Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018

Thừa cân béo phì là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo kết quả điều tra năm 2015

của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì là 5,3% và có sự khác biệt là 2,3% giữa thành thị và nông thôn. So với 10 năm trước thì tỉ lệ này tăng lên 6 lần. Trẻ em “ mũm mĩm” chưa hẳn là khỏe đẹp mà đôi khi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bởi vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ béo phì không chỉ vận động chậm chạp hơn so với trẻ bình thường mà còn cảm thấy thiếu tự tin di bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình của mình. Quan trọng hơn, trẻ béo phì sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, rối loạn khớp xương

Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em. Các cuộc điều tra đã ghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì trên học sinh tiểu học vào năm 2010 tại Hà Nội là 10%, Thành phố Hồ Chí Minh là 12%. Nghiên cứu của Bùi Văn Bảo và cộng sự đã cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học tại Thành phố Nha Trang năm 2011 là 5,9% tăng 3,2% so với năm 2007. Theo nghiên cứu mới đây, tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi thừa cân béo phì trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 21,1% (Phùng Đức Nhật, 2016). Hầu hết các nghiên cứu nhận định rằng trẻ em bị thừa cân béo phì có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và vận động. Thừa cân béo phì thực sự đang là vấn đề dinh dưỡng khẩn cấp.

Tuy nhiên tại tỉnh Trà Vinh cũng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến tỉ lệ thừa cân béo phì, đặc biệt là các yếu tố liên quan nói chung và các yếu tố nguy cơ ở lứa tuổi mầm non nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành: “Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018”, nhằm mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh.

2. Xác định mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sở thích ăn uống, mức độ sử dụng thức ăn và hoạt động ngủ của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu.

 

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 1

Trang 1

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 2

Trang 2

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 3

Trang 3

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 4

Trang 4

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 5

Trang 5

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 6

Trang 6

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 7

Trang 7

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 8

Trang 8

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 9

Trang 9

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 28 trang minhkhanh 24460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018

Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân béo phì là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo kết quả điều tra năm 2015
của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì là 5,3% và có sự khác biệt là 2,3% giữa thành thị và nông thôn. So với 10 năm trước thì tỉ lệ này tăng lên 6 lần. Trẻ em “ mũm mĩm” chưa hẳn là khỏe đẹp mà đôi khi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bởi vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ béo phì không chỉ vận động chậm chạp hơn so với trẻ bình thường mà còn cảm thấy thiếu tự tin di bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình của mình. Quan trọng hơn, trẻ béo phì sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, rối loạn khớp xương
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em. Các cuộc điều tra đã ghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì trên học sinh tiểu học vào năm 2010 tại Hà Nội là 10%, Thành phố Hồ Chí Minh là 12%. Nghiên cứu của Bùi Văn Bảo và cộng sự đã cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học tại Thành phố Nha Trang năm 2011 là 5,9% tăng 3,2% so với năm 2007. Theo nghiên cứu mới đây, tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi thừa cân béo phì trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 21,1% (Phùng Đức Nhật, 2016). Hầu hết các nghiên cứu nhận định rằng trẻ em bị thừa cân béo phì có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và vận động. Thừa cân béo phì thực sự đang là vấn đề dinh dưỡng khẩn cấp. 
Tuy nhiên tại tỉnh Trà Vinh cũng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến tỉ lệ thừa cân béo phì, đặc biệt là các yếu tố liên quan nói chung và các yếu tố nguy cơ ở lứa tuổi mầm non nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành: “Khảo sát thực trạng và các yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh năm 2018”, nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi mầm non tại tỉnh Trà Vinh.
2. Xác định mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sở thích ăn uống, mức độ sử dụng thức ăn và hoạt động ngủ của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì của đối tượng nghiên cứu.
Chương 1
 TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH TRẺ EM THỪA CÂN BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình trẻ em thừa cân béo phì trên thế giới
 Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân trên toàn thế giới, với số lượng tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển. Số lượng trẻ em bị béo phì hoặc thừa cân tăng lên 10 triệu trẻ em trên toàn thế giới kể từ năm 1990. Hiện nay, trẻ em thừa cân và béo phì ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình nhiều hơn so với các nước có thu nhập cao.
Ở các nước đang phát triển, số lượng trẻ em thừa cân tăng gấp đôi lên đến 15,5 triệu trẻ em trong năm 2014, từ mức 7,5 triệu trẻ em năm 1990, theo một báo cáo của Ủy ban WHO về chấm dứt béo phì ở trẻ em (ECHO). Tình trạng thừa cân và béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một đứa trẻ, bởi chúng phải đối mặt với một loạt các rào cản, trong đó có nhiều tác động về thể chất, tâm lý và sức khỏe. Chúng tôi biết rằng, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến trình độ học vấn. Những trẻ em này có nhiều khả năng sẽ tiếp tục béo phì ở độ tuổi trưởng thành, tác động lớn đến sức khỏe và kinh tế cho chính bản thân, cũng như cho gia đình và toàn xã hội.
Gần một nửa số trẻ em thừa cân và béo phì dưới 5 tuổi sống ở châu Á và 25% sống ở Châu Phi, nơi mà số lượng trẻ em thừa cân tăng gần như gấp đôi lên 10,3 triệu trẻ em trong năm 2014, từ mức 5,4 triệu năm 1990.
Báo cáo của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cũng cho thấy, Libya, Ai Cập, Morocco, Algeria, Tunisia và Botswana có tỷ lệ trẻ em thừa cân cao nhất trong số các quốc gia châu Phi. Trẻ em không được tiếp cận với đầy đủ thức ăn dinh dưỡng trong thời thơ ấu có nguy cơ đặc biệt cao bị béo phì, khi lượng thức ăn và mức độ hoạt động của chúng thay đổi. Bên cạnh đó, trẻ em di cư cũng có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng béo phì do sự thay đổi văn hóa nhanh chóng và hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Báo cáo cho rằng, bệnh béo phì có khả năng ảnh hưởng đến nhiều lợi ích sức khỏe trên toàn cầu, đồng thời kêu gọi các Quốc gia tập trung giải quyết “thách thức lớn về sức khỏe” này. Trong số các khuyến nghị của mình, WHO cho rằng các Quốc gia cần thúc đẩy việc tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh, nâng cao hoạt động thể chất và xây dựng môi trường học tập lành mạnh. [1111].
1.1.2. Thực trạng trẻ em thừa cân béo phì ở nước ta
Bảng 1.1. Tỷ trọng dân số 60 tuổi trở lên, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, thời kỳ 1989-2013 ( đơn vị: %)
1998
1999
2009
2010
2011
2012
2013
Tỷ trọng dân số 60 tuổi trở lên
7.1
8.0
8.7
9.4
9.9
10.2
10.5
Tỷ trọng dân số 65 tuổi trở lên
4.7
5.8
6.4
6.8
7.0
7.1
7.2
Chỉ số già hóa
18.2
24.3
35.5
37.9
41.1
42.7
43.5
( Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, 2013)
 Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Năm 1999 tỷ trọng dân số 65 tuổi trở lên là 5.8% mười năm sau vào năm 2009 là 6.4%, con số này vào năm 2013 đạt 7.2%. Một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hóa của dân số là chỉ số già hóa. Chỉ số già hóa đã tăng từ 18.2% năm 1998 lên 24.3% năm 1999 và đạt 43.5% nam 2013, cho thấy xu hướng già hóa dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hai thập kỷ qua. Tuổi thọ tăng và mức sinh giảm chính là yếu tố dẫn đến sự già đi của dân số. Già hóa ở nước ta hiện nay tuy chưa ở mức độ nghiêm trọng, song nó sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ trở thành một vấn đề lớn nếu chúng ta không chuẩn bị trước một hệ thống an sinh xã hội thật tốt cho người già.
1.2. DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Trong những năm gần đây, đời sống xã hội của chúng ta đã được nâng cao mọi mặt, đặc biệt đời sống vật chất và tinh thần, từ đó đã tạo tiền đề cho tuổi thọ của con người ngày càng cao. Với ý nghĩa đó, để người cao tuổi có sức khỏe tốt, có cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc với gia đình, bạn bè, xã hội thì vấn đề ăn uống hợp lý ở người cao tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cần giảm số lượng khi ăn
Trong sinh hoạt hàng ngày, người cao tuổi ít vận độ ... tuổi nhất là các bệnh nghề nghiệp và mãn tính. 
1.4. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ DÂN SỐ, KINH TẾ... CỦA HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH.
Trà Cú nằm cách Thành phố Trà Vinh 33 km đường lộ trên tuyến quốc lộ 53 và 54. Phía Đông tiếp giáp huyện Cầu Ngang, phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần và Châu Thành, phía Tây giáp sông Hậu. Đây là tuyến vận tải hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An.
Huyện Trà Cú từ năm 2015, có 17 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Trà Cú, Định An và 15 xã: An Quảng Hữu, Đại An, Định An, Hàm Giang, Hàm Tân, Kim Sơn, Long Hiệp, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên, Phước Hưng, Tân Hiệp, Tân Sơn, Tập Sơn, Thanh Sơn.
Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh khoảng 111.607 người, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện.
Dân số của huyện là khoảng 180.084 người, có mật độ dân số 487 người/km2 với 44.852 hộ. Người dân chủ yếu sống ở nông thôn với dân số khoảng 168,283 người chiếm tỷ lệ gần 93% dân số của huyện.
Người dân chủ yếu làm nghề trồng lúa, trồng mía, đánh cá, chăn nuôi.
Cửa Định An: Là một trong 9 cửa của hệ thống sông Mekong, nơi tiếp giáp cửa Sông Hậu với Biển Đông.
Trà Cú vẫn còn nhiều gia đình gặp khó khăn về kinh tế cũng như các hủ tục lạc hậu đặc biệt là các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Tuy nhiên điều kiện tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cho NCT còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chỉ thị 06 vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục. Ở một số địa phương, cấp ủy Ðảng, chính quyền còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở,  dẫn đến nhiều đơn vị y tế hoạt động trong tình trạng thiếu cán bộ, nguồn lực bị phân tán và kém hiệu quả. Cán bộ y tế tuyến cơ sở thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chế độ ưu đãi chưa thỏa đáng, chưa đủ hấp dẫn cán bộ về làm việc ở tuyến này. Các nguồn đầu tư mới chủ yếu dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn đầu tư trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng nhiều trạm y tế xã còn thiếu các trang thiết bị thiết yếu và thiếu đồng bộ.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
	Người cao tuổi Khmer từ 60 tuổi trở lên tại các xã, thị trấn của huyện Trà Cú, có năm sinh từ năm 1957 cho đến có mặt tại thời điểm khảo sát.
2.1.2. Tiêu chí loại trừ
Những đối tượng được chọn nhưng từ chối tham gia nghiên cứu.
Những đối tượng có sức khỏe yếu, tàn tật, liệt nữa người, không phải dân tộc Khmer... sẽ không tham gia nghiên cứu.
Những đối tượng đồng ý tham gia nhưng vắng mặt trong ngày điều tra. 
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Chọn chủ đích 01 huyện Trà Cú.
Số liệu nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng Trà Vinh.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 02/2017 đến 10/2017
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 
Nghiên cứu cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên.
2.2.2. Cỡ mẫu.
Chọn cỡ mẫu theo công thức:
Trong đó: n: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý.
Z 1-a/2: trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng, với mức tin cậy 95% thì Z= 1,96.
p: tỷ lệ tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi theo kết quả nghiên cứu năm 2010 = 10%.
d: mức sai số tuyệt đối, chấp nhận d = 0,03. (theo kết quả nghiên cứu năm 2010).
Thay số vào công thức, tính được n = 384 người.
 Vậy ta làm tròn cỡ mẫu và dự phòng 5% mất mẫu là 400 người.
2.2.3 Cách chọn mẫu
Giai đoạn 1 (chọn huyện): Chọn chủ đích 01 huyện Trà Cú của tỉnh Trà Vinh.
Giai đoạn 2 (chọn xã): Trong 15 xã và 02 thị trấn của huyện Trà Cú, chúng tôi chọn 17 xã, mỗi xã chọn đối tượng bằng phương pháp ngẫu nhiên.
Giai đoạn 3 (chọn đối tượng nghiên cứu): Lập danh sách NCT từ 60 tuổi trở lên từ sổ khám sức khỏe cho NCT của 17 xã đã chọn, chọn ngẫu nhiên 24 người/xã.
2.2.4. Phương pháp điều tra
Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra với sự hỗ trợ của cán bộ y tế.
Trong quá trình điều tra:
+ Trọng lượng cơ thể được đo bằng cân đồng hồ.
+ Chiều cao được đo bằng thước đo chiều cao đứng. Từ đó tính ra chỉ số BMI.
2.2.5. Chỉ số và biến số nghiên cứu
Nhóm thông tin chung: thông tin chung về trình độ học vấn của NCT, người trực tiếp chăm sóc NCT, về đặc điểm kinh tế hộ gia đình. Thực trạng nuôi dưỡng NCT: Nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường, cho NCT ăn bổ sung, chăm sóc khi NCT bị bệnh.
Các chỉ số nhân trắc được thu thập trong nghiên cứu bằng cách cân đo 
NCT, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số cân nặng/ chiều cao theo tiêu chuẩn của WHO.
Phân loại tình trạng dinh dưỡng của NCT: Dựa vào cân nặng, chiều cao đo được với chỉ số trung bình của quần thể tham chiếu của WHO để tính toán các chỉ số:
+ Phân loại suy dinh dưỡng ( cân nặng/ chiều cao ).
+ Phân loại mức độ SDD: ta chỉ phân theo 2 mức (theo Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), (WHO 2000) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành).
- Suy dinh dưỡng thì BMI < 18,5.
- Bình thường thì BMI: 18,5 -24,9. 
2.2.6. Xử lý số liệu
Phân tích lý số liệu bằng phần mềm Epi data và SPSS (Statistical Package for Social Sciences). 
	Các tỷ lệ được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
Thông tin về người tham dự ghi trong phiếu được giữ bí mật.
Mục tiêu nghiên cứu và cách thu thập thông tin, bằng bộ câu hỏi không 
gây ảnh hưởng bất lợi đến thể chất và tinh thần của đối tượng.
Thời gian làm ngắn không ảnh hưởng đến sinh hoạt và thu nhập của NCT.
Bảng câu hỏi phỏng vấn không có các câu nhạy cảm hoặc liên quan đến tính bảo mật.
2.2.8. Sữa chữa sai lệch trong nghiên cứu
	Để tránh sai lệch trong nghiên cứu trước khi tiến hành giám sát điều tra cần tập huấn cho cán bộ tham gia điều tra về cách phỏng vấn, điền bộ câu hỏi đúng theo yêu cầu nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổng số có 400 người cao tuổi thuộc 17 xã, thị trấn của huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh đã được điều tra để thực hiện nghiên cứu. Do đó, cỡ mẫu nghiên cứu đạt yêu cầu.
3.1.1. Đặc điểm nghiên cứu
Bảng 1.1. Thông tin chung về đối tượng
TT
Đặc điểm của người nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Tổng số
Tỷ lệ (%)
1
Nhóm tuổi:
60 - 69
197
49.2
70 - 79
108
27.0
≥ 80
95
23.8
2
Giới tính
Nam
176
44.0
Nữ
224
56.0
3
Trình độ
Tiểu học
69
17.3
THCS
64
16.0
THPT
17
4.2
TC, ĐH
250
62.5
4
Nghề nghiệp
Làm ruộng
22
5.5
Nghỉ hưu, hội
361
90.2
Buôn bán
17
4.2
5
Kinh tế 
gia đình
Nghèo
155
38.8
Khá
240
60.0
Giaù
5
1.2
	Ta thấy nhóm tuổi 60 - 69 tuổi chiếm 49.2%, giới tính Nữ (56%) cao hơn Nam, Người cao tuổi có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ (62.5%), nghề nghiệp Người cao tuổi thì nghỉ hưu và tham gia các hội chiếm tỷ lệ cao (90.2%), còn kinh tế gia đình khá chiếm tới (60%). 
3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng ở NCT
Bảng 2.2. Tình trạng dinh dưỡng NCT phân theo 2 mức độ suy dinh dưỡng và bình thường
BMI
Tổng
(n = 400)
Tỷ lệ %
Suy dinh dưỡng
128
32
Bình thường
272
68
Biểu đồ 1. Biểu đồ tình trạng dinh dưỡng NCT
	Tình trạng dinh dưỡng Người cao tuổi ở 17 xã, thị trấn huyện Trà Cú, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ (32%), còn bình thường chiếm tỷ lệ (68%).
3.1.3. Kiến thức về tình trạng dinh dưỡng ở NCT
Bảng 3.3. Người cao tuổi có kiến thức hiểu biết về suy dinh dưỡng
Có biết về suy dinh dưỡng ở NCT
Tổng
N = 400
Tỷ lệ %
Có
204
51.0
Không
196
49.0
	Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức hiểu biết về suy dinh dưỡng (51%).
Bảng 4.4. Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức hiểu biết về tập thể dục
Tập thể dục ở NCT
Tổng
n = 400
Tỷ lệ %
Có
118
29.5
Thỉnh thoảng
142
35.5
Không
140
35.0
	Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức đúng về luyện tập thể dục không thường xuyên chiếm (35.5%). Tuy nhiên, vẫn còn NCT không tập thể dục tỷ lệ (35.0%), còn NCT tập thể dục chiếm tỷ lệ rất ít (29.5%).
Bảng 5.5. Tỷ lệ NCT có kiến thức hiểu biết về chế độ ăn, uống hợp lý
Chế độ ăn, uống hợp lý ở NCT
Tổng
n = 400
Tỷ lệ %
Có biết
215
53.8
Không biết
185
46.2
	Tỷ lệ Người cao tuổi có biết ăn uống hợp lý chiếm tỷ lệ (53.8%), chỉ có tỷ lệ (46.2%) là người cao tuổi không biết.
Bảng 6.6. Tỷ lệ NCT có kiến thức hiểu biết về bệnh tật
Bệnh tật ở NCT
Tổng
n = 400
Tỷ lệ %
Tăng huyết áp
239
61.8%
Đái tháo đường
11
2.8%
Cơ xương khớp
137
35.4%
	Tỷ lệ Người cao tuổi có hiểu biết về bệnh Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ (61.8%), bệnh cơ xương khớp (35.4%), tỷ lệ NCT biết về bệnh Đái tháo đường chiếm rất ít chỉ có (2.8%).
Bảng 7.7. Tỷ lệ NCT có kiến thức hiểu biết về tuyên truyền dinh dưỡng
Tuyên truyền dinh dưỡng ở NCT
Tổng
n = 400
Tỷ lệ %
Nhân viên y tế
190
31.1%
Đài, tivi
150
24.6%
Loa truyền thanh xã
119
19.5%
Tờ rơi, sách, báo
10
1.6%
Hội người cao tuổi
68
11.1%
Không biết
73
12.0%
	Tỷ lệ người cao tuổi có hiểu biết về tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng qua nhân viên y tế chiếm cao (31.1%), chỉ có rất ít là người cao tuổi không biết từ tờ rơi, sách, báo tỷ lệ (1.6%).
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHMER VỚI ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
YẾU TỐ
TÌNH TRẠNG
 DINH DƯỠNG
P 
value
SUY DINH DƯỠNG
BÌNH THƯỜNG
n (%)
n (%)
Nhóm tuổi
60-69
59(46.1%)
138(50.7%)
0,144
70-79
43(33.6%)
65(23.9%)
>=80
26(20.3%)
69(25.4%)
Giới tính
Nam 
53(41.4%)
123(45.2)
0,473
Nữ
75(58.6%)
149(54.8)
Trình độ
Tiểu học
29(22.1%)
40(16%)
0,106
THCS
26(20.3%)
38(14.0%)
THPT
03(2.3%)
14(5.1%)
TC, ĐH
150(55.3%)
100(64.9%)
Nghề nghiệp
Làm ruộng
4(3.1%)
18(6.6%)
0,231
Nghỉ hưu, hội
121(94.5%)
240(88.3%)
Buôn bán
3(2.3%)
14(5.1%)
Kinh tế
Nghèo
78(60.9%)
162(59.6%)
0,362
Khá 
47(36.7%)
108(39.7)
Giàu
3(2.3%)
2(7%)
Hiểu biết về suy dinh dưỡng
Có 
63(49.2%)
141(51.8%)
0,159
Không
65(50.8%)
131(48.2%)
Chế độ tập thể dục
Có 
41(32.0%)
77(28.3%)
0,673
Thỉnh thoảng
42(32.8%)
100(36.8%)
Không
45(35.2%)
95(34.9%)
Chế độ ăn uống hợp lý
Có 
68(53.1%)
147(54.0%)
0,863
Không
60(46.9%)
125(46.0%)
Qua kết quả này chưa thấy có mối liên quan giữa các yếu tố ở NCT như: Tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, kinh tế, hiểu biết về suy dinh dưỡng, chế độ tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý với tình trạng suy dinh dưỡng ở Người cao tuổi (p> 0,05) . 
Chương 4
BÀN LUẬN
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, nhằm xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của ở người cao tuổi Khmer tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh năm 2017. Phương pháp nghiên cứu là chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, cỡ mẫu nghiên cứu là 400. Trong đợt khảo sát từ tháng 03/2017 đến tháng 9/2017, có 400 đối tượng đã tham gia trả lời bộ câu hỏi tự điền. Do đó, cỡ mẫu nghiên cứu đạt yêu cầu.
4.1. Đặc điểm Người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu
Kết quả khảo sát về giới tính Người cao tuổi cho thấy, có sự phân chia tương đối giữa Nam và Nữ, cụ thể Nam chiếm (44%) và Nữ chiếm (56%). Về tuổi tác, người cao tuổi có độ tuổi 60-69 chiếm (49.2%) trong tổng số Người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu và chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là nhóm tuổi 70-79 chiếm (27%) và cuối cùng là nhóm >80 tuổi (chiếm 23.8%). Trình độ trung cấp, đại học chiếm tỷ lệ cao (65.2%), thấp nhất là trình độ THPT (4.2%). Còn nghề nghiệp NCT thì nghỉ hưu hoặc tham gia các hội NCT chiếm tỷ lệ cao (90.2%), NCT có nghề nghiệp buôn bán rất ít (4.2%). Do NCT có tiền lương hưu nên NCT có kinh tế khá chiếm tỷ lệ cao (60.0%), còn NCT có kinh tế nghèo chiếm tỷ lệ thấp (38.8%).
4.2. Thực trạng dinh dưỡng ở NCT
	Tình trạng dinh dưỡng bình thường (68%), còn suy dinh dưỡng chiếm (32%), điều này cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội. Kết quả này phù hợp với đề tài trong miền an sinh xã hội nghiên cứu về tuổi gìa Việt Nam của Bùi Thế Cường, tình trạng bình thường (70%) và suy dinh dưỡng (40%) [2].
4.3. Kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng ở NCT
Kết quả cho thấy: Người cao tuổi có kiến thức về dinh dưỡng thông qua nhân viên y tế chiếm tỷ lệ cao nhất (31.1%). Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Lê Thị Nga Hương, thực hiện nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người cao tuổi tại nông thôn tỉnh Thái Bình năm 2012 (35%) [5]. Điều này cho thấy đa số Người cao tuổi tiếp cận kiến thức tuyên truyền dinh dưỡng đạt hiệu quả, thông qua truyền thông trực tiếp về chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý ở Người cao tuổi được các nhân viên y tế thực hiện chiếm tỷ lệ cao (53.8%).
KẾT LUẬN
	Qua nghiên cứu trên 400 Người cao tuổi Khmer tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2017 chúng tôi rút ra các kết luận sau đây.
1. Thực trạng và kiến thức dinh dưỡng ở Người cao tuổi khmer
 - Tỷ lệ Người cao tuổi có chỉ số BMI bình thường ở Nữ là 54.8 % và Nam là 45.2%.
	 - Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức đúng về tình trạng suy dinh dưỡng là 51%.
 - Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức đúng chế độ ăn uống hợp lý là 53.8%.
	- Tỷ lệ Người cao tuổi có kiến thức đúng về bệnh Tăng huyết áp là 61.8%.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi khmer với đặc điểm nghiên cứu
Chưa thấy có mối liên quan giữa các yếu tố ở NCT như: Tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, kinh tế, hiểu biết về suy dinh dưỡng, chế độ tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý với tình trạng suy dinh dưỡng ở Người cao tuổi.
KIẾN NGHỊ
	- Đối với gia đình cần quan tâm hơn nữa đến sinh hoạt, chế độ ăn, uống ở Người cao tuổi, thói quen ăn hàng ngày và giúp Người cao tuổi đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng của mình.
	- Có những giải pháp đúng đắn khoa học và tính khả thi để chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi được tốt hơn nhằm tạo ổn định cuộc sống của Người cao tuổi và giúp họ hưởng trọn niềm vui tuổi già.
	- Ở địa phương nên thành lập câu lạc bộ, tổ chức của Người cao tuổi luôn có quỹ thăm hỏi, động viên những thành viên trong đội khi ốm đau, bệnh tật hay gặp khó khăn.
	- Có phần mềm quản lý tình trạng dinh dưỡng và thông báo kịp thời cho gia đình Người cao tuổi biết về tình trạng dinh dưỡng hàng tháng.

File đính kèm:

  • dockhao_sat_thuc_trang_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_thua_can_beo.doc