Luận văn Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả, bất hợp lý nói chung và trong bệnh viện
nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Theo một số nghiên
cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân sách ngành Y tế của
nhiều nước và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý
và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [25]. Các nghiên cứu đã cho
thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.
Tại các nước đang phát triển, 30%-60% bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh
gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết [24] và hơn một nửa số ca viêm đường hô
hấp trên điều trị kháng sinh không hợp lý.
Ở nước ta, với những chính sách mở cửa của cơ chế thị trường và đa
dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong phú
về số lượng, chủng loại và cả nhà cung cấp. Điều này giúp cho việc cung ứng
thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện nói riêng trở nên dễ dàng
và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nó cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sử
dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh cũng
như tình trạng lạm dụng thuốc. Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý
trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh,
tăng khả năng kháng thuốc trong điều trị
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HÀN HẢI YẾN PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HÀN HẢI YẾN PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ : CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà Thời gian thực hiện: Tháng 6/2016 – 02/2017 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, của nhiều cá nhân, tập thể, gia đình và đồng nghiệp. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện, hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, nơi tôi đang công tác và thực hiện đề tài đã tạo điều kiện, hỗ trợ về thu thập số liệu trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn đồng hành, chia sẽ, tạo động lực để tôi phấn đấu trong quá trình học tập. Hà nội, ngày tháng 02 năm 2017 Hàn Hải Yến DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BVĐK Bệnh viện đa khoa 3 BYT Bộ Y tế 4 DMT Danh mục thuốc 5 DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu 6 DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu 7 GN, HTT Gây nghiện, hướng tâm thần 8 Generic Tên chung quốc tế 9 GT Giá trị 10 HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị 11 HC Hoạt chất 12 ICD Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật 13 KM Khoản mục 14 MHBT Mô hình bệnh tật 15 SL Số lượng 16 TL Tỷ lệ 17 Triệu đ Triệu đồng 18 WHO Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương 14 Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 14 Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực của khoa Dược 16 Bảng 2.4. Nhóm biến số mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng 21 Bảng 2.5. Nhóm biến số phân tích ABC,VEN, ma trận ABC/VEN 23 Bảng 2.6. Công thức tính của các chỉ số nghiên cứu 25 Bảng 2.7. Ma trận ABC/VEN 30 Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 31 Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 34 Bảng 3.10 Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng 35 Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc – tên chung quốc tế trong danh mục thuốc sử dụng 37 Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng 38 Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt 38 Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC 39 Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích VEN 40 Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc theo ma trận ABC/VEN 41 Bảng 3.17. Cơ cấu tiểu nhóm thuốc AE theo tác dụng dược lý 43 Bảng 3.18. Cơ cấu tiểu nhóm thuốc AN theo tác dụng dược lý 45 Bảng 3.19. Các thuốc trong tiểu nhóm AN 45 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 2.1. Sơ đổ tóm tắt nội dung nghiên cứu 20 Hình 3.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 34 Hình 3.3 Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng 36 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Danh mục thuốc trong bệnh viện ........................................................... 3 1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc ....................................... 4 1.2.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị ................................... 4 1.2.2. Phương pháp phân tích ABC ............................................................ 5 1.2.3. Phương pháp phân tích VEN ............................................................ 6 1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam ....................... 6 1.3.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng ................................................. 6 1.3.2. Phân tích ABC, VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam ................ 11 1.4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương và một vài nét về sử dụng thuốc tại bệnh viện ...................................................................................................... 12 1.4.1. Chức năng nhiệm vụ ....................................................................... 13 1.4.2. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện ....................................................... 13 1.4.3. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 ................................................................................................................... 14 1.4.4. Vài nét về khoa Dược ..................................................................... 15 1.4.5. Một vài nét về sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 19 2.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................ 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 19 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .................... ... hí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, có 6 thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ 3,1% tổng giá trị sử dụng thuốc. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc nhóm AE chiếm 65,1% về giá trị sử dụng, thuốc nhóm AN chiếm 1,5% về giá trị sử dụng [13]. Với mong muốn giảm chi phí ở các thuốc nhóm A, sau khi phân tích sâu vào các nhóm thuốc AE, AN theo nhóm tác dụng điều trị, cho thấy nhóm thuốc AE gồm có 16 nhóm thuốc tác dụng dược lý, với 2 nhóm có tỷ lệ lớn hơn cả và gần bằng nhau về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng (chiếm 22,6% giá trị sử dụng), chống nhiễm khuẩn (chiếm 22,6% giá trị sử dụng), và nhóm thuốc tim mạch (chiếm 22,4% giá trị sử dụng). Như vậy bệnh viện đã phân bổ ngân sách chủ yếu vào các thuốc nhóm này và phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện cần xem xét việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch đã thực sự hợp lý hay chưa để giảm thiểu chi phí. 57 Trong tiểu nhóm E, có 2 khoản mục thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin, bệnh viện nên xem xét sắp xếp vào nhóm N trong DMT có phân loại VEN của bệnh viện. Về cơ cấu nhóm AN gồm có 03 nhóm thuốc tác dụng dược lý, gồm có 04 thuốc thuộc nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác chiếm 42,3% tổng giá trị nhóm AN sử dụng. Thuốc Bisoprolol (Concor Cor 2.5mg) được sử dụng số lượng rất lớn, chiếm giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm AN là 45,9%. Concor Cor 2.5mg là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch, cần thiết trong điều trị, bệnh viện nên xem xét sắp xếp vào nhóm E trong DMT có phân loại VEN được ban hành kèm theo Quyết định số 1483/QĐ-BVĐK của BVĐK tỉnh Bình Dương. Nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có giá thành cao để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. 4.3. Một số hạn chế của đề tài Trong quá trình thực hiện, do thời gian có hạn nên đề tài chưa đi sâu phân tích được những vấn đề sau: Đề tài chưa phân tích kỹ hơn các nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc tim mạch và nhóm thuốc đường tiêu hóa. Đề tài chưa đi sâu phân tích nhằm đưa ra được các giải pháp can thiệp rỏ ràng, cụ thể hơn để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại. 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1.1. Kết luận 1.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 theo một số chỉ tiêu DMT sử dụng tại BVĐK tỉnh Bình Dương năm 2015 gồm 21 nhóm thuốc tác dụng dược lý với 388 hoạt chất và 741 khoản mục thuốc. Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất với 68 hoạt chất và 157 khoản mục, chiếm 29,0% tổng giá trị sử dụng thuốc. Thuốc ngoại với 387 khoản mục chiếm tỷ lệ 52,2%, có giá trị sử dụng lớn chiếm 82% cao hơn rất nhiều lần so với giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước chỉ có 18%. Các thuốc được sử dụng chủ yếu là ở dạng đơn thành phần (80,8% giá trị sử dụng), thuốc đa thành phần chỉ chiếm 19,2% tổng giá trị sử dụng thuốc. Thuốc biệt dược gốc sử dụng rất ít với 4,3% số khoản mục chiếm 11,1% về giá trị sử dụng. Nhóm thuốc tiêm truyền có số khoản mục chiếm 34,0%, ít khoản mục hơn nhóm thuốc đường uống (52,8%) nhưng lại chiếm giá trị sử dụng thuốc cao nhất là 55,2 %. Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất gồm 13 khoản mục chiếm tỷ lệ 1,8% tổng số khoản mục, chiếm 0,7% tổng giá trị sử dụng thuốc. Thuốc hạn chế sử dụng có 27 hoạt chất với 45 khoản mục chiếm tỷ lệ 6,1% tổng số khoản mục, chiếm 15,6% tổng giá trị sử dụng thuốc 1.1.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 theo phương pháp phân tích ABC và VEN Thuốc hạng A có số loại thuốc ít nhất chiếm 16,6% với tổng giá trị sử dụng cao nhất chiếm 78,8%. Hạng B chiếm 19,8% khoản mục và 15,1% tổng 59 giá trị sử dụng thuốc. Hạng C có số loại thuốc nhiều nhất chiếm 63,6%, tổng giá trị sử dụng thấp nhất chiếm 6,0%. Thuốc nhóm E có 480 khoản mục chiếm 64,8%, có giá trị sử dụng lớn nhất chiếm 55,2%. Nhóm thuốc V đứng thứ hai có 218 khoản mục chiếm 29,4%, với giá trị sử dụng chiếm 40,1%. Nhóm thuốc N chỉ có 43 khoản mục chiếm 5,8%, với giá trị sử dụng nhỏ nhất chiếm 4,6%. Tiểu nhóm AE là nhóm cần thiết cho điều trị sử dụng nhiều ngân sách nhất gồm 75 khoản mục chiếm 42,6% giá trị sử dụng thuốc. Trong đó, nhóm khoáng chất và vitamin gồm 2 khoản mục, chiếm 1,6% giá trị sử dụng. Tiểu nhóm AV chỉ có 42 thuốc, chiếm 5,7% số khoản thuốc sử dụng nhưng xếp thứ hai về giá trị sử dụng chiếm 33,1%. Tiểu nhóm chiếm giá trị cao nhưng không cần thiết trong điều trị là AN có 6 thuốc, chiếm 0,8% khoản mục sử dụng và chiếm 3,1% giá trị sử dụng. Thuốc N trong hạng A có giá trị sử dụng lớn nhất là nhóm thuốc tim mạch với hoạt chất là Bisoprolol (Concor Cor 2.5mg), chiếm 45,9% giá trị sử dụng trong nhóm AN. 2.2. Đề xuất Từ kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng như trên, đề tài có một số đề xuất đối với bệnh viện như sau: Bệnh viện tăng cường việc thực hiện kháng sinh đồ và quy định chặt chẽ hơn trong việc sử dụng thuốc kháng sinh để tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị, làm giảm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện. Ưu tiên sử dụng thuốc nội để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân. Là một bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viện nên tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội lên trên 50%, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại xuống dưới 50%. 60 Bệnh viện cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc tiêm truyền nhằm hạn chế lạm dụng thuốc tiêm truyền trong điều trị, hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện cũng như người bệnh. Thay thế các thuốc nhóm A bằng thuốc rẻ tiền hơn với tác dụng điều trị tương đương để giảm chi phí thuốc. Trong tiểu nhóm E, có 2 khoản mục thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin, bệnh viện nên xem xét sắp xếp vào nhóm N trong DMT có phân loại VEN được ban hành kèm theo Quyết định 1483/QĐ-BVĐK của BVĐK tỉnh Bình Dương. Thuốc tim mạch Concor Cor 2.5mg bệnh viện nên xem xét sắp xếp vào nhóm E trong DMT có phân loại VEN. Xem xét giảm thiểu sử dụng nhóm AN khi không cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y tế (2004), Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2011), Báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2010 và trọng tâm năm 2011, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2012), Đề án “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội. 5. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liên bộ y tế - bộ tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, Hà Nội. 6. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT , ngày 08/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan nghành Y tế 2013 hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, Hà Nội. 8. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế về việc Ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Cục Quản lý Dược (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng trọng tâm công tác năm 2011, Hà Nội. 11. Hà Quang Đăng (2009), Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần giai đoạn 2006 - 2008, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 12. Tống Thị Quỳnh Giao (2012), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình năm 2010, Luận văn DSCK I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 13. Phạm Thị Bích Hằng (2015), Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội. 14. Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng (2015), Phân tích danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2015, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội. 15. Vũ Thị Thu Hương (2012), Ðánh giá hoạt Ðộng của hội Ðồng thuốc và Ðiều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện Ða khoa, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 16. Đàm Quang Hữu (2014), Thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng năm 2012, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội. 17. Hoàng Kim Huyền(2011), Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 18. Lương Ngọc Khuê (2010), Báo cáo tổng quan tình hình quản lý và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh Việt Nam. 19. Nguyễn Văn Kính (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam-GARP. 20. Đoàn Thanh Lam (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc-Nghệ An năm 2012, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội. 21. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm (2013), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội. 22. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân nhân 115, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 23. Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Quản lý và kinh tế dược, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 24. Who (2000), Progress in Essentive Drug and Medicine Policy 1998-1999, Health technologand Pharmaceuticals Cluter, Who..EDM/2000.2,p.12-14. 25. World Health Organization (2004), Drug and th erapeutic commitee: A practical guiden, world health organization, France. TÀI LIỆU INTERNET 26. Đặng Huế (2013), Hội thảo Quản lý thuốc trong khám chữa bệnh BHYT, Trang tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại trang web PHỤ LỤC Mẫu số 1 BIỂU MẪU PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG THEO MỘT SỐ CHỈ TIÊU STT Tên hoạt chất Tên thuốc- Hàm lượng Đơn vị Nước sản xuất Đơn giá SL sử dụng Thành tiền Nhóm tác dụng dược lý Xuất xứ Thuốc đơn, đa thành phần Thuốc biệt dược gốc và generic Đường dùng Thuốc cần quản lý đặc biệt 1 2 3 4 5 6 7 8=6*7 9 10 11 12 13 14 Ghi chú : - Cột (9): Theo DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được ban hành kèm theo thông tư số 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế; - Cột (10): Thuốc nội: 1, thuốc ngoại: 0; - Cột (11): Thuốc đơn thành phần: 1, đa thành phần: 0; - Cột (12): Thuốc biệt dược gốc: 1, và generic:0; - Cột (13): Tiêm, tiêm truyền: T, uống: U, khác: K; - Cột (14): Thuốc GNHTT và tiền chất: 1, Thuốc cần hội chẩn: 0. Mẫu số 2 BIỂU MẪU PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG THEO ABC, VEN, ABC/VEN STT Tên hoạt chất Tên thuốc- Hàm lượng Đơn vị Nước sản xuất Đơn giá SL sử dụng Thành tiền Nhóm tác dụng dược lý TL% Thành tiền GT % tích lũy Số TT theo TL % Thành tiền giảm dần ABC VEN 1 2 3 4 5 6 7 8=6*7 9 10 11 12 13 14 Ghi chú : - Cột (9): Theo DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được ban hành kèm theo thông tư số 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế; - Cột (10): Tỷ lệ % của thành tiền từng thuốc, sắp xếp lại theo thứ tự TL% giảm dần; - Cột (11): Cộng dồn tỷ lệ % của thành tiền; - Cột (12): Đánh lại số thứ tự theo thứ tự TL% giảm dần; - Cột (13): Phân hạng sản phẩm dựa vào giá trị % tích lũy theo thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế; - Cột (14): Phân loại nhóm thuốc V,E,N theo DMT có phân loại VEN được ban hành kèm theo Quyết định 1483/QĐ-BVĐK. 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 18 Kính gởi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I - Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà Họ và tên học viên: Hàn Hải Yến Tên đề tài: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015. Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược Mã số: CK 60 72 04 12 Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 16 giờ 00 phút ngày 18 tháng 02 năm 2017 tại Trường trung cấp Quân Y II - quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 1158/QĐ-DHN ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH 1. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng STT Nội dung Hội đồng yêu cầu sửa chữa Nội dung sau khi được chỉnh sửa 1 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu thứ nhất: Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu thứ nhất: Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 theo một số chỉ tiêu. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015 theo một số chỉ tiêu. 2 Kết luận và đề xuất: Đề xuất ưu tiên sử dụng thuốc nội, tuy nhiên cần đề xuất sâu hơn nữa tỷ lệ thuốc ngoại và thuốc nội nên bao nhiêu là phù hợp. Kết luận và đề xuất: Đề xuất bệnh viện nên tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội lên trên 50%, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại xuống dưới 50%. 2. Những nội dung xin bảo lưu: Không Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2017 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Học viên Hàn Hải Yến Thư ký Chủ tịch Hội đồng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- luan_van_phan_tich_danh_muc_thuoc_su_dung_tai_benh_vien_da_k.pdf