Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng

2.1. Bên A cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên B.

2.2. Bên B cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên A.

Điều 3: Phí chuyển nhượng

Bên A đồng ý cấp cho Bên B quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên với giá chuyển nhượng:

Phương thức thanh toán:

Địa điểm thanh toán:

Thời hạn thanh toán:

 

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trang 1

Trang 1

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trang 2

Trang 2

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trang 3

Trang 3

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trang 4

Trang 4

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trang 5

Trang 5

doc 5 trang viethung 10660
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU
Số: 	/HĐCNNH
- Căn cứ vào Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ vào ......................................................................... ;
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng.
Hôm nay, ngày 	 Tại 	
Chúng tôi gồm:
Bên chuyển nhượng (Bên A): 
(Đối với cá nhân)
Họ và tên:	
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Giấy CMND/thẻ CCCD/hộ chiếu số:	
Ngày cấp:	 tại	
Quốc tịch:	
Địa chỉ:	
Điện thoại:	fax:	Email:	
Mã số thuế: 	
Tài khoản số: 	
Theo giấy uỷ quyền số: (nếu có)	
Là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu:	
(Đối với tổ chức)
Tên tổ chức:	
Mã số doanh nghiệp:	
Ngày cấp	tại	
Địa chỉ:	
Điện thoại:	Fax	Email:	
Người đại diện của tổ chức:	
Chức vụ:	
Theo giấy uỷ quyền số: (nếu có)	
Là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu:	
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
(Đối với cá nhân)
Họ và tên:	
(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)
Giấy CMND/thẻ CCCD/hộ chiếu số:	
Ngày cấp:	 tại	
Quốc tịch:	
Địa chỉ:	
Điện thoại:	fax:	Email:	
Mã số thuế: 	
Tài khoản số: 	
Theo giấy uỷ quyền số: (nếu có)	
 (Đối với tổ chức)
Tên tổ chức:	
Mã số doanh nghiệp:	
Ngày cấp	tại	
Địa chỉ:	
Điện thoại:	Fax	Email:	
Người đại diện của tổ chức:	
Chức vụ:	
Theo giấy uỷ quyền số: (nếu có)	
Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng 
Bên A là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:
TT
Tên đối tượng
Số GCN
Ngày cấp
Nhóm sản phẩm
1
2
3
4
5
6
7
8
Bên A chuyển nhượng cho Bên B quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng.
 (Lưu ý: 
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.)
Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng
2.1. Bên A cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên B.
2.2. Bên B cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên A.
Điều 3: Phí chuyển nhượng
Bên A đồng ý cấp cho Bên B quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên với giá chuyển nhượng:	
Phương thức thanh toán: 	
Địa điểm thanh toán:	
Thời hạn thanh toán:	
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên
4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
- Cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
- Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
- Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
- Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
- Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.
- Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
- Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.
Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng
5.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
5.2. Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:
- Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
- Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.
Điều 6: Bất khả kháng
6.1 Nếu một trong Các Bên không thể thực thi được toàn bộ hay một phần của Hợp đồng này do Sự kiện bất khả kháng (có nghĩa là sự kiện vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Bên bị ảnh hưởng mà không thể đoán trước được, hoặc không thể tránh được và ngoài khả năng khắc phục mặc dù thấy trước, và đã xảy ra trong khi thực hiện Hợp đồng này và làm cho việc thực thi Hợp đồng này trở nên không thể thực thi được). 
6.2 Các Sự kiện bất khả kháng bao gồm các sự kiện như lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, bão, động đất và các sự kiện thiên tai khác, biểu tình, bạo động, bạo loạn và chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố) và bất kỳ hành động hay không hành động của cơ quan chính phủ nào, việc thực hiện các nghĩa vụ đó sẽ bị ngưng trệ trong một giai đoạn mà trong thời hạn đó việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng.
6.3 Bên nào chịu ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng sẽ phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về sự cố xảy ra của sự kiện đó trong vòng 	 ngày, và sẽ, trong thời hạn 	
ngày sau khi xảy ra sự cố đó, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng của sự kiện đã xảy ra đó và khoảng thời gian sự kiện đó xảy ra. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó. 
6.4 Khi Sự kiện bất khả kháng đó xảy ra, cả hai Bên sẽ ngay lập tức trao đổi ý kiến với nhau về việc thực hiện Hợp đồng, và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi sự kiện đó bị loại bỏ. 
Điều 7: Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày 	
(Các bên có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một ngày cụ thể)
Điều 8: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Tất cả những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc liên quan đến nội dung hợp đồng được giải quyết thông qua thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án hoặc Trọng tài thuộc quốc gia liên quan)
Hợp đồng này được lập thành 	bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 	bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ghi tên, chức vụ người ký, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ghi rõ tên, chức vụ của người ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docmau_hop_dong_chuyen_nhuong_nhan_hieu.doc