Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa

Đánh giá thay đổi kiến thức

và thực hành tự chăm sóc của người bệnh

suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe của

điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp

Lực Thanh Hóa năm 2020. Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu

can thiệp giáo dục một nhóm có so sánh

trước sau được thực hiện cho 86 người

bệnh suy tim mạn điều trị tại Bệnh viện đa

khoa Hợp Lực Thanh Hóa trong thời gian từ

tháng 12 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020.

Kết quả: Về kiến thức, trước can thiệp

điểm trung bình đạt 10,0 ± 2,89 điểm trên

tổng điểm 22, sau can thiệp 1 tuần đã có

sự cải thiện rõ rệt với điểm trung bình kiến

thức đạt 19,6 ± 3,01 điểm và duy trì ở mức

cao sau can thiệp 1 tháng với 18,6 ± 4,00

điểm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p < 0,001. Về thực hành, điểm trung bình

thực hành tự chăm sóc của người bệnh

suy tim mạn trên tổng điểm 100 theo 3 lĩnh

vực Duy trì chăm sóc; Quản lý chăm sóc;

Tự tin chăm sóc tại 3 thời điểm trước can

thiêp, sau can thiệp 1 tuần và sau can thiệp

1 tháng lần lượt là: 35,1 ± 17,5 điểm, 54,9 ±

12,4 điểm và 57,6 ± 12,2 điểm; 47,2 ± 14,63

điểm, 64,5 ± 13,3 điểm và 68,4 ± 13,4 điểm;

41,3 ± 15,39 điểm, 57,6 ± 15,2 và 62,5 ±

16,6 điểm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

với p < 0,01. Kết luận: Giáo dục sức khỏe

của điều dưỡng đã cải thiện đáng kể kiến

thức và thực hành tự chăm sóc của người

bệnh suy tim mạn và cần được thực hiện

thường xuyên cho người bệnh suy tim mạn

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 9060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa

Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa hợp lực tỉnh Thanh Hóa
56
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM MẠN 
SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC TỈNH THANH HÓA
Vũ Văn Thành1 , Lê Thị Liễu2
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi kiến thức 
và thực hành tự chăm sóc của người bệnh 
suy tim mạn sau giáo dục sức khỏe của 
điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp 
Lực Thanh Hóa năm 2020. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
can thiệp giáo dục một nhóm có so sánh 
trước sau được thực hiện cho 86 người 
bệnh suy tim mạn điều trị tại Bệnh viện đa 
khoa Hợp Lực Thanh Hóa trong thời gian từ 
tháng 12 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020. 
Kết quả: Về kiến thức, trước can thiệp 
điểm trung bình đạt 10,0 ± 2,89 điểm trên 
tổng điểm 22, sau can thiệp 1 tuần đã có 
sự cải thiện rõ rệt với điểm trung bình kiến 
thức đạt 19,6 ± 3,01 điểm và duy trì ở mức 
cao sau can thiệp 1 tháng với 18,6 ± 4,00 
điểm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,001. Về thực hành, điểm trung bình 
thực hành tự chăm sóc của người bệnh 
suy tim mạn trên tổng điểm 100 theo 3 lĩnh 
vực Duy trì chăm sóc; Quản lý chăm sóc; 
Tự tin chăm sóc tại 3 thời điểm trước can 
thiêp, sau can thiệp 1 tuần và sau can thiệp 
1 tháng lần lượt là: 35,1 ± 17,5 điểm, 54,9 ± 
12,4 điểm và 57,6 ± 12,2 điểm; 47,2 ± 14,63 
điểm, 64,5 ± 13,3 điểm và 68,4 ± 13,4 điểm; 
41,3 ± 15,39 điểm, 57,6 ± 15,2 và 62,5 ± 
16,6 điểm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,01. Kết luận: Giáo dục sức khỏe 
của điều dưỡng đã cải thiện đáng kể kiến 
thức và thực hành tự chăm sóc của người 
bệnh suy tim mạn và cần được thực hiện 
thường xuyên cho người bệnh suy tim mạn.
Từ khóa: Tự chăm sóc, suy tim mạn, 
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa.
SELF-CARE KNOWLEDGE AND PRACTICE 
OF CHRONIC HEART FAILURE PATIENTS AFTER HEALTH EDUCATION 
IN HOP LUC GENERAL HOSPITAL THANH HOA PROVINCE 
ABSTRACT
Objective: To evaluate changes in 
the self-care knowledge and practice of 
patients with chronic heart failure after a 
health educational program in Hop Luc 
general hospital Thanh Hoa province in 
2020. Method: A before and after research 
design was conducted in one group of 86 
patients with chronic heart failure managed 
by Hop Luc General Hospital from 
December, 2019 to August, 2020. Results: 
In terms of knowledge before intervention, 
the mean score was 10.0 ± 2.89 points 
out of the total score of 22, after one week 
intervention there was a clear improvement 
in the average score of knowledge with 19.6. 
± 3.01 and maintained at a high level after 
one month intervention reached 18.6 ± 4.00 
out of the total score of 22; the differences 
Người chịu trách nhiệm: Vũ Văn Thành
Email: vuthanhdhdd@gmail.com
Ngày phản biện: 18/5/2021
Ngày duyệt bài: 25/5/2021
Ngày xuất bản: 28/6/2021
57
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
were statistically significant with p < 0.001. 
In terms of practice, the mean score of self-
care practice of patients with chronic heart 
failure out of the total score of 100 based 
on three domains as Maintenance Care; 
Care Management; Self-care Confidence 
at 3 points of time before intervention, 1 
week after intervention and 1 month after 
intervention, respectively were: 35.1 ± 
17.5 points, 54.9 ± 12.4 points and 57.6 
± 12 respectively , 2 points; 47.2 ± 14.63 
points, 64.5 ± 13.3 points and 68.4 ± 13.4 
points; 41.3 ± 15.39 points, 57.6 ± 15.2 
and 62.5 ± 16.6 points (p values of 0.01). 
Conclusion: The health educational 
program implemented by nurses in this 
study improved significantly the self-care 
knowledge and practice of patients with 
chronic heart failure therefore, this work 
should be regularly delivered for patients 
with chronic heart failure.
Keywords: Self-care, chronic heart 
failure, Hop Luc general hospital Thanh 
Hoa province.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một trong những nguyên nhân 
hàng đầu gây tỷ lệ tử vong ngày càng tăng 
ở các nước phát triển. Theo thống kê, có 
khoảng 26 triệu người trên toàn thế giới 
mắc bệnh suy tim và dự đoán tỷ lệ mắc này 
sẽ tăng lên 25% đến năm 2030 [1].
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế 
năm 2014 tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh 
tim mạch là 21,79% và 10,46%; trong đó, 
suy tim là một trong năm nhóm bệnh lý tim 
mạch nhập viện nhiều nhất [2].
Suy tim thực sự đã trở thành gánh nặng 
cho người bệnh, gia đình và toàn xã hội bởi 
chi phí dành cho khám và điều trị suy tim 
tương đối lớn. Các nước phát triển dành 
1-2% chi phí chăm sóc sức khoẻ cho khám 
và điều trị suy tim. Suy tim đã, đang và sẽ 
trở thành vấn đề sức khỏe cho toàn nhân 
loại, với tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày 
sau xuất viện khoảng 25% và tỷ lệ tử vong 
trong vòng 5 năm sau mắc bệnh lên tới 
khoảng 50% [3].
Trên thực tế, hơn một nửa số trường 
hợp suy tim mạn tái nhập viện là do bệnh 
trầm trọng và là kết quả trực tiếp của việc 
tự chăm sóc kém. Tự chăm sóc kém như 
thiếu tuân thủ điều trị thuốc, không tuân thủ 
chế độ ăn hạn chế muối, hạn chế chất lỏng, 
không tự theo dõi cân nặng hàng ngày, trì 
hoãn thời gian nhập viện khi có triệu chứng 
của bệnh [4]. 
Giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ hàng đầu 
của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh 
tại bệnh viện [5]. Khuyến khích tự chăm sóc 
là một trong những mục đích chính của các 
can thiệp giáo dục cho người bệnh bị suy 
tim mạn. Các nghiên cứu cho thấy sự thay 
đổi có ý nghĩa sau khi can thiệp kiến thức 
ở nhóm người bệnh suy tim mạn, so với 
nhóm không được can thiệp [6].
Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh 
Hóa theo thống kê của phòng kế hoạch 
tổng hợp, thời gian gần đây người bệnh 
suy tim điều trị nội trú tăng cao và thường 
tái nhập viện nhiều lần. Thực trạng cho thấy 
người bệnh suy tim mạn điều trị tại Khoa 
Nội Tim - Thận - Khớp có kiến thức tự chăm 
sóc còn hạn chế về cách dùng thuốc, chế 
độ ăn ... i bệnh thực hành đạt điều trị theo đơn, tuân thủ các lời khuyên về 
điều trị và nhận ra được những thay đổi về sức khỏe tăng lên đáng kể so với trước can 
thiệp.
63
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Bảng 7. Điểm kiến thức và thực hành tự chăm sóc NB suy tim mạn 
trước và sau can thiệp GDSK (n=86)
Nội dung Thời điểmđánh giá
Điểm đạt p
Giá trị 
nhỏ nhất
(Min)
Giá trị 
lớn nhất
(Max)
Giá trị 
trung bình
( X ± SD)
T2 vs T1 T3 vs T1
Kiến thức
T1 2 17 10,0 ± 2,89
<0,001 <0,001T2 4 22 19,6 ± 3,01
T3 4 22 18,6 ± 4,00
Thực hành 
Duy trì 
chăm sóc
T1 7 80 35,1 ± 17,5
<0,01 <0,01T2 24 90 54,9 ± 12,4
T3 30 97 57,6 ± 12,2
Thực hành 
Quản lý 
chăm sóc
T1 22 83 47,2 ± 14,63
<0,01 <0,01T2 34 95 64,5 ±13,3
T3 39 100 68,4 ± 13,4
Thực hành 
Tự tin 
chăm sóc
T1 11 85 41,3 ± 15,39
<0,01 <0,01T2 34 100 57,6 ± 15,2
T3 37 100 62,5 ± 16,6
Kết quả bảng 7 cho thấy có sự thay đổi rõ 
rệt điểm kiến thức và thực hành của người 
bệnh trước và sau can thiệp: 
Về kiến thức tự chăm sóc, sau can thiệp 
một tuần điểm trung bình tăng lên 19,6 ± 
3,01 điểm và duy trì ở mức khá cao sau can 
thiệp một tháng là 18,6 ± 4,00 điểm, điểm 
cao nhất sau can thiệp là 22 và thấp nhất 
là 4. Sự khác biệt giữa trước với sau can 
thiệp một tuần và trước với sau can thiệp 
một tháng có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Về thực hành tự chăm sóc sau can thiệp 
đã có sự thay đổi rõ rệt, điểm thực hành tự 
chăm sóc của người bệnh theo 3 lĩnh vực: 
“Duy trì chăm sóc” điểm trung bình sau can 
thiệp một tuần và sau can thiệp một tháng 
đã tăng lên 54,9 ± 12,4 và 57,6 ± 12,2 trên 
tổng điểm 100; điểm trung bình “Quản lý 
chăm sóc sau can thiệp một tuần và sau 
can thiệp một tháng tăng lần lượt là 64,5 
± 13,3 và 68,4 ± 13,4; điểm thực hành “Tự 
tin chăm sóc” sau can thiệp một tuần tăng 
lên 57,6 ± 15,2 và sau can thiệp một tháng 
đạt 62,5 ± 16,6 trên tổng điểm 100. Sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
4. BÀN LUẬN
Trong số 86 người bệnh tham gia nghiên 
cứu, phần lớn người bệnh có trình độ trung 
học cơ sở (37,3%), kết quả này tương tự 
với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ngọc 
Anh [7] và Nguyễn Ngọc Huyền [12]. Hầu 
hết người bệnh sống cùng gia đình, duy 
nhất chỉ có một người bệnh sống một mình 
do con cháu đi làm ăn xa. Kết quả này cũng 
tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị 
Hồng Nhung [13].
4.1. Về kiến thức tự chăm sóc của 
người bệnh suy tim mạn
* Thay đổi kiến thức về bệnh suy tim
Trước can thiệp đa số người bệnh chưa 
có kiến thức đúng về bệnh suy tim, nhưng 
sau khi can thiệp GDSK đã có sự thay đổi 
một cách rõ rệt. Kiến thức đúng của người 
bệnh suy tim về tình trạng bệnh lý suy tim 
trước can thiệp chỉ đạt 41,9% sau can 
64
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
thiệp một tuần tăng lên 93%, sau can thiệp 
một tháng đạt 83,7%. Người bệnh có kiến 
thức đúng về bệnh suy tim có khả năng 
kiểm soát được trước can thiệp là 30,2% 
sau can thiệp một tuần tăng lên 87,2% và 
sau can thiệp một tháng là 86%. Trước 
can thiệp người bệnh có kiến thức đúng 
về tiêm chủng đầy đủ và khám định kỳ 
chiếm 37,2%, sau can thiệp một tuần tăng 
lên 93% và sau một tháng là 75,6%. Kết 
quả này tương đồng với nghiên cứu của 
Phạm Thị Hồng Nhung [13] ngay sau khi 
nhận được GDSK của nhóm nghiên cứu, 
tỷ lệ NB hiểu đúng về bệnh tăng gấp đôi từ 
41,1% lên 86,7% và vẫn duy trì sau 1 tháng 
can thiệp là 75,6%. 
* Thay đổi kiến thức về sử dụng thuốc
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trước 
can thiệp đa số người bệnh sử dụng thuốc 
một cách bị động, thực hiện theo đơn của 
bác sĩ chứ không tìm hiểu tác dụng, cũng 
như cách uống thuốc như thế nào để đạt 
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau khi được tư 
vấn GDSK, người bệnh có kiến thức rất tốt 
về tác dụng của thuốc lợi tiểu, về việc khi sử 
dụng thuốc lợi tiểu phải bổ sung thêm Kali 
và khi quên uống thuốc cần uống thuốc ngay 
khi nhớ ra sau can thiệp một tuần lần lượt là 
83,7%; 90,7%; 93% và sau một tháng tỷ lệ 
này giảm hơn một chút còn 76,7%; 84,9%; 
81,4%. Kết quả này tương đồng với kết 
quả trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng 
Nhung [13] ngay sau khi được cung cấp 
kiến thức tỷ lệ người bệnh hiểu đúng về tác 
dụng của thuốc lợi tiểu đã tăng từ 37,8% lên 
74,4% và vẫn duy trì sau 1 tháng can thiệp 
là 64,4%. Đáng chú ý là tỷ lệ người bệnh trả 
lời đúng khi sử dụng thuốc lợi tiểu phải bổ 
sung thêm Kali đã tăng gấp 4 lần so với thời 
điểm ban đầu (tăng từ 20% lên 84,4% ngay 
sau can thiệp) và vẫn duy trì sau 1 tháng 
can thiệp đạt 77,8%. 
* Thay đổi kiến thức về chế độ ăn uống
Trước can thiệp kiến thức đúng về chế 
độ ăn uống của người bệnh còn hạn chế, 
sau can thiệp đã tăng lên đáng kể. Về loại 
thức ăn có chứa nhiều muối, phân loại các 
chất lỏng tỷ lệ người bệnh có kiến thức 
đúng trước can thiệp thấp chỉ có 32,6% và 
38,4%; sau can thiệp một tuần đã tăng lên 
91,9%; 94,2% và sau một tháng, tỷ lệ này 
giảm hơn chút còn 84,9%; 87,2%; việc nhai 
kẹo cao su hoặc ăn kẹo cứng để giảm cơn 
khát trước can thiệp người bệnh có kiến 
thức đúng chỉ chiếm 20,9% nhưng sau can 
thiệp một tuần và sau can thiệp một tháng 
người bệnh có kiến thức đúng chiếm 79,1% 
và 69,8%. Người bệnh có kiến thức đúng 
về loại thực phẩm chứa ít muối nhất là rau 
củ tươi sau can thiệp chiếm đa số là 97,7%. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương 
đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị 
Hồng Nhung [13]. 
* Thay đổi kiến thức về chế độ luyện 
tập
Trước can thiệp rất ít người bệnh có 
kiến thức đúng về tập thể dục hàng ngày, 
nhưng khi được giải thích về vai trò, cách 
thức luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh 
của người bệnh suy tim mạn, người bệnh 
thay đổi kiến thức một cách rõ rệt: Kiến 
thức đúng sau can thiệp một tuần chiếm tỷ 
lệ 76,6% và sau can thiệp một tháng chiếm 
tỷ lệ 70,9%. Đa số người bệnh đã có kiến 
thức đúng phải ngừng tập thể dục ngay khi 
thấy dấu hiệu đau ngực, khó thở và chóng 
mặt chiếm 95,3%. Kết quả này cũng tương 
tự nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương 
và Phạm Thị Hồng Nhung [11], [13] sau khi 
tiếp nhận GDSK của nhóm nghiên cứu, kiến 
thức về chế độ luyện tập được nâng cao rõ 
rệt với 100% NB trả lời đúng về việc khi nào 
thì cần ngừng tập thể dục.
* Thay đổi kiến thức về một số phương 
pháp tự điều trị
Người bệnh suy tim sau khi được cung 
cấp kiến thức về một số phương pháp tự 
điều trị suy tim đã có sự thay đổi giữa trước 
với sau can thiệp một tuần và sau can thiệp 
một tháng. Tỷ lệ người bệnh ăn hạn chế 
ăn muối, hạn chế uống nhiều nước, không 
bỏ thuốc suy tim khi thấy bệnh khỏe hơn 
65
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
sau can thiệp một tuần lần lượt là 79,1%; 
86%, 76,7% và sau can thiệp một tháng 
tỷ lệ này là 77,9%; 81,4%; 70,9%. Sau khi 
được GDSK gần như tất cả người bệnh 
có kiến thức đúng về không hút thuốc lá, 
không uống rượu bia hàng ngày và khi có 
triệu chứng suy tim sẽ đi khám hoặc gọi 
cho NVYT. Kết quả nghiên cứu này tương 
đồng với kết quả của Nguyễn Ngọc Huyền 
và Phạm Thị Hồng Nhung [12], [13]: Ngay 
sau can thiệp giáo dục và sau can thiệp giáo 
dục 1 tháng, kiến thức của đối tượng nghiên 
cứu được nâng cao hơn, bằng chứng là tất 
cả đối tượng nghiên cứu đều có kiến thức 
đúng về “hạn chế ăn muối”, “hạn chế uống 
nước” và “không hút thuốc lá” là “có lợi” cho 
người bệnh suy tim.
4.2. Về thực hành tự chăm sóc của 
người bệnh suy tim mạn
* Thay đổi thực hành “Duy trì chăm 
sóc”
Sau khi can thiệp GDSK có sự thay đổi 
rõ rệt về thực hành duy trì chăm sóc của 
người bệnh suy tim mạn so với trước can 
thiệp GDSK: Tỷ lệ người bệnh thực hành 
đạt về theo dõi cân nặng; về theo dõi phù 
chân; về chế độ ăn giảm muối và lưu ý 
giảm muối khi ăn ở nhà hàng; về dự phòng 
bệnh đều tăng lên sau can thiệp một tuần 
và sau can thiệp một tháng người bệnh duy 
trì thực hành tốt hơn. Về hoạt động thể lực 
và tập thể dục 30 phút trước can thiệp còn 
thấp nhưng sau can thiệp đã tăng lên; bởi 
chúng tôi đã phối hợp với các điều dưỡng 
chăm sóc tại khoa giúp người bệnh thực 
hiện các hoạt động thể lực hàng ngày phù 
hợp với tình hình sức khỏe của mỗi người 
bệnh. Chúng tôi cũng hướng dẫn các biện 
pháp ghi chú để nhắc nhở uống thuốc và 
dặn dò gia đình hỗ trợ người bệnh uống 
thuốc nên sau can thiệp người bệnh tuân 
thủ uống thuốc theo đơn đạt 100%. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với 
kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng 
Nhung [13]. 
* Thay đổi thực hành “Quản lý chăm 
sóc”
Trong suy tim, việc tự chăm sóc đòi hỏi 
người bệnh phải nhận ra được sự thay đổi 
như có dấu hiệu phù tăng lên, khó thở; biết 
cách xử lý như ăn hạn chế muối, giảm chất 
lỏng đưa vào, uống thêm viên lợi tiểu, gọi 
điện cho bác sỹ để được tư vấn hoặc đến 
cơ sở y tế khám bệnh và đánh giá hiệu quả 
của cách xử lý đó [8]. Vì vậy, người bệnh và 
người chăm sóc phải chú ý đến bất kỳ thay 
đổi nào trong các biểu hiện và phải có cách 
xử lý phù hợp. Việc trì hoãn nhập viện khi 
có triệu chứng tăng nặng sẽ làm nặng thêm 
tình trạng bệnh, tăng nguy cơ tử vong ở 
người bệnh. Trước khi can thiệp tỷ lệ người 
bệnh thực hành đạt các nội dung quản lý 
chăm sóc còn thấp, nhưng khi được GDSK 
tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể. Kết quả tương 
tự nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung 
[13]: Trước can thiệp chỉ có ít người bệnh 
(24,7%) nhận ra phù/khó thở là biểu hiện 
của bệnh suy tim. Sau can thiệp 1 tháng, đã 
có sự thay đổi đáng kể khi tỷ lệ NB nhận ra 
“phù/khó thở là biểu hiện của bệnh suy tim 
” tăng lên gấp đôi (50%). Về các cách xử lý 
khi gặp phù/khó thở ở người bệnh suy tim 
trước và sau can thiệp đã có sự cải thiện, 
thể hiện ở tỷ lệ người bệnh có thực hiện ăn 
giảm muối tăng từ 24,7% lên 62,5% sau can 
thiệp 1 tháng. Tỷ lệ người bệnh có thực hiện 
giảm lượng nước uống vào tăng từ 16% lên 
65,6%. 
* Thay đổi thực hành “Tự tin chăm 
sóc”
Trước can thiệp đa số người bệnh thực 
hành không đạt các vấn đề tự chăm sóc, 
nhưng sau khi được giáo dục sức khỏe 
người bệnh đã thực hành tốt các nội dung 
tự chăm sóc. Nghiên cứu của Phạm Thị 
Hồng Nhung [13]: Trước can thiệp số người 
bệnh lựa chọn “Tự tin” trong tự chăm sóc 
còn hạn chế, sau can thiệp đã có sự thay 
đổi thể hiện bằng tăng tỷ lệ người bệnh tự 
tin trong tự chăm sóc. Người bệnh tự tin 
trong tự giữ gìn để suy tim không nặng lên 
tăng từ 50,6% lên 65,6%; Tự tin điều trị theo 
66
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
đơn tăng từ 55,6% lên 65,6%; người bệnh 
tự tin trong việc nhận ra thay đổi sức khỏe 
tăng từ 37,0% lên 46,7%. Tự tin là một yếu 
tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của 
việc tự chăm sóc của người bệnh suy tim 
mạn, GDSK đầy đủ và thường xuyên các 
lĩnh vực về tự chăm sóc sẽ giúp người bệnh 
tăng sự tự tin [8]. 
5. KẾT LUẬN
Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của 
người bệnh suy tim mạn được cải thiện 
đáng kể sau giáo dục sức khỏe. Cụ thể: 
Trên thang đo kiến thức 22 điểm, tăng 
điểm trung bình kiến thức sau can thiệp 
một tuần là 19,6 ± 3,01 điểm và duy trì ở 
18,6 ± 4,00 điểm sau can thiệp một tháng 
so với 10,0 ± 2,89 điểm trước can thiệp (p 
< 0,001). 
Trên thang đo thực hành 100 điểm, tăng 
điểm trung bình thực hành sau can thiệp 1 
tuần, sau can thiệp 1 tháng so với trước can 
thiệp, theo 3 lĩnh vực thực hành là: 
- Duy trì chăm sóc: 54,9 ± 12,4 điểm và 
57,6 ± 12,2 điểm so với 35,1 ± 17,5 điểm.
- Quản lý chăm sóc: 64,5 ± 13,3 điểm và 
68,4 ± 13,4 điểm so với 47,2 ± 14,63 điểm.
- Tự tin tự chăm sóc: 57,6 ± 15,2 điểm và 
62,5 ± 16,6 điểm so với 41,3 ± 15,39 điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Nguyễn Vinh và các cộng sự 
(2008). Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim 
mạch và chuyển hóa, Khuyến cáo 2008 của 
Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, 
điều trị suy tim, Nhà xuất bản Y học, Thành 
phố Hồ Chí Minh, tr. 438-450.
2. Bộ Y tế (2014), Niên giám thống kê y 
tế 2014.
3. Benjamin E. J, Blaha M. J, Chiuve S. 
E et al (2017), Heart Disease and Stroke 
Statistics-2017 Update: A Report From the 
American Heart Association, Circulation, 
pp. e146-e603.
4. Lainscak M, Cleland J. G, Lenzen M. 
J et al (2007). Nonpharmacologic measures 
and drug compliance in patients with heart 
failure: data from the EuroHeart Failure 
Survey. Am J Cardiol, 99(6B), pp. 31D-37D.
5. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn công tác 
Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong 
bệnh viện, Thông tư số 07/2011/TT-BYT 
ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế.
6. Van Der Wal MHL, Jaarsma T, Moser 
DK, et al (2006). Compliance in heart failure 
patients: The importance of knowledge and 
beliefs. Eur Heart J, 27:434–440.
7. Trần Thị Ngọc Anh (2016). Kiến thức 
và thực hành tự chăm sóc ở nhà của người 
bệnh suy tim mạn tính tại viện Tim Mạch 
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ y học, Trường 
Đại học Y Hà Nội.
8. White M. F, Kirschner J, Hamilton M. A 
(2014). Self-care guide for the heart failure 
patient. Circulation, 129(3), pp. e293-294.
9. Reilly C. M, Higgins M, Smith A et al 
(2009). Development, psychometric testing, 
and revision of the Atlanta Heart Failure 
Knowledge Test. J Cardiovasc Nurs, 24(6), 
pp. 500-509.
10. Riegel B, Driscoll A, Suwanno J et al 
(2009). Heart failure self-care in developed 
and developing countries. J Card Fail, 
15(6),pp.508-516.
11. Phạm Thị Thu Hương và các cộng 
sự (2018). Những khó khăn trong tự chăm 
sóc ở người bệnh suy tim tại Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Điều 
dưỡng, 01(01), tr. 53-60.
12. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn 
Tiến Dũng (2013). Các yếu tố liên quan 
đến hành vi tự chăm sóc của người già suy 
tim tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái 
Nguyên. Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, 
64(88), tr. 26-33.
13. Phạm Thị Hồng Nhung (2018). Đánh 
giá thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm 
sóc của người bệnh suy tim mạn tại khoa 
Nội tim mạch - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam 
Định năm 2018. Luận văn thạc sỹ Điều 
dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam 
Định.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_va_thuc_hanh_tu_cham_soc_cua_nguoi_benh_suy_tim_ma.pdf