Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013

Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành thu thập số liệu của 112 nhân viên y tế thôn

bản (NVYTTB) nhằm mô tả hoạt động và một số yếu tố liên quan đến công tác truyền

thông giáo dục sức khỏe của NVYTTB trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2013. Kết

quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NVYTTB dưới 50 tuổi của huyện Lương Tài là 68,75%.

Đa số NVYTTB là nữ (77%). Tỷ lệ NVYTTB của huyện được đào tạo về sơ cấp y hoặc

trung cấp y/dược chiếm tỷ lệ cao (60,5%), nghề nghiệp chính của NVYTTB là làm

ruộng (88,4%), có 71% NVYTTB đã làm được trên 5 năm, có đến 87% NVYTTB làm

kiêm nhiệm các công việc khác như cộng tác viên dân số, dinh dưỡng. Kiến thức về

truyền thông GDSK của NVYTTB ở mức đạt là 80%, 100% đã thực hiện truyền thông

GDSK tại cộng đồng. Các nội dung truyền thông của NVYTTB như vệ sinh môi trường

và an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, phòng chống HIV/AIDS,

dân số kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ NVYTTB tham gia truyền thông về các nội dung

này đạt từ 82% - 93,75%. Hầu hết NVYTTB đã vận dụng các hình thức truyền thông

trực tiếp tại cộng đồng như tư vấn, thăm hộ gia đình (85% NVYTTB thực hiện), truyền

thông lồng ghép (81%), truyền thông khi có chiến dịch (90%). Tỷ lệ sử dụng tranh ảnh,

tờ rơi khi truyền thông là 91%, sách báo, tạp chí là 78%, tỷ lệ trang thiết bị của

NVYTTB phục vụ hoạt động truyền thông cao nhất là tài liệu chiếm 83%, có những

trang thiết bị không có ai được trang bị như quần áo, ủng đi mưa, 96% NVYTTB không

đạt về trang thiết bị phục vụ truyền thông. Nghiên cứu cũng chỉ ra NVYTTB có kiến

thức về truyền thông thì hoạt động truyền thông GDSK cao gấp 11,5 lần, có ý nghĩa

thống kê.

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 1

Trang 1

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 2

Trang 2

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 3

Trang 3

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 4

Trang 4

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 5

Trang 5

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 6

Trang 6

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 7

Trang 7

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9720
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013

Mô tả hoạt động và một số yêu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2013
48 
MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE 
 CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH NĂM 2013 
CN. Đỗ Thị Uyên 
Trung tâm Truyền thông GDSK Bắc Ninh 
Tóm tắt nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành thu thập số liệu của 112 nhân viên y tế thôn 
bản (NVYTTB) nhằm mô tả hoạt động và một số yếu tố liên quan đến công tác truyền 
thông giáo dục sức khỏe của NVYTTB trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2013. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NVYTTB dưới 50 tuổi của huyện Lương Tài là 68,75%. 
Đa số NVYTTB là nữ (77%). Tỷ lệ NVYTTB của huyện được đào tạo về sơ cấp y hoặc 
trung cấp y/dược chiếm tỷ lệ cao (60,5%), nghề nghiệp chính của NVYTTB là làm 
ruộng (88,4%), có 71% NVYTTB đã làm được trên 5 năm, có đến 87% NVYTTB làm 
kiêm nhiệm các công việc khác như cộng tác viên dân số, dinh dưỡng. Kiến thức về 
truyền thông GDSK của NVYTTB ở mức đạt là 80%, 100% đã thực hiện truyền thông 
GDSK tại cộng đồng. Các nội dung truyền thông của NVYTTB như vệ sinh môi trường 
và an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, phòng chống HIV/AIDS, 
dân số kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ NVYTTB tham gia truyền thông về các nội dung 
này đạt từ 82% - 93,75%. Hầu hết NVYTTB đã vận dụng các hình thức truyền thông 
trực tiếp tại cộng đồng như tư vấn, thăm hộ gia đình (85% NVYTTB thực hiện), truyền 
thông lồng ghép (81%), truyền thông khi có chiến dịch (90%). Tỷ lệ sử dụng tranh ảnh, 
tờ rơi khi truyền thông là 91%, sách báo, tạp chí là 78%, tỷ lệ trang thiết bị của 
NVYTTB phục vụ hoạt động truyền thông cao nhất là tài liệu chiếm 83%, có những 
trang thiết bị không có ai được trang bị như quần áo, ủng đi mưa, 96% NVYTTB không 
đạt về trang thiết bị phục vụ truyền thông. Nghiên cứu cũng chỉ ra NVYTTB có kiến 
thức về truyền thông thì hoạt động truyền thông GDSK cao gấp 11,5 lần, có ý nghĩa 
thống kê. 
1. Đặt vấn đề 
Y tế thôn bản (YTTB) nằm trong hệ thống y tế cơ sở, đóng vai trò quan trọng trong 
côngg tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ), nhất là khu vực nông thôn và miền 
núi. 
Nhận thức được vai trò quan trọng của YTTB trong công tác CSSKBĐ tại cộng 
đồng, Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định, 
Thông tư về tăng cường và củng cố mạng lưới Y tế cơ sở, trong đó có YTTB. Một trong 
những văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với YTTB là Thông tư số 39/2010/TT-BYT về 
việc quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB). 
Thông tư cũng đã chỉ rõ truyền thông giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ số 1 trong 9 nhiệm 
vụ của NVYTTB. 
49 
NVYTTB là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao kiến thức - thái độ - 
thực hành của người dân trong công tác phòng chữa bệnh. Tuy nhiên từ khi tái lập tỉnh 
(năm 1997) đến nay, Bắc Ninh chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động truyền 
thông giáo dục sức khỏe của NVYTT trên địa bàn tỉnh. 
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Mô tả hoạt động và một số yếu tố 
liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn huyện 
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh năm 2013”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu chung 
Mô tả hoạt động và một số yếu tố liên quan đến công tác truyền thông giáo dục sức 
khỏe của nhân viên y tế thôn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2013. 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
1. Mô tả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế thôn trên 
địa bàn huyện Lương Tài năm 2013. 
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động truyền thông giáo dục sức 
khỏe của nhân viên y tế thôn trên địa bàn huyện Lương Tài năm 2013. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 
- Thời gian: Từ tháng 6 - 10 năm 2013 
- Địa điểm: Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 
3.3. Đối tượng nghiên cứu 
Nhân viên y tế thôn trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 
3.4. Chọn mẫu 
Chọn mẫu toàn bộ. Tổng số có 112 NVYTTB tham gia nghiên cứu 
3.5. Phương pháp thu thập thông tin 
- Công cụ: Bộ câu hỏi kết hợp bảng kiểm đã được thiết kế 
- Điều tra viên: Cán bộ Trung tâm TT-GDSK tỉnh Bắc Ninh 
- Kỹ thuật: NVYTTB tự điền thông tin vào phiếu điều tra. 
- Giám sát viên chọn và kiểm tra ngẫu nhiên 5% số phiếu thu thập. 
3.6. Phân tích số liệu: Bằng phần mềm SPSS 13.0 
50 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 
Bảng 1: Nghề nghiệp chính của NVYTTB 
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) 
Giới tính 
Nam 26 23,21 
Nữ 86 76,79 
Tuổi 
Dưới 50 tuổi 77 68,75 
Trên 50 tuổi 35 31,25 
Nghề nghiệp 
Làm ruộng 99 88,39 
Công chức /viên chức/công nhân/thợ thủ công 4 3,57 
Bán hàng/kinh doanh 6 5,36 
Nội trợ 3 2,68 
NVYTTB là nữ chiếm tỷ lệ 76,79% và tỷ lệ nam là NVYTTB chiếm 23,21%. Tỷ lệ 
về giới tính của NVYTTB trong nghiên cứu này tương đương với tỷ lệ về giới tính của 
NVYTTB trên địa bàn tỉnh (nữ chiếm 81%, nam chiếm 19%). 
Tỷ lệ NVYTTB trên địa bàn huyện Lương Tài dưới 50 tuổi chiếm 68,75% và trên 
50 tuổi chiếm 31,25%. 
Nghề nhiệp chính của NVYTTB là làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 88,39%, làm công 
nhân/thợ thủ công/công chức/viên chức chiếm 3,57%, bán hành/kinh doanh 5,36% và 
làm nội trợ là 2,68%. 
20,54%
62,50%
16,96%
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Sơ cấp Y/Trung cấp
y/dược
Biểu đồ 1: Trình độ được đào tạo của đối tượng nghiên cứu 
Theo Thông tư 39/2010/TT-BYT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 
NVYTTB có trình độ Sơ cấp Y/ Trung cấp Y/Dược chiếm tỷ lệ 62,5%. Nghiên cứu cho 
thấy, tỷ lệ NVYTTB của huyện Lương Tài đáp ứng tiêu chuẩn này khá cao. 
Tỷ lệ NVYTTB có thời gian làm NVYTTB trên 5 năm là 71% và 87% kiêm nhiệm 
các công việc y tế khác như cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng. 
51 
4.2. Kiến thức về truyền thông giáo dục sức khỏe 
Đạt 80%
Không đạt 
19%
Biểu đồ 2: Kiến thức về truyền thông GDSK của NVYTTB 
Tỷ lệ NVYTTB có kiến thức đạt về TT - GDSK chiếm tỷ lệ cao (80%). Tuy nhiên, 
vẫn còn 20% NVYTTB có kiến thức về TT - GDSK chưa đạt. 
Có 95% NVYTTB kể được nhiệm vụ của mình; 87,5% NVYTTB kể được đặc điểm 
truyền thông, 84% NVYTTB kể được đặc trưng của truyền thông; 89% NVYTTB nói 
được thành phần của quá trình truyền thông... chỉ có 2,7% NVYTTB kể được các bước 
thay đổi hành vi, 40% NVYTTB chưa nắm được khái niệm hành vi sức khỏe... 
4.3. Thực trạng hoạt động TT- GDSK 
100% NVYTTB của huyện Lương Tài đã thực hiện TT - GDSK tại cộng đồng. 
Tỷ lệ thực hiện truyền thông - GDSK về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm chiếm 
93,75%, phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng chiếm 82,96%, phòng chống HIV/AIDS 
chiếm 87% và cung cấp thông tin về công tác dân số - KHHGĐ chiếm 82%. 
85 85 81 90 78
15 15 19 10 22
0
20
40
60
80
100
120
Tư vấn Thăm hộ
gia đình
TT lồng
ghép
Chiến
dịch
Viết bài
TT
Có không
Biểu đồ 3: NVYTTB thực hiện các hình thức TT-GDSK tại cộng đồng 
Thực hiện truyền thông chiến dịch y tế tại địa phương như chiến dịch tiêm chủng 
mở rộng, thực hành dinh dưỡng,... là hình thức được NVYTTB thực hiền nhiều nhất, 
chiếm tỷ lệ 90%, các hình thức tư vấn sức khỏe và thăm hộ gia đình được NVYTTB 
thực hiện với tỷ lệ cao là 85% và truyền thông lồng ghép được 81% NVYYTB thực 
hiện. Có 29% NVYTTB viết bài tuyên truyền gửi đài truyền thanh trên địa bàn xã. 
Có 78% NVYTTB đã phát tài liệu truyền thông tới người dân. 
52 
Bảng 2: Sử dụng các loại tài liệu truyền thông của NVYTTB 
Tài liệu TT - GDSK Tần số Tỷ lệ (%) 
Sổ tay truyền thông 69 62 
Tranh ảnh, tờ rơi,... 102 91 
Sách/báo/tạp chí 87 78 
Tài liệu tranh ảnh, tờ rơi tuyên truyền là loại tài liệu được NVYTTB sử dụng nhiều 
nhất, chiếm tỷ lệ 91%, loại tài liệu ít được NVYTTB sử dụng hơn là sách/báo/tạp chí, 
chiếm tỷ lệ 78%, 62% NVYTTB sử dụng sổ tay truyền thông trong các hoạt động TT – 
GDSK tại cộng đồng. Tuy nhiên vẫn có 3.6% NVYTTB không sử dụng loại tài liệu 
truyền thông nào. 
96%
4% Có
Không
 Biểu đồ 4: NVYTTB chuẩn bị tài liệu trước khi thực hiện truyền thông 
Trước khi thực hiện TT - GDSK, 96% tỷ lệ NVYTTB chuẩn bị tài liệu, tham khảo 
tài liệu để bổ sung kiến thức cần truyền đạt, 4% NVYTTB không chuẩn bị tài liệu. 
Bảng 3: Địa điểm thực hiện TT - GDSK 
Địa điểm thực hiện truyền thông Tần số Tỷ lệ (%) 
Tại hộ gia đình 94 84 
Tại cuộc họp cộng đồng 85 76 
Mọi địa điểm khi có thể 85 76 
 NVYTTB chủ yếu thực hiện TT-GDSK tại gia đình, chiếm tỷ lệ 84%, có 76% 
NVYTTB thực hiệnTT-GDSK tại cuộc họp cộng đồng và 61% NVYTTB thực hiện 
truyền thông tại các địa điểm khác như chợ, đường, trường học 
Bảng 4: Thời điểm NVYTTB thực hiện truyền thông 
Thời điểm truyền thông Tần số Tỷ lệ (%) 
Buổi sáng 27 24 
Buổi trưa 2 1,8 
Buổi chiều/tối 32 29 
Bất cứ thời gian nào 51 45,5 
53 
Thời điểm thực hiện TT - GDSK của NVYTTB là bất cứ thời gian nào có thể 
chiếm tỷ lệ cao nhất 45,5% và thời điểm NVYTTB ít thực hiện nhất là buổi trưa với tỷ lệ 
1,8%. Ngoài ra, NVYTTB cũng thực hiện TT-GDSK vào buổi sáng với tỷ lệ 24% và 
buổi chiều/tối với tỷ lệ 29%. 
83%
17%
Dưới 5
phút
Trên 5
phút
Biểu đồ 5: Thời lượng mỗi lần làm TT-GDSK của NVYTTB 
Biểu đồ trên cho thấy có 83% NVYTTB thực hiện TT - GDSK trên 5 phút mỗi lần, 
có 17% NVYTTB thực hiện dưới 5 phút mỗi lần làm TT-GDSK. 
Có đến 82% NVYTTB thực hiện TT – GDSK dưới 10 lần/tháng và chỉ có 18% 
thực hiện từ 10-20 lần/tháng. 
15
68.75
83
24
1.8
31.25
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Túi
truyền
thông
Sổ tay TT
- GDSK
Công cụ
làm mẫu
Biểu đồ 6: Trang thiết bị phục vụ hoạt động TT - GDSK của NVYTTB 
83% tỷ lệ NVYTTB có tài liệu TT - GDSK, 68,75% có sổ tay tryền thông, 24% 
NVYTTB có công cụ làm mẫu và 1,8% NVYTTB có loa cầm tay. Các trang thiết bị 
khác như quần áo đi mưa, ủng đi mưa, xe đạp không có NVYTTB nào có. 
4%
96%
Đạt
Không
đạt
Biểu đồ 7: Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về trang thiết bị phục vụ TT-GDSK 
54 
Theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT về danh mục trang thiết bị và phương tiện làm 
việc của hệ thống TT - GDSK từ Trung ương tới cơ sở trong đó có hệ thống YTTB, tỷ lệ 
NVYTTB có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TT- GDSK quá thấp, chỉ với 
4% đạt tiêu chuẩn. 
4.4. Một số yếu tố liên quan 
Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức về TT - GDSK và hoạt động TT - GDSK 
Hoạt động 
Kiến thức 
Đạt Không đạt Tổng 2, P 
Đạt 82 3 90 2=15,76 
p <0,05 Không đạt 19 8 22 
Tổng 101 11 112 
Mối liên quan giữa kiến thức của NVYTTB và hoạt động TT-GDSK có ý nghĩa 
thống kê (2=15,76, p<0,05). NVYTTB có kiến thức đạt về TT - GDSK thì hoạt động 
TT- GDSK đạt gấp cao gấp 11,5 (OR = 11,5) so với NVYTTB có kiến thức không đạt. 
5. Kết luận 
Hoạt động TT- GDSK của NVYTTB trên địa bàn huyện Lương Tài 
- Nội dung truyền thông đa dạng và phong phú như vệ sinh môi trường và an toàn 
thực phẩm (93,75% NVYTTB thực hiện), phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng 
(82,96% NVYTTB thực hiện). 
- Hình thức truyền thông đa dạng: 90% NVYTTB làm truyền thông trong các chiến 
dịch y tế tại địa phương (tiêm chủng mở rộng, thực hành dinh dưỡng...), 85% thực 
hiện tư vấn sức khỏe và thăm hộ gia đình. 
- Việc sử dụng tài liệu TT - GDSK cũng được cải thiện: 91% NVYTTB sử dụng tranh 
ảnh, tờ rơi để tuyên truyền, 78% NVYTTB sử dụng sách/báo/tạp chí, 62% sử dụng 
sổ tay truyền thông trong các hoạt động TT - GDSK tại cộng đồng. Tuy nhiên vẫn có 
3,6% NVYTTB không sử dụng loại tài liệu nào khi thực hiện. 
- Thời điểm thực hiện TT - GDSK bất khi khi nào đối tượng có nhu cầu (chiếm 
45,5%), 83% NVYTTB thực hiện TT - GDSK mỗi lần trên 5 phút. 
- Trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc còn thiếu như túi truyền thông, đèn pin, 
loa cầm tay, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ trong thời tiết mưa gió như ủng, 
quần áo đi mưa chưa có NVYTTB nào được trang bị. 
- Có mối liên quan giữa kiến thức của NVYTTB và hoạt động TT-GDSK. NVYTTB 
có kiến thức đạt về TT - GDSK thì sẽ có hoạt động TT - GDSK đạt gấp cao gấp 11,5 
so với YTT có kiến thức không đạt. 
55 
6. Kiến nghị 
- Nhóm giải pháp về trang thiết bị, tài liệu cho các hoạt động truyền thông: 
+ Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân để tăng cường kinh phí cho 
hoạt động TT - GDSK của đội ngũ NVYTTB. 
+ Đầu tư trang thiết bị cho công tác TT-GDSK thực hiện theo Quyết định số 
2420/QĐ - BYT ngày 07/07/2010 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang 
thiết bị và phương tiện làm việc trong đó có hệ thống NVYTTB. 
+ Tăng cường sản xuất các ấn phẩm TT - GDSK, tạp chí, bản tin, Báo Y tế thôn 
bản... làm tại liệu tuyền truyền cho NVYTTB trên địa bàn tỉnh. 
- Nhóm giải pháp về chuyên môn thực hiện hoạt động TT – GDSK 
+ Tăng cường tập huấn chuyên môn về truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ 
phụ trách công tác TT-GDSK cho đội ngũ NVYTTB. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao 
sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. 
2. Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng - Học viện Quân y (1999), Đánh giá 20 năm thực hiện 
chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam. 
3. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 1827/QĐ-BYT về việc ban hành chương trình hành 
động TT - GDSK giai đoạn 2011-2015. 
4. Bộ Y tế (2011), Quyết định số: 3447/QĐ-BYT về việc ban hành bộ Tiêu chí Quốc gia 
về y tế xã giai đoạn 2011-2020. 
5. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 2420/QĐ-BYT về danh mục trang thiết bị và phương 
tiện làm việc các Trung tâm TT - GDSK. 
6. Bộ Y tế (2010), Thông tư số 39/2010/TT-BYT về việc Quy định tiêu chuẩn, chức 
năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản. 
7. Đặng Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục ở miền núi phía 
Bắc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 9-15 
8. Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc phê Quy 
hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm 
nhìn đến năm 2020. 
9. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg việc việc quy định chế 
độ phụ cấp đối với nhân viên YTTB. 

File đính kèm:

  • pdfmo_ta_hoat_dong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_cong_tac_truy.pdf