Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, nhiệt độ và

việc có hoặc không bổ sung CO2 lên sự phát triển của vi tảo Thalassiosira sp. trong điều kiện phòng

thí nghiệm để cải tiến và hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira sp. quy mô lớn.

Nghiên cứu đã thu được các kết quả: Vi tảo Thalassiosira sp. phát triển tốt nhất ở môi trường dinh

dưỡng F/2 đạt mật độ cao nhất là 105,83 ± 1,69 x 104 tế bào/ml vào ngày thứ 5 của chu kỳ nuôi với

nhiệt độ 310C, độ mặn 20‰ và không có bổ sung CO2.

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 1

Trang 1

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 2

Trang 2

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 3

Trang 3

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 4

Trang 4

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 5

Trang 5

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 6

Trang 6

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 7

Trang 7

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 8

Trang 8

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8280
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển của vi tảo biển (thalassiosira sp.) trong điều kiện phòng thí nghiệm
57TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN 
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI TẢO BIỂN (Thalassiosira sp.) TRONG ĐIỀU 
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Võ Trường Giang1, Hồ Hồng Nhung1, Nguyễn Thị Mai Anh1 và Nguyễn Hữu Thanh1*
TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn, nhiệt độ và 
việc có hoặc không bổ sung CO2 lên sự phát triển của vi tảo Thalassiosira sp. trong điều kiện phòng 
thí nghiệm để cải tiến và hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira sp. quy mô lớn. 
Nghiên cứu đã thu được các kết quả: Vi tảo Thalassiosira sp. phát triển tốt nhất ở môi trường dinh 
dưỡng F/2 đạt mật độ cao nhất là 105,83 ± 1,69 x 104 tế bào/ml vào ngày thứ 5 của chu kỳ nuôi với 
nhiệt độ 310C, độ mặn 20‰ và không có bổ sung CO2.
Từ khóa: độ mặn, nhiệt độ, Thalassiosira sp., tốc độ tăng trưởng, vi tảo.
1 Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
*Email: thanhmarinefish@yahoo.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi tảo Thalassiosira sp. là thức ăn tươi 
sống phù hợp cho nhiều đối tượng thủy sản, đặc 
biệt là ấu trùng tôm (Knuckey và ctv., 1998; 
McCausland và ctv., 1999; Mata và ctv., 2010). 
Thalassiosira sp. còn chứa các khoáng chất và 
sắc tố như chlorophyl và β-carotene, các sterol 
quan trọng đối với các ấu trùng loài giáp xác 
(Mata và ctv.,2010; Aleikar Vásquez-Suárez và 
ctv., 2013). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, 
trong sản xuất giống các đối tượng thủy sản, 
vi tảo nói chung và Thalassiosira sp. nói riêng 
đóng vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả 
của cả đợt sản xuất (McCausland và ctv., 1996; 
Hemaiswarya và ctv., 2010), là thức ăn tươi 
sống không thể thay thế cho các giai đoạn phát 
triển của động vật thân mềm, ấu trùng giáp xác 
và ấu trùng một số loài cá.
Vì vậy, việc tối ưu hóa các điều kiện nuôi 
là hết sức cần thiết để có thể xây dựng quy 
trình nuôi sinh khối đạt hiệu quả cao nhất, chủ 
động được nguồn thức ăn tự nhiên cung cấp 
cho quá trình sản xuất giống. Mục tiêu đề ra là 
phải nghiên cứu xác định được môi trường dinh 
dưỡng và các điều kiện sinh thái thích hợp cho 
sự phát triển của vi tảo Thalassiosira sp., từ đó 
ứng dụng để nuôi thu sinh khối.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài vi tảo Thalassiosira sp. được phân lập 
ở biển Vũng Tàu, lưu giữ giống tại phòng Thức 
ăn tự nhiên - Trung tâm Quốc gia Giống hải sản 
Nam Bộ, ở điều kiện nhiệt độ 180C, cường độ 
ánh sáng 3.000 lux, độ ẩm 70% trong tủ nuôi 
MLR – 350H (Nhật).
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Tảo giống được lấy ở pha tăng trường, mật 
độ ban đầu là 5 x 104 tế bào/ml. 
Nước nuôi tảo được qua hệ thống lọc, khử 
trùng bằng tia UV và chlorine, pH 7,8-8,0. Độ 
mặn tự nhiên dao động 30‰-32‰. Loài tảo 
Thalassiosira sp. được phân lập tại biển Vũng 
Tàu, trải qua thời gian lưu giữ và nuôi cấy theo 
độ mặn tự nhiên của nước biển. Chọn 30‰ là độ 
mặn thích hợp để khảo sát ảnh hưởng của môi 
trường dinh dưỡng đến tốc độ tăng trưởng của 
Thalassiosira sp.
Tất cả các thí nghiệm được thực hiện trong 
chai thủy tinh hình trụ, thể tích 1 lít với lượng 
nước nuôi 600 ml; chế độ sục khí 24/24 qua 
màng lọc có kích thước lỗ 0,2 µm; điều kiện 
chiếu sáng 3.000 lux (FAO,1996), chu kỳ sáng 
tối 12:12 được điều chỉnh bằng đồng hồ tự ngắt. 
58 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Chọn chu kì chiếu sáng 12/12 giờ là phù hợp 
với chu kỳ ngày đêm tự nhiên, gần với điều kiện 
sản xuất nuôi tảo dưới ánh sáng mặt trời. Thí 
nghiệm được kéo dài cho đến khi quần thể tảo ở 
một trong các nghiệm thức đi vào pha tàn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thí nghiệm 1.1: Khảo sát tốc độ tăng 
trưởng của Thalassiosira sp. trên 2 môi trường 
dinh dưỡng F/2 (Guilland và ryther, 1962), và 
Conway (Walne, 1966). Thí nghiệm được tiến 
hành với 6 đơn vị nuôi (2 môi trường dinh 
dưỡng x 3 lần lặp), ở điều kiện nhiệt độ 28±10C, 
nước nuôi độ mặn 30‰ đã qua xử lý. Chọn môi 
trường dinh dưỡng thích hợp để thực hiện các 
nghiên cứu tiếp theo. 
2.3.2. Thí nghiệm 1.2: Khảo sát tốc độ tăng 
trưởng của Thalassiosira sp. ở các độ mặn 20, 
25 và 30‰. Thí nghiệm bao gồm 9 đơn vị nuôi 
(3 độ mặn x 3 lần lặp), sử dụng môi trường dinh 
dưỡng F/2, nhiệt độ 28±10C. Chọn độ mặn 
thích hợp nhất để tiến hành thí nghiệm 1.3.
2.3.3. Thí nghiệm 1.3: Khảo sát tốc độ tăng 
trưởng của Thalassiosira sp. ở các nhiệt độ: 28 
± 1°C, 31 ± 1°C và 34 ± 1°C được kiểm soát 
bởi máy điều hòa, và bể ổn nhiệt. Thí nghiệm 
bao gồm 9 đơn vị nuôi (3 mức nhiệt độ x 3 lần 
lặp), sử dụng môi trường dinh dưỡng F/2, độ 
mặn 20‰. Chọn nhiệt độ thích hợp nhất để tiến 
hành thí nghiệm 1.4.
2.3.4. Thí nghiệm 1.4: Khảo sát tốc độ tăng 
trưởng của Thalassiosira sp. ở hai điều kiện 
không và có sự pha trộn CO2 (đảm bảo ổn định 
pH trong khoảng 7,5-8,0). Thí nghiệm bao gồm 
6 đơn vị nuôi (2 nghiệm thức x 3 lần lặp), sử 
dụng môi trường dinh dưỡng F/2, độ mặn 20‰, 
nhiệt độ 31°C.
Pha trộn CO
2 
theo phương pháp của (Zhang 
và ctv.,2001). Theo dõi pH bằng máy đo pH 
(HANNA - HI 8424, pH meter; độ chính xác 
0,1). Kết luận ảnh hưởng của việc bổ sung CO2 
lên sự phát triển của Thalassiosira sp.
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.4.1. Xác định mật độ của tảo
Mật độ tảo được xác định bằng buồng đếm 
Neubauer Haemocytometer dưới kính hiển 
vi độ phóng đại 400 lần. Cách sử dụng buồng 
đếm hồng cầu và công thức tính mật độ tảo theo 
hướng dẫn của (Bastidas., 2013):
2.4.2. Xác định tốc độ tăng trưởng của tảo
Tốc độ tăng trưởng được tính dựa theo công 
thức của (Garcia và ctv., 2012).
Trong đó N
t
 là mật độ cuối, N
0 
là mật độ ban 
đầu, t là khoảng thời gian (ngày).
2.4.3. Quản lý các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường được xác định 
hàng ngày. Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế rượu (độ 
chính xác 10C). pH được đo bằng máy đo pH 
(Hanna pH M ... 4a 0,301±0,000a
7 0,254±0,002a 0,212±0,004b 0,247±0,002b
Ghi chú: Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) (x104 tb/ml). Trong cùng một 
hàng, các chữ cái viết kèm bên trên khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
62 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Từ các cuộc điều tra về tảo diatom nói chung 
và Thalassiosira sp. được tiến hành ở vùng khí 
hậu nhiệt đới (FAO, 1996; Sobrino và Neale, 
2007; Hemaiswarya và ctv., 2011) cho thấy, sự 
gia tăng của sinh khối Thalassiosira sp. liên 
quan nhiều đến nhiệt độ cao. Nghiên cứu của 
các nhóm tác giả Lavens (1996); Hoppenrathvà 
ctv., (2007) cũng cho kết quả tương tự. Cụ thể, 
sự tăng trưởng của Thalassiosira sp. tăng trong 
khoảng 180C đến 350C và nhiệt độ tối ưu cho 
sự tăng trưởng khoảng 25-300C. Điều này khá 
tương đồng với kết quả của nghiên cứu khi quần 
thể Thalassiosira sp. có khả năng phát triển ở 
cả 3 nhiệt độ khảo sát là 280C, 310C, 340C. Tuy 
nhiên, ở 310C, quần thể Thalassiosira sp. tăng 
trưởng tốt nhất (Hình 3).
Như vậy, nhiệt độ 310C là phù hợp nhất cho 
các thí nghiệm tiếp theo.
3.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung CO2
Nồng độ CO
2 
thực tế mà tảo tiếp xúc rất khó 
theo dõi vì một lượng CO2 nhất định có thể bị 
mất trong không khí do sủi bọt. (Rodriguez – 
Maroto JM và ctv.,2005). Sự khác biệt về ánh 
sáng, nhiệt độ, môi trường nuôi cấy, chế độ sục 
khí và các yếu tố khác đều có thể góp phần vào 
khả năng chịu CO2 thay đổi trong cùng một 
loài (KumarK và ctv., 2011; Singh RN và ctv., 
2012). Việc bổ sung CO
2 
vào khí sục có thể gia 
tăng sự phát triển của tảo so với không bổ sung 
(De Morais, 2007). Tuy nhiên, cần nghiên cứu 
xem xét mức độ bổ sung thích hợp, hay ảnh 
hưởng của việc bổ sung này lên thành phần 
hóa học của tế bào tảo thì chưa nhiều. Nồng 
độ CO2 thích hợp cho hầu hết các loài vi tảo 
thường được đề xuất là 0,038-10% (Worasaung 
Klinthong và ctv., 2015).
8 
Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện nước nuôi có bổ sung CO2 (đảm bảo pH ổn 
định trong khoảng 7,5-8,0) và không bổ sung CO2 (nồng độ CO2 trong không khí khoảng 
0,03%); mật độ ban đầu 5 x104 tb/ml; độ mặn 20‰; nhiệt độ 31 10C. Kết quả được mô tả ở 
(Hình 4) và pH nước nuôi tảo được theo dõi ở (Bảng 4). 
Từ ngày thứ ba, mật độ tế bào tảo bắt đầu phát triển nhanh và có sự sai khác có ý 
nghĩa thống kê (P<0,05), với mật độ tế bào có bổ sung CO2 là 43 x 104 tb/ml và không bổ 
sung CO2 là 49,48 x 104 tb/ml. Với nghiệm thức không bổ sung CO2, Thalassiosira sp. đạt 
mật độ cực đại sớm hơn vào ngày nuôi thứ 5 là 105,83 x 104 tb/ml và bắt đầu suy giảm rất 
nhanh. Ở nghiệm thức có bổ sung CO2, mật độ tảo vẫn tiếp tục tăng ổn định, tuy nhiên mật độ 
tảo tăng ở ngày nuôi thứ 6 và 7 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), chứng tỏ tảo 
bắt đầu vào pha cân bằng. Kết quả theo dõi pH (Bảng 4), cho thấy pH của 2 nghiệm thức là 
khác nhau. Ở nghiệm thức không bổ sung thì pH cao hơn so với có bổ sung CO2. Đây có thể 
là lý do ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Thalassiosira sp. 
Tương tự kết quả ở pH 7,5, Thalassiosira sp. đạt mật độ cực đại (36,05 x 104 tb/ml), 
còn ở pH 8,0 đạt cực đại ở mật độ (45,33 x 104 tb/ml) vào ngày nuôi thứ 3 (Nguyễn Văn Công 
và ctv., 2018). Nghiên cứu của Chen & Durbin (1994) đã kết luận: Thalassiosira pseudonana 
phát triển tốt nhất trong khoảng pH từ 8,0-8,4. 
Bảng 4. Kết quả theo dõi pH của nước nuôi tảo Thalassiosira sp. ở 2 điều kiện môi 
trường không và có bổ sung CO2 
Ngày nuôi 0 1 2 3 4 5 6 7 
Không bổ sung CO2 8,0 8,2 8,3 8,3 8,4 8,4 8,5 8,5 
Có bổ sung CO2 7,5 7,5 7,6 7,6 7,7 7,6 7,7 7,8 
Hình 4. Đường cong tăng trưởng của Thalassiosira sp. ở điều kiện 
nuôi không và có bổ sung CO2 Thí nghiệm được thực hiện ở điều kiện 
nước nuôi có bổ sung CO2 (đảm bảo pH ổn định 
trong khoảng 7,5-8,0) và không bổ sung CO2 
(nồng độ CO2 trong không khí khoảng 0,03%); 
mật độ ban đầu 5 x104 tb/ml; độ mặn 20‰; nhiệt 
độ 31 ±10C. Kết quả được mô tả ở (Hình 4) và 
pH nước nuôi tảo được theo dõi ở (Bảng 4).
Từ ngày thứ ba, mật độ tế bào tảo bắt đầu 
phát triển nhanh và có sự sai khác có ý nghĩa 
thống kê (P<0,05), với mật độ tế bào có bổ sung 
CO
2 
là 43 x 104 tb/ml và không bổ sung CO
2 
là 
49,48 x 104 tb/ml. Với nghiệm thức không bổ 
sung CO2, Thalassiosira sp. đạt mật độ cực đại 
sớm hơn vào ngày nuôi thứ 5 là 105,83 x 104 
tb/ml và bắt đầu suy giảm rất nhanh. Ở nghiệm 
thức có bổ sung CO2, mật độ tảo vẫn tiếp tục 
tăng ổn định, tuy nhiên mật độ tảo tăng ở ngày 
uôi thứ 6 và 7 khác biệt không có ý nghĩa thống 
kê (P>0,05), chứng tỏ tảo bắt đầu vào pha cân 
bằng. Kết quả theo dõi pH (Bảng 4), cho thấy 
pH của 2 nghiệm thức là khác nhau. Ở nghiệm 
thức không bổ sung thì pH cao hơn so với có bổ 
sung CO2. Đây có thể là lý do ảnh hưởng đến 
tốc độ tăng trưởng của Thalassiosira sp. 
Tương tự kết quả ở pH 7,5, Thalassiosira 
sp. đạt mật độ cực đại (36,05 x 104 tb/ml), còn 
ở pH 8,0 đạt cực đại ở mật độ (45,33 x 104 tb/
ml) vào ngày nuôi thứ 3 (Nguyễn Văn Công 
và ctv., 2018). Nghiên cứu của Chen & Durbin 
(1994) đã kết luận: Thalassiosira pseudonana 
phát triển tốt nhất trong khoả pH từ 8,0-8,4. 
Ngày nuôi
Hình 4. Đường cong tăng trưởng của Thalassiosira sp. ở điều kiện nuôi không và có bổ sung CO2
63TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 4. Kết quả theo dõi pH của nước nuôi tảo Thalassiosira sp. ở 2 điều kiện môi trường không 
và có bổ sung CO2
Ngày nuôi 0 1 2 3 4 5 6 7
Không bổ sung CO2 8,0 8,2 8,3 8,3 8,4 8,4 8,5 8,5
Có bổ sung CO2 7,5 7,5 7,6 7,6 7,7 7,6 7,7 7,8
Chen, C.Y., & E.G. Durbin, 1994. Effects of pH 
on the growth and carbon uptake of marine 
phytoplankton. Marine Ecology Progress Series 
109(1): 83-94.
Coutteau, P., 1996. Microalgae (in P. Lavens and P. 
Sorgeloos (ed.)) Manual on the production and 
use of live food for aquaculture. FAO Fisheries 
Technical Paper: 361.
Coutteau, P., Sorgeloos, P., 1992. The use of algal 
substitutes and the requirement for live algae in 
hatchery and nursery rearing of bivalve molluscs: 
an international survey. J. Shellfish Res. 11: 467-
476.
De Morais, M.G. and Costa, J.A.V. (2007a). Isolation 
and Selection of Microalgae from Coal Fired 
Thermoelectric Power Plant for Biofixation of 
Carbon Dioxide. Energy Convers. Manage. 48: 
2169–2173. 
De Morais, M.G. and Costa, J.A.V. (2007b). Carbon 
Dioxide Fixation by Chlorella kessleri, C. 
vulgaris, Scenedesmus obliquus and Spirulina 
sp. Cultivated in Flasks and Vertical Tubular 
Photobioreactors. Biotechnol. Lett. 29: 1349–
1352.
FAO, 1996. Manual on the Production and Use 
of Live Food for Aquaculture. FAO. Fisheries 
Technical Paper. No. 361: Rome.
Garcia, N., Lopez Elias, J. A., Miranda A., Martinez 
Porchas, M., Huerta, N., and Garcia A., 2012. 
Effect of salinity on growth and chemical 
composition of the diatom Thalassiosira 
weissflogii at three culture phases. Latin 
American Journal of Aquatic Research. 40(2), 
435-440. 
Guillard, R.R.L. and Ryther, J.H. 1962. “Studies of 
marine planktonic diatoms- i. Cyclotella nana 
hustedt, and Detonula a confervacea (cleve) 
gran.” Canadian Journal of Microbiology 8: 229 
- 239.
Hemaiswarya, S., Raja, R., Ravi Kumar, R., Ganesan, 
V. and Anbazhagan, C., 2011. Microalgae: a 
Ngoài ra, vi tảo có thể đồng hóa CO2 làm 
cho pH tăng. Sự thay đổi này là điều kiện bất lợi 
cho sự tăng trưởng và phát triển của tảo, tốc độ 
tăng trưởng của tảo bị ức chế khi pH>7,5 (Kain 
JM & Fogg GE.,1958). Việc bổ sung CO2 khi 
mật độ tảo bắt đầu pha tăng trưởng sẽ giúp ổn 
định pH môi trường nuôi, từ đó có thể kéo dài 
pha cân bằng và tảo lâu tàn hơn (Ishida và ctv., 
2000).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận: Vi tảo Thalassiosira sp. phát 
triển đạt mật độ cực đại (105,83 x 104 tb/ml) 
trong thời gian ngắn nhất, vào ngày nuôi thứ 
5; ở điều kiện nuôi với môi trường dinh dưỡng 
F/2, độ mặn 20‰, nhiệt độ 310C và không có bổ 
sung CO2.
4.2. Đề xuất: Cần có những nghiên cứu sâu 
hơn về mối tương quan giữa mật độ quần thể tảo 
và chất lượng nước để có những điều chỉnh hợp 
lý giúp kéo dài pha ổn định. Nghiên cứu thêm 
về thành phần sinh hóa của tảo ở các điều kiện 
và giai đoạn nuôi cấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aleikar Vásquez-Suárez, Miguel Guevara, Mayelys 
González. 2013. Growth and biochemical 
composition of Thalassiosira pseudonana 
(Thalassiosirales: Thalassiosiraceae) cultivated 
in semicontinuous system at different culture 
media and irradiances. Revista de biologia 
tropical.
Bastidas, O., 2013. Cell counting with Neubauer 
chamber, basic hemocytometer usage. 
Celeromics.
Brown, M.R., Jeffrey, S.W., Volkman, J.K., 
Dunstan, G.A., 1997. Nutritional properties of 
microalgae for mariculture, Aquaculture. 315–
331. doi:10.1016/S0044-8486(96)01501-3
64 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
sustainable feed source for aquaculture. World 
Journal of Microbiology and Biotechnology 
27(8): 1737-1746. 
Hoppenrath M., Beszteri B., Drebes G., Halliger H., 
Beusekomj.E.E.V., Janisch S. & Wiltshire K.J., 
2007. Thalassiosira species (Bacillariophyceae, 
Thalassiosirales) in the North Sea at Helgo-land 
(German Bight) and Sylt (North Frisian Wadden 
Sea) – afirst approach to assessing diversity. 
European Journal of Phycology 42: 271–288
Ishida, Y., Hiragushi, N., Kitaguchi, H., Mitsutani, 
A., Nagai, S., & Yoshimura, M., 2000. A highly 
CO2-tolerant diatom, Thalassiosira weissflogii 
H1, enriched from coastal sea, and its fatty 
acid composition. Fisheries Science. https://doi.
org/10.1046/j.1444-2906.2000.00105.x.
Kain JM, Fogg GE.,1958. Studies on the growth of 
marine phytoplakton. 1. Asterionella japonica 
Gran. J Mar Biol Assoc UK 37:397-413
Kiatmetha, P., W. Siangdang, B. Bunnag, S. Senapin 
& B. Withyachumnarnkul., 2010. Enhancement 
of survival and metamorphosis rates of Penaeus 
monodon larvae by feeding with the diatom 
Thalassiosira weissflogii. Aquacult. Int. DOI 
10.1007/s 10499-010-9375-y.
Knuckey, M. and Brown, M.R. 1998. “Microalgal 
concentrates as aquaculture feeds.” J. Shellfish 
Res. 17: 329-330.
Kumar K., Dasgupta CN., Nayak B., Lindblad 
P., Das D., 2011. Development of suitable 
photobioreactors for CO
2 
sequestration 
addressing global warrming using green algae 
and cyanobacteria. Bioresource Technology 102 
(2011), 4945-4953.
Lavens, P., and Sorgeloos, P., eds. 1996. Manual 
on the production and use of live food for 
aquaculture. FAO Fisheries Technical Paper No. 
361, Rome, FAO,pp: 295.
Li W. K. W., 1979. Cellular composition and 
physiological characteristic of the diatom 
Thalassiosira weissflogii adapted to cadmium 
stress. Mar. Biol., 55: 171-180. 
Mata T.M., Martins A.A., Caetano N.S., 2010. 
Microalgae for biodiesel production and other 
applications, Renew. Sust. Energ. Rev. 14, 217-
232.
McCausland M.A., Barrett S.M., Brown M.R., 
Diemar J.A., Heasman M.P 1999. “Evaluation 
of live microalgae and microalgal pastes as 
supplementary food for juvenile Pacific oysters 
Crassostrea gigas.” Aquaculture 174: 323- 342.
Nguyen Van Cong, Tran Dinh Quang, Nguyen Kim 
Duong, Do Thi Hoa Vien, 2018. Effects of initial 
density and pH on the growth of Thalassiosira 
pseudonana under laboratory conditions. Tap chí 
khoa học, Tập 46, số 4A (2017), tr.11-20.
Radchenko, I.G. & L.V. Il’yash. 2006. Growth and 
photosynthetic activity of diatom Thalassiosira 
weissflogii at decreasing salinity. Plant Physiol., 
33(3): 242-247.
Richmond, A., 2004. Handbook of Microalgal 
Culture: Biotechnology and Applied Phycolog. 
(A. Richmond, B.t.v). Blackwell Publishing.
Rodriguez-Maroto JM, Jimenez C, Aguilera J, Niell 
FX., 2005. Air bubbling results in carbon loss 
during microalgal cultivation in bicarbonate - 
enriched media: experimental data and process 
modeling. Aquac Eng. 9 (3): 493 – 508.
Singh RN, Sharma S. Development of suitable 
photobioreactor for algae production 
– A review. Renew Sustain Energy 
Rev. 2012;9(4):2347–2353. 
Sobrino and Neale., 2007. Short – term and Long 
– term effects of temperature on photosynthessis 
in the diatom Thalassiosira pseudonana under 
UVR exposures. J.Phycol.43,426-436.
Walne, P.R., 1966. Large scale culture of larvae 
Ostrea edulis L. Fish. Invest. Ser. II XXV 4: 1-52.
Worasaung Klinthong, Yi-Hung Yang, Chih-Hung 
Huang, Chung-Sung Tan., 2015. A Review: 
Microalgae and Their Applications in CO2 
Capture and Renewable Energy. Aerosol and Air 
Quality Research, 15:712-742.
Zhang, C.W., Zmora, O., Kopel, R. and Richmond, 
A. 2001. “An industrial-size flat plate glass 
reactor for mass production of Nannochloropsis 
sp. (Eustigmatophyceae).” Aquaculture 195: 35-
49.
65TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
A STUDY OF SOME ENVIRONMENTAL FACTORS EFFECTS ON THE 
GROWTH OF Thalassiosira sp. IN THE LABORATORY CONDITIONS
 Vo Truong Giang1, Ho Hong Nhung1, Nguyen Thi Mai Anh1, Nguyen Huu Thanh1*
ABSTRACT
This study was conducted to test the effect of nutrient medium, temperature, salinity and CO2 on the 
growth of microalgae Thalassiosira sp., in laboratory conditions to improve and complete protocol 
for mass culture of Thalassiosira sp.. The results showed that the highest density of Thalassiosira 
sp. was obtained with 105.83 ± 1.69 x104 cells / ml on day 5 when culturing in F/2 medium without 
supplementation of CO2 at 31
0C and salinity of 20 ‰
Keywords: Thalassiosira sp., microalgae, temperature, salinity, growth rate.
Người phản biện: TS. Trần Sương Ngọc
Ngày nhận bài: 16/5/2019
Ngày thông qua phản biện: 26/6/2019
Ngày duyệt đăng: 28/6/2019
1 National Breeding Center for Southern Marine Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2.
*Email: thanhmarinefish@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_anh_huong_cua_mot_so_yeu_to_moi_truong_den_su_phat.pdf