Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập

 Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên Trường Đại

học Cảnh sát Nhân dân (ĐHCSND), thể hiện trong lĩnh vực nâng cao tri thức hiểu biết và tri thức nghề

nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu và phân tích

thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên ĐHCSND, tác giả nhận thấy rằng kỹ

năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định song cũng còn nhiều hạn chế

như thiếu tự tin trong giao tiếp hay khả năng giao tiếp chỉ dừng lại ở cấp độ câu đơn giản. Trong giới hạn

bài viết này, tác giả xin trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hơn nữa kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên đáp ứng nhu cầu học tập và tham gia hợp tác quốc tế.

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 1

Trang 1

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 2

Trang 2

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 3

Trang 3

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 4

Trang 4

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 5

Trang 5

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 6

Trang 6

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 7

Trang 7

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 8

Trang 8

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 9

Trang 9

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang viethung 6000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân trong thời kỳ hội nhập
1. Đặt vấn đề1
Những năm qua, ở ĐHCSND, việc dạy và 
học tiếng Anh đã được Ban Giám hiệu quan 
tâm. Nhà trường đã đầu tư nhiều trang thiết bị 
giảng dạy hiện đại, bồi dưỡng đội ngũ giảng 
viên, và chú trọng vấn đề đổi mới phương 
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm tạo 
ra những đột phá trong công tác đào tạo. Tuy 
nhiên, kết quả học tập tiếng Anh của sinh viên 
còn rất hạn chế, khả năng sử dụng tiếng Anh 
của sinh viên trong học tập cũng như trong 
công tác chuyên môn sau khi ra trường chưa 
thực sự có hiệu quả. Sinh viên chưa đủ tự tin 
khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Họ chưa thực 
sự lưu loát khi diễn đạt ý tưởng của mình, nội 
dung của ý tưởng diễn đạt còn rất đơn giản. 
 * ĐT.: 84-909193103 
 Email: hoalehuong@yahoo.com
Thực tế cho thấy, phần lớn sinh viên có thời 
gian học tiếng Anh khá dài nhưng vẫn không 
thể sử dụng được dù chỉ là những mẫu câu đơn 
giản. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của 
nhiều người làm công tác giáo dục và những 
giảng viên đã và đang giảng dạy môn học 
này. Trước thực trạng đó, tác giả đã tiến hành 
nghiên cứu kỹ năng giao tiếp (KNGT) tiếng 
Anh của sinh viên hệ chính quy ĐHCSND để 
có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình dạy và 
học tiếng Anh tại trường. 
2. Cơ sở lí luận
2.1. Kỹ năng giao tiếp 
Ngôn ngữ được dùng để diễn đạt ý tưởng, 
bày tỏ suy nghĩ, giải quyết vấn đề và tạo ra chữ 
viết, đồng thời được sử dụng chính trong giao 
tiếp. Trong giao tiếp, đôi khi chúng ta không 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN 
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Lê Hương Hoa*
Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân, 
36 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhận bài ngày 03 tháng 03 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 30 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 05 năm 2018 
Tóm tắt: Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên Trường Đại 
học Cảnh sát Nhân dân (ĐHCSND), thể hiện trong lĩnh vực nâng cao tri thức hiểu biết và tri thức nghề 
nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu và phân tích 
thực trạng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên ĐHCSND, tác giả nhận thấy rằng kỹ 
năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định song cũng còn nhiều hạn chế 
như thiếu tự tin trong giao tiếp hay khả năng giao tiếp chỉ dừng lại ở cấp độ câu đơn giản. Trong giới hạn 
bài viết này, tác giả xin trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao 
hơn nữa kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên đáp ứng nhu cầu học tập và tham gia hợp tác quốc tế. 
Từ khóa: giao tiếp, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, sinh viên 
59Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74
hiểu sự diễn đạt của người khác hay gặp phải 
khó khăn trong việc biểu đạt quan điểm của 
mình. Đó có thể là do sự hạn chế về năng lực 
giao tiếp. Rickheit & Strohner (2008) đã cho 
rằng để sử dụng thành công một ngôn ngữ kể 
cả ngôn ngữ bản địa hay ngoại ngữ trong giao 
tiếp thì người sử dụng ngôn ngữ phải vừa có 
cả năng lực về ngôn ngữ cũng như năng lực 
về giao tiếp.
Để giao tiếp diễn ra thành công và đạt đến 
đích cuối cùng, các tác ngôn (participants) 
khi tham gia vào những hoạt động giao tiếp 
phải tuân theo những nguyên lý tương tác 
nhất định. Bốn nguyên lý cơ bản (maxims) 
mà Grice (1975) đưa ra có thể được xem như 
là các nguyên lý tương tác thiết yếu trong giao 
tiếp. Những nguyên lý này giúp cho người 
tham gia vào hoạt động giao tiếp có thể xác 
định được nội dung cần giao tiếp, hay duy trì 
mối quan hệ tương tác trong giao tiếp. 
- Nguyên lý thứ nhất về số lượng: khi 
tham gia vào hoạt động giao tiếp, các tác ngôn 
phải xác định được mức độ phù hợp về thời 
gian để thực hiện hành động xen lời và tiếp lời 
một cách có hiệu quả. 
- Nguyên lý thứ hai về chất lượng: khi 
tham gia hoạt động giao tiếp, thông tin được 
phát ra phải có tính trung thực và chính xác.
- Nguyên lý thứ ba về tính liên quan: các tác 
ngôn trong giao tiếp chỉ nên đưa ra các thông 
tin liên quan đến chủ đề đang được thảo luận.
- Nguyên lý thứ tư về tính phong cách: 
thông tin được phát ra trong khi giao tiếp 
nên rõ ràng minh bạch dễ hiểu để tránh sự 
hiểu nhầm. 
Khả năng để đạt được các mục tiêu trong 
cuộc sống của con người phụ thuộc phần lớn 
vào năng lực giao tiếp. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu 
bản chất của năng lực giao tiếp là một vấn đề 
quan trọng và thu hút được nhiều sự chú ý của 
các nhà tâm lý, xã hội học, ngôn ngữ học và 
giao tiếp học.
2.2. Các quan điểm về kỹ năng giao tiếp (KNGT)
Trong số rất nhiều khái niệm hay định 
nghĩa khác nhau về KNGT như: Sapir (1921), 
Bloomfield (1933) hay Swain (1981), các tác 
giả chủ yếu phân tích KNGT độc lập dựa trên 
năng lực về kiến thức ngôn ngữ và tách rời vai 
trò của ngữ cảnh trong giao tiếp. Trong khi đó, 
KNGT được Chomsky (1965), Hymes (1972) 
và Canale and Swain (1981) phân tích trong 
mối tương quan giữa kiến thức ngôn ngữ và 
tương tác xã hội. Đồng thời, các tác giả không 
những đưa ra những tiêu chí cần thiết để có 
được KNGT tốt mà còn đưa ra được những 
nhân tố ảnh hưởng đến KNGT. 
Tiếp theo trường phái của các nhà tâm lý 
học tri nhận (cognitive psychologists) về việc 
học tập và phát triển ngôn ngữ của con người, 
mà đại diện là B.F. Skinner (1938) với thuyết 
hành vi (behaviorism), ông cho rằng, việc học 
ngôn ngữ được diễn ra thông qua quá trình 
biến đổi các hành vi, có nghĩa là thông qua 
quá trình hình thành thói quen và bắt chước. 
Trẻ em học ngôn ngữ thông qua quá trình bắt 
chước từ những người xung quanh như cha, 
mẹ, anh, chị, v.v. Việc bắt chước được bắt 
đầu từ những câu đơn giản đến phức tạp, và 
khả năng phát triển ngôn ngữ phụ thuộc vào 
khoảng thời gian được bắt chước. 
C ...  và đa dạng. 
Nếu có, tần suất sử dụng các nguồn ngôn 
ngữ đó lại rất hạn chế. Với câu hỏi khảo 
sát “Đồng chí thường sử dụng máy tính của 
mình để làm gì trong thời gian rỗi?”, kết quả 
chỉ ra rằng 270 sinh viên chơi game (chiếm 
60%), 93 nghe sinh viên nhạc (chiếm 20,6%) 
và chỉ có 87 sinh viên là luyện nghe tiếng 
Anh (chiếm 19,3%). 
Như vậy, yếu tố môi trường giao tiếp có 
ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng giao tiếp 
tiếng Anh của sinh viên ĐHCSND, và xét trên 
hai khía cạnh của môi trường giao tiếp cho 
thấy, các hoạt động ghi nhận từ những ngôn 
ngữ nguồn và hoạt động sản sinh trong môi 
trường giao tiếp còn rất hạn chế. Ý thức tự 
rèn luyện để nâng cao kỹ năng giao tiếp của 
sinh viên ĐHCSND chưa cao, chưa tận dụng 
được những nguồn ngôn ngữ có sẵn để nâng 
cao trình độ cho mình. Khác với các ngành 
khoa học khác, nhu cầu giao lưu trực tiếp với 
người nước ngoài bằng tiếng Anh, hay việc sử 
dụng các giáo trình bằng tiếng Anh phù hợp 
với sinh viên ĐHCSND còn rất hạn chế do 
đặc thù của ngành, đặc thù riêng về hệ thống 
luật pháp, và tính bảo mật của ngành. Phần 
lớn sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng 
của tiếng Anh đối với việc học tập và nâng cao 
trình độ đáp ứng nhu cầu thực tế và tương lai 
sau này. 
Trên cơ sở lý luận về năng lực giao tiếp và 
kết quả điều tra về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 
của sinh viên ĐHCSND, có thể thấy rằng năng 
lực giao tiếp tiếng Anh của phần lớn sinh viên 
trong trường chỉ dừng lại cấp độ có thể trả lời 
câu hỏi và cung cấp thông tin một cách cơ bản 
trong những tình huống thông dụng. Rất ít sinh 
viên có thể tự tin kết nối, giao tiếp trong môi 
trường làm việc điển hình. Khi bày tỏ ý kiến 
hoặc trả lời các yêu cầu phức tạp họ khó có thể 
diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu, sử dụng tốt cấu trúc 
ngữ pháp phức tạp và từ vựng chuẩn xác. Từ 
thực trạng đã nêu, chúng ta có thể nhận ra được 
những thiếu sót và hạn chế của sinh viên về 
kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và vấn đề này cần 
được cải thiện nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng 
giao tiếp trong thời gian tới.
5. Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng 
giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên ĐHCSND 
trong thời gian tới 
Một là, nâng cao nhận thức cho sinh viên 
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc 
rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong 
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế hiện nay. 
Mỗi sinh viên cần nhận thức đúng đắn về 
tầm quan trọng của việc học tập rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp tiếng Anh trong thời kỳ đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế. Để thực hiện có hiệu quả giải 
pháp nêu trên, cần tăng cường các hoạt động 
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin 
đại chúng (trang web của Trường, diễn đàn 
v.v.); tổ chức hội thảo, tọa đàm, tư vấn, các 
hoạt động ngoại khóa, nói chuyện, trao đổi về 
vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện 
kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để nâng cao nhận 
thức và nhu cầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp 
tiếng Anh của sinh viên, bởi đó là ngôn ngữ 
quốc tế, ngôn ngữ của hội nhập và phát triển 
xã hội.
70 L.H. Hoa/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74
Hai là, tổ chức thường xuyên các hoạt 
động ngoài lớp học nhằm nâng cao kỹ năng 
giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên. 
- Thành lập và tăng cường hoạt động của 
câu lạc bộ tiếng Anh ở các Phòng, Khoa, Bộ 
môn trong Nhà trường nhằm giúp sinh viên có 
cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp, có thêm cơ 
hội mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ, trao đổi 
và học hỏi kinh nghiệm từ những thành viên 
khác tham gia câu lạc bộ thông qua việc trao 
đổi ý kiến về một đề tài được thiết kế với nội 
dung linh hoạt và gần gũi với thực tế. Các câu 
lạc bộ còn mang lại cho sinh viên những kinh 
nghiệm quý báu và chia sẻ về cách sử dụng tốt 
tiếng Anh trong công việc và trong cuộc sống 
hàng ngày.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho 
sinh viên tham gia nhằm nâng cao kỹ năng giao 
tiếp tiếng Anh, tạo cơ hội cho sinh viên được 
gặp gỡ, giao lưu với người nước ngoài. Thông 
qua đó, sinh viên không chỉ có cơ hội thể hiện 
năng lực của bản thân, luyện kỹ năng nghe, nói 
mà còn có thêm hiểu biết về văn hóa của các 
quốc gia khác, học được cách ứng xử, cách trao 
đổi thông tin nhanh chóng, có hiệu quả. Đồng 
thời, hoạt động này còn giúp sinh viên rèn 
cho mình khả năng nói trước đám đông, trước 
người lạ, cải thiện sự tự tin, năng động.
- Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc 
thi về tiếng Anh nhằm tạo cho sinh viên động 
lực để học tiếng Anh và rèn các kỹ năng giao 
tiếp tiếng Anh. Hoạt động này khuyến khích 
sinh viên thể hiện năng khiếu, đam mê, sở 
thích của mình với môn tiếng Anh. Họ sẽ có 
điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh, 
dễ dàng có được động lực khi phấn đấu để đạt 
đến thành tích của các cuộc thi.
Ba là, thực hiện những thủ thuật giảng dạy 
sáng tạo nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng 
Anh cho sinh viên thiếu tự tin trong giao tiếp. 
Để giúp sinh viên vượt qua rào cản tâm lý 
e ngại, thiếu tự tin, giảng viên phải là người 
trực tiếp hướng dẫn người học tham gia các 
hoạt động giao tiếp. Trong quá trình giảng 
dạy, giảng viên cần thường xuyên sử dụng 
tiếng Anh, cần quan tâm và tạo điều kiện cho 
người học, đặc biệt là những sinh viên yếu, 
thiếu tự tin, thực hành nhiều hơn. Giảng viên 
có thể sử dụng một trong những thủ thuật như: 
mô tả tranh ảnh, trò chơi ngôn ngữ, hỏi - đáp, 
thảo luận, để giúp cho sinh viên thực hành và 
phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình 
giảng dạy, giảng viên cũng cần lồng ghép các 
yếu tố văn hóa, xã hội của người bản xứ trong 
các bài giảng nhằm giảm thiểu những hiểu 
nhầm hay “shock” văn hóa. 
6. Kết luận
Vai trò của ngoại ngữ, từ bối cảnh và xu 
thế phát triển của thế giới, ngày càng trở nên 
quan trọng đối với từng cá nhân. Trên thực 
tế, ngoại ngữ đã trở thành một công cụ giao 
tiếp rất cần thiết. Công cụ này đem lại hiệu 
quả rõ rệt ở các mức độ cao thấp khác nhau 
tùy thuộc vào trình độ nắm bắt và sử dụng nó 
nhuần nhuyễn đến đâu. Vì vậy, việc nâng cao 
năng lực tiếng Anh cho sinh viên nhằm tăng 
cường khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao 
tiếp, trong thực tiễn công tác sau này là hết 
sức cần thiết. Điều này đòi hỏi sự quan tâm 
sâu sát của các nhà quản lý, sự quyết tâm nỗ 
lực không ngừng của cán bộ giảng viên, cùng 
với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như 
đã đề cập ở trên.
Tài liệu tham khảo
Bloomfield L. (1933). Language. New York: Holt, 
Rinehart and Winston.
Brumfit, C.J. (1984). Communicative Methodology 
in Language Teaching. Cambridge: Cambridge 
University Press.
Canale, M., & Swain, M. (1981). A Theoretical 
Framework for Communicative Competence. In 
Palmer, A., Groot, P., & Trosper, G. (Eds.), The 
construct validation of test of communicative 
competence (pp.31-36). Washington, DC: 
Georgetown University. 
71Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74
Chomsky, Noam. (1965). Aspects of the theory of syntax. 
Cambridge: Hass. MIT Press.
Finocchiaro, M. & C. Brumfit (1983). The Functional-
Notional Approach: from theory to practice. Oxford: 
Oxford University Press. 
Grice, H. P. (1975). Logic and conversation. In: P. 
Cole and J. Morgan (Eds), Studies in Syntax and 
Semantics III: Speech Acts (pp. 183-98). New York: 
Academic Press.
Hymes, D.H. (1972). On Communicative Competence. In: 
J.B. Pride and J. Holmes (Eds), Sociolinguistics. Selected 
Readings (pp.269-293). Harmondsworth: Penguin.
Johnson, K. (1982). Communicative Syllabus Design 
and Methodology. Oxford: Pergamon Press.
Littlewood, W. (1985). Foreign and Second Language 
Learning Language Acquisition research and 
its applications for the classroom. Cambridge: 
Cambridge University Press.
Nunan, D. (1989). Understanding language classrooms: 
A guide for teacher- initiated action. London: 
Prentice-Hall International.
Rickheit, G., & Strohner, H. (2008). Handbook of 
Communication Competence. Germany.
Richard, J. & T. Rodger (1986). Approaches and 
methods in Language Teaching. 2nd Ed. Cambridge: 
Cambridge University Press.
Sapir, Edward. (1921). Language: An Introduction to 
the Study of Speech. New York: Harcourt, Brace.
Skinner B. F. (1938). The behavior of organisms: 
An experimental analysis. New York: Appleton-
Century-Crofts.
Widdowson. (1978). Teaching Language as 
Communication. Oxford: Oxford University Press.
STUDENTS’ ENGLISH COMMUNICATIVE SKILLS 
AT THE PEOPLE’S POLICE UNIVERSITY 
IN THE ERA OF INTEGRATION
Le Huong Hoa
People’s Police University, 
No.36, Nguyen Huu Tho, Tan Hung, District 7, Ho Chi Minh City, Vietnam
Abstract: English communicative skills plays an important role for every student at the 
People’s Police University to widen their knowledge and their professional practice, especially 
when Vietnam is integrating into the world. However, via exploring and analysing the practice 
of English communicative skills of students at the People’s Police University, the author can 
find that student’s achievements of English are quite good but there are still many limitations. 
Students are not self-confident to communicate in English or they can express their thoughts with 
short and simple sentences. Within this paper, the author would like to show the results of the 
research and some solutions to further improve students’ English communication skills to meet 
the requirements of the university and international cooperation. 
Keywords: communication, English communication skills, students 
72 L.H. Hoa/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74
PHỤ LỤC 
A. Nhận thức của sinh viên về việc học tiếng Anh của sinh viên để phát triển và nâng 
cao trình độ
1. Đồng chí cho biết vai trò của tiếng Anh hiện nay
Không quan trọng □
Quan trọng □
Rất quan trọng □
2. Đồng chí sử dụng tiếng Anh để làm gì?
Giao tiếp □
Nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn □
Học tập nâng cao trình độ □
B. Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh viên
1. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của đồng chí:
Chỉ là những câu đoạn □ 
Chỉ là những câu đơn □
Chỉ là những câu ngắn □
Những câu dài □
Những bài hội thoại đơn giản □
Giao tiếp mọi tình huống □ 
2. Trong khi diễn đạt nói tiếng Anh đồng chí thường 
Viết ra giấy trước khi nói Có □ Không □
Dịch trong đầu từ tiếng việt sang tiếng Anh Có □ Không □
Nói một cách phản xạ trực tiếp Có □ Không □
Theo văn phong của người Anh không Có □ Không □
3. Khi đồng chí mắc lỗi, đồng chí muốn được sửa 
Ngay lập tức trước mọi người không? Có □ Không □
Sau mỗi hoạt động trước mọi người không? Có □ Không □
Sau đó chỉ với cá nhân không? Có □ Không □
4. Đồng chí có phiền không? 
Nếu bạn bè đồng nghiệp sửa sai cho đồng chí Có □ Không □
Nếu giáo viên yêu cầu đồng chí tự sửa sai Có □ Không □
5. Đồng chí có thường xuyên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong và ngoài lớp không?
Thường xuyên □ Hiếm khi □ Không bao giờ □
6. Đồng chí cảm thấy như thế nào khi diễn đạt một vấn gì đó bằng tiếng Anh. 
E ngại □ Bình thường □ Tự tin □ 
73Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74
7. Trong các yếu tố sau đồng chí cho rằng yếu tố nào quan trọng trong khi nói tiếng Anh
Chính xác □ Lưu loát □
8. Đồng chí có thể tự đánh giá năng lực giao tiếp của mình 
Kém □ Yếu □ Trung bình □ Khá □ Giỏi □
9. Theo đồng chí để giao tiếp được bằng tiếng Anh. Đồng chí phải cần có
Ngữ pháp tốt Có □ không □
Nhiều từ vựng Có □ Không □
Phát âm tốt Có □ Không □ 
Có giọng chuẩn Có □ Không □
Tự tin Có □ Không □ 
Không sợ mắc lỗi Có □ Không □
C. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
1. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh đồng chí thường cảm thấy:
 Hào hứng □ Vui □ Ngại ngùng □ Lo sợ □
2. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, đồng chí thường cảm thấy lo lắng vì
(Hãy sắp xếp từ 1 tới 5, trong đó 1 là lo lắng nhất, 5 là ít lo lắng nhất)
  Do chủ đề
  Do ít ý tưởng để diễn đạt
  Do không thể nói được câu dài
  Do cần thời gian để dịch
  Do không hiểu
3. Đồng chí hãy cho biết mức độ lo âu của đồng chí khi tham gia vào các hoạt giao tiếp. 
□ Rất lo âu □Lo âu □Bình thường □Không lo âu
Các yếu tố lo âu
Mức độ lo âu
1 2 3 4
Do thiếu ý tưởng diễn đạt
Do thiếu từ vựng
Do diễn đạt không lưu loát
Do sợ mắc lỗi
Do sợ mất mặt
4. Đ/c không thể sử dụng được tiếng Anh bởi vì đ/c không..
Luyện tập thường xuyên □
Có kiến thức ngôn ngữ tốt □
Biết cách sử dụng thủ thuật trong giao tiếp □
5. Đồng chí có nhận xét gì về môi trường học tập tại trường
Rất tốt Tốt Không tốt
74 L.H. Hoa/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 58-74
D. Những hoạt động nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh
1. Đồng chí thích học Tiếng Anh như thế nào?
Bằng cách nghi nhớ Có □ Không □
Bằng cách giải quyết vấn đề Có □ Không □
Bằng cách tự trang bị kiến thức cho mình Có □ Không □
Bằng cách nghe đài, TV và các phương tiện khác Có □ Không □
Bằng cách đọc các tài liệu Có □ Không □
Bằng cách chép từ bảng Có □ Không □
Bằng cách nghe và ghi chép Có □ Không □
Bằng cách đọc và ghi chú Có □ Không □
Bằng cách lặp lại những gì đồng chí nghe Có □ Không □
2. Đồng chí thích học từ nguồn 
TV/ đài/ phim ảnh Có □ Không □
Đài Có □ Không □
Báo chí Có □ Không □
Tài liệu khác Có □ Không □
3. Đồng chí có cho rằng các hoạt động sau đây rất bổ ích không?
Đóng vai Có □ Không □
Trò chơi ngôn ngữ Có □ Không □
Bài hát tiếng Anh Có □ Không □
Nói chuyện và nghe bạn bè bằng tiếng Anh Có □ Không □
Ghi nhớ các bài hội thoại Có □ Không □
4. Đồng chí thường sử dụng máy tính của mình để làm gì trong thời gian rỗi?
Chơi game □ Nghe nhạc □ Luyện nghe tiếng Anh □
5. Đồng chí làm gì để nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh? ...................................................

File đính kèm:

  • pdfky_nang_giao_tiep_tieng_anh_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_can.pdf