Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015

Chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ đổi mới theo hướng: “Chương trình mới tiếp cận theo hướng

hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng

tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng

ngày ”.

Để thực hiện sự đổi mới này, một trong những vấn đề quan trọng và then chốt là đổi mới đội ngũ giáo viên.

Đổi mới đội ngũ giáo viên là thực hiện việc bồi dưỡng tay nghề cho những giáo viên đang đứng lớp, nhằm tạo sự

thay đổi về tư tưởng, nâng cao ý thức tự giác của các thầy giáo, cô giáo về việc đổi mới giáo dục, đổi mới cách thức

lên lớp, đổi mới suy nghĩ về vai trò của học sinh.

Nội dung bài báo này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu khảo sát điều tra nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên

Địa lí THPT trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam, làm cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí

sau năm 2015.

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015 trang 1

Trang 1

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015 trang 2

Trang 2

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015 trang 3

Trang 3

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015 trang 4

Trang 4

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015 trang 5

Trang 5

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 4820
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015

Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam và đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí sau năm 2015
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 
90 
KHẢO SÁT NHU CẦU ĐƯỢC BỒI DƯỠNG CỦA GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ 
Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM 
VÀ ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ SAU NĂM 2015 
A SURVEY INTO HIGH SCHOOL GEOGRAPHY TEACHERS’ NEED FOR FURTHER TRAINING 
IN DANANG, QUANG NAM AND SUGGESTIONS FOR GEOGRAPHY TEACHER TRAINING 
PROGRAM AFTER THE YEAR 2015 
Đậu Thị Hòa 
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 
Email: hoaspdn.57@gmail.com 
TÓM TẮT 
Chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ đổi mới theo hướng: “Chương trình mới tiếp cận theo hướng 
hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng 
tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng 
ngày”. 
Để thực hiện sự đổi mới này, một trong những vấn đề quan trọng và then chốt là đổi mới đội ngũ giáo viên. 
Đổi mới đội ngũ giáo viên là thực hiện việc bồi dưỡng tay nghề cho những giáo viên đang đứng lớp, nhằm tạo sự 
thay đổi về tư tưởng, nâng cao ý thức tự giác của các thầy giáo, cô giáo về việc đổi mới giáo dục, đổi mới cách thức 
lên lớp, đổi mới suy nghĩ về vai trò của học sinh. 
Nội dung bài báo này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu khảo sát điều tra nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên 
Địa lí THPT trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam, làm cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí 
sau năm 2015. 
Từ khóa: định hướng đổi mới giáo dục; đổi mới dạy học; đổi mới dạy học địa lí, bồi dưỡng giáo viên, bồi 
dưỡng giáo viên Địa lí. 
ABSTRACT 
The target of the textbook innovation after 2015 will be focused on forming and developing learners ‘ability. It 
says no with running after the volume of knowledge and pays attention to the ability of using all the knowledge, skills, 
behaviors as well as feelings, etc in solving every situation in daily life. 
In order to carry out this innovation, one of the key matters is to improve the teaching staff. This means 
teachers will get further training to help them enhance their sense and their self-awareness of changing new methods 
of teaching as well as their thoughts about the role of students, in particular and the education innovation, in general. 
This article concentrates on a survey into high school geography teachers’ demand for further training in Danang 
– Quang Nam. This will be the foundation for developing a retraining program for geography teachers after 2015. 
Key words: the target of education innovation; changing new methods of teaching; changing new methods of 
teaching geography; teachers’ need for further training; geography teachers’ need for further training. 
1. Đặt vấn đề 
Theo quan điểm đổi mới căn bản toàn diện 
chương trình giáo dục phổ thông xây dựng theo 
hướng tích hợp thì môn Địa lí sẽ có nhiều thay đổi, 
các kiến thức địa lí sẽ được tích hợp với nhiều kiến 
thức về lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa, gắn với 
thực tiễn cuộc sống con người và thiên nhiên ở 
xung quanh. 
Thông qua kiến thức địa lí nhà trường 
hướng tới giáo dục những phẩm chất, giá trị sao 
cho học sinh phổ thông biết yêu quý bản thân, gia 
đình, quê hương đất nước; ham thích sáng tạo, 
quan sát, vận dụng những điều đã học vào việc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 
91 
giải thích hoặc vận dụng vào các tình huống thực 
tiễn của đời sống hằng ngày, trân trọng sức lao 
động, sản phẩm lao động..., quan tâm tới những sự 
kiện thời sự, những biến động về chính trị, kinh tế, 
văn hóa, khoa học - kỹ thuật của đất nước và thế 
giới, yêu quý, có ý thức bảo vệ di sản lịch sử, văn 
hóa nghệ thuật của dân tộc và thế giới, có thái độ 
đúng đắn với những vấn đề về tín ngưỡng, sắc 
tộc,... và các vấn nóng bỏng như môi trường, biến 
đổi khí hậu, dân số,... 
Với những thay đổi lớn như vậy, các chuyên 
gia đều cho rằng việc bồi dưỡng giáo viên để kịp 
thời triển khai đổi mới sau năm 2015 là rất cấp bách 
và cần thiết. Thêm vào đó là việc đổi mới mô hình 
đào tạo giáo viên, không đóng kín như hiện nay 
trong các trường sư phạm, mà từng bước chuyển 
sang hệ thống đào tạo mở như nhiều nước trên thế 
giới. Cần đào tạo giáo viên dạy một môn, đồng thời 
giáo viên dạy 2 môn, liên môn để dạy các môn học 
tích hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. 
Những nghiên cứu của chúng tôi chính là để 
tiếp cận nhanh chóng, kịp thời việc bồi dưỡng giáo 
viên Địa lí trong thời gian tới. 
2. Nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên Địa lí 
ở một số trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng 
và Quảng Nam 
2.1. Hình thức và phương pháp điều tra, khảo 
sát nhu cầu 
a. Các phương pháp điều tra, khảo sát 
Để tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo 
viên Địa lí THPT, chúng tôi cũng đã tiến hành 
điều tra, khảo sát bằng các phương pháp sau: 
* Lập phiếu điều tra: 
- Trước hết chúng tôi điều tra về thực trạng 
dạy và học môn Địa lí ở các trường THPT trên địa 
bàn Đà Nẵng và Quảng Nam: 
+ Mẫu phiếu điều tra thực trạng dạy học với 
10 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu 10 thông số. 
+ Mẫu phiếu điều tra thực trạng học tập môn 
Địa lí của học sinh với 10 câu hỏi trắc nghiệm tìm 
hiểu 10 thông số. 
- Từ nắm bắt thực trạng, chúng tôi tiến hành 
điều tra về nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên 
Địa lí THPT trên 2 địa bàn Đà Nẵng và Quảng 
Nam: Mẫu phiếu với 10 câu hỏi trắc nghiệm để 
tìm hiểu về nhu cầu cần thiết bồi dưỡng về kiến 
thức, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm 
tra đánh giá. 
* Hội thảo khoa học 
Kết hợp với Hội thảo Khoa học của Khoa 
Địa lí với 2 chủ đề: 
- Giáo dục Biển đảo trong dạy học Địa lí ở 
trường phổ thông. 
- Đổi mới dạy học Địa lí và thực trạng của 
đổi mới dạy học Địa lí hiện nay ở trường phổ 
thông. 
Với 2 chủ đề này, chúng tôi đã thu được 5 
báo cáo khoa học về thực trạng dạy học Địa lí ở 
các trường THPT hiện nay trên địa bàn thành phố 
Đà Nẵng. Trong mỗi báo cáo đều phân tích thực 
trạng và đều có những đề xuất về nhu cầu cần thiết 
của giáo viên. 
* Dự giờ của giáo viên 
- Kết hợp với đợt kiến tập sư phạm năm 
2014, chúng tôi đã xin dự 10 tiết của 10 giáo viên 
dạy Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn Đà 
Nẵng để trực tiếp nắm tình hình dạy học Địa lí của 
giáo viên. 
- Kết hợp dự giờ, chúng tôi cũng đã phỏng 
vấn trực tiếp các giáo viên Địa lí để nghe ý kiến đề 
xuất về những khó khăn, những yêu cầu trong việc 
bồi dưỡng của giáo viên. 
b. Đối tượng điều tra 
- Đã tiến hành điều tra ở 15 trường tiêu biểu 
cho tính vùng miền của 2 địa bàn của thành phố 
Đà Nẵng (9 trường) và tỉnh Quảng Nam (6 trường), 
các trường cụ thể như sau: 
- Về số lượng điều tra: 
+ Điều tra 50 giáo viên ở 3 độ tuổi thâm 
niên: dưới 5 năm (10 giáo viên), trên 10 năm (20 
giáo viên), trên 20 năm (20 giáo viên). Mỗi trường 
điều tra từ 3 - 5 giáo viên Địa lí. 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 
92 
+ Điều tra 450 học sinh ở 3 khối lớp: khối 
10 (150 học sinh), khối 11 (150 học sinh), khối 12 
(150 học sinh). 
- Sau khi đề xuất chương trình bồi dưỡng, 
chúng tôi gửi lại đến các giáo viên để xin ý kiến 
đóng góp. 
2.2. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên 
a. Về kiến thức 
- Các kiến thức về bản đồ, địa lí tự nhiên thế 
giới hay Việt Nam, các kiến thức về địa lí dân cư, 
địa lí kinh tế xã hội, biển đảo là những mảng kiến 
thức cơ bản của Địa lí thì hầu hết các giáo viên 
đều nắm vững. 
- Tuy nhiên, cũng còn những mảng kiến 
thức mà nhiều giáo viên còn thiếu và gặp khó khăn 
trong dạy học như: 
+ Các giáo viên gặp nhiều khó khăn trong 
việc dạy các kiến thức về địa chất, nhất là phần địa 
chất lịch sử hình thành các lãnh thổ, nhận biết các 
loại đá, vì đây là những kiến thức thuộc một 
chuyên ngành tương đối khó, thời lượng học trong 
trường sư phạm không nhiều, đặc biệt là phần thực 
hành rất ít nên mặc dù phần kiến thức địa chất thể 
hiện ít trong chương trình địa lí ở phổ thông nhưng 
giáo viên vẫn không tự tin khi giảng dạy. 
+ Các kiến thức về Địa lí kinh tế xã hội thế 
giới: phần này không khó, nhưng kinh tế thế giới 
luôn thay đổi, sách giáo khoa thì phải 10 năm hoặc 
hơn mới thay đổi, vì vậy việc cập nhật chính thống 
kiến thức này là quan trọng, nếu không sẽ làm cho 
người giáo viên trở nên rất lạc hậu trước học sinh. 
+ Các kiến thức liên môn có liên quan tới 
địa lí như: sinh học, hóa học, vật lí, thiên văn, 
khi dạy Địa lí tự nhiên đại cương, Địa lí thế giới 
giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn, vì chủ yếu là 
sinh viên thi khối C, chương trình đào tạo Cử nhân 
Sư phạm cũng đề cập 1, 2 học phần liên quan đến 
các kiến thức trên, nhưng chất lượng học các học 
phần này của sinh viên thấp. Giáo viên rất băn 
khoăn lo lắng cho việc đổi mới giáo dục phổ thông 
theo hướng “tích hợp” sau năm 2015. 
- Đại đa số giáo viên đều đề nghị cung cấp 
và bồi dưỡng những mảng kiến thức sau: 
Bảng 1. Nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức của GV Địa lí ở 
một số trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam 
Kiến thức Số ý 
kiến 
Tỉ lệ 
% 
Kiến thức về địa chất 28/50 56,0 
Kiến thức về địa lí kinh tế xã 
hội thế giới (cập nhật) 
32/50 64,0 
Kiến thức liên môn có liên 
quan đến dạy Địa lí 
19/50 38,0 
b. Về phương pháp dạy học 
- Bộ Giáo dục và các Sở cũng đã tổ chức 
nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương 
pháp dạy học, tuy nhiên qua điều tra, dự giờ chúng 
tôi thấy sự hiểu biết về phương pháp dạy học hiện 
đại, kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ 
thông tin và các phần mềm Địa lí vào dạy học còn 
nhiều hạn chế. Giáo viên đề cập đến những khó 
khăn khi vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy 
học mới bao gồm: 
+ Khó khăn lớn nhất là: Thời lượng kiến 
thức nhiều nhưng thời gian có hạn, các kĩ thuật 
dạy học và phương pháp dạy học mới tốn nhiều 
thời gian 
+ Thứ 2 là chưa có điều kiện về trang thiết 
bị dạy học để thực hiện các kĩ thuật và phương 
pháp dạy học mới 
+ Chưa hiểu rõ lí thuyết, quy trình vận dụng 
các kĩ thuật và phương pháp dạy học mới 
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các 
phần mềm Địa lí vào dạy học Địa lí ở trường phổ 
thông tương đối phổ biến và mang lại nhiều hiệu 
quả dạy học, nhưng nhiều giáo viên Địa lí ở Đà 
Nẵng và Quảng Nam chưa sử dụng được các phần 
mềm này, nên chưa giải quyết được những khó 
khăn về thiếu phương tiện dạy học, vì vậy hiệu quả 
dạy học cũng còn hạn chế. 
- Từ những phân tích trên, giáo viên đề nghị 
có nhu cầu bồi dưỡng về các nội dung sau: 
Bảng 2. Nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp dạy học 
của GV Địa lí ở một số trường THPT trên địa bàn Đà 
Nẵng và Quảng Nam 
Nội dung 
Số ý 
kiến 
Tỉ lệ 
% 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 
93 
Lí luận về PP, kĩ thuật dạy 
học hiện đại 
22/50 44,0 
Vận dụng các PP, kĩ thuật 
dạy học, tích cực, hiện đại 
40/50 80,0 
Ứng dụng CNTT và một số 
phần mềm trong dạy học Địa lí 
32/50 64,0 
c. Về kiểm tra đánh giá 
Kiểm tra đánh giá trong dạy học ở trường 
phổ thông hiện nay đang được bàn luận sôi nổi và 
có nhiều nội dung mới, được chọn là khâu đột phá 
để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
phổ thông sau năm 2015, nên có tới 45/50 giáo 
viên (chiếm 90%) đều có nhu cầu bồi dưỡng cụ thể 
về kiểm tra đánh giá theo năng lực người học ở bộ 
môn Địa lí các lớp. 
3. Đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên 
Địa lí phục vụ cho đổi mới dạy học Địa lí ở các 
trường THPT 
3.1. Mục tiêu bồi dưỡng 
- Cung cấp, cập nhật cho giáo viên những 
kiến thức mới, hiện đại về chuyên ngành, đặc biệt 
bồi dưỡng mảng kiến thức liên môn mà giáo viên 
chưa được tiếp cận trong đào tạo đại học để nâng 
cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, đáp ứng 
yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu chuẩn nghề 
nghiệp của giáo viên. 
- Bồi dưỡng những kiến thức về hình thức, 
phương pháp dạy học, đặc biệt là kĩ năng tổ chức 
dạy học, kĩ năng vận dụng các kĩ thuật dạy học 
mới theo hướng phát triển năng lực người học 
nhằm phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên. 
- Bồi dưỡng lí luận và thực hành về đổi mới 
kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá hoạt động 
học tập và năng lực người học để thúc đẩy quá 
trình dạy và học. 
- Thông qua bồi dưỡng nhằm nâng cao 
năng lực tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, 
khuyến khích sáng kiến trong quá trình dạy học 
Địa lí. 
3.2. Nội dung bồi dưỡng 
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo 
viên các cấp học từ mầm mon, tiểu học, THCS, 
THPT và GDTX được quy định tại Thông tư số 
30, 31, 32, 33/2011/TT- BGDĐT ngày 8 tháng 8 
năm 2011, Thông tư số 36 /2011/TT- BGDĐT 
ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ 
GD&ĐT đã xác định rõ gồm có nội dung bắt buộc 
và nội dung tự chọn. [3] 
- Nội dung bắt buộc: tập trung vào những 
vấn đề cơ bản của định hướng đổi mới giáo dục, 
đặc biệt là những đổi mới về nội dung, hình thức, 
phương pháp dạy học, hình thức, phương pháp 
kiểm tra đánh giá. Nội dung chuyên đề này có thể 
do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn, có thể do các 
trường sư phạm trên địa bàn được hợp tác bồi 
dưỡng biên soạn. Thời lượng quy định chuyên đề 
là 30 tiết/năm. 
- Nội dung tự chọn: Ngoài chuyên đề bắt 
buộc cần xây dựng những chuyên đề, những mô đun 
chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng 
của giáo viên. Thời lượng 60 tiết/giáo viên. 
Từ những quy định và nhu cầu của giáo viên 
Địa lí, nhóm nghiên cứu chúng tôi xây dựng 
chương trình bồi dưỡng giáo viên Địa lí THPT 
(trình bày ở Bảng 3). 
- Chuyên đề: Dạy học Địa lí và kiểm tra 
đánh giá theo hướng phát triển năng lực, đây là nội 
dung cơ bản cần bồi dưỡng để giáo viên có thể 
thực hiện được đổi mới toàn diện và căn bản giáo 
dục phổ thông sau 2015. 
- Các chuyên đề: Địa - Sử và những vấn đề 
địa lí KT–XH TG hiện đại, để đáp ứng nhu cầu 
của giáo viên Địa lí về những mảng kiến thức còn 
thiếu và yếu như địa chất (cả những kiến thức liên 
môn về lịch sử) và cập nhật những kiến thức về 
kinh tế - xã hội thế giới hiện nay. 
- Các chuyên đề: Cơ sở sinh thái học; Thiên 
văn học, để đáp ứng nhu cầu của giáo viên Địa lí 
về những mảng kiến thức liên môn cơ bản như: 
sinh học, vật lí, hóa học,... 
- Các chuyên đề: Ứng dụng CNTT và các 
phần mềm trong dạy học Địa lí; Vận dụng các 
phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng dạy học 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.4 (2014) 
94 
tích cực, để đáp ứng nhu cầu của giáo viên về mảng phương pháp dạy học Địa lí. 
Bảng 3. Đề xuất các chuyên đề cần bồi dưỡng cho GV Địa lí ở trường THPT 
TT Tên chuyên đề, mô đun 
Tự 
học 
(tiết) 
Học tập 
trung 
(tiết) 
LT TH 
Chuyên đề bắt buộc: 
1 Dạy học địa lí và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực 10 10 10 
Các chuyên đề tự chọn: 
1 Cơ sở sinh thái học 15 10 5 
2 Địa - Sử 15 10 5 
3 Những vấn đề địa lí KT–XH TG hiện đại 20 5 5 
4 Ứng dụng CNTT và các phần mềm trong dạy học Địa lí 15 5 10 
5 Thiên văn học 15 10 5 
6 Vận dụng các PPDH, KTDH theo hướng dạy học tích cực 15 5 10 
3.3. Hình thức bồi dưỡng 
a. Bồi dưỡng bằng tự học của giáo viên 
- Đây là hình thức mang tính tự lực và độc 
lập cao nhưng lại có tính chiến lược lâu dài và 
bền vững. Giáo viên muốn có năng lực về chuyên 
môn, nghiệp vụ thì phải thường xuyên tự học để 
có thể tiếp cận, cập nhật nhanh những cái mới, 
cái hiện đại giúp ích cho quá trình dạy học của 
bản thân. 
- Tuy nhiên để cho hình thức này mang lại 
hiệu quả cần phải có nguồn tài liệu cho giáo viên, 
đồng thời phải kết hợp giữa tự bồi dưỡng với các 
sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên 
môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. 
b. Bồi dưỡng thông qua mạng Internet 
- Hiện nay, công nghệ thông tin và mạng 
Internet phát triển mạnh, rộng khắp đến mọi vùng 
miền. Hầu hết giáo viên cũng đã tiếp cận với công 
nghệ thông tin và sử dụng mạng Internet, nên việc 
bồi dưỡng theo hình thức này là cần thiết, nhanh 
và nhiều tiện lợi. 
- Để tiến hành được cần nghiên cứu xây 
dựng diễn đàn qua mạng Internet để cung cấp, trao 
đổi kiến thức, giải đáp những thắc mắc của giáo 
viên, đồng thời cũng trao đổi những kinh nghiệm, 
sáng kiến dạy học, vận dụng những phương pháp, 
kĩ thuật dạy học tích cực, 
c. Bồi dưỡng tập trung 
- Hình thức này được áp dụng phổ biến từ 
trước đến nay trong các dịp hè (bồi dưỡng thường 
xuyên trong hè). 
- Mục đích: Hướng dẫn các nội dung tự học, 
thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc 
mắc; Hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng 
thường xuyên mới và khó đối với giáo viên, đáp 
ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng 
thường xuyên; Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ 
hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và 
luyện tập kĩ năng với giáo viên các trường khác 
trong huyện, tỉnh, thành phố, khu vực. 
- Về thời gian bồi dưỡng được thực hiện 
trong năm học. Tùy theo tình hình thực tế của địa 
phương và nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của 
giáo viên, các cơ sở giáo dục bố trí thời gian bồi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 4 (2014) 
95 
dưỡng thường xuyên cho phù hợp, có thể: Tập 
trung ngắn hạn: 1 – 2 ngày; Tập trung dài hạn: 1 
tuần hay hơn. 
Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng các cơ sở 
giáo dục (phòng, sở giáo dục, các trường, các 
trung tâm giáo dục thường xuyên) cần phải tổ chức 
đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo 
viên thông qua các bài kiểm tra, bài tập nghiên 
cứu, bài viết thu hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả 
về sở giáo dục và đào tạo theo quy định của sở 
giáo dục và đào tạo. 
4. Kết luận 
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
phổ thông nói chung và dạy học Địa lí nói riêng là 
tất yếu và rất cần thiết. Trong đó, đổi mới đội ngũ 
giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng, 
then chốt để thực hiện đổi mới căn bản và toàn 
diện giáo dục. Đổi mới đội ngũ giáo viên là thực 
hiện việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức, 
kĩ năng nghề nghiệp cho những giáo viên đang 
đứng lớp, nhằm tạo sự thay đổi về tư tưởng, ý 
thức, trình độ, chất lượng người thầy, tiến tới thay 
đổi về chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông. 
Qua nghiên cứu điều tra, khảo sát nhu cầu 
học tập, bồi dưỡng và những đề xuất của giáo viên 
Địa lí trên 15 trường THPT của 2 địa bàn Đà Nẵng 
- Quảng Nam, chúng tôi đã rút ra được những 
điểm mạnh, điểm yếu và thiếu của giáo viên Địa lí 
về kiến thức cũng như về phương pháp, nghiệp vụ 
sư phạm, từ đó đã xây dựng được chương trình bồi 
dưỡng cho giáo viên với 7 chuyên đề bồi dưỡng. 
Chương trình bồi dưỡng được xây dựng chủ yếu 
dựa trên nhu cầu thực tế và những đề xuất của giáo 
viên Địa lí để đáp ứng với tình hình đổi mới giáo 
dục phổ thông sau năm 2015. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh, môn Địa lí (tài liệu lưu hành nội bộ). 
[2] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 
711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 
[3] Dự thảo Đề án xây dựng (2014), triển khai chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 
2015, Bộ GD & ĐT, tháng 2/2014 (tài liệu lưu hành nội bộ). 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_nhu_cau_duoc_boi_duong_cua_giao_vien_dia_li_o_cac_t.pdf