Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá

Nghiên cứu này thông qua hai góc độ tiếp cận ký hiệu học, đặt ra vấn đề dịch thuật từ cách tiếp cận ký hiệu học và bản

thân vấn đề hệ hình ký hiệu học dịch thuật. Bởi, vấn đề ký hiệu học dịch thuật và điều kiện để hình thành tri thức về nó trong bối

cảnh số hóa không tách khỏi nguồn gốc lý thuyết về ký hiệu. Vì vậy, cách triển khai của tác giả, một mặt, cho phép đặt ra những

vấn đề về lý thuyết, mặt khác, gợi mở một số khía cạnh về phương pháp.

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 1

Trang 1

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 2

Trang 2

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 3

Trang 3

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 4

Trang 4

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 5

Trang 5

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 6

Trang 6

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 7

Trang 7

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 13780
Bạn đang xem tài liệu "Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá

Kí hiệu học dịch thuật: kí hiệu và hệ hình trong bối cảnh số hoá
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10i1.913 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
28 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 28-35 
Cite this article as: Nguyen, Q. T. (2021). Semiotics of 
translation: sign and paradigm in context of digitalization. 
UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, 
11(1), 28-35. https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.913 
KÍ HIỆU HỌC DỊCH THUẬT: KÍ HIỆU VÀ HỆ HÌNH TRONG BỐI CẢNH SỐ HOÁ 
Nguyễn Quốc Thắng 
Trường Đại học Văn Lang, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Quốc Thắng - Email: thang.nq@vlu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 04-01-2021; ngày nhận bài sửa: 15-5-2021; ngày duyệt đăng: 17-6-2021 
Tóm tắt: Nghiên cứu này thông qua hai góc độ tiếp cận ký hiệu học, đặt ra vấn đề dịch thuật từ cách tiếp cận ký hiệu học và bản 
thân vấn đề hệ hình ký hiệu học dịch thuật. Bởi, vấn đề ký hiệu học dịch thuật và điều kiện để hình thành tri thức về nó trong bối 
cảnh số hóa không tách khỏi nguồn gốc lý thuyết về ký hiệu. Vì vậy, cách triển khai của tác giả, một mặt, cho phép đặt ra những 
vấn đề về lý thuyết, mặt khác, gợi mở một số khía cạnh về phương pháp. 
Từ khóa: hệ hình; ký hiệu; ký hiệu học; ký hiệu học dịch thuật; số hóa. 
1. Mở đầu 
Được hình thành trên lý thuyết về logic - kí hiệu 
học của Peirce và ký hiệu học cấu trúc của Saussure, kí 
hiệu học dịch thuật sử dụng phương pháp tư duy tìm 
kiếm và phân tích kí hiệu để hình thành các cách giải 
thích và xác định sự phân cấp kí hiệu đối với một đối 
tượng văn bản. Từ cách tiếp cận kí hiệu học, dịch thuật 
được xem là sự dịch chuyển từ một mô hình ý nghĩa và 
quá trình biểu đạt trong khuôn khổ các thuật ngữ logic, 
được tập hợp dưới hai dạng: thuật ngữ có tính liên hệ 
và không có tính liên hệ trong văn bản nguồn và văn 
bản đích. Trong khuôn khổ này, dựa trên lý thuyết của 
Peirce, kí hiệu được phân chia thành kí hiệu đại diện 
(representamen), kí hiệu được giải thích (interpretant) 
và kí hiệu đối tượng (object). Quá trình biểu đạt của 
dịch thuật có thể được phân tích dưới các cặp nhị phân: 
cái biểu đạt và cái được biểu đạt, ngôn ngữ và lời nói, 
nghĩa sở thị và và nghĩa liên tưởng (dựa trên lý thuyết 
của Saussure, Barthes) (Roland, 2020, 26). Cho đến 
nay, ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đặt vấn đề 
một cách trực tiếp về kí hiệu học dịch thuật. Các công 
trình về kí hiệu ngôn ngữ, thi pháp dịch thuật tuy có 
nhắc đến một số khái niệm liên quan đến kí hiệu học (vì 
ta biết rằng ngôn ngữ học là ngành nền tảng của kí hiệu 
học) nhưng chưa triển khai vấn đề kí hiệu học dịch thuật 
(Mai, 2008; T. G. Nguyen, 1997; D. B. Nguyen, 2016). 
Tuy nhiên, trên thế giới, mối quan hệ giữa ký hiệu học 
và dịch thuật, phân tích dịch thuật dưới góc nhìn ký hiệu 
đã được bàn đến từ lâu. Thuật ngữ semiotranslation 
(sémiotraduction) không chỉ được phân tích trong các 
nghiên cứu ký hiệu học mà cả trong các nghiên cứu dịch 
thuật học (Chesterman, 1997; Deledalle-Rhodes, 1988; 
Gambier, 2016; Lawendowski, 1978; Ludskanov, 
1975). Vấn đề hệ hình và dịch thuật đa phương tiện từng 
được Rovena Troqe (2015), Dinda L. Gorlee (2016) và 
Antonino Velez (2012) kiến giải. Dựa trên mô hình hình 
vuông kí hiệu học của Greimas, Rovena Troqe đưa ra 
các hệ hình khác biệt, tương đương và đối lập mà theo 
chúng tôi là ít có triển vọng vì tính đơn giản hóa trong 
cách triển khai của Greimas. Dinda L. Gorlée tập trung 
phân tích vấn đề thuật ngữ để đưa ra phạm vi lý thuyết. 
Antonino Velez chỉ ra vấn đề dịch thuật đa phương tiện 
bằng việc phân tích tác phẩm điện ảnh Respiro của 
Emanuele Crialese. Hai hướng đi này đều có những 
đóng góp trong việc định hình vấn đề ký hiệu học dịch 
thuật về lý thuyết và phân tích các thể loại văn bản, hình 
ảnh trong một bối cảnh mới. Tuy nhiên, theo chúng tôi, 
với tính chất liên ngành của vấn đề và với tình hình 
nghiên cứu về lĩnh vực này như ở Việt Nam hiện nay, 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 28-35 
 29 
việc xem xét các khả năng lý thuyết trở nên cần thiết 
hơn ứng dụng vấn đề trong các trường hợp cụ thể. Từ 
việc phân tích hệ hình dịch thuật, xác định các yếu tố kí 
hiệu trong khuôn khổ của thao tác dịch, bài viết bàn về 
tri thức nền tảng của kí hiệu học dịch thuật và các vấn 
đề của hệ hình trong bối cảnh số hóa. 
2. Nội dung 
2.1. Dịch thuật và kí hiệu: nền tảng lý thuyết 
Nói một cách ngắn gọn, mục đích lý tưởng của dịch 
thuậtlà sự thay thế hoàn hảo văn bản trong ngôn ngữ 
nguồn bằng một văn bản tương đương của một ngôn 
ngữ khác. Đây không đơn thuần là quá trình chuyển 
dịch ngôn ngữ mà là sự sáng tạo lại trong một ngôn ngữ 
khác được thực hiện bởi nhân tố chủ thể (dịch giả) để 
cải biên (tưởng tượng lại, tái mô hình, tái dựng lại) chủ 
đề, không gian của văn bản nguồn trong một văn bản 
đích. Nguồn gốc của quá trình dịch thuật là sự khả dịch, 
tưởng tượng bởi cái tôi của dịch giả, được gợi cảm hứng 
từ bản gốc. Sau đó, dịch giả phải chú ý đến bối cảnh văn 
hóa của thông điệp, văn bản, bao hàm sự tương đương 
ngôn ngữ - văn hóa trong hai ngôn ngữ. Những khái 
niệm về ngôn ngữ và văn hóa buộc phải tương tự trong 
phiên bản dịch hoàn chỉnh. Các nhân tố bên ngoài 
(người đọc, phê bình) giúp dịch giả phân biệt và tối ưu 
hóa các giải pháp. Xem xét dịch thuật từ điểm nhìn kí 
hiệu học là cách tiếp cận có tính hai mặt của kí hiệu và 
đối tượng1. Điểm nhìn này có xu hướng bị chi phối bởi 
truyền thống của chủ nghĩa cấu trúc, đặc biệt là phương 
pháp phân tích nhị nguyên luận2 như tính tương phản 
giữa kí hiệu và đối tượng kí hiệu, việc sử dụng một cách 
hệ thống các mô thức trong thao tác dịch. Comparative 
Stylistics of French and English: A Method for 
Translation (1995) của Vinay và Darbelnet (Vinay & 
Darbelnet, 1995) là công trình tiêu biểu cho xu hướng 
phân tích phương pháp dịch thuật phổ biến này. Đặt 
công trình  ... 32 
Cấu trúc nhân đôi được minh chứng một cách cụ thể 
trong dịch thuật ở thao tác giải thích ngôn ngữ nguồn, 
ngữ giải thích, từ đồng nghĩa, thực chất là việc chuyển 
dịch ngữ từ một mô thức ngôn ngữ này sang một mô 
thức ngôn ngữ khác. 
Tính hai mặt của hệ hình dịch thuật mới đang hình 
thành. Một mặt, khái niệm, thuật ngữ trở nên các phạm 
trù mang tính quy ước của dịch thuật được hình thành 
trên nền tảng của hệ hình tương đương đã phát triển 
theo khái niệm định hướng cho người tiếp nhận văn bản 
đích: tức là bước ngoặt của hệ hình có tính văn hóa. Mặt 
thứ nhất của hệ hình này tồn tại song song với một hệ 
hình khác đang chuyển đổi, phản ánh các công cụ hỗ trợ 
và phương tiện truyền thông vượt quá giới hạn của dịch 
thuật. Hệ hình in ấn truyền thống đã chuyển đổi thành 
hệ hình số và web (nơi mà văn bản dịch trở thành đa mô 
thức). Bối cảnh thay đổi này giải thích sự hình thành 
của các thuật ngữ mới để xác định những gì đã được gọi 
là « biên, phiên dịch » và tính nước đôi của cách gọi 
« văn bản » trong sáng tạo và tiếp nhận. 
Văn hóa đa phương tiện và internet phát triển trên 
nền tảng công nghệ số cho phép tạo dựng các không 
gian ảo, đặc biệt là văn bản, đồ hình, âm thanh và hình 
ảnh tĩnh hoặc động bằng các công cụ hỗ trợ mới của 
siêu văn bản. Công cụ số đang thay đổi quan hệ dịch 
thuật với các phạm trù văn bản mới. Với siêu văn bản, 
các khía cạnh thuộc thị giác trong văn bản và chiều kích 
hình ảnh đã dần trở nên phổ biến. Không gian số mới 
với các nền tảng của cận văn bản (paratext) đòi hỏi một 
hình thức mới của biên, phiên dịch: cận dịch 
(paratranslation). Hiện tượng tiêu biểu của bối cảnh này 
là dịch thuật đa phương tiện5. Dịch thuật đa phương tiện 
đặt nhiệm vụ của mình trước một đối tượng hàm chứa 
các yếu tố phức tạp trong cấu thành nội tại và các tương 
quan. Ví dụ tiêu biểu là trường hợp dịch văn bản một bộ 
phim từ một hệ thống văn hóa gốc sang một hệ thống 
văn hóa khác. Ở đây, chủ thể dịch phải lưu ý đến sự 
tương tác giữa các kênh (thính giác và thị giác) và các 
mã (bao gồm các biến thể) ngôn ngữ học. Bởi vì, tính đa 
mã (multi-codes) là đặc trưng nổi bật của loại hình dịch 
thuật này: từ sự kết hợp của âm thanh (bao hàm cả các 
5 Dịch thuật đa phương tiện bao gồm nhiều lĩnh vực và 
sản phẩm đa phương tiện khác nhau như: dịch phụ đề phim, 
dịch phần mềm, dịch dữ liệu, dịch trang web,  
hội thoại, tiếng động), hình ảnh và các kỹ thuật điện ảnh 
(cận cảnh, tóm lược, hồi ức, điểm xuyết) đặt ra nhiều 
vấn đề khi xem xét từ lý thuyết kí hiệu học. Việc phân 
tích tính phức hợp của văn bản được tạo nên bởi các 
ngôn ngữ khác nhau hoặc các hệ thống ký hiệu học khác 
nhau cũng như các thực tế ngữ nghĩa mà chúng tạo ra là 
nhiệm vụ căn bản của kí hiệu học dịch thuật đa phương 
tiện. Tuy nhiên, dù hoạt động ngôn ngữ điện ảnh dựa 
trên mối liên-quan hệ giữa các mã khác nhau: hình ảnh, 
ngôn ngữ viết và âm thanh thì mã ngôn ngữ phân tiết 
vẫn là yếu tố cơ bản để xem xét. Vì các mã khác được 
hình thành dựa vào kinh nghiệm của chủ thể tiếp nhận 
hơn là vai trò của dịch thuật văn bản đối thoại. Trong 
phạm vi này, mối tương quan giữa các kí hiệu trong văn 
bản, âm thanh và hình ảnh trở nên quan trọng. Cả ba 
đều có tính đại diện cho một đối tượng vắng mặt, nhưng 
chúng hình thành kí hiệu dựa trên các nguyên tắc khác 
nhau quy định tính khác biệt của tiếp nhận. Cách nói 
của nhân vật, tiếng động, âm nhạc, cảnh sắc,  cùng 
lúc phát huy khả năng để làm sáng tỏ chủ đề. Dịch hội 
thoại cần chú ý đến thời điểm xuất hiện trong mối tương 
quan với âm thanh, hình ảnh và bối cảnh của chủ thể 
phát ngôn. 
Mục đích của dịch thuật nói chung là tạo ra kết quả 
giống với nguyên bản, bao hàm cả việc sử dụng từ ngữ 
khác trong trường hợp cần thiết hoặc nhờ đến các yếu tố 
văn hóa cho sự nhận hiểu của công chúng trong ngôn 
ngữ đích. Trong trường hợp của dịch thuật đa phương 
tiện, ý kiến của Herbst: 
“Mô thức gốc không quan trọng, quan trọng là 
trong mỗi cảnh, mọi yếu tố liên quan trong tiến trình 
phát triển của cốt truyện phải được dịch và sự tương 
đương về đặc điểm của nhân vật phải được chuyển tải 
trên màn hình”6 (Herbst, 1996, 105). làm cho chúng ta 
cần xem xét đến mức độ tuân thủ của các mô hình kí 
hiệu. Đối với phạm vi ngôn ngữ phân tiết, tiêu chuẩn 
phương tiện, so sánh này cần được tính đến các yếu tố 
tương quan như chúng tôi đã nói đến trên đây. Do vậy, 
đánh giá có thể đặt vào việc so sánh mô hình gốc và mô 
hình dịch. Nhưng trong trường hợp dịch thuật đa việc 
6 “The wording of the original does not matter, what 
matters is that all plot-carrying elements of a scene should be 
translated and that some kind of equivalence of the characters’ 
personality on screen should be maintained”. 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 28-35 
 33 
quan tâm đến ngữ dụng học trong dịch thuật đa phương 
tiện là hết sức cần thiết7. Nó cho phép dịch giả đưa ra 
các giải pháp có căn cứ để chuyển tải các ý nghĩa của 
bản gốc. Như vậy, sự chuyển đổi của bối cảnh và đa 
dạng hóa hình thức của đối tượng đặt ra cho kí hiệu học 
dịch thuật các nhiệm vụ mới trong việc mở rộng khả 
năng phân tích. Tiềm năng của lý thuyết nhị phân về kí 
hiệu của Saussure và tam phân của Peirce đã được 
chứng minh với những đối tượng phức hợp trước đây 
(Roland, 1964) . Xem xét bối cảnh số hóa, dịch thuật đa 
phương tiện từ góc nhìn kí hiệu học góp phần lượng hóa 
và thúc đẩy khả năng thành công của dịch thuật – một 
lĩnh vực phát triển tất yếu và rất cần thiết trong thời đại 
toàn cầu hóa đa dạng ngày nay. 
3. Kết luận 
Kí hiệu học là ngành nghiên cứu về kí hiệu. Nghiên 
cứu về quá trình biểu đạt không đặt ra vấn đề những gì 
mà ký hiệu biểu đạt mà là việc chúng biểu đạt bằng cách 
nào, từ đối tượng quy chiếu đến kí hiệu. Lý thuyết của 
Saussure đặt ra vấn đề liên quan ký hiệu nội tại, trong 
lúc đó, ký hiệu – diễn giải ngoại tại của Peirce đặt ra 
vấn đề môi trường xung quanh ký hiệu và đối tượng. 
Tính nhị nguyên, sự phân biệt đối lập của hai mặt là 
công cụ cơ bản để phân tích các khía cạnh biểu đạt của 
hoạt động ngôn ngữ và văn hóa, sự khác biệt trong thời 
gian và không gian, giữa ký hiệu và những gì nó đại 
diện cho, đối tượng và tiềm năng về tư tưởng của ký 
hiệu nhận hiểu bởi chủ thể. Kí hiệu và đối tượng trong 
dịch thuật được nhận dạng và xác định rõ hơn trong ký 
hiệu diễn giải của Peirce. Hoạt động của ký hiệu học dịch 
thuật, như đã phân tích trên đây, chính là sự phân biệt các 
trật tự quan hệ của diễn giải (bản thân nó là ký hiệu) trên 
nền tảng của ký hiệu và đối tượng. Tư tưởng của Peirce 
và Saussure về ký hiệu học ứng dụng trong trường hợp 
7 Peirce là người đầu tiên dành sự quan tâm đến mối liên 
hệ giữa kí hiệu với người sử dụng. Ba bình diện của kí hiệu 
học trong phân tích cần được xem xét là: bình diện kết học 
(nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu với ký hiệu, tức mối 
quan hệ hình thức giữa các ký hiệu trong cấu trúc), bình diện 
nghĩa học (nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu và hiện thực) 
và bình diện dụng học (nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu 
với người sử dụng trong ngữ cảnh) (T. Q. Nguyen, 2017). 
dịch thuật đã làm đảo lộn cách tiếp cận truyền thống của 
dịch thuật học. Nó cho phép giải đáp một cách cụ thể 
ranh giới giữa khả dịch và bất khả dịch, khả năng tương 
đương và không tương đương, trung thành và phản, vai 
trò và chức năng của các thao tác dịch. Triển vọng của 
ứng dụng này là có thể cho phép xác định các khái niệm 
dịch và dịch lại, số phận một văn bản nguồn, văn bản gốc 
và các vấn đề kí hiệu học khác về dịch thuật như hiện 
tượng mã hóa và không mã hóa trong phạm trù liên-thiết 
hiệu (intersémiose) của Peirce. 
Ký hiệu học dịch thuật là một khái niệm năng động, 
có thể thích ứng với các bối cảnh và phạm vi khác nhau. 
Khi hệ hình và bối cảnh thay đổi, những yếu tố nội tại 
và ngoại tại của nó buộc phải mở rộng hoặc thay đổi 
chiều hướng phân tích và ứng dụng như trong trường 
hợp bối cảnh số hóa mà chúng tôi đã phân tích trên đây. 
Tuy nhiên, mọi sự thay đổi đều phải được quy về ở các 
dạng khác nhau của tính hai mặt (tư tưởng của 
Saussure) hoặc sự năng động của ký hiệu (tư tưởng của 
Peirce). Chính nguyên tắc này giúp nhà nghiên cứu 
không đi chệch ra ngoài quỹ đạo của ngành khoa học. 
Tài liệu tham khảo 
Barbara, C. (2014). European vocabulary of 
philosophies (Dictionary of untranslatable) 
[Vocabulaire européen des philosophies 
(Dictionnaire des intraduisibles)]. Le Seuil/Le 
Robert. 
Catford, J. C. (1965). A Linguistic Theory of 
Translation: An Essay in Applied Linguistics. 6th 
ed. Oxford University Press. 
Chesterman, A. (1997). Memes of Translation: The 
Spread of Ideas in Translation Theory. John 
Benjamins. 
Delabastita, D. (1989). Translation and mass-
communication: Film and TV. Translation as 
evidence of cultural dynamics. Babel, 4(35), 193–
218. 
Deledalle-Rhodes, J. (1988). Translation in semiotic systems 
(La traduction dans les systèmes sémiotiques). Literary 
Studies, 3(21), 211–221. 
Di Giovanni, E. (2014). Audio description and 
textuality. Paralleles, 26, 69–83. 
Nguyễn Quốc Thắng 
34 
Gambier, Y. (2016). Translation and text: towards a 
new double paradigm (Traduction et texte: Vers un 
nouveau double paradigme). Signata, 7, 175-197. 
Gorlee, D. L. (1990). Degeneracy: A Reading of 
Peirce’s Writing. Semiotica, 81(1/2), 71–92. 
Gorlee, D. L. (1994). Semiotics and the Problem of 
Translation: With Special Reference to the 
Semiotics of Charles S. Peirce. (Approaches to 
Translation Studies 12). Brill. 
Gorlee, D. L. (2016). From translation to 
semiotranslation (De la traduction à la 
sémiotraduction). Signata, 7, 57-59. 
Gottlieb, H. (2015). Multidimensional translation: 
Semantics turned semiotics. In MuTra 2005 – 
Challenges of Multidimensional Translation: 
Conference Proceedings, Heidrun Gerzymisch-
Arbogast & Sandra Nauert (eds). 
Herbst, T. (1996). Why dubbing is impossible. 
Multimedia translation for cinema, television and 
stage, Christine Heiss and Rosa Maria Bollettieri 
Bosinelli (eds.), Bologna. 
Jakobson, R. (1959). On Linguistic Aspects of 
Translation. Brower (ed.). Oxford University 
Press. 
Lancien, T. (2000). Multimedia: changes in the text 
(Multimédias: Les mutations du texte). 
Contemporary French Newspaper, 6, May, 2000. 
Lawendowski, B. (1978). On semiotic aspects of 
translation. Sight, Sound and Sense, Thomas A. 
Sebeok (ed.). Indiana University Press. 
Ludskanov, A. (1975). A semiotic approach to the 
theory of translation. Language Sciences, 35, 5–8. 
Mai, N. C. (2008). An introduction to linguistics (Nhập môn 
ngôn ngữ học). Education. 
Morris, C. (1946). Signs, Language, and Behavior. 
George Braziller. 
Nguyen, D. B. (2016). Poetic translation (through some 
poems translated from French to Vietnamese) [Thi 
pháp dịch thuật (qua một số bản dịch thơ Pháp – 
Việt)]. Journal of Literature Studies, 2, 42-54. 
Nguyen, Q. T. (2017). Semiosis in some literary theory 
categories. UED Journal of Social Sciences, 
Humanities 
and Education, 7(5), 53–59. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v7i5.828 
Nguyen, T. G. (1997). An introduction to linguistics 
(Dẫn luận ngôn ngữ học). Education. 
Paolinelli Mario, D. F. E. (2005). Translate for dubbing. 
Linguistic transposition of the audiovisual: theory 
and practice of an imperfect art (Tradurre per il 
doppiaggio. Trasposizione linguistica 
dell’audiovisivo: Teoria e pratica di un’arte 
imperfetta). Hoepli, Milano. 
Peirce, C. S. (n.d.). Collected Papers of Charles S. 
Peirce, Charles HARTSHORNE, Paul WEISS, and 
Arthur W. BURKS (eds.). 8 vols. Belknap Press of 
Harvard University Press. 
Roland, B. (1964). Elements of Semiology (Cơ sở ký 
hiệu học) (T. Q. Nguyen, Trans.). Tong hop. 
Roland, B. (2020). The death of the author (Cái chết 
của tác giả) (T. Q. Nguyen, Trans.) 
Rovena, T. (2015). On the concept of translation: A perspective 
based on Greimassian semiotics. Semiotica. 
Saussure, F. D. (2005). Coursebook: General linguistics 
(Giáo trình ngôn ngữ học đại cương) (H. X. Cao, 
Trans.). Social Sciences. 
Toury, G. (1980). In Search of a Theory of Translation. 
The Porter Institute for Poetics and Semiotics, Tel 
Aviv University. 
Velez, A. (2012). Multimedia translation and regional 
voices: the French version of the film Respiro by 
Emanuele Crialese (Traduction multimédia et voix 
régionales: La version française du film Respiro 
d’Emanuele Crialese). Translate, 227, 101-116. 
Vinay, J.-P., & Darbelnet, J. (1995). Comparative 
Stylistics of French and English: A Method for 
Translation. John Benjamins. 
Wellek, R., & Warren, Austin. (1963). Style and 
Stylistics. Wellek & Warren, Theory of Literature: 
A Seminal Study of the Nature and Function of 
Literature in All Its Contexts, 3rd Ed. Penguin, 
174–185. 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 28-35 
 35 
SEMIOTICS OF TRANSLATION: SIGN AND PARADIGM 
IN CONTEXT OF DIGITALIZATION 
Nguyen Quoc Thang 
Van Lang University, Vietnam 
Author corresponding: Nguyen Quoc Thang - Email: thang.nq@vlu.edu.vn 
Article History: Received on 04th January 2021; Revised on 15th May 2021; Published on 17th June 2021 
Abstract: Through the two angles of the semiotic approach, this study investigates translation from the perspective of semiotics and 
the paradigm of the semiotics of translation. Semiotics of translation and how to build up our knowledge of this area in the context of 
digitalization cannot be separated from the theoretical origin of signs. Therefore, the current study, on the one hand, raises several 
theoretical issues for discussion, and on the other hand, makes some methodological recommendations. 
Key words: paradigm; sign; semiotics; semiotics of translation; digitalization. 

File đính kèm:

  • pdfki_hieu_hoc_dich_thuat_ki_hieu_va_he_hinh_trong_boi_canh_so.pdf