Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ an năm 2015
Khi nói đến và nhắc đến bệnh viện thì mọi người ai cũng biết đó là nơi
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, là đơn vị
làm khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế. Hệ thống y tế phát triển mạnh
mẽ từng bước đảm bảo được việc khám chữa bệnh, cung ứng thuốc đầy đủ
nhanh chóng kịp thời với giá cả cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay, số lượng và chủng loại thuốc ngày càng phong phú đa dạng góp
phần đảm bảo thuốc có chất lượng cho nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không hiệu quả và hợp lý là nguyên nhân
làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh kèm theo đó là những hậu quả
nghiêm trọng kể cả tử vong. Năm 2006, WHO vẫn khuyến cáo về thực trạng
kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu: khoảng 30-60% bệnh nhân tại các cơ sở y
tế có kê kháng sinh, tỷ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng, khoảng
60-90% bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh không phù hợp, khoảng 50% bệnh
nhân được kê đơn dùng thuốc tiêm tại các cơ sở y tế và có tới 90% số ca là
không cần thiết. Thực trạng đó đã tạo ra khoảng 20-80% thuốc sử dụng không
hợp lý .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ an năm 2015
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN HỮU HỢI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2016 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN HỮU HỢI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1 CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược MÃ SỐ: 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà Thời gian thực hiện: Tháng 7 đến tháng 11 năm 2016 HÀ NỘI 2016 LỜI CẢM ƠN Muốn thành công bạn phải thực sự nỗ lực cố gắng thực hiện, kết quả sẽ đến. Với nhiều cố gắng nỗ lực, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều người mà có lẽ tôi không bao giờ quên được. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn người thầy hướng dẫn đáng kính là PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà đã giúp đỡ tôi trong suốt hành trình bắt đầu từ thai nghén cho đến khi hoàn thành đề tài. Cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn quản lý và kinh tế dược đã trao đổi nhiều ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Các thầy cô không những cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu về khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi mà còn động viện tinh thần lớn lao đối với tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc ở Sở y tế Nghệ An, Bảo hiểm xã hội đã cung cấp cho tôi nhiều ý kiến chuyên môn, số liệu, điều kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu cho luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Dược, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài vụ và một số đồng nghiệp, bạn bè trong cơ quan đã đồng hành cùng với tôi trong suốt chặng đường làm luận văn này. Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt mẹ và người vợ tần tảo đã giúp tôi có đủ thời gian, vật chất và đặc biệt là tinh thần rất lớn để tôi có thể tập trung vào công việc này. Có thể do một số hạn chế nên kết quả chưa được như mong muốn, tuy nhiên tôi cũng muốn dành tặng kết quả này cho những người thân trong gia đình đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua. Và cuối cùng tôi muốn dành tặng luận văn này cho người cha kính yêu đã luôn nhắc nhở động viên tôi không ngừng học tập để trở thành con người hiểu chuyện và có ích cho xã hội. Phan Hữu Hợi MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 Chương 1. TỔNG QUAN.. 3 1.1.Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú. 3 1.1.1. Một vài nét về hình thành quy chế kê đơn thuốc... 3 1.1.2. Nội dung chính của Quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú 4 1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc.. 5 1.1.4. Điều kiện của người kê đơn... 6 1.1.5. Quy định về ghi đơn thuốc..................................................... 6 1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn 7 1.1.7.Một số chỉ số sử dụng thuốc 7 1.2. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn 9 1.3.BVĐK huyện Kỳ Sơn và một vài nét về thực trạng kê đơn thuốc tại bệnh viện... 14 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện. 14 1.3.2. Quy mô, cơ cấu nhân lực 15 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược BVĐK huyện Kỳ Sơn... 15 1.3.4. Biên chế tổ chức và cơ sở vật chất khoa Dược BVĐK . 17 1.3.5. Một vài nét về thực trạng kê đơn tại bệnh viện.. 18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu... 19 2.3. Các biến số trong nghiên cứu 22 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 27 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.. 32 3.1.Thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú có BHYT tại BVĐK Kỳ Sơn, Nghệ An 32 3.1.1. Ghi thông tin liên quan đến thủ tục hành chính của BN 32 3.1.2. Số chấn đoán trung bình. 33 3.1.3. Quy định ghi các thông tin liên quan tới bác sỹ kê đơn. 34 3.1.4. Ghi các thông tin liên quan đến thuốc và cách sử dụng. 34 3.2.Khảo sát các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú có BHYT tại BVĐK huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.. 37 3.2.1. Số thuốc TB trong 1 đơn và sự phân bố nhóm bệnh theo ICD.10 và phân bố thuốc trong đơn. 47 3.2.2. Về sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin.. 42 3.2.3. Danh mục thuốc được kê 44 3.2.4. Chi phí trung bình của một đơn thuốc 48 3.2.5. Tương tác thuốc, mức độ tương tác và biện pháp can thiệp... 49 Chương 4. BÀN LUẬN...... 51 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADR Phản ứng có hại của thuốc BD Biệt dược BHYT Bảo hiểm y tế BS Bác sỹ BSCK1 Bác sỹ chuyên khoa 1 BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện đa khoa BYT Bộ y tế CK Chuyên khoa CLS Cận lâm sàng CT Chỉ thị DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện HA Huyết áp HDSD Hướng dẫn sử dụng HL Hàm lượng INN Tên chung quốc tế KS Kháng sinh LS Lâm sàng NHS Nữ hộ sinh QĐ Quyết định SL Số lượng TĐ Tiểu đường TL Tỷ lệ TM Tim mạch TT Thông tư TƯQĐ Trung ương quân đội VTM Vitamin WHO Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 2.1 Biến số của việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc NT 22 Bảng 2.2 Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú 25 Bảng 3.3 Ghi thông tin bệnh nhân 32 Bảng 3.4 Ghi chẩn đoán trung bình 33 Bảng 3.5 Ghi các thông tin về ngày kê, đánh số khoản, gạch phần trắng, sửa chữa và ký tên bác sỹ kê đơn 34 Bảng 3.6 Ghi các thông tin liên quan đến kê tê thuốc 35 Bảng 3.7 Ghi các thông tin liên quan đến HDSD 36 Bảng 3.8 Ghi hàm lượng ( nồng độ), số lượng thuốc 36 Bảng 3.9 SL thuốc được kê và số thuốc TB trong 1 đơn thuốc 37 Bảng 3.10 Sự phân các nhóm bệnh lý theo ICD.10 39 Bảng 3.11 Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc BHYT theo các nhóm bệnh lý ICD.10 40 Bảng 3.12 Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin 42 Bảng 3.13 Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê KS 43 Bảng 3.14 Đơn thuốc kê trong DMTBV, thuốc thiết yếu 44 Bảng 3.15 Tỷ lệ sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại 45 Bả ... Đây là đề cần được quan tâm điều chỉnh do việc quảng cáo quá mức và lạm dụng vitamin đang gây nhiều tác hại đáng kể 4.2.3. Thuốc kê trong danh mục 57 100% các thuốc được kê trong danh mục thuốc bệnh viện. DoKỳ Sơn là một huyện rẻo cao, một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người. Vì đặc thù này mà gần như 100% người dân ở đây đều có thẻ BHYT hộ nghèo, được BHYT chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến khám chữa bệnh. Về thuốc, được bệnh viện cung ứng các thuốc trúng thầu và được BHYT chi trả, nên danh mục thuốc sau khi ban hành được bệnh viện cung ứng về và nhập vào máy tính trên phần mềm kế toán Misa để quản lý và thanh quyết toán.Chính vì vậy, 100% các thuốc trong đơn thuốc BHYT đều kê nằm trong DMTBV, thuốc thiết yếu. So với khuyến cáo của WHO (100%) thì tỷ lệ kê đơn này đạt yêu cầu. Điều này cho thấy được tính khoa học y học, tính kinh tế và y đức trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Việc danh mục thuốc được kê theo nguồn gốc, theo đường dùng, dạng dùng tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn, Nghệ An cho kết quả: được các bác sỹ kê tương đối phù hợp với danh mục sẵn có tại bệnh viện, phù hớp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Các thuốc cần quản lý đặc biệt tại bệnh viện ít nên tỷ lệ thuốc được kê thuộc diện quản lý đặc biệt chỉ chiếm 6,3%. 4.2.4. Tương tác và các biện pháp can thiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy có 31 đơn có tương tác thuốc chiếm tỷ lệ 7,8%. Mức độ tương tác chủ yếu là trung bình 22 đơn và nhẹ 9 đơn, không có tương tác ở mức độ nghiệm trọng- nguy hiểm. Tỷ lệ tương tác này tương đối thấp so với tương tác ở BV nội tiết TW năm 2013 là 34%, BVĐK tỉnh Khánh Hòa là 15,8%. Trong tổng số các đơn có tương tác thì có tới 54,8% có can thiệp tương tác, như vậy về cơ bản các thầy thuốc đã kiểm soát được thuốc khi phối hợp thuốc, kiểm soát được tương tác để thực hiện tốt nội quy quy chế kê đơn. Tuy nhiên có đến 45,2% số đơn không có biện pháp can thiệp, mặc dù rất đơn giản ví dụ thay đổi thời điểm dùng thuốc hay liều dùng thuốc. 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN ♦ Thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Qua đánh giá trên 400 đơn thuốc kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú có BHYT tại Bệnh Viện đa khoa Kỳ Sơn, Nghệ An thấy rằng : Tỷ lệ tuân thủ nguyên tắc ghi đầy đủ thông tin: tên, giới tính bệnh nhân đạt 100% Ghi số tuổi của bệnh nhân không đầy đủ và không rõ ràng, không ghi rõ số tháng tuổi của trẻ dưới 72 tháng tuổi, tỷ lệ ghi đầy đủ tuổi bệnh nhân đạt 80,5%. Việc ghi địa chỉ của bệnh nhân chính xác đến từng số nhà, đường phố (thôn, bản) chỉ 188 đơn đạt yêu cầu quy định còn lại là không đạt yêu cầu. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận, theo dõi, quản lý bệnh nhân. Thiết nghĩ đây là thói quen của Bác sỹ, việc này không thể sửa ngay được, trên thực tế cũng chưa xảy ra tổn thất nên chưa thúc đẩy được các Bác sỹ chấp hành và tuân thủ. Tất cả các đơn thuốc đều ghi ngày kê đơn, song việc ký (hoặc đóng dấu) và ghi rõ họ tên người kê đơn chỉ đạt 67,5% Việc thực hiện đánh số khoản, gạch phần đơn trắng, sửa chữa và ký tên bác sỹ sửa chữa cũng chưa thực hiện đúng quy chế 1 cách tuyệt đối. Chỉ thực hiện ở mức tương đối. 59 Việc tuân thủ ghi tên thuốc theo quy định của WHO, Bộ y tế không cao, chỉ có 6,3% là tuân thủ ghi theo tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc 1 thành phần. Còn lại là ghi theo tên biệt dược. Ghi nồng độ, hàm lượng thuốc cũng đạt thấp 43%, làm ảnh hưởng đến việc phát thuốc cho dược sỹ, và tính toán liều lượng cho bệnh nhân thiếu chính xác. Việc HDSD cho bệnh nhân đạt thấp, chỉ có 30,8% có hướng dẫn rõ ràng. ♦Các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn, Nghệ An Đề tài tiến hành nghiên cứu 400 đơn thuốc BHYT trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc ngoại trú BHYT là4,6 thuốc, cao hơn so với tiêu chuẩn của WHO ( 1-2 thuốc). Đơn thuốc ít nhất là 2 thuốc, nhiều nhất là 7 thuốc, tuy nhiên số lượng đơn có 7 thuốc là rất ít. Đơncó 4 và 5 thuốc chiếm đa số. Chưa kiểm soát được tỷ lệ đơn thuốc dùng kháng sinh, vitamin nên tỷ lệ sử dụng kháng sinh chung là rất cao 78,3%. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kết hợp 2 kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú không cao 4,5%.Đơn thuốc có kháng sinh nhiều nhất là bệnh lý đường tiêu hóa chiếm 31%; thấp nhất là bệnh lý huyết áp, tim mạch chiếm 1,9%.Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng vitamin cũng rất cao 77%. Tỷ lệ thuốc kê trong DMTBV là rất tốt 100%, cũng ưu tiên sử dụng thuốc nội 71,4%. Trong tổng chi phí đơn thuốc ngoại trú BHYT có kháng sinh và vitamin thì chi phí cho kháng sinh chiếm 50,5%; vitamin chiếm 40,5%.Chi 60 phí trung bình một đơn thuốc BHYTlà 227.684 VND (thấp nhất là 33.000VND, cao nhất là 650.250 VND). Có 31 đơn có tương tác thuốc, chủ yếu tương tác xảy ra ở mức độ nhẹ 9 đơn và trung bình 22 đơn, không có đơn nào có tương tác nghiêm trọng. Tuy nhiên xử trí tương tác chỉ đạt 54,8%. KIẾN NGHỊ - Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn về khám chữa bệnh và hướng dẫn, kê đơn, sử dụng thuốc cho cán bộ nhân viên, nhất là bác sỹ kê đơn và dược sĩ- người tư vấn cung ứng thuốc định kỳ 1 tháng/ lần và đột xuất khi có thông tư, quyết định mới ra đời. - Qua khảo sát thấy rằng việc thực hiện quy chế kê đơn tại bệnh viện chưa tốt do vậy tôi kiến nghị với Giám đốc bệnh việnxây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh, đặc biệt Khoa Dược cần bổ sung tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với Biệt dược một thành phần để tỷ lệ này phải đạt 100%. - Đối với khoa Khám bệnh: khi tiếp đón bệnh nhân và ghi thông tin khám bệnh, bắt buộc điều dưỡng viên phải ghi thông tin đầy đủ về địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã (ví dụ: có thể yêu cầu bệnh nhân trình chứng minh thư nhân dân để thuận tiện hơn cho việc ghi chép hoặc bệnh nhân tự điền thông tin cá nhân theo biễu mẫu qui định của bệnh viện). Thậm chí ghi thêm được số điện thoại liên lạc thì càng tốt. - Đối với Hội đồng thuốc và điều trị: cần tăng cường hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng nhằm tránh tình trạng kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn thuốc, khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh và vitamin. Tăng cường giám sát kiểm tra theo dõi kê đơn bằng cách kiểm tra đơn thuốc hàng ngày, bình đơn thuốc trong các buổi sinh hoạt chuyên môn . có biện pháp chế tài xử phạt với các trường hợp vi phạm quy chế kê đơn. Cần có nhiều hơn nữa 61 những nghiên cứu về tương tác thuốc có thể xảy ra của chính những thuốc có trong DMTBV của bệnh viện đa khoa Kỳ Sơn. - Đối với cơ quan BHYT: cần ghi rõ địa chỉ người tham gia BHYT trên thẻ BHYT chính xác đến số nhà (thôn), đường phố (xã, phường) để khi cần có thể tiếp cận, theo dõi, quản lý bệnh nhân về thuốc và điều trị sau kê đơn được thuận lợi. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1, Bộ y tế ( 2005), tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, ( tài liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sỹ, dược sỹ bệnh viện) . 2, Bộ y tế ( 2005), tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, nhà xuất bản y học, Hà Nội. 3, Bộ y tế (2008), Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại cơ sở KCB, ban hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/0202008 của Bộ y tế. 4, Bộ y tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Ban hành kèm theo quyết định số 04/208/QĐ-BYT ngày 1/02/2008 của bộ trưởng Bộ y tế. 5, Bộ y tế (2010), Thông tư hướng dẫn quản lý thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, ban hành kèm theo thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/04/2010. 6, Bộ y tế (2010), Thông tư hướng dẫn quản lý thuốc gây nghiện, ban hành kèm theo thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/06/2014. 7, Bộ y tế ( 2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, ban hành kèm theo thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011. 8, Bộ y tế (2013), Quy chế về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, ban hành kèm theo thông số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 8 năm 2013. 9, Cục quản lý dược Việt Nam ( 2008), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009, ngày 23 tháng 6 năm 2009. 10, Nguyễn Văn Dũng ( 2013), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Dược, trường đại học Dược Hà Nội. 63 11, Nguyễn Thị Song Hà (2011), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Phổi trung ương 2009, Tạp chí dược hoc, số 418 tháng 2 năm 2011. 12, Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị Phương Lan (2011), Nghiên cứu 1 số hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Tim Hà Nội, giai đoạn 2008-2010, Tạp chí dược học, số 426 tháng 10 năm 2011. 13, Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, Luận văn thạc sĩ Dược học, trường đại học Dược Hà Nội 14, Nguyễn Văn Hường, Đinh Thị Chung ( 2005), Tình hình sử dụng thuốc của người dân và cán bộ y tế tại các xã của huyện Tiên Phước năm 2002, Tạp chí y học thực hành, số 521 năm 2005. 15, Nguyễn Thanh Mai ( 2011), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2010, luận văn thạc sỹ dược học , trường đại học Dược Hà Nội. 16, Tạp chí y dược lâm sàng 108, 55 năm bệnh viện trung ương quân đội 108 xây dựng và phát triển kỷ thuật, phụ trương số 1-tập 1 tháng 4 năm 2006. 17, Trần Nhân Thắng và cộng sự (2006), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Bạch Mai, Y học lâm sàng, Volume 1, NXB trẻ, Hà Nội, tr 199- 204. 18, Trần Nhân Thắng ( 2012), Khảo sát tình hình kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2011, tạp chí y học thực hành, số 830 tháng 7 năm 2012. 19, Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm ( 2013), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện trung ương Huế năm 2012, luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Dược, Trường đại học Dược Hà Nội. 20, Huỳnh Hiền Trang, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thị Thúy Hà, Nguyễn Thanh Bình, Từ Minh Koong ( 2009), Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhân dân 115, tạp chí dược học, số 393 tháng 1 năm 2009. 64 21, Lê Thùy Trang (2009), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc và thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện E và Bạch Mai trong quý I/2009, khóa luận tốt nghiệp dược sỹ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội 22, Lê Văn Tuyên ( 2004), công nghiệp thuốc Gerenic thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI về 1 hướng đi cho công nghiệp Dược Việt Nam, Tạp chí dược học, (06), tr.10. 23, Nguyễn Thế Vinh (2010), Khó khăn trong quá trình kê đơn thuốc và nhu cầu đào tạo về sử dụng thuốc hợp lý an toàn của cán bộ thuộc 1 số bệnh viện miền Bắc, miền Nam, khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa khóa 2004-2010, tr 7-9. 24, Bùi Văn Vĩnh ( 1998), Thuốc kháng sinh và cách sử dụng, chương trình giáo dục sức khỏe kháng sinh an toàn, hợp lý, Hà Nội. Tiếng Anh: 25, Admassu Assen, Solomon Abrha, Assessment of Drug prescri bing pattern in Dessre Referral Hopital, Dessie, Admassu Assen et al./ International Journal of pharma Sciences and research, vol 5 no 11 nov 2014, pp 77-78. 26, David J, Usal, Moltke V (2002), Drug-Drug interactions Clinical perspectiri, Drug and the pharmaceutical sciences, volume 116, New York, PP.565-584 . 27, Hiroyuki K, Yuichi S (2002), Drug-Drug interactions inrolving the menbrane transport process, Drug and the pharmaceutical sciences, volume 116, New York, pp.123-188. 28, Qui JD – Rankin JR, et al ( 1997), Marnaging Drug supply, sencond edition kumarian press, USA. 29, WWW.medscape, Drugs.com, WedMD.com. 65 Phụ lục 1: Phiếu thu thập việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú STT Đơn Nội dung Tổng Họ và tên bệnh nhân Tuổi bệnh nhân Giới tính BN Địa chỉ Thôn ( bản) Xã ( phường) Huyện ( TP, thị xã) Tỉnh Đơn thuốc có ghi chẩn đoán số chẩn đoán trong đơn 1 chẩn đoán 2 chấn đoán 3 chẩn đoán Số lượt thuốc ghi Hàm lượng Số lượng thuốc Số lượt thuốc ghi liều dùng Số lượt thuốc ghi thời điểm dùng Ngày kê đơn Chữ ký và họ tên của bác sỹ kê đơn Đánh số khoản Gạch phần trắng Sửa chữa đơn Ghi chú: 1= có, 2= không , Số lượng, số lượt = Ghi bằng số cụ thể 66 Phụ lục 2: Phiếu thu thập việc chỉ định thuốc trong kê đơn ngoại trú STT Đơn Nội dung Tổng DM theo nguồn gốc Số lượt thuốc tân dược Số lượt thuốc YHCT Danh mục thuốc theo đường dùng Số lượt thuốc dạng uống Số lượt thuốc bôi ngoài da Số lượt thuốc dạng ngậm Số lượt thuốc tiêm DM theo dạng dùng Số lượt thuốc viên Số lượt thuốc Siro Số lượt thuốc Gói Số lượt thuốc Ống Số lượt thuốc được kê theo tên gốc INN Số lượt thuốc kê theo tên biệt dược Số lượt thuốc thuộc DMTBV Số lượt thuốc thiết yếu Số lượt thuốc nội Số lượt thuốc ngoại Số lượt thuốc cần quản lý đặc biệt Đơn thuốc có kê kháng sinh Số kháng sinh trong đơn 1 kháng sinh 2 kháng sinh Đơn thuốc kê vitamin Chi phí kê kháng sinh Chi phí kê vitamin Tổng chi phí đơn thuốc Đơn thuốc có tương tác Có can thiệp tương tác Ghi chú: 1= có , 2= không, Số lươt, chi phí ...= Ghi số lượng cụ thể 67 Phụ lục 3: Phiếu thu thập số liệu thuốc theo chuyên khoa SL thuốc Nội dung 1 thuốc 2 thuốc 3 thuốc 4 thuốc 5 thuốc 6 thuốc 7 thuốc Tổng Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng Bệnh máu và cơ quan tạo máu Các bệnh nội tiết, miễn dịch, dinh dưỡng Bệnh thần kinh và các giác quan Bệnh về mắt và phần phụ Bệnh tai và xương chũm Các loại bệnh của hệ tuần hoàn Các bệnh của bộ máy hô hấp Các bệnh của bộ máy tiêu hóa Bệnh da và tế bào dưới da Bệnh xương khớp và các mô liên kết Các bệnh cơ quan sinh dục, tiết niệu Chưa đẻ và sau đẻ Chấn thương, vết thương, ngộ độc Các bệnh khác( dị tật, dị dạng...) Đánh dấu X
File đính kèm:
- luan_an_phan_tich_thuc_trang_ke_don_thuoc_cho_benh_nhan_dieu.pdf