Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3

Vấn đề mấu chốt trong việc này là tìm đâu ra một chương trình dạy đàm

thoại tiếng Anh dưới dạng một file âm thanh thông dụng (wav, mp3 ). Bài

viết ở này sẽ giúp bạn tìm ra một file như vậy, cũng như hướng dẫn cách

thức để đồng thời hiển thị phần text theo kiểu karaoke.

Luyện nghe tiếng Anh bằng máy nghe nhạc mp3 tiện lợi ở chỗ bạn có có thể

mang máy theo mình bất cứ nơi đâu do tính chất nhỏ gọn và nhẹ của nó.

Kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng và

hiệu quả hơn.

Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3 trang 1

Trang 1

Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3 trang 2

Trang 2

Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3 trang 3

Trang 3

Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3 trang 4

Trang 4

Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 9200
Bạn đang xem tài liệu "Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3

Luyện nghe môn tiếng Anh bằng máy nghe nhạc MP3
Luyện nghe tiếng Anh bằng máy nghe 
nhạc MP3 
Vấn đề mấu chốt trong việc này là tìm đâu ra một chương trình dạy đàm 
thoại tiếng Anh dưới dạng một file âm thanh thông dụng (wav, mp3). Bài 
viết ở này sẽ giúp bạn tìm ra một file như vậy, cũng như hướng dẫn cách 
thức để đồng thời hiển thị phần text theo kiểu karaoke. 
Luyện nghe tiếng Anh bằng máy nghe nhạc mp3 tiện lợi ở chỗ bạn có có thể 
mang máy theo mình bất cứ nơi đâu do tính chất nhỏ gọn và nhẹ của nó. 
Kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng và 
hiệu quả hơn. 
— CHỌN THIẾT BỊ:Ngày nay có rất nhiều thiết bị nghe nhạc nén cầm tay 
như điện thoại di động, máy PDA, máy PMP (Portable Media Player), và 
các loại flash USB có khả năng phát nhạc. Tất cả các thiết bị trên đều có thể 
sử dụng cho việc luyện nghe. Nếu bạn đã có một máy nghe nhạc thì không 
cần thiết phải đổi máy mới, nhưng nếu bạn dự định mua một thiết bị nghe 
nhạc phục vụ cho nhu cầu học ngoại ngữ thì nên cân nhắc các yếu tố sau: 
- Không nên mua các loại máy không có thương hiệu (thường là của Trung 
Quốc) vì những loại này chất lượng rất kém, chỉ dùng được vài tháng là 
hỏng. Những loại này bày bán rất nhiều trên thị trường. Cách nhận diện 
chúng rất đơn giản. Nhiều máy nghe nhạc có tên hãng sản xuất là Sony hay 
một tên tuổi nổi tiếng nào đó, phía sau ghi rõ ràng dòng chữ “Made in 
Japan”, nhưng giá lại chỉ có vài trăm ngàn đồng một máy thì đó đích thị là 
hàng nhái, bạn không nên mua. Các máy nghe nhạc của các hãng tên tuổi 
thường có chất lượng rất cao nhưng giá cũng không hề dễ chịu. Tốt nhất nên 
chọn các dòng máy của Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc. Cũng có thể chọn 
máy Trung Quốc vì lý do tài chánh, nhưng nhất thiết phải là hàng có tên tuổi 
rõ ràng. Nên mua ở các nhà phân phối. Ví dụ JVJ (Singapore) do Bách Khoa 
Computer phân phối, SAFA (Hàn Quốc) do công ty Hoàn Vũ phân phối 
Để học ngoại ngữ hiệu quả cần kết hợp việc nghe và nhìn. Tất nhiên nếu chỉ 
luyện nghe thì bạn không cần quan tâm đến điều này. Các máy sử dụng màn 
hình công nghệ LCD (như điện thoại di động, PDA) không thích hợp cho 
việc này lắm vì nếu đèn sáng liên tục sẽ rất tốn pin, còn nếu tắt đèn nền sẽ 
khó đọc hoặc không đọc được gì. Tốt nhất nên chọn màn hình công nghệ 
OLED (phát quang điện tử), loại màn hình này sáng liên tục trong quá trình 
bật máy, độ sáng cao, ít tốn pin. Trên thị trường hiện nay, máy JVJ X9 có lẽ 
là thích hợp cho việc học ngoại ngữ nhất vì sử dụng màn hình OLED, có khả 
năng chạy chữ như karaoke và có thể lập lại một đoạn bất kỳ. 
Về bộ nhớ máy, nếu không có nhu cầu nhiều về lưu trữ, bạn chỉ cần chọn 
loại 128 MB hay 256 MB là đủ vì file âm thanh chứa giọng nói thường có 
kích thước khá nhỏ. 
— CHỌN GIÁO TRÌNH: 
Có vô số giáo trình tiếng Anh cả trong và ngoài nước trên thị trường. Giáo 
trình English Study của trung tâm vi tính Đồng Nai hiện được nhiều người 
lựa chọn nhất. Chương trình chỉ có một CD, bao gồm từ điển, văn phạm và 
hai chương trình luyện nghe phổ biến là Headway và American Streamline. 
Bài viết này sẽ giúp bạn đưa toàn bộ hai chương trình luyện nghe trên vào 
máy nghe nhạc. 
Chương trình English study (ES) cho phép cài đặt dễ dàng với giao diện 
tiếng Việt hoàn toàn nhưng khuyết điểm của nó là bắt buộc người dùng phải 
bỏ đĩa CD gốc vào ổ thì mới cho phép chạy. Để giải quyết điều này, bạn cần 
làm theo các bước sau: sau khi cài đặt xong chương trình, copy thư mục 
DATA, Voices, Headway và AmericanStreamline từ đĩa CD vào thư mục đã 
cài đặt chương tình (tùy phiên bản mà các thư mục có thể khác nhau. Nếu 
không có kinh nghiệm, bạn có thể chép đè tất cả các thư mục trong đĩa cài 
vào đĩa cứng). Vào thư mục cài đặt chương trình, mở file ENGSTD.INI, sửa 
dòng Data=E:\ (E là ổ đĩa CD) thành Data=. (dấu chấm). Sửa dòng 
Voices= thành Voices=Voices rồi lưu lại. Từ giờ bạn có thể sử dụng 
chương trình mà không cần đến đĩa cài đặt nữa. 
— ĐƯA CÁC BÀI ĐỌC VÀO MÁY NGHE NHẠC: 
Để đưa giáo trình Headway vào máy, đầu tiên bạn phải có file âm thanh 
dạng wave lưu trữ các bài đọc. Đối với chương trình American Streamline, 
bạn cũng làm tương tự. English Study lưu giữ các file âm thanh trong thư 
mục Headway nhưng với một định dạng lạ (.lis), các chương trình nghe nhạc 
thông thường không đọc được định dạng này. Lý do việc các giáo trình 
luyện nghe thường mã hóa bài đọc dưới một định dạng lạ là vì nhà sản xuất 
không muốn người sử dụng có thể chép các bài đọc của họ để nghe riêng. 
Đầu tiên bạn chạy English Study, chọn mục Luyện nghe theo Headway. 
Chọn bài đọc cần nghe, nếu không rõ thì xem trong phần trợ giúp của 
chương trình. Bấm nút Play để nghe. Lúc này bạn vào thư mục cài đặt của 
chương trình sẽ thấy file headway.wav là file lưu trữ bài đọc dưới dạng 
wave, các chương trình nghe nhạc có thể hiểu được dạng này. File 
headway.wav là file tạm của chương trình và chỉ tồn tại khi có một bài đọc 
nào đó đang phát. Bạn hãy copy file này đến một thư mục khác, đổi tên nó 
thành một tên khác để tránh việc trùng tên có thể làm mất file sau này. Làm 
tương tự như vậy đối với các bài đọc khác. 
Đa số các máy nghe nhạc có hỗ trợ ghi âm đều đọc được định dạng wav, 
nhưng cũng có một số khác không làm được điều này. Nếu máy của bạn 
không đọc được định dạng wav, hãy chuyển đổi chúng thành một định dạng 
khác như mp3, là định dạng mà tất cả các máy chơi nhạc nén đều đọc được. 
Có nhiều chương trình chuyển đổi, nên chọn chương trình hỗ trợ chuyển 
hàng loạt (batch), chẳng hạn như Total Video Converter 
(www.effectmatric.com – dùng thử 15 ngày, sau khi hết hạn có thể xóa 
thông tin của nó trong registry để dùng tiếp). 
Việc còn lại là copy các file âm thanh vào máy nghe nhạc. Nếu là định dạng 
wav, một số máy có thể không cho phép bạn đặt các file ở thư mục gốc mà 
phải đặt trong một thư mục đặc biệt tùy loại máy (thường là thư mục chứa 
file ghi âm, tham khảo tài liệu đi kèm máy để biết phải đặt file wav ở đâu). 
Đối với máy JVJ, file mp3 có thể đặt ở bất kỳ thư mục nào trên máy, còn với 
file wav, bạn hãy tạo một thư mục có tên là FM trên ổ đĩa (nếu chưa có sẵn), 
rồi lưu các file wav ở đây. 
— ĐỒNG BỘ VĂN BẢN: 
Việc đồng bộ văn bản giúp bạn có thể nghe đồng thời đọc được các dòng 
văn bản của bài test chạy trên màn hình (tương tự như karaoke). Việc làm 
này có thể hơi mất thời gian và không cần thiết trong một số trường hợp, tuy 
nhiên nếu muốn, bạn có thể thực hiện như sau: 
Chỉ một số loại máy nghe nhạc hỗ trợ hiển thị lời bài hát theo nhạc (như máy 
của JVJ, JXD). Để đồng bộ lời, bạn copy phần văn bản của bài đọc và dán 
chúng vào một file text bằng chương trình Notepad. (Mở hộp thoại Run, gõ 
notepad, bấm Enter). Sau đó tiến hành đồng bộ lời, tham khảo tài liệu đi kèm 
máy để biết cách làm 

File đính kèm:

  • pdfluyen_nghe_mon_tieng_anh_bang_may_nghe_nhac_mp3.pdf