Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy

Giãn động mạch chủ là đường kính động mạch

tăng lên dưới 50% so với đường kính lòng mạch bình

thường. Phình động mạch chủ là sự giãn vĩnh viễn,

khu trú, một phần động mạch chủ, với đường kính tăng

lên tối thiểu 50% so với đường kính lòng mạch thông

thường. Phình động mạch chủ ngực có tỉ lệ 4,5 trường

hợp trên 100000 dân [1].

Thông thường phình động mạch chủ ngực ít có

triệu chứng, thường chỉ được phát hiện tình cờ khi đi

khám sức khỏe định kỳ hay khi chụp xquang. Tuy nhiên

cũng có những trường hợp biến chứng nặng như lóc

tách hay vỡ phình động mạch chủ ngực, đe dọa tính

mạng, cần phải xử trí cấp cứu. Nguy cơ lóc tách hay

vỡ tăng lên liên quan tới kích thước túi phình. Tỉ lệ lóc

tách và vỡ tăng lên 3% với đường kính phình mạch từ

5 - 5,9 cm, 7% với đường kính phình mạch từ 6 cm trở

lên [2]. Vì vậy việc phát hiện sớm phình hay giãn động

mạch chủ là rất quan trọng

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 1

Trang 1

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 2

Trang 2

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 3

Trang 3

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 4

Trang 4

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 5

Trang 5

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 6

Trang 6

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7280
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy

Khảo sát mối liên quan độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương động mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 dãy
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/20204
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN ĐỘ GIÃN 
ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC VỚI MỨC ĐỘ 
TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN 
CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY
The relationship between the thoracic aortic 
dilatation and the degree of coronary artery injury 
by 256-slice CT scanning
Trần Bùi Khoa*, Nguyễn Ngọc Tráng**, Nguyễn Khôi Việt **, 
Phạm Minh Thông*
Objective: The relationship between the thoracic aortic dilatation 
and the degree of coronary artery injury by 256-slice CT scanning.
Subjects and methods: Descriptive cross-sectionalnstudy was 
performed on 207 patients who was performed coronary angiography by 
256-slice CT scanning at Bach Mai hospital from January 2019 to August 
2019.
Results: 207 patients in study, 107 males (52,7%), 98 females 
(47,3%). Average age is 62,2±10,3. There was 34 patients with thoracic 
aortic dilatation (16,4%). There was the significant difference of the 
Dmax, Dmin diameter at levels (sinuses of Valsalva, sinotubular junction, 
ascending aorta, descending aorta) and Dmin diameter at level of annulus 
between the systolic phase and diastolic phase (p<0,001. There was 
relationship between dilatation of thoracic aorta with valve calcium score 
(p<0,001). There was not relationship between dilatation of thoracic aorta 
with coronary artery calcium score and degree of coronary artery stenosis 
due to atheroma.
Conclusion: This study showed significant differences of the 
thoracic aortic dimensions, between systolic phase and diastolic phase. 
Dilatation of thoracic aorta was associated with aortic valve calcium score 
but not with degree of coronary artery injury.
Key words: thoracic aortic dilatation, coronary artery, 256-slice CT.
.
* Trường đại học Y Hà Nội
** Trung tâm điện quang, 
Bệnh viện Bạch mai
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 5
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn động mạch chủ là đường kính động mạch 
tăng lên dưới 50% so với đường kính lòng mạch bình 
thường. Phình động mạch chủ là sự giãn vĩnh viễn, 
khu trú, một phần động mạch chủ, với đường kính tăng 
lên tối thiểu 50% so với đường kính lòng mạch thông 
thường. Phình động mạch chủ ngực có tỉ lệ 4,5 trường 
hợp trên 100000 dân [1].
Thông thường phình động mạch chủ ngực ít có 
triệu chứng, thường chỉ được phát hiện tình cờ khi đi 
khám sức khỏe định kỳ hay khi chụp xquang. Tuy nhiên 
cũng có những trường hợp biến chứng nặng như lóc 
tách hay vỡ phình động mạch chủ ngực, đe dọa tính 
mạng, cần phải xử trí cấp cứu. Nguy cơ lóc tách hay 
vỡ tăng lên liên quan tới kích thước túi phình. Tỉ lệ lóc 
tách và vỡ tăng lên 3% với đường kính phình mạch từ 
5 - 5,9 cm, 7% với đường kính phình mạch từ 6 cm trở 
lên [2]. Vì vậy việc phát hiện sớm phình hay giãn động 
mạch chủ là rất quan trọng.
Những bệnh nhân bị phình hay giãn động mạch 
chủ ngực có thể mắc kèm thêm các bệnh lý tim mạch 
khác, trong đó có bệnh mạch vành và ngược lại. Nó 
làm tăng nguy cơ tử vong và khó khăn cho việc theo 
dõi và điều trị bệnh nhân. Vì vậy tìm hiểu tổn thương 
mạch vành ở các bệnh nhân phình, giãn động mạch 
chủ ngực hay tìm hiểu phình, giãn động mạch chủ ngực 
ở các bệnh nhân có bệnh mạch vành là cần thiết. Hiện 
nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về mối 
liên quan giữa giãn động mạch chủ ngực và tổn thương 
mạch vành. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài với mục 
tiêu đánh giá mối liên quan giữa độ giãn động mạch chủ 
ngực với mức độ tổn thương mạch vành trên cắt lớp vi 
tính 256 dãy.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả cắt 
ngang trên 207 bệnh nhân, được chụp mạch vành trên 
cắt lớp vi tính 256 dãy tại Trung tâm Điện quang Bệnh viện 
Bạch Mai từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019.
2. Quy trình thực hiện
Bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính 256 dãy theo 
protocol chụp mạch vành.
Xử lý hình ảnh, tiến hành đánh giá, đo đạc các chỉ 
số theo mẫu hồ sơ bệnh án:
- Đo đạc gốc động mạch chủ (ĐMC): đường kính 
(ĐK) Dmax, Dmin của vòng van ĐMC, xoang Valsalva, 
khớp nối xoang ống; khoảng cách (KC) giữa vòng van 
ĐMC và khớp nối xoang ống, KC giữa vòng van ĐMC và 
lỗ ĐMV phải, lỗ ĐMV trái ở hai thì tâm thu và tâm trương 
(đo đạc theo hướng dẫn của SCCT năm 2019 [3]). 
- Đo đạc đường kính Dmax, Dmin động mạch chủ 
lên, động mạch chủ xuống đoạn ngang mức thân động 
mạch phổi ở thì tâm thu và tâm trương (đo đạc theo 
hướng dẫn của ACCF, AHA năm 2010 và ESC năm 
2014 [4], [5]).
- Đánh giá động mạch vành: điểm vôi hóa, mức 
độ hẹp động mạch vành.
Pha tâm thu: 30-40% khoảng RR
Pha tâm trương: 65-75% khoảng RR
Tham khảo các công bố trên thế giới, để thuận 
tiện cho nghiên cứu, chúng tôi lấy mốc giãn gốc động 
mạch chủ và động mạch chủ lên là 40mm, giãn động 
mạch chủ xuống là 30mm ở cả hai giới [6], [7].
3. Xử lý số liệu
 Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống 
kê SPSS 20.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài được thông qua bởi hội đồng khoa học 
bệnh viện Bạch Mai.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong 207 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 
109 nam (chiếm tỉ lệ 52,7%), 98 nữ (chiếm tỉ lệ 47,3%). 
Tuổi trung bình 62,2 ± 10,3, bệnh nhân ít tuổi nhất 34, 
nhiều tuổi nhất 86. Nhóm tuổi từ 60 trở lên gặp nhiều 
nhất, chiếm tỉ lệ 63,3%.
2. Đặc điểm gốc động mạch chủ
2.1. Van động mạch chủ
Có 2 trường hợp van động mạch chủ hai lá, chiếm 
tỉ lệ 1%, cả 2 trường hợp này đều có giãn động mạch 
chủ ngực.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/20206
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Có 24 trường hợp có vôi hóa van động mạch chủ, chiếm tỉ lệ 11,6%.
2.2. Kích thước gốc động mạch chủ ở thì tâm thu và tâm trương
Bảng 1. Kích thước gốc động mạch chủ ở thì tâm thu và tâm trương
Tâm thu Tâm trương p
ĐK vòng van ĐMC (mm) Dmax 25.6±2.8 25.5±2.9 0,281
Dmin 19.9±2.6 19.5±2.7 0,006
ĐK xoang Valsalva (mm) Dmax 32.6±4.4 31.9±4.1 0,000
Dmin 30.1±4.0 29.5±3.6 0,000
ĐK khớp nối xoang ống (mm) Dmax 29.4±4.7 29.2±4.7 0,000
Dmin 28.2±4.4 27.9±4.4 0,000
KC giữa vòng van ĐMC và khớp nối xoang ống (mm) 19.2±2.7 19.2±2.9 0,391
KC giữa vòng van ĐMC tới lỗ nguyên ủy ĐMV phải (mm) 13.9±2.7 13.8±2.5 0,077
KC giữa vòng van ĐMC tới lỗ nguyên ủy ĐMV trái (mm) 13.3±2.3 13.4±2.3 0,141
Nhận xét:
- Không có sự khác biệt về đường kính tối đa vòng van ĐMC, khoảng cách giữa vòng van ĐMC và khớp nối 
xoang ống, khoảng cách giữa vòng van ĐMC tới lỗ nguyên ủy ĐMV phải, ĐMV trái giữa thì tâm thu và tâm trương.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính tối thiểu vòng van ĐM chủ, đường kính tối đa và đường 
kính tối thiểu xoang Valsava, khớp nối xoang ống giữa thì tâm thu và tâm trương với độ tin cậy 99%. 
Bảng 2. Kích thước gốc ĐMC theo giới tính
Nam N=109 Nữ N=98 P
ĐK vòng van ĐMC
(mm)
Dmax tâm thu 26,9±2,7 24,2±2,2 0,000
Dmin tâm thu 20,9±2,5 18,7±2,1 0,000
Dmax tâm trương 26,8±2,7 24,0±2,4 0,000
Dmin tâm trương 20,6±2,8 18,3±2,0 0,000
ĐK xoang Valsalva 
(mm)
Dmax tâm thu 34,5±4,4 30,5±3,2 0,000
Dmin tâm thu 31,7±4,1 28,3±3,0 0,000
Dmax tâm trương 33,7±4,1 29,9±3,0 0,000
Dmin tâm trương 31,0±3,6 27,8±2,9 0,000
ĐK khớp nối xoang ống 
(mm)
Dmax tâm thu 30,8±5,2 27,9±3,4 0,000
Dmin tâm trương 29,6±5,0 26,7±3,1 0,000
Dmax tâm trương 30,5±5,2 27,8±3,4 0,000
Dmin tâm trương 29,2±4,9 26,4±3,1 0,000
Nhận xét: Đường kính Dmax, Dmin vòng van ĐMC, xoang Valsalva, khớp nối xoang ống trong thì tâm thu và 
tâm trương ở giới nam lớn hơn ở giới nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 7
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3. Kích thước động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống ở thì tâm thu và tâm trương
Bảng 3. Kích thước động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống ở thì tâm thu và tâm trương
Tâm thu Tâm trương p
ĐMC lên (mm) Dmax 34,0±5,5 33,4±5,4 0,000
Dmin 32,7±5,2 32,2±5,1 0,000
ĐMC xuống
(đoạn ngang mức thân ĐM phổi) (mm) 
Dmax 23,9±2,7 23,4±2,7 0,000
Dmin 23,3±2,6 22,9±2,6 0,000
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính Dmax, Dmin động mạch chủ lên, động mạch 
chủ xuống đoạn ngang mức thân động mạch phổi giữa thì tâm thu và tâm trương với độ tin cậy 99%. Đường kính 
đo ở thì tâm thu lớn hơn đo ở thì tâm trương ở các mốc đo.
Bảng 4. Kích thước ĐMC lên, ĐMC xuống theo giới tính
Nam N=109 Nữ N=98 P
 ĐMC lên (mm) Dmax tâm thu 34,6±5,9 33,3±4,9 0,112
Dmin tâm thu 33,3±5,6 32,1±4,6 0,112
Dmax tâm trương 34,0±5,8 32,8±4,8 0,099
Dmin tâm trương 32,8±5,4 31,6±4,7 0,097
ĐMC xuống 
(ngang mức thân ĐMP)
(mm)
Dmax tâm thu 24,9±2,6 22,7±2,2 0,000
Dmin tâm thu 24,3±2,5 22,2±2,2 0,000
Dmax tâm trương 24,3±2,7 22,4±2,2 0,000
Dmin tâm trương 23,8±2,6 21,9±2,2 0,000
Nhận xét: Đường kính ĐMC lên giữa giới nam và giới nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 
95%.
Đường kính ĐMC xuống (đoạn ngang mức thân động mạch phổi) giữa giới nam và giới nữ khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với độ tin cậy 95%.
4. Mối liên quan giữa giãn động mạch ngực với vôi hóa van động mạch chủ
Bảng 5. Mối liên quan giữa giãn ĐMC ngực với vôi hóa van ĐMC
Có
Vôi hóa van ĐMC
Tổng p
Không
Giãn ĐMC ngực
Có 12 22 34
Không 12 161 173 0,000
Tổng 24 183 207
Nhận xét: Có mối liên quan giữa giãn ĐMC ngực với vôi hóa van động mạch chủ (p<0,001). 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/20208
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5. Mối liên quan giữa độ giãn ĐMC ngực với mức độ tổn thương mạch vành
5.1. Mối liên quan giữa độ giãn ĐMC ngực với điểm vôi hóa mạch vành
Bảng 6. Mối liên quan giữa độ giãn ĐMC ngực với điểm vôi hóa động mạch vành
≤100
>100
Điểm vôi hóa ĐMV
Tổng P
Dmax gốc ĐMC
40-<50mm
≥50mm
<40mm 174 23 197
 0,384
7 2 9
1 0 1
Tổng 182 25 207
Dmax ĐMC lên
<40mm 157 20 177
0,372
40-<50mm 22 4 26
≥50mm 3 1 4
Tổng 182 25 207
Dmax ĐMC 
xuống
<30mm 179 24 203
0,405≥30mm 3 1 4
Tổng 182 25 207
Nhận xét: Sử dụng kiểm định Fisher’s Exact. Không có mối liên quan giữa điểm vôi hóa ĐMV với mức độ giãn 
ĐMC ngực.
5.2. Mối liên quan giữa độ giãn ĐMC ngực với mức độ hẹp mạch vành do xơ vữa
Bảng 7. Mối liên quan giữa độ giãn ĐMC với mức độ hẹp động mạch vành
<50%
≥50%
Mức độ hẹp ĐMV
Tổng P
Dmax gốc ĐMC
40-<50mm
≥50mm
<40mm 150 47 197
 1,000
7 2 9
1 0 1
Tổng 158 49 207
Dmax ĐMC lên
<40mm 133 44 177
0,536
40-<50mm 22 4 26
≥50mm 3 1 4
Tổng 158 49 207
Dmax ĐMC xuống
<30mm 155 48 203
1,000≥30mm 3 1 4
Tổng 158 49 207
Nhận xét: Sử dụng kiểm định Fisher’s Exact. Không có mối liên quan giữa mức độ hẹp động mạch vành với 
mức độ giãn ĐMC ngực.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 9
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 207 bệnh 
nhân được chụp mạch vành trên cắt lớp vi tính 256 
dãy, tuổi trung bình 62,2. Kết quả này lớn hơn so với 
nghiên cứu của Linda M. de Heer [8], Jian-ping Guo 
[9] và Patricia Carrascosa [10], sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê.
Có sự khác biệt về đường kính Dmin vòng van 
ĐM chủ, đường kính Dmax, Dmin xoang Valsava, khớp 
nối xoang ống giữa thì tâm thu và tâm trương. Kết quả 
này tương tự với nghiên cứu của Linda M. de Heer 
[8]. Tuy nhiên không thấy có sự khác biệt đường kính 
Dmax vòng van ĐM chủ giữa thì tâm thu và tâm trương. 
Đường kính gốc ĐMC của nam giới lớn hơn đáng 
kể ở nữ giới. Nghiên cứu của Linda M. de Heer [8] cũng 
cho kết quả tương tự.
Có sự khác biệt về đường kính Dmax, đường 
kính Dmin của động mạch chủ lên, động mạch chủ 
xuống giữa thì tâm thu và tâm trương. Đường kính đo 
ở thì tâm thu lớn hơn đo ở thì tâm trương tại các mốc 
đo. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của 
Jian-ping Guo [9] và Patricia Carrascosa [10].
Đường kính ĐMC xuống (đoạn ngang mức thân 
động mạch phổi) ở nam giới lớn hơn nữ giới, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kể. Kết quả này tương tự với 
nghiên cứu khác của Wolak A [6]. Tuy nhiên đường 
kính ĐMC lên lại không thấy có sự khác biệt giữa hai 
giới.
Có mối liên quan giữa giãn ĐMC ngực với vôi hóa 
van động mạch chủ. 
Không có mối liên quan giữa độ giãn ĐMC ngực 
với điểm vôi hóa động mạch vành và mức độ hẹp mạch 
vành do xơ vữa. Theo nghiên cứu của In-Jeong Cho và 
cộng sự trên 393 bệnh nhân có tuổi > 65 thấy rằng, 
không có mối liên quan giữa điểm vôi hóa mạch vành 
và giãn động mạch chủ ngực [11]. Như vậy, kết quả của 
chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu này. 
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước động mạch chủ 
ngực ở thì tâm thu và tâm trương. Giãn ĐMC ngực có 
mối liên quan với vôi hóa van động mạch chủ, tuy nhiên 
không thấy có mối liên quan với mức độ tổn thương 
mạch vành. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bickerstaff L.K., Pairolero P.C., Hollier L.H. và c.s. (1982). Thoracic aortic aneurysms: a population-based 
study. Surgery, 92(6), 1103–1108.
2. [The Requisites] Jorge Soto, Brian Lucey (2016). Emergency Radiology (Elsevier), 335. .
3. Blanke P., Weir-McCall J.R., Achenbach S. và c.s. (2019). Computed Tomography Imaging in the Context of 
Transcatheter Aortic Valve Implantation (TAVI)/Transcatheter Aortic Valve Replacement (TAVR): An Expert Consensus 
Document of the Society of Cardiovascular Computed Tomography. J Am Coll Cardiol Img, 12(1), 1–24.
4. Hiratzka L.F., Bakris G.L., Beckman J.A. và c.s. (2010). 2010 ACCF/AHA/AATS/ACR/ASA/SCA/SCAI/SIR/
STS/SVM Guidelines for the Diagnosis and Management of Patients With Thoracic Aortic Disease. Journal of 
the American College of Cardiology, 55(14), e27–e129.
5. Erbel R., Aboyans V., Boileau C. và c.s. (2016). ESC guidelines on aortic disease 2014. .
6. Wolak A., Gransar H., Thomson L.E.J. và c.s. (2008). Aortic Size Assessment by Noncontrast Cardiac Computed 
Tomography: Normal Limits by Age, Gender, and Body Surface Area. JACC: Cardiovascular Imaging, 1(2), 
200–209.
7. Johnston K.W., Rutherford R.B., Tilson M.D. và c.s. (1991). Suggested standards for reporting on arterial 
aneurysms. Journal of Vascular Surgery, 13(3), 452–458.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202010
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
8. De Heer L.M., Budde R.P.J., Mali W.P.Th.M. và c.s. (2011). Aortic root dimension changes during systole and 
diastole: evaluation with ECG-gated multidetector row computed tomography. Int J Cardiovasc Imaging, 27(8), 
1195–1204.
9. Guo J., Jia X., Sai Z. và c.s. (2016). Thoracic Aorta Dimension Changes During Systole and Diastole: Evaluation 
with ECG-Gated Computed Tomography. Annals of Vascular Surgery, 35, 168–173.
10. Carrascosa P., Capuñay C., Deviggiano A. và c.s. (2013). Thoracic aorta cardiac-cycle related dynamic 
changes assessed with a 256-slice CT scanner. Cardiovascular Diagnosis and Therapy, 3(3), 125-128–128.
11. In-Jeong Cho, Ran Heo, Hyuk-Jae Chang và c.s. (2015). Correlation between coronary artery calcium score 
and aortic diameter in a high-risk population of elderly male hypertensive patients. .
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa độ giãn động mạch chủ ngực với mức độ tổn thương mạch vành trên cắt lớp vi 
tính 256 dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 207 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính mạch 
vành 256 dãy tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019.
Kết quả: Trong 207 bệnh nhân có 107 nam (52,7%), 98 nữ (47,3%). Tuổi trung bình 62,2±10,3. Có 34 bệnh nhân giãn 
động mạch chủ ngực, chiếm 16,4%. Có sự khác biệt về đường kính Dmax, Dmin của xoang Valsalva, khớp nối xoang ống, 
động mạch chủ lên, động mạch chủ xuống và đường kính Dmin vòng van động mạch chủ giữa hai thì tâm thu và tâm trương 
(p<0,001). Có mối liên quan giữa giãn động mạch chủ ngực với vôi hóa van động mạch chủ (p<0,001). Không có mối liên quan 
giữa giãn động mạch chủ ngực với điểm vôi hóa và mức độ hẹp mạch vành do xơ vữa.
Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước động mạch chủ ngực ở thì tâm thu và tâm trương. Giãn động 
mạch chủ ngực có mối liên quan với vôi hóa van động mạch chủ, tuy nhiên không thấy có mối liên quan với mức độ tổn thương 
mạch vành.
Từ khóa: động mạch chủ ngực, động mạch vành, cắt lớp vi tính 256 dãy.
Người liên hệ: Trần Bùi Khoa, Email: bonkhoa56@gmail.com
Ngày nhận bài: 03/06/2020. Ngày chấp nhận đăng: 10/6/2020

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_quan_do_gian_dong_mach_chu_nguc_voi_muc_do.pdf