Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính

Kiến thức giải phẫu mạch máu gan đóng vai trò

quan trọng trong thực hành lâm sàng không chỉ đối với

các phẫu thuật viên chuyên ngành gan mật tụy mà còn

cho những bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và các bác sĩ can

thiệp nội mạch. Các công trình nghiên cứu giải phẫu

mạch máu gan đã được thực hiện từ rất lâu. Tác giả

Michels [3] năm 1955 đã công bố nghiên cứu đầu tiên

về ĐMG, mô tả chi tiết việc phẫu tích 200 tử thi và tìm

được 10 dạng giải phẫu của ĐMG xếp theo thứ tự từ

1 tới 10, trong đó nhóm 1 là dạng giải phẫu phổ biến

hay dạng thường gặp, 9 dạng còn lại là các biến thể với

sự xuất hiện của một hoặc đồng thời cả hai các ĐMG

thay thế hoặc ĐMG phụ. Đặc biệt trong những năm gần

đây, khi phẫu thuật gan mật và các phương pháp can

thiệp nội mạch trong những trường hợp ung thư tế bào

gan, xơ gan đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc như

là kỹ thuật ghép gan trên người cho gan còn sống [2],

các thủ thuật thuyên tắc hệ ĐMG, TMC. Tất cả các kỹ

thuật trên đòi hỏi sự nhận biết tường tận và chính xác

về giải phẫu mạch máu gan trước khi tiến hành can

thiệp, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu trong mổ

cũng như các tai biến, biến chứng sau mổ. Hơn nữa,

còn giúp lựa chọn người cho gan phù hợp nhất và tiên

lượng được độ phức tạp của cuộc phẫu thuật. Vì vậy,

việc thiết lập một “bản đồ mạch máu gan” nay đã trở

thành một bước không thể thiếu trước các phẫu thuật

hay thủ thuật can thiệp vào vùng gan mật [4]

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 1

Trang 1

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 2

Trang 2

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 3

Trang 3

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 4

Trang 4

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 5

Trang 5

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 6

Trang 6

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 7

Trang 7

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10540
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính

Khảo sát hình thái mạch máu gan và các biến thể giải phẫu bằng hình chụp X quang cắt lớp vi tính
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202030
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
KHẢO SÁT HÌNH THÁI MẠCH MÁU GAN 
VÀ CÁC BIẾN THỂ GIẢI PHẪU BẰNG 
HÌNH CHỤP X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
Study of hepatic vascular anatomy with 
multidetector computed tomography
Nguyễn Thị Thanh Thiên*, Phạm Đăng Diệu**,
Phạm Ngọc Hoa***, Võ Tấn Đức*, Cao Trọng Văn****
Aims: To identify the prevalence of normal anatomy and vascular 
variants of hepatic vessels by using multidetector computed tomography 
(MDCT).
Methods: We conducted a retrospective study of 611 adults who, for 
different reasons, came to university medical center Hochiminh city, all 
underwent abdominal MDCT with contrast material. From the data stored 
in PACS, using image processing applications (MPR, CPR, MIP, VR) to 
investigate anatomy of the hepatic artery, the portal vein and the hepatic 
vein systems.
Results: From 08/2017 to 08/2018 at University Medical Center, 
HCMC, a total of 564 of the 611 patients had the common hepatic artery 
originated the celiac axis, anatomic variations were seen in 7.7% of 
patients. 9 of 10 anatomic types (criteria laid by Michels ‘s classification) 
were identified in our study, type 1 (the typical type) seen in 73.6% cases, 
we also found 5 other types of the hepatic artery not mentioned in Michels 
classification (3.1%). Normal anatomy of portal vein was identified in 
84.1% of cases. Trifurcation - the most popular type of portal vein variants 
was seen in 11.3% of patients. The common trunk between the left hepatic 
vein and the median hepatic vein was seen in 58.6% cases. The accessory 
right hepatic veins were identified in 45.5% of the patients. There were not 
correlation between kinds of hepatic vascular variants (p>0.05).
Conclusion: Hepatic vascular anatomy plays an important role in 
hepatectomy, pancreaticoduodenectommy and living liver transplantation. 
Because of high prevalence of vascular variants, knowledge of these 
abnormalities and their frequency is of major importance for the surgeon 
as well as the radiologist. * Bệnh viện ĐHYD TP. HCM. 
** Trường Đại học Y khoa 
Phạm Ngọc Thạch
*** Hội CĐHA TP.HCM
**** Bệnh viện Ung Bướu 
TP.HCM
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 31
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiến thức giải phẫu mạch máu gan đóng vai trò 
quan trọng trong thực hành lâm sàng không chỉ đối với 
các phẫu thuật viên chuyên ngành gan mật tụy mà còn 
cho những bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và các bác sĩ can 
thiệp nội mạch. Các công trình nghiên cứu giải phẫu 
mạch máu gan đã được thực hiện từ rất lâu. Tác giả 
Michels [3] năm 1955 đã công bố nghiên cứu đầu tiên 
về ĐMG, mô tả chi tiết việc phẫu tích 200 tử thi và tìm 
được 10 dạng giải phẫu của ĐMG xếp theo thứ tự từ 
1 tới 10, trong đó nhóm 1 là dạng giải phẫu phổ biến 
hay dạng thường gặp, 9 dạng còn lại là các biến thể với 
sự xuất hiện của một hoặc đồng thời cả hai các ĐMG 
thay thế hoặc ĐMG phụ. Đặc biệt trong những năm gần 
đây, khi phẫu thuật gan mật và các phương pháp can 
thiệp nội mạch trong những trường hợp ung thư tế bào 
gan, xơ gan đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc như 
là kỹ thuật ghép gan trên người cho gan còn sống [2], 
các thủ thuật thuyên tắc hệ ĐMG, TMC... Tất cả các kỹ 
thuật trên đòi hỏi sự nhận biết tường tận và chính xác 
về giải phẫu mạch máu gan trước khi tiến hành can 
thiệp, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ chảy máu trong mổ 
cũng như các tai biến, biến chứng sau mổ. Hơn nữa, 
còn giúp lựa chọn người cho gan phù hợp nhất và tiên 
lượng được độ phức tạp của cuộc phẫu thuật. Vì vậy, 
việc thiết lập một “bản đồ mạch máu gan” nay đã trở 
thành một bước không thể thiếu trước các phẫu thuật 
hay thủ thuật can thiệp vào vùng gan mật [4]. 
 Nhiều phương pháp được lựa chọn như nghiên 
cứu trên xác, chụp mạch kỹ thuật số xóa nền (Digital 
subtraction angiography) và chụp cộng hưởng từ (CHT) 
đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu trong và 
ngoài nước. XQCLVT sử dụng các máy thế hệ mới đa 
dãy đầu dò, đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi 
với những ưu điểm như không xâm lấn, thời gian chụp 
nhanh, giá thành rẻ so với DSA và CHT, đặc biệt sự ra 
đời của các phần mềm xử lý hình ảnh giúp tạo ra hệ 
mạch máu gan đẹp và rõ nét. Trong khi nhiều nơi trên 
thế giới đã công bố các công trình nghiên cứu giải phẫu 
mạch máu gan bằng XQCLVT [1], [5], [6], [7] các nghiên 
cứu ở Việt Nam về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Trên 
cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra 
các dạng giải phẫu mạch máu gan bao gồm hệ ĐMG, 
TMC và TMG cũng như có hay không mối tương quan 
giữa các dạng biến thể này. Song song đó chúng tôi 
cũng xác định tỉ lệ phần trăm nhằm đánh giá tính phổ 
biến của các dạng biến thể mạch máu gan trong mẫu 
nghiên cứu nói riêng và dân số Việt Nam nói chung. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu 
được tính theo công thức xác định tỷ lệ trong cộng 
đồng, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 544 đối 
tượng. Bệnh nhân được nhận vào mẫu nghiên cứu 
thỏa các tiêu chuẩn sau: người Việt Nam trưởng thành 
(tuổi > 18), được chụp XQCLVT vùng bụng có tiêm 
thuốc tương phản với kỹ thuật động học (gồm thì động 
mạch và tĩnh mạch), chụp với máy CT đa dãy đầu dò 
(MDCT) 64 hoặc 128 dãy đầu dò. Tiêu chuẩn loại trừ là 
những trường hợp có bệnh lý gan mật như xơ gan, ung 
thư tế bào gan, ung thư đường mật, tắc mật cùng 
các bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật vùng gan mật 
tụy. Thuốc tương phản sử dụng là loại không ion hóa 
với áp lực thẩm thấu thấp, nồng độ 300 tới 350 ng/ml. 
Liều thuốc tương phản 1,5-2 ml. Hệ thống bơm tiêm tự 
động 2 nòng 18-20G, đường truyền tĩnh mạch, tốc độ 
bơm 3-4ml/s. Từ dữ liệu hình ảnh được lưu trữ trên hệ 
thống PACS Carestream, sử dụng các chương trình xử 
lý mạch máu chuyên dụng trên phần mềm PACS Vue 
Motion bao gồm kỹ thuật tái tạo đa mặt phẳng (MPR), 
tái tạo cấu trúc cong (MPR), hướng cường độ tối đa 
(MIP) và tạo hình ba chiều ... n cứu chúng tôi trải rộng 
từ 18 tuổi tới 93 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1,2. Tỉ lệ 
biến thể trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi khá cao 
(26,4% ở hệ ĐMG và 15,9% đối với hệ TMC) gần tương 
đương với các kết quả nghiên cứu khác của Trần Sinh 
Vương và Osman 8. Vì vậy, việc nhận biết các thay đổi 
giải phẫu này phải kịp thời trước các phẫu thuật và thủ 
thuật can thiệp nhằm hạn chế các nguy cơ tai biến, 
biến chứng cho bệnh nhân. Đa số các nghiên cứu trong 
nước và trên thế giới liên quan đến mạch máu gan đều 
nhấn mạnh ý nghĩa lâm sàng trong việc lưu ý các thay 
đổi giải phẫu này đối với các bác sĩ hình ảnh, các phẫu 
thuật viên và các nhà can thiệp nội mạch. 
Khi khảo sát mối tương quan giữa biến thể mạch 
máu gan với giới tính, chúng tôi không thấy có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ biến thể giữa hai nhóm 
nam và nữ. 
Hệ động mạch gan
ĐMG chung có nguyên ủy từ ĐM thân tạng là 
dạng thường gặp nhất trong dân số. Nghiên cứu xác 
định tỉ lệ này là 92,3%, tương tự như các báo cáo của 
tác giả Lê Văn Cường 9 và Trần Sinh Vương 10, nhưng 
hơi thấp hơn so với một số nghiên cứu của các tác giả 
Song [11] (tỉ lệ 96,3%) và Sukera [12] (tỉ lệ 95,8%). 
Nguyên ủy ngoài ĐM thân tạng của ĐMG chung 
thường gặp nhất là ĐMG chung xuất phát từ ĐM mạc 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202034
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
treo tràng trên, chúng tôi tìm thấy 4,3% các trường 
hợp này trong mẫu nghiên cứu. Kế đến là ĐMG chung 
xuất phát trực tiếp từ ĐM chủ bụng, chiếm tỉ lệ 1%, cao 
hơn so với các tác giả Song [11] và Sukera [12], gần 
giống với nghiên cứu của Lê Văn Cường 9 và Trần Sinh 
Vương [10]. 
2,4% các trường hợp không tồn tại ĐMG chung 
do sự tách biệt giữa hai ĐMG và ĐM vị tá tràng. 
Trong định dạng giải phẫu hệ ĐMG, hai bảng 
phân loại của Michels 3 và của Hiatt [13] được sử dụng 
nhiều nhất trong các nghiên cứu. Chúng tôi chọn hệ 
thống phân loại theo Michels do có giá trị thực tiễn trong 
thực hành lâm sàng. Tác giả Michels tìm được 10 dạng 
giải phẫu của ĐMG xếp theo thứ tự từ 1 tới 10, trong 
đó nhóm 1 là dạng giải phẫu phổ biến hay dạng thường 
gặp, 9 dạng còn lại là các biến thể với sự xuất hiện 
của một hoặc đồng thời cả hai các ĐMG thay thế hoặc 
ĐMG phụ. 
Với cỡ mẫu nghiên cứu khá lớn, chúng tôi xác 
định được 9/10 dạng bao gồm dạng phổ biến (nhóm 1 
với ĐMG chung cho nhánh ĐM vị - tá tràng rồi đổi tên 
thành ĐMG riêng, ĐMG riêng tiếp tục chia thành hai 
nhánh ĐMG trái và ĐMG phải). 8 trên 9 dạng biến thể 
của ĐMG được chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu 
với tỉ lệ không khác biệt nhiều so với các nghiên cứu 
trong và ngoài nước [14], [15]. Ngoài ra, chúng tôi còn 
tìm thấy thêm 5 dạng nằm ngoài hệ thống phân loại 
bảng Michels bao gồm: ĐMG chung từ ĐM chủ bụng, 
ĐMG phải thay thế từ ĐM chủ bụng, ĐMG phải thay 
thế từ ĐM thân tạng, ĐMG phải phụ từ ĐM vị - tá tràng 
và kênh thông nối giữa ĐMG chung với ĐM mạc treo 
tràng trên. 
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận trong tỉ lệ 26,4% 
biến thể của ĐMG thì nhóm các ĐMG thay thế (nhóm 
2, 3, 4, 9) thường gặp hơn các nhóm ĐMG phụ (nhóm 
5, 6, 7, 8).
Hệ tĩnh mạch cửa
Sau khi được hình thành từ TM mạc treo tràng 
trên và TM lách, TMC sẽ chia thành TMC trái và TMC 
phải tại rốn gan. Tiếp đó, TMC phải chia nhánh bên đầu 
tiên để cấp máu cho thùy đuôi, rồi chia hai nhánh tận 
là TMC phải trước và TMC phải sau cấp máu cho phân 
thùy trước và sau của gan phải. TMC trái đi vào gan 
trái, hướng theo dây chằng tròn cấp máu cho phân thùy 
bên và hạ phân thùy IV.
Theo y văn và một số nghiên cứu trên thế giới, tỉ 
lệ giải phẫu bình thường của hệ TMC như mô tả ở trên 
khoảng 65-85% [1], [16]. Tỉ lệ tìm thấy trong nghiên cứu 
của chúng tôi khá cao (84,1%). Song song đó, chúng 
tôi tìm thấy 4 dạng biến thể xếp theo nhóm 2 đến 5 với 
tỉ lệ 15,9% trong đó dạng TMC chia ba (trifurcation – 
nhóm 2, tại vị trí rốn gan chia thành ba tĩnh mạch: TMC 
trái, TMC phải trước và TMC phải sau) là dạng biến thể 
phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 11,3%, gần giống với kết quả 
của các nghiên cứu ngoài nước với tỉ lệ trong khoảng 
8-11% [17], [18].
Các dạng thay đổi giải phẫu còn lại bao gồm TMC 
chia sớm cho nhánh TMC phải sau từ ngoài gan trước 
khi tới rốn gan. Tại rốn gan, TMC tiếp tục chia hai nhánh 
tận là TMC trái và TMC phải trước (nhóm 3), tỉ lệ tìm 
thấy trong nghiên cứu chúng tôi là 1,2%, khá giống với 
kết quả của tác giả Lee [19]. Các dạng biến thể nhóm 4 
và 5 cũng được ghi nhận trong nghiên cứu với tỉ lệ lần 
lượt là 1,6% và 1,8%, không khác biệt nhiều so với các 
tác giả khác [1], [20].
Đối với các bất thường giải phẫu bẩm sinh của 
TMC liên quan đến quá trình phát triển phôi thai do 
tắc nghẽn sự thông nối giữa TM rốn và các TM noãn 
hoàng, nghiên cứu chúng tôi không tìm được trường 
hợp nào có hai TMC (duplication), TMC không phân 
chia. Điều này có thể lý giải là do trong tiêu chuẩn chọn 
mẫu của chúng tôi đã loại trừ tất cả các trường hợp 
có bệnh lý gan mật như tình trạng xơ gan, khối u gan, 
tắc mậttrong khi các bất thường bẩm sinh nêu trên 
thường ảnh hưởng đến chức năng gan, lâu dài sẽ dẫn 
tới tình trạng xơ hóa gan.
Hệ tĩnh mạch gan
Theo giải phẫu thông thường, gan sẽ có ba tĩnh 
mạch dẫn lưu máu từ các phân thùy gan về TM chủ 
dưới bao gồm TMG trái, TMG giữa và TMG phải, đây 
cũng là các mốc giải phẫu quan trọng trong việc phân 
chia các phân thùy gan. Tất cả 611 trường hợp trong 
mẫu nghiên cứu đều tìm thấy ba tĩnh mạch gan này với 
chỉ số đường kính có biên độ dao động lớn. 
Cho tới hiện tại, các biến thể giải phẫu của các 
TMG không đa dạng và chỉ được quan tâm nhiều trong 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 35
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
các trường hợp phẫu thuật cắt gan, ghép gan [2], [21]. 
TMG trái và TMG giữa tạo thành một thân chung trước 
khi đổ vào TM chủ dưới là một dạng thay đổi giải phẫu 
rất thường gặp, nghiên cứu chúng tôi xác định 56,8% 
đối tượng nghiên cứu có dạng thân chung này. Thân 
chung giữa hai TMG trái và giữa cần được lưu ý trong 
các phẫu thuật cắt phân thùy bên gan trái vì phẫu thuật 
viên phải tách thân chung để lấy đi TMG trái, còn TMG 
giữa cần được bảo tồn để dẫn lưu máu cho hạ phân 
thùy IV. 
Biến thể TMG phải phụ cũng được đề cập trong 
nhiều nghiên cứu do tần suất thường gặp, chiếm tỉ lệ 47 
– 52% trong dân số [22], [23]. Mẫu nghiên cứu chúng 
tôi có 45,5% trường hợp có nhánh TMG phải phụ, dẫn 
lưu máu từ phân thùy sau và đổ trực tiếp vào TM chủ 
dưới. Biến thể này gây khó khăn cho các phẫu thuật 
viên trong ghép gan. Nếu đường kính của các TMG 
phải phụ này lớn hơn 3mm thì các phẫu thuật viên phải 
sửa chữa và tái tạo lại miệng nối để tránh nguy cơ chảy 
máu và nhồi máu mảnh gan ghép. 
Ý nghĩa lâm sàng của nghiên cứu
Ghép gan hiện tại là một trong những liệu pháp 
điều trị triệt để đối với các trường hợp viêm gan cấp 
tính không hồi phục và bệnh gan mạn tính dẫn tới xơ 
gan mất bù. Trước đây, ghép gan được thực hiện trên 
những lá gan của người chết. Do bởi số lượng người 
chờ ghép gan luôn lớn hơn nhiều so với số lá gan có 
được từ các tử thi nên kỹ thuật ghép gan trên người 
cho còn sống ra đời. Trong phẫu thuật này, phần gan 
phải của người cho sẽ được lấy đi và ghép vào cơ 
thể của người nhận. Đây thật sự là một kỹ thuật phức 
tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo sao cho cả người cho 
gan và người nhận gan đều được an toàn, hạn chế tối 
thiếu tai biến, biến chứng trong và sau mổ, góp phần 
kéo dài thời gian sống cho các bệnh nhân. Vai trò của 
chẩn đoán hình ảnh trong việc đánh giá mạch máu gan 
chi tiết, nhận diện các biến thể của ĐMG, TMC, TMG 
rất quan trọng, giúp chọn lọc người cho thích hợp, hỗ 
trợ lên kế hoạch phẫu thuật để hạn chế tối đa các tổn 
thương liên quan đến sự cấp máu cũng như chuyển 
hóa cho phần gan trái còn giữ lại của người cho cũng 
như mảnh ghép gan phải vào cơ thể người nhận [2], 
[21], [22].
V. KẾT LUẬN
Giải phẫu mạch máu gan đóng vai trò quan trọng 
trong các phẫu thuật cắt gan, cắt khối tá tụy và ghép 
gan. Do tần suất các biến thể của mạch máu gan khá 
cao, kiến thức về giải phẫu là rất cần thiết đối với các 
phẫu thuật viên cũng như các bác sĩ chẩn đoán hình 
ảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Atasoy, Ç. & Özyürek, E. J. A. J. o. R. Prevalence and types of main and right portal vein branching variations 
on MDCT. 187, 676-681 (2006).
2 Erbay, N., Raptopoulos, V., Pomfret, E. A., Kamel, I. R. & Kruskal, J. B. J. A. J. o. R. Living donor liver 
transplantation in adults: vascular variants important in surgical planning for donors and recipients. 181, 109-
114 (2003).
3 Favelier, S. et al. Anatomy of liver arteries for interventional radiology. 96, 537-546 (2015).
4 Heilmaier, C. et al. Mapping of hepatic vascular anatomy: dynamic contrast-enhanced parallel MR imaging 
compared with 64–detector row CT. 245, 872-880 (2007).
5 Tanikake, M. et al. Three-dimensional CT angiography of the hepatic artery: use of multi–detector row helical 
CT and a contrast agent. 227, 883-889 (2003).
6 Lawton, J. et al. Computer-assisted study of the axial orientation and distances between renovisceral arteries 
ostia. 39, 149-160 (2017).
7 Araujo Neto, S. A. et al. Multidetector computed tomography angiography of the celiac trunk and hepatic 
arterial system: normal anatomy and main variants. 49, 49-52 (2016).
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/202036
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
8 Osman, A. M., Abdrabou, A. J. T. E. J. o. R. & Medicine, N. Celiac trunk and hepatic artery variants: A 
retrospective preliminary MSCT report among Egyptian patients. 47, 1451-1458 (2016).
9 Cường, L. V. Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam. tr. 102-148 (Nhà xuất bản Y học TP. HCM, 
2012).
10 Trần Sinh Vương. Nghiên cứu về nguyên ủy, các dạng phân nhánh của động mạch gan ở người Việt Nam 
trưởng thành. Tạp chí Y học thực hành 817, tr. 73-75 (2012).
11 Song, S.-Y. et al. Celiac axis and common hepatic artery variations in 5002 patients: systematic analysis with 
spiral CT and DSA. 255, 278-288 (2010).
12 Sureka, B. et al. Variations of celiac axis, common hepatic artery and its branches in 600 patients. 23, 223 
(2013).
13 Hiatt, J. R., Gabbay, J. & Busuttil, R. W. J. A. o. s. Surgical anatomy of the hepatic arteries in 1000 cases. 220, 
50 (1994).
14 Koops, A. et al. Anatomic variations of the hepatic arteries in 604 selective celiac and superior mesenteric 
angiographies. 26, 239-244 (2004).
15 Thangarajah, A., Parthasarathy, R. J. J. o. c. & JCDR, d. r. Celiac axis, common hepatic and hepatic artery 
variants as evidenced on MDCT angiography in south indian population. 10, TC01 (2016).
16 Madoff, D. C. et al. Transhepatic portal vein embolization: anatomy, indications, and technical considerations. 
22, 1063-1076 (2002).
17 Atri, M., Bret, P. & Fraser-Hill, M. J. R. Intrahepatic portal venous variations: prevalence with US. 184, 157-158 
(1992).
18 Fraser-Hill, M. et al. Intrahepatic portal venous system: variations demonstrated with duplex and color Doppler 
US. 177, 523-526 (1990).
19 Lee, W.-K. et al. Imaging assessment of congenital and acquired abnormalities of the portal venous system. 
31, 905-926 (2011).
20 Covey, A. M., Brody, L. A., Getrajdman, G. I., Sofocleous, C. T. & Brown, K. T. J. A. J. o. R. Incidence, patterns, 
and clinical relevance of variant portal vein anatomy. 183, 1055-1064 (2004).
21 Lee, V. S. et al. MR imaging as the sole preoperative imaging modality for right hepatectomy: a prospective 
study of living adult-to-adult liver donor candidates. 176, 1475-1482 (2001).
22 Stemmler, B. J. et al. Dual-phase 3D MDCT angiography for evaluation of the liver before hepatic resection. 
183, 1551-1557 (2004).
23 Chaib, E., Ribeiro Jr, M., Saad, W. A. & Gama-Rodrigues, J. in Transplantation proceedings. 1063-1066 
(Elsevier).
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất dạng giải phẫu thường gặp và các dạng biến thể của hệ động mạch gan (ĐMG), 
hệ tĩnh mạch cửa (TMC) và hệ tĩnh mạch gan (TMG) trên x quang cắt lớp vi tính (XQCLVT). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm 
mối tương quan giữa các dạng biến thể mạch máu gan.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 38 - 06/2020 37
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả. Dân số chọn mẫu bao gồm các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh 
viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) tpHCM, được chụp XQCLVT vùng bụng có tiêm thuốc tương phản thỏa tiêu chuẩn chọn 
mẫu. Từ hình chụp XQCLVT lưu trên hệ thống PACS của bệnh viện, sử dụng các phần mềm xử lý hình ảnh để dựng hình hệ 
ĐMG, TMC và TMG nhằm xác định tỉ lệ các dạng biến thể giải phẫu của hệ mạch máu gan
Kết quả: Từ tháng 08/2017 đến tháng 08/2018 tại BV ĐHYD TpHCM, 611 trường hợp bệnh nhân (BN) được đưa vào 
mẫu nghiên cứu. Kết quả ở hệ ĐMG tìm thấy 92,3% trường hợp ĐMG có nguyên ủy từ động mạch thân tạng, xác định được 9 
trong 10 dạng giải phẫu theo phân loại Michels trong đó dạng giải phẫu phổ biến nhất (dạng 1) chiếm tỉ lệ 73,6%, ngoài ra ghi 
nhận thêm 5 nhóm biến thể giải phẫu nằm ngoài bảng phân loại Michels (chiếm 3,1%). Đối với hệ TMC tính được tỉ lệ nhóm 
giải phẫu bình thường là 84,1%, tìm thấy đủ 4 nhóm biến thể theo mô tả các nghiên cứu trước 1,2 với tỉ lệ lần lượt theo thứ tự từ 
nhóm 2 tới nhóm 5 là 11,3%, 1,2%, 1,6% và 1,8%. Khảo sát hệ TMG ghi nhận 58,6% đối tượng nghiên cứu có thân chung của 
TMG trái và TMG giữa, cũng xác định được 45,5% các trường hợp có từ một tới nhiều nhánh TMG phải phụ đổ trực tiếp vào 
tĩnh mạch chủ dưới. Chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa các dạng biến thể của mạch máu gan. 
Kết luận: Giải phẫu mạch máu gan đóng vai trò quan trọng trong các phẫu thuật cắt gan, cắt khối tá tụy và ghép gan. Do 
tần suất các biến thể của mạch máu gan khá cao, kiến thức về giải phẫu là rất cần thiết đối với các phẫu thuật viên cũng như các 
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Người liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Thiên, Email: thien.ntt@umc.edu.vn
Ngày nhận bài: 22/05/2020. Ngày chấp nhận đăng: 05/06/2020

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_hinh_thai_mach_mau_gan_va_cac_bien_the_giai_phau_ba.pdf