Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015

 Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng sử dụng thuốc kháng sinh, kéo dài ngày nằm viện cho người bệnh, gia tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Kiến thức về phòng ngừa chuẩn là một phần cơ bản trong kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn. Thực hiện các biện pháp của phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào việc giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Từ đó hạn chế sự lây truyền bệnh cho nhân viên y tế và người bệnh cũng như từ người bệnh sang môi trường, đảm bảo an toàn người bệnh, góp phần làm tăng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện [1], [2].

 Những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ đầy đủ quy trình đảm bảo vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị, những nơi chưa có kiến thức và thái độ đúng về phòng ngừa chuẩn có nguy cơ mắc nhiễm trùng bệnh viện cao hơn các cơ sở khác. Do vậy kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn có vai trò quan trọng đối với thực hành phòng ngừa chuẩn cho nhân viên y tế. Tại mỗi thời điểm, mỗi quốc gia khác nhau có các giải pháp thực hiện phòng ngừa chuẩn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm các bệnh nhiễm trùng nhưng đều dựa trên hướng dẫn của trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kì về phòng ngừa chuẩn công bố năm 2007.

 Sinh viên y khoa là những nhân viên y tế tương lai, chịu trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Trong chương trình học, bên cạnh học lý thuyết tại trường sinh viên còn học lâm sàng và trực tại bệnh viện với tính chất công việc tương tự như các ngành học. Sinh viên cũng là người trực tiếp thực hiện các thủ thuật chăm sóc, thăm khám trên người bệnh do đó cũng đóng góp một phần lớn vào việc giảm thiểu các rủi ro liên quan đến các hậu quả do nhiễm khuẩn bệnh viện [3].

 Sinh viên có nguy cơ cao tiếp xúc với máu và dịch tiết do thời gian tiếp xúc lâm sàng của sinh viên chưa nhiều so với nhân viên y tế, các kỹ năng thăm khám hay kỹ năng thực hiện các thủ thuật chăm sóc trên người bệnh chưa thuần thục như những nhân viên y tế [4]. Ngoài ra, sinh viên trước khi học tại viện cần phải được cung cấp đầy đủ các kiến thức về phòng ngừa chuẩn là một điều kiện cần thiết cho sự tuân thủ các thủ thuật đảm bảo vô khuẩn. Tuy nhiên phần lớn sinh viên thực tập tại lâm sàng đều chưa hoàn thiện đầy đủ các kĩ năng lâm sàng, chưa hiểu rõ về hệ thống quản lí bệnh viện và liên tục phải thay đổi môi trường thực tập[5].

Do vậy nghiên cứu “Kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên tại Đại học Y Dược Hải Phòng” được tiến hành với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả kiến thức, thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường Đại học Y Hải Phòng

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

 

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 1

Trang 1

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 2

Trang 2

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 3

Trang 3

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 4

Trang 4

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 5

Trang 5

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 6

Trang 6

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 7

Trang 7

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 8

Trang 8

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 9

Trang 9

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 59 trang minhkhanh 14681
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015

Kiến thức thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường đại học y dược Hải phòng năm 2015
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
-----------***-----------
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2015
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 
HẢI PHÒNG – 2018
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 BỘ Y TẾ
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG
-----------***-----------
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2015
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên nghành: Bác sĩ Y học Dự Phòng
Mã số đào tạo:
Thầy hướng dẫn khoa học:
HẢI PHÒNG – 2018
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSĐK : Bác sỹ đa khoa
CDC 	: Centers for Disease Control and Prevention 	 
	Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kì.
CNĐD	: Cử nhân điều dưỡng
KSNK	: Kiểm soát nhiễm khuẩn
KT	: Kiến thức
NB	: Người bệnh
NKBV	: Nhiễm khuẩn bệnh viện
NVYT	: Nhân viên y tế
PHCN : Phòng hộ cá nhân
PNC	: Phòng ngừa chuẩn
TĐ	: Thái độ
WHO : Tổ chức y tế thế giới.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng	18
Bảng 3.2. Kiến thức về mục đích của rửa tay	19
Bảng 3.3. Kiến thức về các kỹ thuật rửa tay	19
Bảng 3.4. Kiến thức về các chỉ định của rửa tay.	20
Bảng 3.5. Kiến thức về lựa chọn các biện pháp và phương tiện vệ sinh bàn tay.	21
Bảng 3.6. Kiến thức về mục đích của phòng hộ cá nhân.	21
Bảng 3.7. Kiến thức về các phương tiện phòng hộ cá nhân.	22
Bảng 3.8. Kiến thức về chỉ định của các phương tiện PHCN	23
Bảng 3.9. Kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn	24
Bảng 3.10. Kiến thức về vệ sinh khi ho và hô hấp	25
Bảng 3.11. Kiến thức về sắp xếp người bệnh thích hợp	25
Bảng 3.12. Kiến thức về xử lí dụng cụ y tế	26
Bảng 3.13. Kiến thức về xử lí đồ vải	27
Bảng 3.14. Kiến thức về vệ sinh môi trường	28
Bảng 3.15. Kiến thức về quản lí chất thải y tế	29
Bảng 3.16. Các thông tin chung và kiến thức về phòng ngừa chuẩn.	32
Bảng 3.17. Thái độ về phòng ngừa chuẩn và giới	34
Bảng 3.18. Hình thức đào tạo và thái độ về phòng ngừa chuẩn.	34
Bảng 3.19. Đào tạo và nhận tài liệu về phòng ngừa chuẩn với thái độ về phòng ngừa chuẩn	36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ trả lời đúng các kiến thức về PNC	30
Biểu đồ 3.2. Thái độ của sinh viên về chương trình đào tạo phòng ngừa chuẩn	31
Biểu đồ 3.3. Số năm đào tạo và kiến thức về PNC	33
Biểu đồ 3.4. Năm đào tạo và thái độ của sinh viên về PNC	35
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ câu hỏi.	15
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng sử dụng thuốc kháng sinh, kéo dài ngày nằm viện cho người bệnh, gia tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Kiến thức về phòng ngừa chuẩn là một phần cơ bản trong kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn. Thực hiện các biện pháp của phòng ngừa chuẩn đóng góp quan trọng vào việc giảm tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Từ đó hạn chế sự lây truyền bệnh cho nhân viên y tế và người bệnh cũng như từ người bệnh sang môi trường, đảm bảo an toàn người bệnh, góp phần làm tăng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện [1], [2].
 Những cơ sở khám chữa bệnh không tuân thủ đầy đủ quy trình đảm bảo vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị, những nơi chưa có kiến thức và thái độ đúng về phòng ngừa chuẩn có nguy cơ mắc nhiễm trùng bệnh viện cao hơn các cơ sở khác. Do vậy kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn có vai trò quan trọng đối với thực hành phòng ngừa chuẩn cho nhân viên y tế. Tại mỗi thời điểm, mỗi quốc gia khác nhau có các giải pháp thực hiện phòng ngừa chuẩn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm các bệnh nhiễm trùng nhưng đều dựa trên hướng dẫn của trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kì về phòng ngừa chuẩn công bố năm 2007.
 Sinh viên y khoa là những nhân viên y tế tương lai, chịu trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Trong chương trình học, bên cạnh học lý thuyết tại trường sinh viên còn học lâm sàng và trực tại bệnh viện với tính chất công việc tương tự như các ngành học. Sinh viên cũng là người trực tiếp thực hiện các thủ thuật chăm sóc, thăm khám trên người bệnh do đó cũng đóng góp một phần lớn vào việc giảm thiểu các rủi ro liên quan đến các hậu quả do nhiễm khuẩn bệnh viện [3].
 Sinh viên có nguy cơ cao tiếp xúc với máu và dịch tiết do thời gian tiếp xúc lâm sàng của sinh viên chưa nhiều so với nhân viên y tế, các kỹ năng thăm khám hay kỹ năng thực hiện các thủ thuật chăm sóc trên người bệnh chưa thuần thục như những nhân viên y tế [4]. Ngoài ra, sinh viên trước khi học tại viện cần phải được cung cấp đầy đủ các kiến thức về phòng ngừa chuẩn là một điều kiện cần thiết cho sự tuân thủ các thủ thuật đảm bảo vô khuẩn. Tuy nhiên phần lớn sinh viên thực tập tại lâm sàng đều chưa hoàn thiện đầy đủ các kĩ năng lâm sàng, chưa hiểu rõ về hệ thống quản lí bệnh viện và liên tục phải thay đổi môi trường thực tập[5].
Do vậy nghiên cứu “Kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên tại Đại học Y Dược Hải Phòng” được tiến hành với hai mục tiêu sau:
Mô tả kiến thức, thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của sinh viên trường Đại học Y Hải Phòng
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infection - HAI) là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung, các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ (2 ngày) thường được coi là NKBV.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước phát triển khác nhau dao động trong khoảng 3,5% – 12%. Trung tâm phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch châu Âu (ECDC) báo cáo tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước châu Âu trung bình là 7,1%. Số liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia chậm và đang phát triển thường không đầy đủ và không có ... tượng sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối và các sinh viên mới đi học lâm sàng.
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
SÁCH 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10.	The National Guard Health Affairs- Infection Prevantion and Control Department (2013). Infections Precautions & Control Manual – 2 nd Edition.
11.	Nguyễn Việt Hùng và Lê Bá Nguyên (2010). Đánh giá thực trạng và xác định mối liên quan về kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa cách ly của nhân viên y tế một số bệnh viện miền Bắc. Tạp chí Y học thực hành, 5, 36-40.
12.	Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Bích Liên và cộng sự (2012). 18 Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, 12, 128-131.
13. Lê Thị Anh Thư (2010). Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2, 430- 435.
14. Fatma A.M.A.T (2013). Knowledge, environmental factors, and compliance about needle stick injuries among nursing students. Life Science Journal, 10, 2467- 2473.
15.	Huson A.G and Youssreya I (2014). Knowledge, Attitudes and Sources of Information among Nursing Students toward Infection Control and Standard Precautions. Life Science Journal, 11, 249-260.
16.	Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2008). Kiến thức và nhận thức của nhân viên y tế về dự phòng toàn diện tại một số bệnh viện các tỉnh phía Bắc. Tạp chí Y học lâm sàng, 6, 104-106.
17. 	Anderson A.F, Zheng Q, Wu G et al (2003). Human Immuno-deficiency Virus Knowledge and Attitudes Among Hospital-Healthcare Professionnals in Guangxi Zhuang Autonomous Region, People’s Republic of China. Infection Control and Hospital Epidemiology, 24, 2.
18.	Askarian M, Mirzaei K, Honarvar B et al (2005). Knowledge, attitude and practice towards droplet and airborne isolation precautions among dental health care professionals in Shiraz, Iran. J Public Health Dent, 65, 43-51.
19.	Elliott S.K.F, Keeton A and Holt A (2005). Medical students’ knowledge of sharps injuries. J Hosp Infect, 60, 374-377.
2.	Australian Government, National Health and Medical Research Council (2010). Australian Guideline for the Prevention and Control of Infection and Healthcare.
20.	Feather A, Stone S.P, Wessier A et al (2000). “Now please wash your hands”: the handwashing behaviour of final MBBS candidates. J hosp Infect, 45, 62-65.
21.	Jeffe D.B, Mutha S, Kim L.E et al (1999). Evaluation of a preclinical, educational and skills-training program to improve students' use of blood and body fluid precautions: one-year follow-up. J hosp Infect, 2, 365-373.
22.	Puro V, Carli G.D, Petrosillo N et al (2001). Risk of exposure to bloodborne infection for Italian healthcare workers by job category and work area. Infection Control Hospital Epide-miology, 22, 206–210.
23.	Dinah G and Nicholas D (2013). Student nurses' experiences of infection prevention and control during clinical placements. American Journal of Infection Control, 41, 760- 763.
24.	Koenig S and Chu J (1993). Senior medical students' knowledge of universal precautions. Journal of the Association of American Colleges, 68, 372-373.
25.	Verena G.H, Paul S, Harald H.K et al (2013). Knowledge of and Adherence to Hygiene Guidelines among Medical Students in Austria. Interdisciplinary Perspectives on Infectious Diseases, 2013, 6.
26.	Ameneh B and Ahmad A (2012). Knowledge, Attitude and Practice towards Standard Isolation Precautions among Iranian Medical Students. Global Journal of Health Science, 4, 142-146.
27.	Cheung K, Chan C.K, Chang M.Y et al (2015). Predictors for compliance of standard precautions among nursing students. American Journal of infection Control, 43, 729-734.
28.	Rajinder K, Baljit K and Indarjit W (2008). Knowledge, Attitude and Practice Regarding Universal Precautions among Nursing Students. Nursing and Midwifery Research Journal, 4, 115-127.
29.	Kim K.M., Kim M.A., Chung Y.S et al (2001). Knowledge and performance of the universal precautions by nursing and medical students in Korea. Am J Infect Control, 29, 295-300.
3.	Phillipa G and Ker J (2006). Champion students! Experience with a standardized infection control training package in medical students. Journal of hospital infection, 62, 518-519.
30. Ginny K (2015). Impact of Training on Knowledge, Attitude and Practices Scores of ICU Nurses regarding Standard Precautions of Infection Control in a Super Speciality Hospital of Delhi. Paripex- indian jounal of research, 4, 282-285.
31. Marie P.T (2008). Prevention of Nosocomial Infection and Standard Precautions:Knowledge and Source of Information Among Healthcare Students. Infection Control and Hospital Epidemiology, 29(7), 642-647.
32. Jan L and Anne W (2012). CDC Coffee Break: Using Likert Scales IN Evaluation Survey Work, 1-22.
33. Benzy P, Anant P, Durgesh K et al (2014). A Study on Knowledge, Attitude and Practice of Universal Precautions among Medical and Nursing Students. Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 2, 1821-1823.
34.	Purva M (2011). Hand hygiene: back to the basics of infection control. Indian Journal of Medical Research, 134, 611–620.
35.	Cheung K, Ching S.S, Chang K.K et al (2012). Prevalence of and risk factors for needlestick and sharps injuries among nursing students in Hong Kong. Am J Infect Control, 40, 997–1001.
4.	Askarian M, Honarvar B, Tabatabaee H.R et al (2004) . Knowledge, practice and attitude towards standard isolation precautions in Iranian medical students. Journal of hospital infection, 58, 292-296.
5.	Tarek T.A and Khalid I.A.N (2013). Standard Precautions and Infection Control, Medical Students' Knowledge and Behavior ata Saudi University: The Need for Change. Global Journal of Health Science, 5, 114-115.
6.	 Bearman M.L, et al (2014). A Guide to Infection Control in the Hospital 5th Edition, International Society for Infectious Diseases, Boston.
7. 	Bộ Y tế, Cục Quản lí khám, chữa bệnh (2018). Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
8.	WHO (2013). Infection prevention and control during health care for probable or confirmed cases of novel coronavirus (nCoV) infection, 2-8.
9.	Siegel J.D, Rhinehart E, Jackson M et al (2007). Guideline for Isolation Precautions: Preventing Transmission of Infectious Agents in Healthcare Settings 2007. Centers for Disease Control and Prevention, pp 1- 225.. 
PHỤ LỤC 
Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức thái độ của sinh viên y khoa về các biện pháp phòng ngừa chuẩn
Sinh viên tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu “×” vào các mục sau đây.
I.Phần thông tin cơ bản
Câu hỏi
1.Giới
 Nam
 Nữ
2. Sinh viên năm thứ
 Năm thứ 2
 Năm thứ 3
 Năm thứ 4
 Năm thứ 5
3. Hình thức đào tạo
 Bác sỹ đa khoa 
 Cử nhân điều dưỡng 
4. Đã được đào tạo về phòng ngừa chuẩn:
 Có
 Không
5. Đã nhận được tài liệu về phòng ngừa chuẩn:
 Có
 Không
II. Phần thông tin nghiên cứu
1.Kiến thức về vệ sinh tay.
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
1.1. Rửa tay giảm thiểu các vi sinh vật gây hại có trên tay bẩn.
1.2. Rửa tay làm giảm tỷ lệ mắc các nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe
1.3.Rửa tay thường quy bao gồm rửa cả bàn tay và cổ tay
1.4. Dung dịch rửa tay chứa cồn thay thế cho xà phòng rửa tay ngay cả khi tay bị bẩn
1.5. Rửa tay được chỉ định giữa các thủ thuật và quy trình trên cùng một bệnh nhân.
1.6. Sử dụng găng tay thay thế cho việc rửa tay thường quy
1.7. Rửa tay được chỉ định sau khi tháo găng 
1.8. Rửa tay là cần thiết với những bệnh nhân có bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
1.9.Trong rửa tay thường quy, thời gian tối thiểu là từ 40- 60 giây
1.10. Trong rửa tay thường quy, thời gian tối thiểu nên dưới 15 giây
1.11. Trong rửa tay thường quy, thời gian tối thiểu là 20-30 giây
1.12.Trong rửa tay tiêu chuẩn, thời gian tối thiểu phải là hình thức 10 -15 giây.
1.13. Rửa tay được khuyến cáo trước và sau khi chăm sóc một bệnh nhân
1.14. Rửa tay được khuyến khích giữa những lần tiếp xúc với bệnh nhân
1.15. Rửa tay đươc khuyến khích sau khi tháo bỏ găng tay.
1.16. Rửa tay được khuyến khích giữa các thủ thuật cho cùng một bệnh nhân.
1.17. Dung dịch rửa tay chứa cồn được thay thế cho rửa tay ngoại khoa trong 3 phút.
1.18. Dung dịch rửa tay chứa cồn được thay thế cho dung dịch rửa tay chứa chất sát khuẩn trong 30s.
1.19. Dung dịch rửa tay chứa cồn được thay thế dung dịch rửa tay bằng xà phòng trong vòng 30s.
2.Kiến thức về phòng hộ cá nhân (PHCN)
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
2.1. Sử dụng PHCN loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp
2.2. PHCN nên được sử dụng chỉ khi có tiếp xúc với máu
2.3.PHCN như mặt nạ và mũ đầu cung cấp các hàng rào bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
2.4. PHCN chỉ phù hợp với phòng thí nghiệm để làm sạch và bảo vệ nhân viên y tế .
2.5. Găng tay và khẩu trang có thể được tái sử dụng sau khi làm sạch thích hợp
2.6. Dụng cụ PHCN đã qua sử dụng có thể bỏ qua xử lí trước khi thải ra môi trường.
2.7. PHCN khuyến khích sử dụng găng tay cho mỗi thủ thuật.
2.8. Chất liệu có khả năng bảo vệ tốt nhất để làm khẩu trang là chất liệu cotton.
2.9. Khẩu trang và găng tay có thể được tái sử dụng nếu cùng thực hiện trên một bệnh nhân.
2.10. PHCN khuyến nghị dùng găng tay khi có nguy cơ bị cắt/kim đâm vào tay
2.11.Các biện pháp PHCN khuyến nghị sử dụng găng tay khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể
2.12. Khi có nguy cơ bắn máu và dịch tiết cơ thể nhân viên y tế phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ và áo choàng.
2.13. Các biện pháp PNC đề nghị sử dụng găng tay: khi nhân viên y tế có một tổn thương ở da
2.14. Găng tay nên được thay đổi giữa các thủ thuật khác nhau trên cùng một bệnh nhân
3.Kiến thức về thực hiện tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
3.1. Tổn thương do vật sắc nhọn nên được tự xử lí không cần báo cáo
3.2.Bơm tiêm sau khi sử dụng nên được bẻ cong để tránh tổn thương
3.3. Vật sắc nhọn bẩn cần được nghiền nhỏ trước khi đem đi tiêu hủy
3.4. Bơm tiêm sau khi sử dụng nên được đạy nắp để tránh tổn thương
3.5.Vết thương do kim đâm thường gặp nhất trên lâm sang
3.6. Dự phòng tiếp xúc được sử dụng để quản lý các vết thương từ một bệnh nhân bị HIV
4.Kiến thức về vệ sinh khi ho và hô hấp
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
4.1. Khi tiếp xúc với các bệnh nhân có các bệnh về hô hấp không cần thiết phải đeo khẩu trang
4.2. Khi ho, nếu không có khăn tay nên dùng mặt trong khủyu tay để che, không dùng bàn tay.
4.3. Khoảng cách hợp lí khi tiếp xúc ( giao tiếp) với người bệnh có vấn đề đường hô hấp là 1m
4.4. Sau khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân cần vệ sinh tay 
4.5. Các khoa phòng cần cần có kế hoạch quản lí các bệnh nhân có bệnh về đường hô hấp
5. Kiến thức về sắp xếp người bệnh thích hợp
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
5.1. Sắp xếp NB không có khả năng kiểm soát chất tiết, chất bài tiết, dịch 
dẫn lưu vào phòng riêng.
5.2. Sắp xếp bệnh nhân dựa vào khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
5.3. Sắp xếp người bệnh không cần dựa vào các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh
6. Kiến thức về xử lí dụng cụ y tế
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
6.1. Dụng cụ y tế tái sử dụng đều phải được xử lý trước khi sử dụng cho NB khác
6.2. Dụng cụ được sử dụng để đưa vào mô, mạch máu và khoang vô khuẩn phải khử khuẩn mức độ cao
6.3. Chất liệu của dụng cụ ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn.
6.4. Dụng cụ sau khi đóng gói chỉ cần ghi hạn sử dụng
6.5. Thời gian lưu giữ dụng cụ không phụ thuộc vào chất liệu và phương pháp xử lí dụng cụ.
7. Kiến thức về xử lí đồ vải
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
7.1. Phân loại đồ vải sạch, bẩn, lây nhiễm ngay tại các khoa lâm sàng khi phát sinh đồ vải bẩn
7.2. Khi vận chuyển đồ vải đóng gói, đồ vải dính máu hay dịch cơ thể không cần đóng gói.
7.3. Cần có qui định giặt đồ vải dùng cho người bệnh HIV(+) bằng qui trình riêng
7.4. Tất cả các đồ vải bẩn trong bệnh viện được giặt chung cho tất cả khoa lây nhiễm và khoa không lây nhiễm.
7.5. Thu gom riêng đồ vải thường và đồ vải có nguy cơ lây nhiễm
8. Vệ sinh môi trường
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
8.1. Phân loại các khu vực vệ sinh trong môi trường bệnh viện dựa theo nguy cơ thì khu vực hành chính là khu vực kém sạch
8.2. Phân loại các khu vực vệ sinh trong bệnh viện theo màu sắc: màu vàng là khu vực an toàn, sạch, ít nguy cơ.
8.3. Những phòng trực tiếp có liên quan đến hoạt động khám và chữa bệnh như phòng khám bệnh, phòng thay băng, phòng chuẩn bị dụng cụ, buồng bệnh được coi là vùng nhiễm khuẩn
8.4. Cách dùng giẻ lau nhà: giẻ dùng một lần rồi bỏ, luôn dùng giẻ khô cho mỗi lần lau, không dùng giẻ ẩm, treo sẵn trên cây
8.5. Các bề mặt như sàn nhà, bàn ghế, lavabo vệ sinh tay phải được làm sạch hàng ngày.
9. Quản lí chất thải y tế
Câu hỏi
Trả lời
Đúng
Sai
Không rõ
9.1. Phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh chất thải
9.2. Nơi lưu giữ chất thải phải cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 1000 mét.
9.3. Lưu giữ riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường
9.4. Xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao : bằng hóa chất hoặc bằng hơi nóng ẩm
9.5. Về tiêu hủy chất thải thông thường : chôn lấp hoặc tái chế.
10.Thái độ của sinh viên về phòng ngừa chuẩn
Câu hỏi
Trả lời
Hoàn toàn đồng ý(1)
Đồng ý(2)
Không có ý kiến gì(3)
Không đồng ý(4)
Hoàn toàn không đồng ý(5)
10.1. Chương trình học hiện tại cung cấp đủ thông tin về PNC
10.2. Các buổi tập huẩn/hướng dẫn về PNC được giành cho sinh viên y khoa
10.3. Giảng viên cung cấp cho chúng tôi đầy đủ thông tin về làm thế nào để tránh nhiễm trùng trong cơ sở y tế trước khi học lâm sàng.
10.4. Tôi nhận được các đào tạo về làm cách nào để tránh các nhiễm trùng thông qua sử dụng tình huống mô phỏng
10.5. Tôi cần được đào tạo về kiến thức và kĩ năng về phòng ngừa chuẩn
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của anh/chị trong việc hoàn thành bộ câu hỏi này

File đính kèm:

  • docxkien_thuc_thai_do_ve_phong_ngua_nhiem_khuan_benh_vien_cua_si.docx