thần (RLTT) (Benton, 
Robertson, Tseng, Newton và Benton, 2003; Eisenberg, Gollust, Golberstein và Hefner, 2007). Các 
nghiên cứu về tính phổ biến của các vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT) phát hiện rằng trên toàn 
thế giới có một số lượng đáng kể sinh viên (SV) đang trải qua các RLTT (ví dụ: Nordin, Talib và 
Yaacob, 2009; Verger, Guagliardo, Gilbert, Rouillon và KovessMasfety, 2009) và rằng RLTT ở SV 
đang gia tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng (ví dụ: Hunt và Eisenberg, 2010). Vấn 
đề phổ biến nhất mà SV phải đối mặt là rối loạn cảm xúc, hành vi phá hoại, quan hệ liên nhân cách 
và khiếm khuyết về tự nhận thức (Grayson, 1989). SV cũng thường trải qua stress, lo âu, trầm cảm, 
rối loạn ăn uống và những vấn đề tâm lí khác; tất cả những rối loạn này gây ảnh hưởng tiêu cực đến 
sức khỏe tâm thần (SKTT) và hoạt động học tập của họ (Cooley, Toray, Valdez, & Tee, 2007). 
Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Phước Cát Tường. Địa chỉ e-mail: CatTg.Nguyh@ugent.be 
Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên-sinh viên 
173 
Theo đó, việc cung cấp các dịch vụ SKTT để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những SV có nguy 
cơ; việc tiến hành các chương trình can thiệp cũng như tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh 
để duy trì SKTT tích cực cho SV đang được chú trọng một cách mạnh mẽ (Eisenberg và cs., 
2007). Kết quả từ các nghiên cứu trước trên đối tượng người trưởng thành cho thấy kết nối với 
thiên nhiên (KNVTN) giúp con người giảm thiểu những rối loạn trầm cảm, hài lòng với cuộc 
sống hơn, cảm thấy đời sống của mình có ý nghĩa hơn (ví dụ như nghiên cứu Cervinka, Roderer 
và Hefler, 2012; Nisbet, Zelenski và Murphy, 2010); khả năng phục hồi tâm lí cao hơn (Ingulli 
và Lindbloom, 2013). Các nghiên cứu khác còn cho thấy các chương trình can thiệp tạo cho con 
người cơ hội KNVTN có thể giúp cải thiện SKTT của họ một cách hiệu quả (ví dụ: Bloomfield, 
2017; Nisbet, 2013, 2014). 
Trong bối cảnh chung của thế giới, tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam mắc RLTT cũng có xu 
hướng gia tăng. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF, 2018), ước tính 
tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về SKTT. Tuy nhiên chỉ có khoảng 
20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh, SV, tỉ lệ mắc 
bệnh trầm cảm cao hơn so với nhóm quần thể chung từ 4%-6%, với tỉ lệ mắc bệnh có thể tới 16%. 
Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm 
cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa, hiện 
đại hóa nhanh chóng trong những năm gần đây khiến TN nói chung và SV Việt Nam nói riêng xa 
rời thiên nhiên, thời gian dành cho màn hình điện thoại, máy tính tăng lên, trong khi đó những hoạt 
động trải nghiệm với thiên nhiên giảm mạnh. Đây có thể là yếu tố làm cho nguy cơ mắc phải các 
RLTT gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng các chương trình can thiệp dựa vào thiên 
nhiên để đưa SV Việt Nam KNVTN nhằm cải thiện SKTT có thể là một hướng tiếp cận khá khả 
thi. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều chứng cứ thực nghiệm (empirical evidence) để làm cơ sở cho 
việc triển khai các chương trình này. Theo ghi nhận của chúng tôi, cho đến nay, chưa có một nghiên 
cứu thực nghiệm (empirical study) nào ở Việt Nam khảo sát về mối quan hệ giữa KNVTN và SKTT. 
Bài viết này, vì thế, nhằm mục đíc ... một lời giải thích khác cho bản chất của mối quan 
hệ này. Lí thuyết này phân biệt giữa sự chú ý có chủ định (directed attention) (được sử dụng cho 
các chức năng điều hành và liên quan đến sự tập trung và nỗ lực kéo dài) và sự chú ý không chủ 
định (involuntary attention) (không cần nỗ lực nhiều). Sự chú ý có chủ định là một nguồn lực hạn 
chế, trở nên mệt mỏi sau khi bị sử dụng kéo dài và trở nên cạn kiệt trong môi trường đô thị, có 
thể dẫn đến trạng thái cảm xúc tiêu cực (ví dụ, khó chịu, căng thẳng, bực bội) và suy giảm hiệu 
suất nhận thức. Môi trường thiên nhiên chứa những các kích thích phong phú, hấp dẫn, dễ dàng 
thu hút sự chú ý không chủ định và cho phép con người hành động mà không cần phải theo dõi 
hành vi của mình (Kaplan & Kaplan, 1989). Cuối cùng, lí thuyết giảm căng thẳng, nằm trong lí 
thuyết tiến hóa tâm lí, cho rằng khi các cá nhân tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên hỗ trợ sinh tồn 
(ví dụ như nước, thức ăn, v.v.), các phản ứng tâm sinh lí liên quan đến việc giảm hưng phấn sinh 
lí, giảm các phản ứng stress (như huyết áp giảm, nhịp tim chậm lại, mức độ cortisol giảm, thần 
kinh giao cảm không bị kích hoạt) đồng loạt xảy ra (Ulrich và cộng sự, 1991). Ngoài nghiên cứu 
của Berman và cộng sự (2008) góp phần chứng minh lí thuyết phục hồi chú ý, các nghiên cứu của 
Tsunetgsugu và cộng sự (2007), Yamaguchi, Deguchi và Miyazaki (2006) và Park và cộng sự 
(2007) ủng lộ lí thuyết giảm căng thẳng trong việc giải thích mối quan hệ giữa KNVTN và SKTT, 
các nghiên cứu còn lại vẫn bỏ ngỏ việc tìm cơ chế đằng sau mối quan hệ này. Việc thiết kế các 
mô hình nghiên cứu có chứa các biến trung gian nhằm tìm hiểu nguyên nhân của mối quan hệ 
giữa KNVTN và SKTT có lẽ cần được tập trung trong các nghiên cứu trong tương lai. 
3. Kết luận 
Tuy một số câu hỏi nghiên cứu và những thách thức thực tiễn vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng những 
nghiên cứu trên ít nhiều đã cung cấp một số chứng cứ khoa học đáng tin cậy cho thấy sống xanh 
có lợi cho sức khỏe, cơ thể và tâm trí của thanh niên-sinh viên. Để có thể có những kết luận vững 
vàng hơn về mối quan hệ giữa KNVTN nhằm thiết lập nền tảng thực tiễn cho việc triển khai 
những chương trình can thiệp dựa vào thiên nhiên cho thanh niên – sinh viên, các nghiên cứu 
trong tương lai có thể cần chú ý làm rõ mối quan hệ giữa KNVTN và RLTT hơn, chú trọng nâng 
cao độ lớn của mẫu nghiên cứu, phối hợp nhiều phương pháp thu thập dữ liệu, tiến hành thực 
nghiệm nhiều lần và tìm hiểu cơ chế đằng sau mối quan hệ này. 
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã cho thấy có tiềm năng to lớn để khai thác sự tương tác 
của SV với không gian xanh trong khuôn viên trường đại học. Các nhà quản lí giáo dục có lẽ cần 
phải quan tâm đến việc cải tạo và phủ xanh trường học như một chiến lược để nâng cao SKTT 
cho SV. Ngoài ra, cần thiết kế cẩn thận, chọn những cây lớn, khỏe nhằm đem lại bóng mát nhanh 
Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên-sinh viên 
183 
nhất để SV có không gian thuận lợi trong các hoạt động thể dục – thể thao cũng như các hoạt 
động ngoài trời khác, giúp họ có thể vừa học, vừa hòa nhập với thiên nhiên trong lành, xanh mát; 
có thể tận hưởng một không gian xanh-sạch-đẹp, yên lành và giải tỏa stress sau những giờ học 
căng thẳng. Bên cạnh đó, việc tích hợp hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên trong học phần văn 
hóa như Sinh học, Văn học, Giáo dục thể chất, Tâm lí học...cần được chú trọng mạnh mẽ hơn. 
Quan trọng hơn hết, cần tổ chức những hoạt động ngoại khóa thiết thực để SV thực sự KNVTN 
thông qua những hành động nhỏ nhưng thiết thực của từng cá nhân, nhằm thể hiện sự quan tâm 
bảo vệ và tôn tạo thiên nhiên quanh mình như: trồng nhiều cây xanh cây, dọn vệ sinh môi trường, 
sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên, giảm sử dụng túi nilong; ưu tiên sản phẩm tái chế, vẽ tranh 
bích họa làm đẹp trường học, các tổ dân phố, khu dân cư 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] S. A. Benton, J. M. Robertson, W.-C. Tseng, F. B. Newton, and S. L. Benton, 2003. Changes 
in counseling center client problems across 13 years. Professional Psychology: Research 
and Practice, 34, No. 1, pp. 66-72. 
[2] M. G. Berman, J. Jonides and S. Kaplan, 2008. The cognitive benefits of interacting with 
nature. Psychological Science, 19, No. 12, pp. 1207–1212. 
[3] D. Bloomfield, 2017. What makes nature-based interventions for mental health successful?. 
BJPsych International, 14, No 4, pp. 82-85. 
[4] G. N. Bratman, C. B. Anderson, M. G. Berman, B. Cochran, S. de Vries, J. Flanders, C. Folke, 
H. Frumkin, J. J. Gross, T. Hartig, P. H. Kahn Jr., M. Kuo, J. J. Lawler, P. S. Levin, T. Lindahl, 
A. Meyer-Lindenberg, R. Mitchell, Z. Ouyang, J. Roe, L. Scarlett, J. R. Smith, M. van den 
Bosch, B. W. Wheeler, M. P. White, H. Zheng and G. C. Daily, 2019. Nature and mental 
health: An ecosystem service perspective. Science Advances, 5, No.7 [eaax0903]. 
[5] Bùi Văn Huệ, 2000. Giáo trình Tâm lí học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 
[6] C. A. Capaldi, R. L. Dopko and J. M. Zelenski, 2014. The relationship between nature 
connectedness and happiness: A meta-analysis. Frontiers in Psychology, 5, No. 976, pp. 1-15. 
[7] R. Cervinka, K. Roderer and E. Hefler, 2012. Are nature lovers happy? On various 
indicators of well-being and connectedness with nature. Journal of Health Psychology, 17, 
No. 3, pp. 379-388. 
[8] E. Cooley, T. Toray, N. Valdez and M. Tee, 2007. Risk factors for maladaptive eating 
patterns in college women. Eating and Weight Disorders, 12, No. 3, pp. 132–139. 
[9] D. Eisenberg, S.E. Gollust, E. Golberstein and J.L. Hefner, 2007. Prevalence and correlates 
of depression, anxiety, and suicidality among university students. American Journal of 
Orthopsychiatry, 77, No. 4, pp. 534-542. 
[10] D. Elkin, 1992. The hurried child. (rev.ed), Massachussets: Addison –Wesley Publishing 
[11] H. Ginting, G. Naring, L. Kwakkenbos and E.S. Becker, 2015. Spirituality and Negative Emotions 
in Individuals with Coronary Heart Disease. J. Cardiovasc. Nurs, 30, No. 6, pp. 537–545. 
[12] P.A. Grayson, 1989. The college psychotherapy client: An overview. In P. A. Grayson., &K. 
Cauley. (Eds.), College Psychotherapy (pp 8-28). New York: The Guilford Press. 
[13] A.J. Howell, R.L. Dopko, H. Passmore and K. Buro, 2011. Nature connectedness: 
associations with well-being and mindfulness. Personality and Individual Differences, 51, 
pp. 166–171. 
[14] J. Hunt and D. Eisenberg, 2010. Mental health problems and help-seeking behavior among 
college students. Journal of Adolescent Health, 46, No. 1, pp. 3-10. 
[15] K. Ingulli and G. Lindbloom, 2013. Connection to nature and psychological resilience. 
Ecopsychology, 5, No. 1, pp. 52-55. 
Nguyễn Phước Cát Tường* và Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh 
184 
[16] R. Kaplan and S. Kaplan, 1989. The experience of nature: A psychological perspective. 
Cambridge, UK: Cambridge University Press. 
[17] S.R. Kellert and E.O. Wilson, 1993. The biophilia hypothesis. Washington, DC: Island Press. 
[18] J.H.Kerr, H. Fujiyama, A. Sugano, T. Okamura, M. Chang and F. Onouha, 
2006. Psychological responses to exercising in laboratory and natural environments. 
Psychology of Sport and Exercise, 7, No. 4, pp. 345–359. 
[19] E. Lawton, E. Brymer, P. Clough and A. Denovan, 2017. The relationship between the 
physical activity environment, nature relatedness, anxiety, and the psychological well-being 
benefits of regular exercisers. Frontier Psychology, 8. doi: 10.3389/fpsyg 
[20] L.A. Manwell, S.P. Barbic, K. Roberts, Z. Durisko, C. Lee, E. Ware, and K. McKenzie, 
2015. What is mental health? Evidence towards a new definition from a mixed methods 
multidisciplinary international survey. BMJ Open. 5:e007079. 
[21] P. Martyn, P and E. Brymer, 2016. The relationship between nature relatedness and anxiety. 
Journal of Health Psychology, 21, No. 7, pp. 1436–1445. 
[22] Nguyễn Thạc & Phạm Thành Nghị, 1992. Tâm lí học Sư phạm đại học. NXB Giáo dục, Hà Nội 
[23] E. K. Nisbet, 2013. David Suzuki Foundation 30x30 Nature Challenge English survey. 
Retrieved from  
[24] E. K. Nisbet, 2014. Canadians connect with nature and increase their well-being: Results of 
the 2014 David Suzuki Foundation 30x30 Nature Challenge. Retrieved from 
https://davidsuzuki.org/wp-content/uploads/2017/09/2014-30x30-nature-challenge-results.pdf 
[25] E. K. Nisbet and J. M. Zelenski, 2011. Underestimating nearby nature: Affective forecasting 
errors obscure the happy path to sustainability. Psychological Science, 22, No. 9, pp. 1101-1106. 
[26] E. K. Nisbet, J. M. Zelenski and S. A. Murphy, 2008. The Nature Relatedness Scale. 
Environment and Behavior, 41, No. 5, pp. 715–740. 
[27] E.K.Nisbet, J.M. Zelenski and S.A. Murphy, 2010. Happiness is in our nature: Exploring 
nature relatedness as a contributor to subjective well-being. Journal of Happiness Studies, 
12, No. 2, pp. 303–322. 
[28] N.M.Nordin, M.A. Talib and S.N.Yaacob, 2009. Personality, loneliness and mental health 
among undergraduates at Malaysian Universities. European Journal of Scientific Research, 
36, No. 2, pp. 285-298. 
[29] B.J. Park, Y. Tsunetsugu, T. Kasetani, T.Kagawa and Y. Miyazaki, 2010. The physiological 
effects of Shinrin-yoku (taking in the forest atmosphere or forest bathing): evidence from 
field experiments in 24 forests across Japan. Environmental Health and Preventive Medicine, 
15, No. 1, pp. 18-26. 
[30] H.A. Passmore and A. J. Howell, 2014. Nature involvement increases hedonic and eudaimonic 
well-being: A two-week experimental study. Ecopsychology, 6, No. 3, pp. 148-154. 
[31] C. Piccininni, V. Michaelson, I. Janssen and W. Pickett, 2018. Outdoor play and nature 
connectedness as potential correlates of internalized mental health symptoms among 
Canadian adolescents. Preventive Medicine, 112, pp. 168-175. 
[32] T.G. Plante, C. Gores, C.Brecht, J. Carrow, A. Imbs and E. Willemsen, 2007. Does exercise 
environment enhance the psychological benefits of exercise for women? Internaitonal 
Journal of Stress Management, 14, No. 3, pp. 88-98. 
[33] T.G. Plante, C. Cage, S. Clements and A. Stover, 2006. Psychological benefits of exercise 
paired with virtual reality: Outdoor exercise energizes whereas indoor virtual exercise 
relaxes. Internaitonal Journal of Stress Managemen, 13, No. 1, pp. 108-117. 
Mối quan hệ giữa kết nối với thiên nhiên và sức khỏe tâm thần ở thanh niên-sinh viên 
185 
[34] L.S. Rodgers and L.R. Tennison, 2009. A preliminary assessment of adjustment disorder 
among first-year college students. Archives of Psychiatric Nursing, 23, No. 3, pp. 220-230. 
[35] Y.Tsunetsugu, B.J. Park, H. Ishii, H.Hirano, T. Kagawa, Y. Miyazaki, 2007. Physiological 
effects of Shinrin-yoku (taking in the atmosphere of the forest) in an old-growth broadleaf 
forest in Yamagata Prefecture, Japan. J Physiol Anthropol, 26, No. 2, pp. 135-142. 
[36] R.S. Ulrich, R.F.Simons, B.D. Losito, E. Fiorito, M.A.Miles and M. Zelson, 1991. Stress 
recovery during exposure to natural and urban environments. Journal of Environmental 
Psychology, 11, pp. 201-230. 
[37] UNICEF, 2018. Executive summary. Mental health and psychosocial well-being of children 
and young people in selected provinces and cities in Viet Nam. Retrieved from 
https://www.unicef.org/vietnam/media/981/file/Executive%20summary.pdf 
[38] P. Verger, V. Guagliardo, F. Gilbert, F.Rouillon, F and V. Kovess-Masfety, 2009. 
Psychiatric disorders in students in six French universities: 12-month prevalence, 
comorbidity, impairment and help-seeking. Social Psychiatry Psychiatric Epidemiology, 45, 
No. 2, pp. 189-199. 
[39] Vũ Thị Nho, 2006. Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
[40] WHO, 2001. Strengthening mental health promotion. Geneva, World Health 
Organization(Fact sheet, No. 220). Retrieved from https://mindyourmindproject.org/wp-
content/uploads/2014/11/WHO-Statement-on-Mental-Health-Promotion.pdf 
[41] WHO, 2014. 10 facts about mental health. Retrieved from 
https://www.who.int/features/factfiles/mental_health/mental_health_facts/en/Company. 
[42] E.O. Wilson, 1984. Biophilia. Cambridge, MA: Harvard University Press. 
[43] M. Yamaguchi, M.Deguchi and Y. Miyazaki, 2006. The effects of exercise in forest and 
urban environments on sympathetic nervous activity of normal young adults. Journal of 
International Medical Research, 34, No. 2, pp. 152–159. 
ABSTRACT 
Relationship between nature-relatedness and mental health: 
a comprehensive review of international research 
Nguyen Phuoc Cat Tuong* and Nguyen Ngoc Quynh Anh 
Department of Psychology – Education, University of Education, Hue University 
In Vietnam, the rapid process of urbanization and modernization in recent years has 
separated young people, especially university students from nature, whereas the spending time on 
phone screens and computers has proliferated. This situation may increase the risk of mental 
disorders. There are good scientific backgrounds to believe that nature-relatedness can create 
protective factors, then help university students deal effectively with and to be able to overcome 
mental disorders. However, to our best knowledge, this topic has not been either theoretically or 
empirically described. This paper, therefore, aims to synthesize and analyze typical evidence of 
the relationship between nature-relatedness and mental-health among university students to 
provide the necessary theoretical foundations and directions for future research in Vietnam. At 
the same time, the available synthesis and analysis of the data from previous studies can provide 
effective hints for educational administrators in setting and changing academic curriculum 
policies as well as extra-curricular activities at universities to increase students’ connection with 
nature to improve the mental health of this young generation. 
Keywords: nature-relatedness, mental health, university students, review. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_ket_noi_voi_thien_nhien_va_suc_khoe_tam_tha.pdf