Kỹ thuật học tập hiệu quả

Kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản

thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh

thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách

nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm

việc này tốt hơn. Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các bạn sinh viên là

: Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở

Kỹ thuật học tập hiệu quả trang 1

Trang 1

Kỹ thuật học tập hiệu quả trang 2

Trang 2

Kỹ thuật học tập hiệu quả trang 3

Trang 3

Kỹ thuật học tập hiệu quả trang 4

Trang 4

Kỹ thuật học tập hiệu quả trang 5

Trang 5

Kỹ thuật học tập hiệu quả trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 10320
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ thuật học tập hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật học tập hiệu quả

Kỹ thuật học tập hiệu quả
Kỹ Thuật Học Tập Hiệu Quả 
Kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản 
thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh 
thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách 
nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm 
việc này tốt hơn. Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các bạn sinh viên là 
: Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở 
1/ Đọc đi đọc lại : 
Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp 
nhớ bài tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn 
nhớ 75% bài, những sinh viên không làm điều đó không nhớ đến 50% 
sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần. 
Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, 
trước mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc 
theo đúng mục tiêu đó. 
2/ Nắm ý chính: 
Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách 
riêng của mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói 
quen tìm ra ý chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách. 
3/ Trích lược những chi tiết quan trọng : 
Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi 
tiết quan trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng 
chuẩn bị tốt cho thi cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền 
tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý 
với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn. 
4/ Đừng đọc to : 
Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp 
máy môi khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói 
quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh 
hơn và nhớ nhiều hơn. Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được 
điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng 
cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời. 
5/ Ghi chép như thế nào: 
Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 
chữ trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một 
phút. Cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau. 
Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học 
sinh đề không có. 
Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie : 
· Đặt tựa đề riêng cho đề mục. 
· Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục. 
· Dùng những chấm riêng cho từng dòng. 
· Xuống dòng cho mỗi chi tiết 
· Chừa chỗ trống nhiều. 
· Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy. 
+ Kỹ thuật ghi nhanh : 
· Dùng từ viết tắt. 
· Không viết nguyên âm. 
· Dùng chữ bắt đầu một từ. 
· Dùng ký hiệu quy ước. 
· Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi. 
6/ Ghi chép ở đâu: 
Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ 
rằng ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi 
thật vô ích. Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy 
rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào 
tập ghi chép này. Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng 
phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào 
tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách. 
7/ Đánh dấu trong sách : 
Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm 
cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy 
nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả. 
8/ Ghi chép cái gì: 
Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe. 
Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen 
ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn 
nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là 
phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp 
chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn 
bài sẽ đơn giản và hiệu quả. 
9/ Sắp xếp những điều ghi chép: 
Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. 
Bạn có thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan 
trọng là ghi chính xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ. Dùng 
thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. 
Nếu có máy tính thì nên sắp xếp theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được 
các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có 
máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức. 
Kết luận: 
Một số phương pháp, chiến lược và kỹ thuật học tập đã được trình bày ở 
trên để giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập gồm: 
- Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập 
- Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc 
nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép 
Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết 
tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố 
gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là 
người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có 
thể giúp bạn làm việc này tốt hơn. 
Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các vinh viên là : 
Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở. 

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_hoc_tap_hieu_qua.pdf