Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và là nguồn lực quan

trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng như

hầu hết các nước trên thế giới coi việc chăm sóc sức khỏe toàn dân là chiến

lược y tế hàng đầu. Việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là một trong các yếu

tố góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người. Sử dụng

thuốc không hợp lý không chỉ làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tạo

gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, mà còn làm giảm chất lượng điều trị và

tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại cho bệnh nhân. Sử dụng thuốc là một

trong bốn nhiệm vụ của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện, mang tính

chất quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh.

Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc

không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại:

lạm dụng biệt dược trong điều trị, giá thuốc không kiểm soát được, lạm dụng

thuốc, kháng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, việc kê đơn không phải là

thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao Đó là một trong những

nguyên nhân chính làm tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm

sóc sức khỏe và uy tín của các bệnh viện.

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa ung bướu.

Việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh viện ngoài những nét chung còn

có những nét đặc thù của một bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Với sự phát

triển không ngừng của bệnh viện, sự nâng cao về trình độ chuyên môn và

nhận thức của cán bộ y tế cũng như nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao

của nhân dân, bệnh viện không những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải

đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý.

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 1

Trang 1

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 2

Trang 2

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 3

Trang 3

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 4

Trang 4

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 5

Trang 5

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 6

Trang 6

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 7

Trang 7

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 8

Trang 8

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 9

Trang 9

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang minhkhanh 10560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015

Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu Nghệ an năm 2015
BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ THAO 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC 
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU 
NGHỆ AN NĂM 2015 
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I 
HÀ NỘI– 2016 
BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ THAO 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC 
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU 
NGHỆ AN NĂM 2015 
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I 
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC 
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình 
Thời gian thực hiện: 18/7/2016-18/11/2016 
HÀ NỘI – 2016 
LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều 
của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. 
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn 
Thanh Bình là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tận tình 
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược 
Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong 
suốt những năm học vừa qua.Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ 
môn Quản lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện 
và hoàn thành luận văn này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu 
Nghệ An và các anh chị tại Khoa Dược bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi 
về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. 
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn 
bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng 
góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này. 
Học viên 
Nguyễn Thị Thao 
MỤC LỤC 
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC BẢNG 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 3 
1.1. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC .............................................. 3 
1.2. QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ ................................................... 5 
1.2.1. Về kê đơn tốt ................................................................................................................ 5 
1.2.2. Một số quy định về đơn thuốc ngoại trú ........................................................... 7 
1.2.3.Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc ....................................................................... 10 
1.3. BỆNH UNG THƯ .......................................................................................................... 12 
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 12 
1.3.2. Dịch tễ học ung thư .................................................................................................... 12 
1.3.3. Các phương pháp điều trị ung thư........................................................................ 14 
1.4. BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN ................................................................ 14 
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 14 
1.4.2. Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện ......................................................... 14 
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................................ 15 
1.4.4. Khoa Dược bệnh viện Ung bướu Nghệ An ...................................................... 16 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 19 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 19 
2.2.1. Biến số nghiên cứu ..................................................................................................... 19 
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 25 
2.2.3.Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 25 
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................................... 27 
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................. 28 
 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34 
3.1. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC ................... 34 
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân ..................................................................... 
3.1.2. Quy định về ghi tên thuốc ........................................................................................ 34 
3.1.3. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc ................................................................................ 36 
3.1.4. Thực hiện quy định kê đơn điều trị bệnh mạn tính ....................................... 37 
3.1.5. Thực hiện quy chế khi kê thuốc gây nghiện..................................................... 38 
3.2. CHỈ ĐỊNH THUỐC TRONG KÊ ĐƠN THEO MỘT SỐ TIÊU CHÍ 
VỀ KÊ ĐƠN THUỐC ........................................................................................................... 40 
3.2.1. Phối hợp thuốc kê trong kê đơn ............................................................................ 40 
3.2.2. Phân loại theo nhóm thuốc đã được kê đơn ..................................................... 41 
3.2.3. Phân tích về chi phí kê đơn thuốc ........................................................................ 43 
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................................ 47 
4.1. VỀ VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN .................. ... cơ thể, có hại cho sức khỏe 
của bệnh nhân. Mặt khác kê nhiều thuốc trong đơn sẽ tổn hại kinh tế cho 
người bệnh hoặc gây lãng phí y tế không đáng có. 
Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 3,3. Kết quả này xấp xỉ so với 
một nghiên cứu tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2015 là 3,39 [7], tuy 
nhiên lại cao hơn kết quả nghiên cứu của bệnh viện phụ sản trung ương là 
1,92[14]. 
Đơn thuốc có ít nhất là 1 thuốc và nhiều nhất là 6 thuốc. Sự phân bố số 
thuốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các đơn là 3-4 thuốc (61%).Số lượng 3-4 
thuốc kê trong đơn chiếm tỷ lệ chủ yếu, có thể lý giải do bệnh nhân đến khám 
là do ung thư nên thường phải kê thêm thuốc giảm đau, thường là thuốc giảm 
đau trung ương (thuốc gây nghiện), thuốc điều hòa miễn dịch để tăng cường 
miễn dịch cho bệnh nhân và bệnh nhân thường bồn chồn lo lắng không ăn 
ngủ được nên cũng thường kê thêm thuốc an thần, thuốc giúp ăn ngon ngủ 
ngon cho bệnh nhân. 
 Đơn thuốc kê kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc tiêm và thuốc 
điều trị ung thư 
Có 300 đơn kê có thuốc tiêm trong tổng số 400 đơn khảo sát, chiếm tỷ 
lệ 75%, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 1,3% đơn kê có thuốc tiêm tại 
bệnh xã quân dân Y kết hợp Trường sỹ quan lục quân II năm 2013 [16] và 2% 
đối với bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2014[14]. Ở bệnh xá Quân Dân y 
kết hợp Trường sỹ quan lục quân II, thuốc tiêm chỉ được kê cho bệnh nhân 
viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau dạ dày cấp[16], còn tại Bệnh viện 
Ung bướu Nghệ An, do đặc thù là bệnh viện chuyên khoa ung bướu phải sử 
dụng thuốc giảm đau gây nghiện Morphin tiêm để giảm đau cho bệnh nhân và 
51 
sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch để kéo dài tuổi thọ, tăng cường miễn dịch 
cho bệnh nhân ung thư nên tỷ lệ thuốc tiêm cao hơn so với các bệnh viện 
khác. Thuốc tiêm là loại thuốc khó dùng, không phải ai cũng có thể dùng 
được mà đòi hỏi phải có người có kĩ thuật về tiêm truyền đã được đào tạo (ít 
nhất là y tá), khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và dưới sự giám sát của 
người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (ít nhất là y sĩ). 
Có 17% số đơn kê thuốc kê kháng sinh, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 
đơn kê kháng sinh ở bệnh xá Quân Dân y kết hợp Trường sỹ quan lục quân II 
năm 2013 (53,3%)[16]. Mô hình bệnh tật ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An 
chủ yếu thuộc nhóm bệnh không nhiễm khuẩn: bệnh ung thư, bênh lý tuyến 
giáp nên hiển nhiên tỷ lệ sử dụng kháng sinh rất thấp. Các đơn kê kháng sinh 
trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm dạ dày, viêm amydan 
cấpThời gian sử dụng kháng sinh đều rất phù hợp 5-7 ngày. 
Thuốc điều trị ung thư chiếm 24,8 % tổng số thuốc điều trị ngoại trú 
tại bệnh viện, trong đó thuốc điều trị ung thư vú chiếm 93,9%, thuốc điều trị 
ung thư tiền liệt tuyến chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là 6,1% trong tổng số thuốc điều trị 
ung thư. Theo cơ cấu các mặt bệnh ngoại trú năm 2015, ung thư vú chiếm đa 
số nên thuốc điều trị ung thư vú chiếm 93,9% là hợp lý. 
Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại nhập đối với nhóm 
thuốc điều trị ung thư lần lượt là 12,2% và 87,8%. Điều đó cho thấy đối với 
thuốc ung thư ngoại trú BHYT bác sỹ chủ yếu kê thuốc nhập ngoại. Nguyên 
nhân chủ yếu do thuốc sản xuất trong nước đại đa phần là các thuốc generic, 
thuốc phổ biến, ít thuốc điều trị chuyên khoa hơn so với thuốc ngoại, kèm 
theo đó giá thành của thuốc nhập ngoại thường cao hơn thuốc sản xuất trong 
nước dẫn tới hệ quả chi phí mỗi đơn thuốc sẽ tăng lên rất nhiều. Để đảm bào 
tính kinh tế, các bác sỹ cần chú ý cân nhắc kê những thuốc nội đã được sản 
xuất có cùng hoạt chất và tương đương sinh học thay thế cho những thuốc 
ngoại đắt tiền. 
52 
 Chi phí trung bình trong một đơn 
Chi phí trung bình trong một đơn là 1.184.280 đ, phù hợp với bệnh 
viện chuyên khoa ung bướu: kê thuốc điều trị ung thư đắt tiền và phù hợp với 
mức trần năm 2015 của bệnh viện là 1.100.000 đ. Chi phí thấp nhất của một 
đơn thuốc là 65.940 đ, chi phí cao nhất là 6.758.562 đ.Chi phí trung bình cho 
một đơn thuốc kê thuốc gây nghiện là 317.244 đ, chi phí trung bình cho một 
đơn thuốc kê thuốc điều trị ung thư là 1.425.933 đ.Chi phí thuốc điều trị ung 
thư chiếm 51,77%, chứng tỏ tính chất bệnh tật của bệnh viện. Chi phí kê đơn 
cho thuốc điều trị ung thư tập trung vào nhóm thuốc điều trị ung thư vú chiếm 
tới 72,8%. 
Chi phí thuốc tiêm cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 46 %, ngoài ra 
còn có chi phí phát sinh (như là chi phí bông băng cồn gạc, bơm kim tiêm), 
như vậy sẽ làm tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân; kèm theo đó là tăng nguy 
cơ gây ra nhiều rủi ro do tiêm, phơi nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B cho cả 
nhân viên y tế và người bệnh xảy ra phản ứng bất lợi: như là sock phản vệ; 
nếu tiêm không đúng qui trình sẽ gây lây nhiễm viêm gan B, C, HIV., 
trong đó chi phí dành cho thuốc điều hòa miễn dịch chiếm 74,7% cho đơn 
điều trị thuốc tiêm. Điều đó cho thấy chi phí dành cho thuốc điều hòa miễn 
dịch chiếm tỷ lệ lớn. 
Chi phí cho thuốc gây nghiện chỉ chiếm 10,2% tương ứng với tỷ lệ đơn 
có kê thuốc gây nghiện là 12,1%. 
Chi phí dành cho kháng sinh chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể so với 
tổng chi phí, cụ thể % chi phí là 1,2%, trong khi đó tỷ lệ đơn kê có kháng sinh 
là 17%. 
Chi phí cho thuốc nhập ngoại nhóm thuốc điều trị ung thư là 94,2%, 
chi phí cho thuốc sản xuất trong nước nhóm điều trị ung thư là 5,8%.Việc sử 
dụng thuốc nhập ngoại chuyên khoa khâu trong khi thuốc sản xuất trong nước 
chưa đáp ứng được là cần thiết, tuy nhiên với những thuốc sản xuất trong 
53 
nước có khả năng thay thế với cùng hoạt chất, tương đương sinh học cũng nên 
được bệnh viện chú ý nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính kinh tế. Chi phí 
thuốc điều hòa miễn dịch chiếm 34,4% so với tổng chi phí , điều đó cũng cho 
thấy thuốc điều hòa miễn dịch chiếm tỷ lệ lớn trong điều trị ngoại trú tại bệnh 
viện Ung bướu Nghệ An. 
54 
KẾT LUẬN 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Đề tài tiến hành khảo sát 400 đơn thuốc ngoại trú BHYT từ tháng 1 
năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. Kết quả cho thấy: 
♦Thực hiện Quy định kê đơn thuốc 
Tại bệnh viện Ung bướu việc thực hiện chấp hành tốt quy chế kê đơn 
là: Phần thủ tục hành chính, đơn thuốc ghi đầy đủ nồng độ, hàm lượng đối với 
thuốc 1 thành phần, đủ số lượng thuốc đối với thuốc đa thành phần đều đạt 
100%, thực hiện đúng quy chế kê ngoại trú thuốc gây nghiện; thời gian kê 
đơn phù hợp với điều trị bệnh mạn tính với tính chất đặc thù của bệnh viện là 
bệnh nhân ung bướu. 
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như: việc ghi hướng dẫn sử dụng 
thuốc như về thời điểm dùng, liều dùng 1 lần, liều dùng 24h, đường dùng 
thuốc chưa đầy đủ. Việc kê đơn thuốc generic vẫn còn quá ít,không có đơn 
nào kê tên biệt dược có ghi tên gốc trong ngoặc đơn với thuốc một thành 
phần. Đây là tình trạng chung rất phổ biến ở các bệnh viện. 
♦Các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An 
- Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là cao: 3,3. Đơn thuốc ít nhất 
là 1 thuốc, nhiều nhất là 6 thuốc, tuy nhiên số lượng đơn có 6 thuốc là rất ít. 
Đơn có 3-4 thuốc chiếm đa số. 
- Số thuốc điều trị ung thư trong đơn chiếm 24,8 % về số lượng và 
51,77% về chi phí. Trong nhóm thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị ung thư 
vú chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng (93,9%) lẫn chi phí (72,8%); thuốc điều 
trị ung thư nhập ngoại chiếm đa số về cả số lượng (87,8%) và chi phí 
(94,2%). 
- 75% đơn kê có thuốc tiêm, trong đó thuốc điều hòa miễn dịch chiếm 
82,6% trong tổng số thuốc tiêm được kê. 
55 
Trong tổng chi phí đơn thuốc ngoại trú BHYT thì chi phí cho kháng 
sinh chiếm 1,2%, thuốc tiêm chiếm 46% (trong đó thuốc tiêm cho thuốc điều 
hòa miễn dịch chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 74,7%, cho thuốc điều trị ung thư 
chiếm tỷ lệ nhỏ 14,3% và gây nghiện là 11%), thuốc điều trị ung thư chiếm 
51,77%, thuốc điều hòa miễn dịch 34,4% và thuốc gây nghiện 10,2%. 
Chi phí trung bình một đơn thuốc ngoại trú BHYT là 1.184.280 VND 
(thấp nhất là 65.940 VND, cao nhất là 6.758.562 VND), trong đó chi phí 
trung bình cho một đơn thuốc Gây nghiện là 317.244 VND và chi phí trung 
bình cho một đơn thuốc ung thư là 1.425.933 VND. 
KIẾN NGHỊ 
- Khoa Dược phối hợp với phòng IT của bệnh viện để xây dựng và hoàn 
thiện phần mềm khám bệnh, đặc biệt cần bổ sung thêm tên chung quốc tế 
trong ngoặc đơn đối với thuốc một thành phần để tỷ lệ này phải đạt 100% 
(Kết quả khảo sát là 0%). 
- Bộ phận Dược lâm sàng của khoa Dược tăng cường giám sát kiểm tra 
theo dõi kê đơn bằng cách kiểm tra đơn thuốc, tổ chức bình đơn thuốc, có 
biện pháp chế tài phù hợp với các trường hợp vi phạm quy chế kê đơn. 
- Đối với khoa Khám bệnh: Đối với mỗi thuốc kê đơn bác sỹ phải ghi 
hướng dẫn sử dụng thuốc cụ thể như đủ liều dùng, đường dùng và thời điểm 
dùng thuốc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Tiếng Việt 
1. Lê Thị Quỳnh Anh (2014), Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú 
tại Bệnh viện nội tiết Trung ương năm 2014. Trường Đại học Dược Hà Nội. 
2. Bộ Y tế (2007), Dịch tễ Dược học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
3. Bộ Y tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. 
4. Bộ y tế (2009), Ung thư học đại cương. NXB giáo dục Việt Nam. tr. 9- 
12, tr. 109-113. 
5. Bộ y tế (2012), "Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014". 
6. Bộ Y tế (2013), "Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc 
và điều trị trong bệnh viện", ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT 
ngày 08/08/2013. 
7. Đỗ Thành Đức (2015), Đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc 
ngoại trú tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2015. Đại học Dược 
Hà Nội. 
8. Nguyễn Bá Đức và CS (2004), Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. 
NXB Y học. 
9. Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông tin 
thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011. Trường đại học Dược 
Hà Nội. 
10. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện 
Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp,. Đại học Dược Hà Nội. 
11. Đặng Thị Hoa (2014), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh 
viện Nhi Thanh Hóa năm 2012,. Đại học Dược Hà Nội. 
12. Hồ Thị Minh Nghĩa (2001), "Dịch tễ học mô tả các bệnh ung thư của 
người", Bài giảng ung thư học. NXB Y học 
13. Nhóm nghiên cứu quốc gia của GARP-Việt Nam (2010), "Phân tích 
thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam",. Bệnh viện 
nhiệt đới Trung ương. 
14. Ngô Thị Phương Thúy (2015), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc tại 
bệnh viện phụ sản trung ương năm 2014. Đại học Dược Hà Nội. 
15. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất 
lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115,. Đại học Dược Hà Nội. 
16. Hà Thị Thanh Tú (2014), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc đối với 
bệnh nhân Bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh xá Quân dân y kết hợp Trường sĩ 
quan lục quân II năm 2013. Đại học Dược Hà Nội. 
 Tiếng Anh 
17. World Health Organization ((2011)), "The World Medicines Situation". 
Rational Use of Medicines. 
18. Henning R. H. T..P. G. M. de Vries, Hogerzeil H. V., Fresle D. A. 
((WHO/DAP/94.11). ''Guide to Good Prescribing'' 
), WHO Action Programme on Essential Drugs, Geneva. 
19. WHO/DAP ((1993)), "How to investingate drug use in healthy 
facilities: Selected Drug use indicates",. Vol. Chapter 2: Core drug use 
indicators. EMD Research Series 007, . 
 Web 
20. Pan American Health Organization (03/04/2013). ''Rational 
Prescription'', from. Available from: 
8&Itemid=40982&lang=en. 
 1 
Phụ lục 1 
Thống kê thông tin của đơn thuốc theo các bảng đã được chuẩn bị sẵn sau: 
ST 
T 
Họ 
tên, 
tuổi 
bệnh 
nhân 
Địa 
chỉ 
bệnh 
nhân 
Đánh 
số 
khoản 
Họ 
tên 
bác 
sỹ 
Chẩn 
đoán 
Kê vào 
sổ điều 
trị 
mạn 
tính 
Ghi 
diễn 
biến 
bệnh 
Số 
ngày 
điều trị 
Số 
lượng, 
hàm 
lượng 
Liều 
dùng 
1 lần 
và liều 
dùng 
24h 
Thời 
điểm 
dùng 
Đường 
dùng 
Cách ghi 
tên thuốc 
Số 
thuốc/đơ 
n 
Chi phí 
/đơn 
1 
2 
STT 
Kháng sinh 
Thuốc 
Gây 
nghiện 
Thuốc 
tiêm 
Thuốc 
ĐHMD 
trong 
nhóm TT 
Thuốc GN 
trong 
nhóm TT 
Thuốc ĐT 
ung thư 
trong 
nhóm TT 
Thuốc ĐT 
ung thư 
Thuốc ĐT 
UT vú 
trong 
nhóm 
ĐTUT 
Thuốc ĐT 
UT TLT 
trong 
nhóm 
ĐTUT 
Thuốc ĐT 
UT sản 
xuất 
trong 
nước 
Thuốc ĐT 
UT nhập 
ngoại 
Số 
lượn 
g 
Chi 
phí 
Số 
lượ 
ng 
Chi 
phí 
Số 
lượ 
ng 
Chi 
phí 
Số 
lượ 
ng 
Chi 
phí 
Số 
lượ 
ng 
Chi 
phí 
Số 
lượ 
ng 
Chi 
phí 
Số 
lượn 
g 
Ch 
i 
phí 
Số 
thu 
ốc 
Chi 
phí 
Số 
thu 
ốc 
Chi 
phí 
Số 
thu 
ốc 
Chi 
phí 
Số 
thu 
ốc 
Chi 
phí 
1 
2 
- 
 1 
- Đối với các mục: Họ tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân, đánh số khoản, họ tên 
bác sỹ, chẩn đoán, kê vào sổ điều trị mạn tính, ghi diễn biến bệnh, số 
lượng (hàm lượng), Liều dùng 1 lần và liều 24h, thời điểm dùng, đường 
dùng nếu đầy đủ thì ghi “1”, nếu không đầy đủ thì ghi “0”. Đối với mục 
cách ghi tên thuốc: A: thuốc 1 thành phần theo tên chung quốc tế (INN, 
generic name), B: thuốc biệt dược 1 thành phần có tên chung quốc tế 
trong ngoặc đơn, C: Thuốc biệt dược 1 thành phần, D: thuốc biệt dược 
nhiều thành phần. 
- Đối với các mục: Số ngày điều trị, số thuốc, chi phí đơn, thuốc kháng 
sinh, thuốc gây nghiện, thuốc điều trị ung thư, thuốc tiêm, thuốc điều trị 
ung thư vú/TLT trong nhóm điều trị ung thư, thuốc sản xuất trong 
nước/thuốc nhập ngoại trong nhóm điều trị ung thư, thuốc ĐHMD, thuốc 
gây nghiện, thuốc ĐT ung thư trong nhóm thuốc tiêm được ghi số liệu 
cụ thể. 
- Nhập tên thuốc, ĐVT, số lượng, đơn giá, thành tiền vào bảng sau: (Để 
tính chi phí). 
STT Tên thuốc Đơn giá ĐVT Số 
lượng 
Thành tiền 
1 
2 
- Quy chế kê đơn thuốc Gây nghiện 
STT Mẫu đơn 
thuốc 
Cách ghi 
tên thuốc 
Chỉ 
định 
đúng 
số ngày 
QĐ 
Giấy 
xác 
nhận 
BN còn 
sống 
Cam 
kết của 
người 
nhà 
người 
bệnh 
Người 
cấp 
thuốc 
ghi hạn 
dùng 
của 
thuốc 
đã cấp 
vào 
đơn 
lưu 
Đơn lưu có 
đầy đủ chữ 
ký, ghi rõ họ 
tên, địa chỉ, 
số 
GCMNDcủa 
người lĩnh 
thuốc 
1 
2 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phan_tich_thuc_trang_ke_don_thuoc_ngoai_tru_tai_benh.pdf