Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học

NỘI DUNG

1. Tên giải pháp: Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học.

2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.

2.1. Thực trạng thiết kế, kế hoạch bài học.

Trong năm học 2017-2018 qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và đột xuất cũng như tổng kiểm tra hồ sơ 2 lần trong năm học, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ở các nhóm giáo viên khác nhau. Đối với giáo viên tuổi cao hoặc hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn thì sự đầu tư cho soạn bài rất hạn chế. Việc lập kế hoạch bài học chỉ như là sao chép lại mà không có sự đầu tư nào khác, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng. Những điều đó làm cho chất lượng giảng dạy hiệu quả không cao. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn vững thì đã có sự đầu tư nhất định. Khi lập kế hoạch bài học họ đã có sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như tính đến các yếu tố: Học sinh, phương tiện dạy học, mày mò tìm tòi các tài liệu tham khảo, chú trọng tới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên số giáo viên này chỉ chiếm tỉ lệ không nhiều.

 

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 1

Trang 1

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 2

Trang 2

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 3

Trang 3

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 4

Trang 4

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 5

Trang 5

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 6

Trang 6

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 7

Trang 7

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 8

Trang 8

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 9

Trang 9

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 11 trang minhkhanh 03/01/2022 5440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học

Mẫu Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Phạm Văn Chung                                 Năm sinh: 1967
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi
II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số biện pháp chỉ đạo công tác soạn giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học. 
2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
2.1. Thực trạng thiết kế, kế hoạch bài học.
Trong năm học 2017-2018 qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và đột xuất cũng như tổng kiểm tra hồ sơ 2 lần trong năm học, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ở các nhóm giáo viên khác nhau. Đối với giáo viên tuổi cao hoặc hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn thì sự đầu tư cho soạn bài rất hạn chế. Việc lập kế hoạch bài học chỉ như là sao chép lại mà không có sự đầu tư nào khác, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng. Những điều đó làm cho chất lượng giảng dạy hiệu quả không cao. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn vững thì đã có sự đầu tư nhất định. Khi lập kế hoạch bài học họ đã có sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như tính đến các yếu tố: Học sinh, phương tiện dạy học, mày mò tìm tòi các tài liệu tham khảo, chú trọng tới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên số giáo viên này chỉ chiếm tỉ lệ không nhiều.
Sau đây là kết quả phân loại hồ sơ giáo viên trong năm học 2017-2018. 
 Tổng số hồ sơ được xếp loại: 18 bộ/18 giáo viên 
- Xếp loại tốt: 6 bộ; Tỉ lệ: 33,3%    
- Xếp loại khá: 8 bộ; Tỉ lệ: 44,5%     
- Xếp loại trung bình: 4 bộ; Tỉ lệ: 22,2%     
Việc phân loại kế hoạch bài học mới chỉ dừng ở mức những tiêu chí sau: 
 	- Loại tốt: Đủ bài soạn, không nhầm lẫn kiến thức, không cắt xén chương trình, đủ các bước lên lớp, trình bày sạch sẽ, có hệ thống câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh. 
 - Loại khá: Như các tiêu chí của loại tốt nhưng còn một số bài soạn sơ lược. 
 	- Loại trung bình: Bài soạn sơ lược nhiều, trình bày chưa khoa học. 
* Tóm lại: Một bộ phận giáo viên nòng cốt có ý thức trách nhiệm tốt đầu tư nhiều cho bài soạn. Song song với những thiết kế tốt vẫn còn nhiều giáo án sơ lược, chưa chú ý đúng mức đến phương pháp dạy học đặc thù đối với từng đối tượng học sinh, những giáo án này thể hiện trình độ chuyên môn hạn chế của giáo viên, năng lực sư phạm hạn chế hoặc bị ảnh hưởng của lối làm việc được chăng hay chớ, thiếu đầu tư suy nghĩ tìm tòi. 
2.2. Thực trạng về thi công bài giảng trên lớp.      
 	Đối với nội dung bài giảng, trong quá trình kiểm tra giờ dạy của Ban giám hiệu cũng như qua các biên bản nhận xét giờ dạy của các tổ khối chuyên môn có thể nhận định như sau. 
       	Số lượng giờ lên lớp đảm bảo được mục tiêu đề ra chiếm khoảng 80%. Số giờ dạy không sử dụng đồ dùng trực quan chiếm 25%, số giờ tổ chức tốt lớp học chiếm 75%. Số giờ dạy học chỉ chú ý đến phương pháp mà không chú nhiều đến nội dung chiếm 20%. Số giờ áp dụng các phương pháp thuyết trình một cách đơn thuần chiếm tới 25%.
       	Từ những số liệu nêu trên cho thấy việc thực hiện tốt cả ba phương diện: Mục tiêu, nội dung, phương pháp chiếm tỉ lệ còn thấp. Đặc biệt các giờ dạy chay chiếm quá nhiều cho thấy việc đầu tư tìm tòi, tận dụng khả năng hiện có của cơ sở vật chất nhà trường cũng như bản thân giáo viên còn nhiều hạn chế. Điều này một mặt do tâm lý ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học, mặt khác cũng cho thấy bộc lộ rõ nét việc sử dụng trang thiết bị dạy học còn nhiều lúng túng ở nhiều giáo viên. Bên cạnh đó, việc thực hiện giờ lên lớp đối với giáo viên có thâm niên công tác lâu năm thì thường chú ý đến nội dung bài là chính sao cho truyền đạt hết nội dung bài là được, còn việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thì thực hiện chậm. Còn các giáo viên trẻ lại theo xu hướng ngược lại, nghĩa là chú ý quá nhiều đến phương pháp mà không mở rộng, làm rõ nội dung cần lĩnh hội cho học sinh. 
     	Từ thực trạng như vậy dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa được cao, học sinh tiếp nhận tri thức một cách thụ động, kiến thức không sâu, thiếu tính bền vững.   
 	Chất lượng giáo dục cuối năm học 2017 – 2018 là: 
Tổng số học sinh: 267 (trong đó 05 học sinh khuyết tật không đánh giá)
Hoàn thành tốt: 52 học sinh; Tỉ lệ: 19,9%
Hoàn thành: 196 học sinh; Tỉ lệ: 74,8%
Chưa hoàn thành: 14 học sinh; Tỉ lệ: 5,3%
3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
 	Trong một vài năm trở lại đây, xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày càng trở nên cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc soạn giáo án và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng phổ biến, từ đó chất lượng giờ giảng cho hiệu quả thấp, không gây được hứng thú cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò.
  	Thực trạng soạn bài và thực hiện bài dạy ở trên lớp của giáo viên của đơn vị những năm gần đây còn nhiều bất cập, đó là: Tính hình thức, soạn bài mà không có sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình chuẩn bị bài dạy, ít được đầu tư công sức cho quá trình này. Việc lên lớp thực hiện bài dạy còn không chú ý đến các hình thức dạy học, chưa coi trọng đổi mới phương pháp và ít sử dụng đồ dùng dạy học làm cho giờ dạy tẻ nhạt thiếu sức hút, không phát huy hết tính tích cực các hoạt động của học sinh. 
4. Các giải pháp quản lý.
4.1. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần.
Tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học là đơn vị trực tiếp q ... c họp của tổ chuyên môn bao giờ cũng có đại diện Ban giám hiệu dự để có ý kiến chỉ đạo cụ thể và kịp thời. Từ đó giúp giáo viên điều chỉnh lại mục tiêu để phù hợp với tình hình học sinh trong lớp mình và đảm bảo yêu cầu cơ bản tối thiểu so với mặt bằng chung.
     	*Thống nhất cách trình bày bài soạn. 
      	Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn. Với những giáo viên khá giỏi, dạy lâu năm thì yêu cầu bài soạn khác với những giáo viên mới ra trường. Hình thức trình bày bài soạn phải phù hợp với nội dung bài dạy. Từ đầu năm học nhà trường phân công một số giáo viên có kinh nghiệm như tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi tham gia vào việc xây dựng cấu trúc bài soạn cho từng môn học. Sau đó đưa ra lấy ý kiến tham khảo rộng rãi và thống nhất chung, in thành tài liệu phát cho từng giáo viên để thực hiện. Nhờ đó mọi bài soạn của giáo viên trong trường đều theo một cấu trúc thống nhất, chất lượng bài soạn được nâng lên một bước góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học. 
     	*Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.
       	Kiểm tra việc thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp. Các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành. Yêu cầu về giáo án của giáo viên mới ra trường, của giáo viên giỏi, của giáo viên cần cố gắng. Chọn câu hỏi, xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu, rèn kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị. 
      	Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, Ban giám hiệu cần chú trọng đến các hình thức kiểm tra: 
- Kiểm tra đột xuất. 
- Kiểm tra trước giờ lên lớp. 
          	- Kiểm tra sau dự giờ. 
- Kiểm tra định kì cùng tổ trưởng chuyên môn. 
- Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn. 
- Kiểm tra đồ dùng trực quan cho giờ dạy.
 	- Trang thiết bị cho giờ dạy. 
       	- Giờ học ngoài trời (địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh). 
  	4. 3. Tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy. 
 * Xây dựng các giờ dạy mẫu. 
 	Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên cốt cán, thông thường là tổ trưởng tổ chuyên môn cùng xây dựng các giờ dạy có chất lượng, làm mẫu cho giáo viên dự giờ. Tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt tích cực về phương pháp dạy học, về nội dung và phong thái của giáo viên. Từ những giờ dạy mẫu này, sau khi đã thử nghiệm thì tiến hành nhân rộng ra toàn khối, toàn trường. Việc xây dựng giờ dạy mẫu được tiến hành công phu, từ việc chọn bài dạy, tổ chức thiết kế bài soạn, cân nhắc phương pháp giảng dạy nào phù hợp với từng giai đoạn nào, cách sử dụng đồ dùng trực quan... Có như vậy giờ dạy mẫu mới thành công và đem lại hiệu quả khi triển khai đại trà. 
    	*Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên.
         	Để nâng cao chất lượng giờ dạy một công việc quan trọng của nhà trường là tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn. Trong đó dự giờ thường xuyên các đối tượng giáo viên đặc biệt là những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn là công việc có ý nghĩa quyết định. Việc dự giờ được tiến hành theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần một cách thường xuyên sẽ giúp giáo viên đứng lớp trước hết có tâm thế vững vàng, bởi không ít giáo viên khi có người dự thì dễ bị lúng túng, quan trọng hơn là giúp giáo viên có ý thức chuẩn bị bài tốt hơn, tự tin và có cố gắng hơn trong việc áp dụng các phương pháp mới tích cực hơn trong hoạt động của học sinh. Vì sau dự giờ đều có rút kinh nghiệm chỉ rõ nhược điểm để khắc phục sửa chữa. 
      	* Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và trang thiết bị dạy học trong giờ lên lớp. 
       	Việc đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện ghế ngồi, ánh sáng cho học sinh góp phần quan trọng không nhỏ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và từng bài học nói riêng. Mặt khác, việc mua sắm thêm thiết bị đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng trực quan trong từng tiết học được chỉ đạo sát sao. Trước hết cần sử dụng có hiệu quả đồ dùng sẵn có, hàng tuần nhân viên thư viện thiết bị đều có thông báo rõ ràng môn tiết, tên đồ dùng để giáo viên nắm được và có kế hoạch mượn để sử dụng. Mặt khác mỗi giáo viên đều có từ 1 đến 2 đồ dùng tự làm có giá trị đóng góp vào kho đồ dùng để dùng chung. Nhà trường định kì và đột xuất kiểm tra việc sử dụng đồ dùng trên lớp. Tuy nhiên việc phát huy ý thức trách nhiệm của các cá nhân và vai trò giám sát, chỉ đạo của tổ chuyên môn mang tính quyết định. Bên cạnh đó các lớp học được trang bị đầy đủ mỗi lớp một tủ để giáo viên quản lí đồ dùng dạy học và tiện lợi trong việc sử dụng.
 .  	4.4. Tổ chức các phong trào thi đua, phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
         	Công đoàn và Đoàn thanh niên có vai trò rất lớn trong việc động viên các đoàn viên của mình tham gia xây dựng tập thể và nâng cao chất lượng chuyên môn. Thông qua các đợt thi đua, nhà trường phối hợp với Công đoàn – Chi đoàn tạo ra những đợt thi đua sôi nổi, tạo không khí phấn khởi hào hứng trong cán bộ giáo viên, qua đó ý thức chuẩn bị bài dạy, ý thức trách nhiệm trong giờ dạy được nâng lên rõ rệt đã có tác động to lớn đến chất lượng chuyên môn nói chung và chất lượng từng giờ dạy nói riêng. Tiếng nói chung của tập thể bao giờ cũng lôi cuốn được mọi người tham gia khi đó trở thành phong trào tốt thì hiệu quả là rất lớn. 
    	4.5. Tổ chức công tác kiểm tra.
      	* Mục đích của kiểm tra: 
      	Kiểm tra việc thực hiện chương trình nhằm giúp giáo viên: 
      	- Thực hiện đúng, đủ chương trình từng môn học, ở từng khối lớp. 
      	- Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản  của từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài. 
    	- Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp. 
    	- Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học của từng khối lớp mà mình phụ trách. 
   	* Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học gồm: 
    	- Tổ trưởng kiểm tra kế hoạch giảng dạy 1 tuần/lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của tổ trưởng có đúng với kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo xong, sau đó mới cho phổ biến ở tổ. 
      	- Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Phân công để trong một tháng, sinh hoạt của một tổ chuyên môn có một đại diện Ban giám hiệu vào dự, cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn của tổ.  
      	- Dự giờ thăm lớp: Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp, để kiểm tra việc triển khai chuyên đề, để kiểm tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, nghệ thuật giảng dạy cho giáo viên dưới hai hình thức: Báo trước và đột xuất. 
    	*  Kiểm tra giờ dạy trên lớp.
       	Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp. Từ một giờ lên lớp chúng tôi phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của học sinh. Kinh nghiệm dạy và học và tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong trường (Thư viện, thiết bị dạy học).
       	Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên Ban giám hiệu nắm được khả năng tổ chức điều khiển học sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy và học phù với từng đối tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách học ở lớp của từng giáo viên. 
       	Ban giám hiệu đã vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau:
       	- Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể. 
      	- Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. 
      	- Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết. 
      	Ban giám hiệu đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được tiến hành theo một quy trình thống nhất: Chuẩn bị, dự giờ, phân tích trao đổi, đánh giá, kiến nghị. 
     	- Chuẩn bị: Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò. Dự kiến nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. 
     	- Dự giờ: Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. 
      	Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học, theo các tuyến thầy - trò - thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét tức thời về các sự kiện đó. 
     	+ Phân tích - trao đổi: Chế biến những thông tin có được từ giai đoạn dự giờ trên cơ sở trình độ tư duy sư phạm của từng thành viên trong Ban giám hiệu. Phân tích giờ học không đơn giản là sắp xếp lại các nhận xét vụn vặt về giờ học mà phải khái quát hoá sư phạm nâng những nhận xét này thành nhận định tổng quát hơn và nêu lên những lý lẽ của những nhận định đó bằng cách xác định tất cả các mối liên hệ của những hiện tượng quan sát được với các căn cứ khoa học của tâm lý học và giáo dục học.
        	Công tác tổ chức giờ học xem việc chuẩn bị nền nếp lớp, không khí sư phạm, phân phối thời gian. 
     	- Nội dung của giờ học: Tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học. 
     	- Phương pháp dạy học: 
      	Có phù hợp giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo cho học sinh.
       	- Đánh giá kết quả giờ học (mức độ đạt so với mục đích bài giảng) và chỉ ra đặc điểm lao động của người dạy tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Trình độ kiến thức khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của học sinh (kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập). 
       	Trong mỗi năm giáo viên phải được kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề ít nhất một lần. Đối với giáo viên còn hạn chế về chuyên môn hoặc giáo viên mới ra trường cần kiểm tra giờ lên lớp nhiều hơn. Khi kiểm tra Ban giám hiệu phải nói rõ được mục đích của việc dự kiểm tra và người được kiểm tra. Đồng thời khi kiểm tra người cán bộ quản lý cần có thái độ đúng mực. Sau khi kiểm tra có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những tồn tại. 
        	Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kì cũng rất quan trọng, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh. Khi kiểm tra khảo sát chất lượng nên tổ chức cho giáo viên coi chéo lớp, chấm điểm tại trường và chấm chéo. Sau khi kiểm tra có nhận xét học sinh còn yếu về bộ môn nào? Sau đó Ban giám hiệu kiểm tra lại xem việc cho điểm của giáo viên đã chính xác chưa.
Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
* Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn 
Nội dung kiểm tra gồm: 
- Kiểm tra tổ trưởng: 
+ Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng chuyên môn. 
+ Nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên. 
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: 
+ Các kế hoạch năm học của tổ nhóm cá nhân. 
+ Các loại sổ biên bản sinh hoạt. 
+ Các kết quả điều tra cơ bản về học sinh và giáo viên. 
- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ:
 	+Thông qua bài, nộp bài soạn. 
+ Thông báo việc thực hiện chương trình. 
+ Khối lượng dự giờ, việc chữa bài cho học sinh. 
- Bồi dưỡng nghiệp vụ: 
+ Thực hiện các chuyên đề của nhà trường. 
+ Chuyên đề rút kinh nghiệm của tổ nhóm. 
- Chỉ đạo phong trào học tập: 
+ Bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 
+Phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực. 
+ Theo dõi học sinh còn hạn chế về năng lực. 
- Chất lượng dạy học: 
+ Trình độ kiến thức nghiệp vụ của tổ viên. 
+ Chất lượng học tập của tổ viên. 
 	Ban giám hiệu thống nhất hình thức kiểm tra: 
- Dự sinh hoạt tổ xem thống nhất nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. 
- Trao đổi, phỏng vấn tổ trưởng, giáo viên. 
- Xem xét hồ sơ thi đua, chú ý tính hệ thống và thống nhất của tài liệu. 
- Xem giáo án, sổ theo dõi chất lượng của lớp. 
- Nghe báo cáo, dự các buổi rút kinh nghiệm dự giờ. 
- So sánh các hồ sơ. 
-  Dự giờ, khảo sát chất lượng. 
       	Thành phần kiểm tra tổ chuyên môn ngoài Ban giám hiệu còn thêm cán bộ cốt cán như Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng các tổ chuyên môn khác. Khi kiểm tra xong phải có biên bản kiểm tra. 
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
Từ thực trạng của việc soạn bài và thi công bài giảng trong những năm học qua và việc áp dụng một số kinh nghiệm tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng soạn giảng đem lại một số kết quả như sau: 
- Đánh giá phân loại hồ sơ năm học 2018 – 2019 (tính đến tháng 4/2019): 
Tổng số hồ sơ giáo án được xếp loại: 21 bộ/21 giáo viên (03 giáo viên mới chuyển về từ cuối tháng 2/2019). 
+ Loại tốt: 09 bộ; Tỉ lệ: 42,9% 
+ Loại khá: 10 bộ; Tỉ lệ: 47,6 % 
+ Loại trung bình: 02 bộ; Tỉ lệ: 9,5 % 
 So với năm học 2017-2018, số hồ sơ xếp loại tốt tăng 9,6%; hồ sơ loại khá tăng 3,1%; hồ sơ loại trung bình giảm 12%. 
Nhờ chất lượng công tác soạn giảng được nâng lên rõ rệt nên kết quả xếp loại học lực của học sinh cũng được nâng lên đáng kể góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị. Cụ thể chất lượng giáo dục ở học kỳ I năm học 2018 -2019 như sau:  
 Tổng số học sinh: 294 (trong đó 04 học sinh khuyết tật không đánh giá)
Hoàn thành tốt: 61 học sinh; Tỉ lệ: 21,0%
Hoàn thành: 216 học sinh; Tỉ lệ: 74,5%
Chưa hoàn thành: 13 học sinh; Tỉ lệ: 4,5%
So với năm học 2017-2018 chất lượng giáo dục có nhiều tiến triển, cụ thể:
Tỉ lệ hoàn thành tốt tăng 1,1%; Tỉ lệ hoàn thành giảm 0,3%; Tỉ lệ chưa hoàn thành giảm 0,8%; 
 	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế và hiệu quả thực hiện bài giảng điện tử trong công tác dạy và học của cấp Tiểu học nói chung và trường Tiểu học nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 (Ký, đóng dấu)
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Phạm Văn Chung
 XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GD&ĐT

File đính kèm:

  • docmau_bao_cao_giai_phap_cong_tac_quan_ly_mot_so_bien_phap_chi.doc