Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu những khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại

Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19. Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định

tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên đang du học tại

Hòa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19. Hầu hết sinh viên có mức độ khó khăn tâm lý vừa phải, biểu hiện

khó khăn tâm lý chủ yếu biểu hiện về nhận thức, biểu hiện cảm xúc và biểu hiện hành vi. Trong đó

những biểu hiện tâm lý cao hơn hơn những biểu hiện về thể chất. Khi sinh viên gặp phải những khó

khăn tâm lý, sinh viên sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tiêu cực, ứng phó tích

cực, ứng phó lảng tráng ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp. Đa số sinh viên khi gặp phải những khó

khăn tâm lý lựa chọn cách ứng phó tập trung vào vấn đề để giảm thiểu những khó khăn tâm lý. Từ

kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm giúp giảm thiểu

những khó khăn tâm lý cho sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19

Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 8940
Bạn đang xem tài liệu "Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19

Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19
2442 
KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 
DU HỌC TẠI HOA KỲ KHI XẢY RA DỊCH COVID-19 
Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Đinh Thị Mai Uyên 
Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Nguyễn Thị Vân Thanh, TS. Trịnh Viết Then 
TÓM TẮT 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu những khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại 
Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19. Nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu định 
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên đang du học tại 
Hòa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19. Hầu hết sinh viên có mức độ khó khăn tâm lý vừa phải, biểu hiện 
khó khăn tâm lý chủ yếu biểu hiện về nhận thức, biểu hiện cảm xúc và biểu hiện hành vi. Trong đó 
những biểu hiện tâm lý cao hơn hơn những biểu hiện về thể chất. Khi sinh viên gặp phải những khó 
khăn tâm lý, sinh viên sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tiêu cực, ứng phó tích 
cực, ứng phó lảng tráng ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp. Đa số sinh viên khi gặp phải những khó 
khăn tâm lý lựa chọn cách ứng phó tập trung vào vấn đề để giảm thiểu những khó khăn tâm lý. Từ 
kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm giúp giảm thiểu 
những khó khăn tâm lý cho sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19. 
Từ khóa: Sinh viên; Dịch Covid-19; Khó khăn tâm lý; Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam khi xảy 
ra dịch Covid-19. 
1 TỔNG QUAN 
Theo số liệu thống kê của Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), số sinh viên Việt Nam du học 
tại Hoa Kỳ trong năm học 2017-2018 là 24.325 sinh viên. Việt Nam đứng thứ sáu trong danh sách 
những nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ [5]. Khi dịch Covid-19 xảy ra, Mỹ là 
nước đứng đầu số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu thì 
tỷ lệ những người gặp phải những khó khăn tâm lý khi xảy ra dịch bệnh sẽ rất cao, đặc biệt những 
sinh viên là du học sinh đang phải đi học tập, xa quê hương gia đình người thân và bạn bè, họ gặp 
phải rất nhiều khó khăn khi xảy ra dịch Covid-19, dẫn đến lo âu, stress căng thẳng và nghiêm trọng 
hơn là khó khăn tâm lý. Khó khăn tâm lý là một hiện tượng tình thần phức tạp và khó chẩn đoán, là 
hệ quả tâm lý khi con người đã trải qua những sự kiện vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Khi 
khó khăn tâm lý không được giải tỏa kịp thời, nó làm tình thần giảm sút, làm cho quá trình học tập, 
giao tiếp và ứng xử của du học sinh trở nên khó khăn hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi xảy ra 
dịch Covid-19 sinh viên có thể bị những khó khăn về thể chất và tâm lý. 
Trong khi đó đối với sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 khả năng gặp 
phải những khó khăn tâm lý ở mức độ cao, vì họ phải đối mặt với những khó khăn khi dịch Covid-19 
xảy ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khó khăn tâm lý còn khá ít, đặc biệt là những nghiên cứu về 
2443 
khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch COVID-19. Với lý do trên, 
đề tài “Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch COVID-19” được 
chúng tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu. 
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Chúng tôi tiến hành gửi phiếu khảo sát bằng Google Drive tại các Trường Đại học và Cao đẳng tại 
Hoa Kỳ. Trong đó có 130 sinh viên đang học hệ Đại học và 70 sinh viên đang học hệ Cao đẳng, số 
phiểu khảo sát thu được lại là 220 phiếu, phiếu được làm sạch còn 200 phiếu, tương ứng với 200 
khách thể. 
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các phương pháp sau: phương 
pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, 
phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp quan sát và phương pháp xử lý số liệu bằng 
thống kê toán học. Các số liệu thu được từ khảo sát thực tiễn được xử lý theo phần mềm SPSS trong 
môi trường Window, phiên bản 22.0. 
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Mức độ khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-
19. 
Theo tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim “Khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh trong 
quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt 
động của chủ thê” [3] 
Bảng 1: Mức độ khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 
Biến số Số lượng Tỷ lệ % 
Mức độ tổn thương tâm lý 
Không cảm thấy khó khăn tâm lý 20 10 
Khó khăn tâm lý nhẹ 47 23.5 
Khó khăn tâm lý vừa phải 96 48 
Khó khăn tâm lý nhiều 33 16.5 
Khó khăn tâm lý rất nhiều 19 9.5 
Tổng 200 100 
Kết quả phân tích dữ liệu điều tra (Bảng 1) cho thấy: Trong tổng số 200 sinh viên du học tại Hoa Kỳ 
khi xảy ra dịch Covid-19, đa số sinh viên đều gặp phải khó khăn tâm lý, với tỷ lệ lên đến 90%, biểu 
hiện khó khăn tâm lý ở các mức độ khác nhau, trong đó chỉ có một số chỉ bị khó khăn tâm lý ở mức 
độ nhẹ chiếm 23,5%, còn lại có tới 74% ở mức khó khăn tâm lý vừa phải và khó khăn tâm lý nhiều. 
Cụ thể, 48% sinh viên khó khăn tâm lý ở mức độ vừa phải, và 16,5 sinh viên khó khăn tâm lý ở mức 
độ nhiều. Chỉ có 10% mẫu khách thể nghiên cứu không bị khó khăn tâm lý. Và có tới 9,5% sinh viên 
khó khăn tâm lý rất nhiều trong mẫu khách thể. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu 
của Steven Taylor và Gordon Asmundson. Nghiên cứu tiến hành khảo sát gần 7.000 người trưởng 
thành ở Canada và Mỹ về tâm lý sợ hãi và lo âu của họ trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát 25% số 
2444 
người tham gia khảo sát này cho biết họ cảm thấy vô cùng sợ hãi trước nguy cơ bị nhiễm bệnh, họ 
lo lắng về những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với xã hội và kinh tế, họ thường xuyên gặp 
ác mộng về virus corona và phải liên tục cập nhật thông tin về Covid-19 trên báo đài, khiến nỗi lo 
âu của họ càng thêm trầm trọng [1]. Đáng chú ý là nghiên cứu của Rajesh Sonawane (2020) A Study 
of effect of outbreak of covid-19 on B.ed. student’s Mental and Emotional Health khảo sát trực tuyến 
trên 104 sinh viên thu được quả: đa số các sinh viên hoàn toàn đồng ý rằng sức khỏe cảm xúc của 
họ bị ảnh hưởng khi xảy ra dịch Covid-19. Họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng về sức khỏe bản thân và 
cả người thân. Khoảng từ 25% đến 86% sinh viên phải đối mặt với cơn hoảng loạn và cảm giác 
căng thẳng. Không thể tập trung vào việc học và công việc hàng ngày và cảm nhận bất lực khi phải 
đối mặt với những cơn đau không giải thích được, hồi hộp và xáo trộn vì sự giãn cách xã hội. Họ 
cảm thấy buồn bã khi nghĩ về sự bùng phát của Covid-19 và nó nằm trong khoảng từ 22% đến 78% 
sinh viên [4]. 
Biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch 
Covid-19. 
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, khó khăn tâm lý là một hiện tượng tinh thần phức tạp với nhiều 
mức độ khác nhau, có những triệu chứng tương tự nhau và chồng chéo lên nhau, vì vậy rất khó để 
chẩn đoán tùy thuộc vào cá nhân khác nhau thì mức độ khó khăn tâm lý diễn ra khác nhau. 
Bảng 2: Biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 
Nhóm biểu hiện Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 
Biểu hiện về tâm lý 3.12 0.55 
Biểu hiện về thể chất 2.96 0.66 
Tổng 3.15 0.54 
Ghi chú: Thang đo mức độ biểu hiện tổn thương tâm lý: 1 ≤ ĐTB < 1,79 không bao giờ; 1,80 ≤ ĐTB < 
2,59 hiếm khi; 2,60 ≤ ĐTB < 3,39 thỉnh thoảng; 3,40 ≤ ĐTB < 4,19 thường xuyên; 4,20 ≤ ĐTB < 5 rất 
thường xuyên. Điểm trung bình càng cao chứng tỏ khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học 
tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 càng kéo dài. 
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy (Bảng 2), sinh viên có những biểu hiện về tâm lý với mức độ cao 
hơn so với những biểu hiện về thể chất. Đối với những sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy 
ra dịch Covid-19, ở mỗi sinh viên đều có thể xảy ra những biểu hiện về khó khăn tâm lý khác nhau. 
Một số sinh viên họ phải đối mặt với những biểu hiện về thể chất như: mệt mỏi, uể oải, khó ngủ. 
Hoặc nghiêm trọng hơn là những biểu hiện khó khăn về mặt tâm lý: họ ủ rũ, buồn chán, dễ xúc 
động, không muốn tiếp xúc với người khác, cảm thấy vô vọng và mất phương hướng. Những biểu 
hiện này sẽ tăng lên theo thời gian, lặp đi lặp lại nhiều lần đối với sinh viên Việt Nam du học tại Hoa 
Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19. Nếu như họ không có cách ứng phó phù hợp, điều này sẽ gây tổn 
thương về mặt thể chất và tinh thần ngày càng nặng nề, đối với sinh viên. Tuy nhiên, những biểu 
hiện tổn thương tâm lý cả về mặt thể chất và mặt tâm lý đều đang diễn ra ở mức độ thỉnh thoảng, 
vừa phải. 
2445 
Cách ứng phó khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra 
dịch Covid-19 
Theo Lazarus và Folkman (1984) “ứng phó là những nỗ lực không ngừng thay đổi về nhận thức và 
hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường 
mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ" [2]. 
Bảng 3: Các cách ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học 
tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 
Các cách ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học 
tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 
ĐTB ĐLC 
Ứng phó tập trung vào vấn đề 3,38 0,62 
Ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp 2,90 0,54 
Ứng phó lảng tránh 3,26 0,52 
Ứng phó tiêu cực 2,87 0,65 
Tổng các cách ứng phó 3,15 0,45 
Ghi chú: Thang đo mức độ hiệu quả sử dụng: 1 ≤ ĐTB < 1,79 không sử dụng; 1,80 ≤ ĐTB < 2,59 sử 
dụng nhưng không đạt hiệu quả; 2,60 ≤ ĐTB < 3,39 ít có hiệu quả; 3,40 ≤ ĐTB < 4,19 hiệu quả vừa 
phải; 4,20 ≤ ĐTB < 5 có rất nhiều hiệu quả. 
Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy sinh viên sử dụng các cách ứng phó với tổn thương tâm lý ở 
mức độ chỉ đạt hiệu quả ở mức độ vừa phải (ĐTB = 3,15, ĐLC = 0,45). Trong 4 cách ứng phó (Bảng 
3), sinh viên sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề (ĐTB = 3,38, ĐLC = 0,62), cách ứng phó tìm 
kiếm sự trợ giúp (ĐTB = 2,90, ĐLC = 0,54) có hiệu quả vừa phải. Cách ứng phó lảng tránh (ĐTB = 
3,26, ĐLC = 0,52) sinh viên sử dụng để ứng phó với khó khăn tâm lý đạt hiệu quả từ mức ít hiệu quả 
đến hiệu quả vừa phải. Đối với những sinh viên chọn cách ứng phó tiêu cực (ĐTB = 2,90, ĐLC = 
0,65) cho thấy, có sử dụng nhưng không có hiệu quả đến ít có hiệu quả khi ứng phó với khó khăn 
tâm lý. Như vậy, sinh viên trong nghiên cứu này đã biết chọn cách ứng phó tích cực và tập trung vào 
vấn đề. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra những cách thức ứng phó và biện 
pháp giúp sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ ứng phó hiệu quả với khó khăn tâm lý khi dịch 
Covid-19 xảy ra. 
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu thực tiễn về những khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ 
khi xảy ra dịch Covid-19 cho thấy: 
Khó khăn tâm lý của sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch COVID-19 diễn ra phổ 
biến với các mức độ khác nhau, phần lớn những sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra 
dịch Covid-19 có những khó khăn tâm lý, biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng, về nhận thức, cảm 
xúc, hành vi và thể chất. 
Hầu hết sinh viên sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp, 
cách ứng phó lảng tránh để ứng phó với tổn thương tâm lý. Đa số sinh viên đang có những trải 
2446 
nghiệm khó khăn tâm lý về thể chất, trải nghiệm về tâm lý. Những trải nghiệm về tâm lý, có số sinh 
viên trải nghiệm nhiều hơn và có cường độ kéo dài hơn so với các trải nghiệm về thể chất. 
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tư vấn và tham vấn tâm lý cho sinh viên Việt 
Nam du học tại Hoa Kỳ nhằm thay đổi nhận thức về khó khăn tâm lý, những trải nghiệm khó khăn 
tâm lý, cách ứng phó với khó khăn tâm lý. Đồng thời giúp sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ 
nhận diện những yếu tố cá nhân và các yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ khó khăn tâm lý. Từ đó 
có thể điều chỉnh các yếu tố giúp phòng ngừa và giảm khó khăn tâm lý hiệu quả. 
Để giúp sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19 giảm thiểu khó khăn tâm lý 
chúng tôi đưa ra các biện pháp như: 
Nâng cao nhận thức của sinh viên về khó khăn tâm lý, những trải nghiệm khó khăn tâm lý và hệ 
quả của khó khăn tâm lý ở sinh; Hình thành và phát triển kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý cho 
sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ khi xảy ra dịch Covid-19; Tổ chức tham vấn tâm lý trợ giúp cho 
sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ có cách ứng phó tích cực đối với những khó khăn tâm lý. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hồng Anh (4/2020), Tổn thương tâm lý hậu đại dịch: Cuộc sống của thế giới sẽ khó trở lại 
bình thường như trước COVID-19”. Báo Dân sinh. 
[2] Lazarus, R.S., Folkman, S. (1984), Stress, appraisal, and coping, NY. 
[3] Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm 
nhất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
[4] Ranjana Rajesh Sonawane (4/2020) “A Study of effect of outbreak of covid-19 on B.ed. 
student’s Mental and Emotional Health” Volume 8, Issue 4, ISSN 2320-2882. 
[5] Thông cáo báo chí (2018) Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng năm thứ 17 liên tiếp. 
Đại sự quán và Tổng lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfkho_khan_tam_ly_cua_sinh_vien_viet_nam_du_hoc_tai_hoa_ky_khi.pdf