Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật

gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít

xâm lấn tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối

tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô

tả cắt ngang 31 bệnh nhân gãy đầu dưới hai xương

cẳng chân được kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn

(MIPO: Minimal invassive plate osteosynthesis). Kết

quả: Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn

giao thông 70,97%. Phân loại theo AO: gãy loại A1

54,84%, gãy loại A2 25,81% và gãy loại A3 19,35%.

Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 ±1,76 ngày. Kết

quả nắn chỉnh giải phẫu theo tiêu chuẩn của Larson

và Bostman tốt và rất tốt với tỉ lệ là 83,87%, trung

bình chiếm 16,13%. Kết quả liền xương theo tiêu

chuẩn của JL Haas và JY De La Cafinière: xương liền

tốt và rất tốt chiếm 83,87%, liền xương trung bình

chiếm 16,13%. Thời gian liền xương trung bình 19,3

tuần. Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm

AOFAS tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ 87,1%, trung bình

chiếm tỉ lệ 12,9%, không có kết quả phục hồi kém.

Kết quả chung: tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 87,1%,

trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%. Kết luận: MIPO là

phương pháp điều trị tốt đối với gãy đầu dưới xương

chày, làm giảm tổn thương phần mềm trong phẫu thuật

Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 14120
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
85 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY ĐẦU DƯỚI 
 HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN BẰNG KỸ THUẬT ÍT XÂM LẤN 
 TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thế Anh*, Nguyễn Quốc Huy*, Nguyễn Văn Sửu* 
Hoàng Văn Dung**, Nguyễn Ngọc Sơn** 
TÓM TẮT21 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 
gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít 
xâm lấn tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối 
tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô 
tả cắt ngang 31 bệnh nhân gãy đầu dưới hai xương 
cẳng chân được kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn 
(MIPO: Minimal invassive plate osteosynthesis). Kết 
quả: Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn 
giao thông 70,97%. Phân loại theo AO: gãy loại A1 
54,84%, gãy loại A2 25,81% và gãy loại A3 19,35%. 
Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 ±1,76 ngày. Kết 
quả nắn chỉnh giải phẫu theo tiêu chuẩn của Larson 
và Bostman tốt và rất tốt với tỉ lệ là 83,87%, trung 
bình chiếm 16,13%. Kết quả liền xương theo tiêu 
chuẩn của JL Haas và JY De La Cafinière: xương liền 
tốt và rất tốt chiếm 83,87%, liền xương trung bình 
chiếm 16,13%. Thời gian liền xương trung bình 19,3 
tuần. Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm 
AOFAS tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ 87,1%, trung bình 
chiếm tỉ lệ 12,9%, không có kết quả phục hồi kém. 
Kết quả chung: tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 87,1%, 
trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%. Kết luận: MIPO là 
phương pháp điều trị tốt đối với gãy đầu dưới xương 
chày, làm giảm tổn thương phần mềm trong phẫu thuật. 
Từ khoá: Kết hợp xương bằng nẹp vít ít xâm lấn, 
đầu dưới xương chày, nẹp khoá. 
SUMMARY 
RESULTS OF TREATMENT DISTAL TIBIAL 
FRACTURE BY MINIMALLY INVASIVE 
PLATE OSTEOSYNTHESIS AT THAI NGUYEN 
NATIONAL HOSPITAL 
Objective: Result evaluation of treatment distal 
tibial fracture by minimally invasive plate 
osteosynthesis. Subject and method: A cohort 
study 31 patients with distal limb fracture were 
performed by minimally invasive plate osteosynthesis. 
Results: The cause of the injury is mainly due to 
traffic accident 70,97%. According to AO 
classification: 54,84% type A1 fracture, 25,81% type 
A2 fracture and 19,35% type A3 fracture. The average 
time in hospital was 7,13 ±1,76 days. According to 
Larson and Bostman classification: very good and 
good at 83,87%, regular 16,13%. JL Haas and JY De 
*Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 
**Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thế Anh 
Email: bs.nguyentheanh.dhyktn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 23.4.2021 
Ngày duyệt bài: 5.5.2021 
La Cafinière classification:very good and good union 
83,87% regular 16,13%. Time averaged union is 19,3 
weeks. AOFAS results were excellent and good at 87,1 
%. Overall results: Excellent and good accounted for 
87,1%, regular 12,9%. Conclusion: MIPO is an 
effective method of treatment for distal tibia fractures, 
decreases surgical trauma to soft tissues. 
Keywords: MIPO, distal tibial, locking plate 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Gãy đầu dưới hai xương cẳng chân là thương 
tổn thường gặp, chiếm tỉ lệ 7- 10% các thương 
tổn hai xương cẳng chân và luôn đặt ra những 
khó khăn, thách thức trong điều trị. Điều trị bảo 
tồn bằng nắn chỉnh kín, bó bột đã được Bohler 
đề xướng và thu được nhiều thành công với 
khung kéo nắn của Bohler, tạo ra sự chùng các 
khối cơ ở cẳng chân, nắn chỉnh để đạt được về 
mặt giải phẫu, sau đó bó bột. Tuy nhiên khi ổ 
gãy phức tạp, đường gãy chéo xoắn dễ di lệch 
thứ phát trong bột, nhất là sau khi hết phù nề. 
Điều trị phẫu thuật mở ổ gãy kết hợp xương bên 
trong, thường phải lấy bỏ khối máu tụ quanh ổ 
gãy và những mãnh xương vụn là những yếu tố 
góp phần hình thành can xương, gây tổn thương 
thêm phần mềm xung quanh, cũng như màng 
xương, làm tổn thương mạch máu nuôi xương. 
Do đó, nguy cơ chảy máu sau mổ, nguy cơ toác 
vết mổ, nhiễm trùng, chậm liền xương cao. Nắn 
chỉnh kín hoặc mở ổ gãy kết hợp xương bên 
ngoài bằng khung cố định ngoài có ưu điểm có 
thể cố định ổ gãy vững chắc và tạo liền xương 
kỳ đầu, tuy nhiên hay gặp biến chứng nhiễm 
trùng chân đinh và di lệch ổ gãy thứ phát do 
lỏng đinh, tỳ đè sớm. Đặc biệt vấn đề nhiễm 
trùng sau mổ đã gây không ít khó khăn trong 
điều trị, nhất là khi viêm xương . 
Nắn chỉnh kín và kết hợp xương bằng nẹp vít 
xâm lấn tối thiểu dưới màn hình tăng sáng 
(MIPO - Minimal invassive plate osteosynthesis) 
là phương pháp có nhiều ưu điểm. Phẫu thuật 
viên chỉ rạch da tối thiểu, nắn chỉnh lại ổ gãy và 
luồn dụng cụ kết hợp xương. Do vậy, hạn chế 
tổn thương thêm da và tổ chức phần mềm dưới 
da cũng như xương và màng xương, khối máu tụ 
quanh ổ gãy và những mảnh xương vụn được 
giữ gần như nguyên vẹn, giúp cho sự liền xương 
nhanh, tập vận động sớm. 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
86 
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với 
mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 
gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật 
ít xâm lấn tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng: Gồm 31 bệnh nhân gãy đầu 
dưới hai xương cẳng chân được mổ kết hợp 
xương bằng nẹp khoá kỹ thuật ít xâm lấn 
(MIPO), được theo dõi và tái khám định kỳ tại 
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ năm 2016 
đến 2018. 
2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Bệnh 
nhân gãy kín hoặc gãy hở độ I đầu dưới hai 
xương cẳng chân, gãy đơn thuần xương chày 
phân loại theo AO. Được khám lâm sàng, cận 
lâm sàng đầy đủ. 
3. Tiêu chuẩn loại trừ: Những trường hợp 
gãy hai xương cẳng chân do bệnh lý. Những 
trường hợp gãy hở độ II, III theo phân độ 
Gustilo, bệnh nhân có tổn thương phần mềm 
nặng. Thông tin hồ sơ bệnh án không đầy đủ. 
4. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang không đối chứng. 
+ Các bước phẫu thuật: 
- Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa 
trên bàn mổ 
- Gãy xương mác có chỉ định mổ sẽ tiến hành 
làm nẹp vít xương mác trước. 
- Gãy xương chày: Chuẩn bị nẹp ... ,35 
Tổng số 31 100 
Gãy loại A1 chiếm tỉ lệ cao nhất 54,84%. 
+ Trong nghiên cứu của chúng tôi có 9 BN có 
gãy xương mác kèm theo trong đó có 4 ca gãy 
thấp gây mất vững khớp cổ chân nên được mổ 
kết xương bằng nẹp vít, 5 ca còn lại gãy cao và 
di lệch ít nên chúng tôi không kết xương mà bất 
động thêm bằng nẹp bột cẳng bàn chân. 
+ Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 ± 1,76 
ngày. Ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 10 ngày. 
+ Thời gian theo dõi trung bình là 9,12 ± 
2,11 tháng 
+ Tất cả các trường hợp đều không có nhiễm 
trùng vết mổ. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
87 
Bảng 4. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo 
tiêu chuẩn Larson và Bostman 
Kết quả Số BN Tỉ lệ(%) 
Rất tốt 18 58,06 
Tốt 8 25,81 
Trung bình 5 16,13 
Tổng 31 100 
Đa số các trường hợp được nắn chỉnh tốt và 
rất tốt với tỉ lệ là 83,87%. Nắn chỉnh ở mức 
trung bình chiếm 16,13%. 
Bảng 5. Kết quả liền xương theo độ gãy xương 
Độ gãy xương 
Kết quả liền xương 
Tổng 
Rất tốt Tốt Trung bình 
BN % BN % BN % 
A1 17 54,84 0 0 0 0 17 
A2 1 3,225 7 22,58 0 0 8 
A3 0 0 1 3,225 5 16,13 6 
Tổng 18 58,065 8 25,805 5 16,13 31 (100%) 
Liền xương kết quả tốt và rất tốt có 26 bệnh 
nhân chiếm 83,87%, chủ yếu trong nhóm gãy 
A1 và A2, liền xương trung bình có 5 bệnh nhân 
chiếm 16,13%. Kết quả liền xương có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê giữa loại gãy A3 và 2 
loại còn lại với p< 0,05. 
Bảng 6. Kết quả PHCN theo thang điểm 
AOFAS 
Kết quả Số BN Tỉ lệ (%) 
Rất tốt 19 61,29 
Tốt 8 25,81 
Trung bình 4 12,90 
Tổng 31 100 
Kết quả tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 87,1 %, 
trung bình chiếm tỉ lệ 12,9 %, không có kết quả 
phục hồi kém. 
Bảng 7. Kết quả chung 
Kết quả Số BN Tỉ lệ (%) 
Rất tốt 18 58,06 
Tốt 9 29,04 
Trung bình 4 12,90 
Tổng 31 100 
Kết quả tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 87,1%, 
trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%. 
IV. BÀN LUẬN 
1. Tuổi: Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu tuổi 
cao nhất là 63, tuổi nhỏ nhất là 18, tuổi trung 
bình là 35,72. Trong đó nhóm bệnh nhân 18 - 50 
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 83,87%. Theo nghiên 
cứu của Nguyễn Văn Trường tuổi trung bình là 
41,6; nhóm 19- 45 tuổi chiếm 49,1% [3]; và 
Trần Hoàng Tùng nhóm 16- 59 tuổi là 88,4% 
[5]. Nghiên cứu 79 bệnh nhân của Rakesh K. 
tuổi trung bình là 36 tuổi, nhóm tuổi 17- 58 
chiếm đa số [7]. 
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
cũng phù hợp với các nghiên cứu trên, chủ yếu ở 
độ tuổi lao động. Nhóm tuổi này đang trong độ 
tuổi học tập và lao động chính của xã hội nên 
việc điều trị phải sớm để nhanh chóng phục hồi 
cơ năng cho bệnh nhân và trả lại sức lao động 
cho họ. 
2. Đặc điểm X quang: Phân loại gãy xương 
trong nghiên cứu dựa theo phân loại của AO. Tất 
cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi 
đều là gãy loại A, là gãy đầu dưới hai xương 
cẳng chân ngoài khớp. có 17 bệnh nhân gãy loại 
A1 chiếm 54,84%, 8 bênh nhân gãy loại A2 
chiếm 25,81%, 6 bệnh nhân gãy loại A3 chiếm 
19,35%. Theo nghiên cứu của Hoàng Thanh Hà 
có 16 BN loại A1, 4 BN loại A2, 17 loại A3 và 1 
loại C1 [1]. 
Theo Rakesh kỹ thuật MIPO nên áp dụng với 
loại gãy ngoài khớp (loại A) hoặc đường gãy đơn 
thuần vào khớp, diện khớp không di lệch (loại 
B1, C1) [7]. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều 
tác giả sử dụng kỹ thuật này cho gãy phạm khớp 
di lệch nhiều: Cheng W tiến hành trên 28 bệnh 
nhân, trong đó có gãy loại B2, B3, C3 phần lớn 
kết quả tốt, có 1 trường hợp gãy B2 chậm liền, 
1ca khác gãy nẹp. Lau T. W nghiên cứu 48 BN 
có 51% gãy loại A, 35% loại B, 14% loại C kết 
quả tốt chiếm đa số [9]. 
3. Kết quả gần: 
+Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 
±1,76 ngày. Ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 10 
ngày. Theo Hoàng Thanh Hà thời gian nằm viện 
trung bình là 5,45 ngày (ngắn nhất 3 ngày, dài 
nhất 14 ngày) [1]. Các tác giả nước ngoài: 
Cheng W 2011 là 12,1 ± 3,7 ngày [10]. Như vậy 
kết quả của chúng tôi phù hợp với tác giả trong 
nước, nhưng ngắn hơn so với các tác giả nước 
ngoài. Tuy nhiên trong nghiên cứu của các tác 
giả nước ngoài tiêu chuẩn chọn bệnh nhân rộng 
rãi hơn (gãy hở độ II, IIIA theo Gustilo và gãy 
loại B,C theo AO), nên điều này là phù hợp. Như 
vậy thời gian nằm viện ngắn là một trong những 
ưu điểm của phương pháp này. 
+Tình trạng vết mổ: Trong nghiên cứu chúng 
tôi không gặp trường hợp nào nhiễm trùng sau 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
88 
mổ. Theo Hoàng Thanh Hà, nghiên cứu 38 BN 
không ca nào nhiễm trùng [1]. Trần Hoàng Tùng 
tỉ lệ nhiễm trùng nông là 7,89%; nhiễm trùng 
sâu là 2,64% [5]. Các tác giả nước ngoài tỉ lệ 
nhiễm trùng tương đối thấp: Hazarika S có 1/20 
trường hợp nhiễm trùng [8]. Lau T.W có 8/48 
trường hợp nhiễm trùng [9]. Rakesh K. Gupta 
nghiên cứu 80 BN trong đó 71 BN làm kỹ thuật 
MIPO có 1 trường hợp nhiễm trùng [10]. Điều 
này có thể hiểu được bởi điều kiện, trang bị y tế 
ở những nơi thực hiện nghiên cứu là rất tốt. 
+ Kết quả nắn chỉnh: Sự nắn chỉnh xương 
gãy không tốt về mặt giải phẫu sẽ dẫn đến sự 
liền xương kém hơn, can lệch và ảnh hưởng xấu 
đến cơ năng của bệnh nhân như: viêm khớp, 
ngắn chi, đi lại khó khăn gây đau cho bệnh 
nhân. Bệnh nhân sau mổ được tiến hành chụp 
Xquang để kiểm tra. Trong nghiên cứu của mình 
chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Larson và 
Bostman để đánh giá kết quả phẫu thuật. Đa số 
các trường hợp được nắn chỉnh tôt và rất tốt với 
tỉ lệ là 83,87%. Nắn chỉnh ở mức trung bình 
chiếm 16,13%. 
4. Kết quả xa: Chúng tôi khám lại bệnh 
nhân sau mổ trung bình là 9,12 tháng. 
+ Kết quả liền xương: dựa theo bảng đánh giá 
của JL Haas và JY De La Cafiniere. Liền xương kết 
quả tốt và rất tốt có 26 bệnh nhân chiếm 
83,87%, chủ yếu trong nhóm gãy A1 và A2, liền 
xương trung bình có 5 bệnh nhân chiếm 16,13%. 
Thời gian liền xương trung bình là 19,3 tuần. 
Theo Hoàng Thanh Hà, thời gian liền xương trung 
bình là 13,84 tuần (biến thiên 10-20 tuần) [1]. 
Tác giả Nguyễn Văn Trường nghiên cứu 46 BN 
gãy hở đầu xa cẳng chân bằng cố định ngoài thời 
gian liền xương trung bình là 22,8 tuần, trong đó 
60,9% trường hợp liền xương rất tốt và tốt [3]. 
Trần Hoàng Tùng 31/38 BN liền xương sau khám 
lại 6 tháng [5]. Theo Collinge 38/38 ca liền 
xương, liền xương trung bình 21 tuần (9- 48 tuần) 
[6]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng phù 
hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài 
nước. Điều này cho thấy kỹ thuật MIPO cho kết 
quả liền xương sớm. 
Theo bảng 5 ta thấy có sự khác biệt về kết 
quả liền xương giữa các loại gãy. Gãy loại A1, A2 
có kết quả liền xương tốt chiếm đa số, loại gãy 
A3 kết quả liền xương trung bình chiếm tỉ lệ cao, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 
Theo Michael W.Chapman gãy phức tạp tiên 
lượng về nắn chỉnh trong mổ khó hơn gãy đơn 
giản, đồng thời những loại gãy này làm đứt hoàn 
toàn hoặc phần lớn những mạch máu bên trong 
màng xương dẫn đến sự nuôi dưỡng ổ gãy kém 
hơn và dẫn đến chậm liền xương. 
+ Kết quả phục hồi chức năng: Trong nghiên 
cứu này chúng tôi sử dụng thang điểm AOFAS 
để đánh giá kết quả PHCN. Kết quả tốt và rất tốt 
chiếm tỉ lệ cao 87,1 %, trung bình chiếm tỉ lệ 
12,9 %, không có kết quả phục hồi kém. Theo 
Trần Hoàng Tùng tỉ lệ tốt và rất tốt chiếm 
94,74%. Phan Văn Ngọc và CS tỉ lệ tốt và rất tốt 
là 90% [4]. Như vậy kết quả PHCN trong nghiên 
cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu 
khác. Nguyên nhân là do trong 31 bệnh nhân có 
5 trường hợp nắn chỉnh xương đạt mức trung 
bình sau mổ. Cũng có thể do những chấn 
thương vùng này gần khớp cổ chân nên trong 
quá trình tập luyện bệnh nhân đau nhiều kết hợp 
với sự hiểu biết của bệnh nhân còn ít về tập 
luyện nên chưa tích cực tập luyện khớp cổ chân. 
Tuy nhiên đây vẫn là một kết quả khả quan cho 
thấy những ưu điểm của kỹ thuật ít xâm lấn. 
+ Biến chứng: Trong 31 bệnh nhân của nhóm 
nghiên cứu không có trường hợp nào viêm 
xương, chậm liền xương, khớp giả, gãy nẹp vít. 
Kết quả tương tự như trong nghiên cứu của 
Hoàng Thanh Hà [1] và nhiều tác giả khác. 
V. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu điều trị 31 bệnh nhân gãy 
đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kết hợp 
xương nẹp vít ít xâm lấn (MIPO), chúng tôi thấy: 
Tuổi trung bình 36,75 ± 15,48, nhóm tuổi 18 - 
50 chiếm tỉ lệ cao 83,87%. Nguyên nhân chấn 
thương chủ yếu là do tai nạn giao thông 
70,97%. Theo AO: Gãy loại A1 chiếm tỉ lệ cao 
nhất 54,84%. 
Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 ±1,76 
ngày, không có trường hợp nào nhiễm trùng. Kết 
quả nắn chỉnh giải phẫu theo tiêu chuẩn của 
Larson và Bostman Đa số các trường hợp được 
nắn chỉnh tốt và rất tốt với tỉ lệ là 83,87%, trung 
bình chiếm 16,13%. Kết quả liền xương theo tiêu 
chuẩn của JL Haas và JY De La Cafinière: Liền 
xương kết quả tốt và rất tốt có 26 bệnh nhân 
chiếm 83,87%, chủ yếu trong nhóm gãy A1 và 
A2, liền xương trung bình có 5 bệnh nhân chiếm 
16,13%. Thời gian liền xương trung bình 19,3 
tuần. Kết quả phục hồi chức năng theo thang 
điểm AOFAS kết quả tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 
87,1%, trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%, không có 
kết quả phục hồi kém. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thanh Hà, Trần Chí Khôi (2013), Ðiều 
trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít, phẫu 
thuật ít xâm lấn, Tạp chí Hội nghị thường niên lần 
XX Hội CTCH Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 81 - 83. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
89 
2. Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Tiến Bình (2009), 
Ðiều trị gãy hở và di chứng hai xương cẳng chân, 
Nhà xuất bản Y học. 
3. Nguyễn Văn Trường (2012), Ðánh giá kết quả 
điều trị gãy hở đầu xa hai xương cẳng chân bằng 
cố định ngoài tại bệnh viện hữu nghị Việt Ðức, 
Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
4. Phan Văn Ngọc và cs (2019), Điều trị gãy đầu 
dưới xương chày bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh 
viện Sài Gòn Ito Phú Nhuận, Tạp chí Chấn Thương 
Chỉnh Hình số đặc biệt, tr. 195- 203. 
5. Trần Hoàng Tùng (2006), Ðiều trị kết hợp 
xương nẹp vít gãy kín hai xương cẳng chân bằng 
kĩ thuật ít xâm lấn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội 
trú, Đại học Y Hà Nội. 
6. Collinge C, Protzman R (2010), Outcomes of 
minimally invasive plate osteosynthesis for 
metaphyseal distal tibia fractures, J Orthop 
Trauma. 24(1), pp. 4-9. 
7. Rakesh K. Gupta et al (2010), Locking plate 
fixation in distal metaphyseal tibial fractures: 
series of 79 patients, Int Orthop. 34(8), pp. 85-90. 
8. Hazarika S, Chakravarthy J, Cooper J (2006), 
Minimally invasive locking plate osteosynthesis for 
fractures of the distal tibia - results in 20 patients, 
Injury. 37(9), pp. 77-87. 
9. Lau T. W (2008), Wound complication of 
minimally invasive plate osteosynthesis in distal 
tibia fractures, Int Orthop. 32(5), pp. 697-703. 
THAY ĐỔI THỂ TÍCH KHÍ LƯU THÔNG VÀ COMPLIAN PHỔI 
 KHI HUY ĐỘNG PHẾ NANG TRONG GÂY MÊ CHO 
PHẪU THUẬT Ổ BỤNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI 
Lại Văn Hoàn*, Công Quyết Thắng*, 
 Lê Sáu Nguyên*, Nguyễn Thị Kim Oanh*. 
TÓM TẮT22 
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thể tích khí lưu thông 
và complian khi huy động phế nang trong phẫu thuật 
ổ bụng trên người cao tuổi. Đối tượng và phương 
pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Chọn bệnh 
nhân có ASA 1-3, tuổi ≥ 60, được gây mê nội khí quản 
để phẫu thuật ổ bụng. Bệnh nhân được chia làm 2 
nhóm, nhóm chứng 37 bệnh nhân thở máy với 
PEEP+5CmH2O, nhóm can thiệp 45 bệnh nhân được 
huy động phế nang với áp lực +40CmH2O và duy trì 
PEEP+5CmH2O. Cả hai nhóm được đánh giá sự thay 
đổi về thể tích khí lưu thông và độ giãn nở phổi trong 
quá trình gây mê. Kết quả: Thể tích khí lưu thông và 
độ đàn hồi phổi sau khi huy động phế nang cao hơn 
so với trước khi huy động (p<0,05). Nhóm huy động 
phế nang trước khi rút ống nội khí quản có Tv là 
415,4 ± 57,9 (ml/lần) và compliance là 46,9 ± 5,1 
(ml/cmH2O) cao hơn so với nhóm không huy động với 
Tv là 390,43 ± 73,26 (ml/lần) và Compliance là 43,8 
± 4,8 (ml/cmH2O). Kết luận: Huy động phế nang 
bằng áp lực +40cmH2O giúp cải thiện chỉ số thể tích 
khí lưu thông và độ đàn hồi phổi trên bệnh nhân cao 
tuổi được gây mê nội khí quản cho phẫu thuật ổ bụng. 
Từ khóa: Huy động phế nang, phẫu thuật ổ bụng, 
gây mê người cao tuổi. 
SUMMARY 
EVALUATION OF TIDAL VOLUME AND 
COMPLIANCE FOR ALVEOLAR 
*Bệnh viện Hữu Nghị 
Chịu trách nhiệm chính: Công Quyết Thắng 
Email: vnanesth@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 29.4.2021 
RECRUITMENT MANEUVERS DURING 
GENERAL ANESTHESIA FOR ABDOMINAL 
SURGERY IN THE ELDERLY 
Objective: Evaluate tidal volume and compliance 
for alveolar recruitment maneuvers undergoing 
general anesthesia for abdominal surgery in elderly. 
Subjects and Methods: A randomised controlled 
trials. Select patients with ASA 1-3, age ≥ 60 years, 
undergoing anesthesia for abdominal surgery. Control 
group enrolled 37 patients with PEEP + 5CmH2O, the 
intervention group enrolled 45 patients maneuver 
consisted to a peak inspiratory pressure of 40 cmH2O 
for 40s one hours and PEEP + 5CmH2O. Both groups 
were evaluated of tidal volume and compliance during 
anesthesia. Results: Tidal volume and compliance 
after alveolar mobilization were higher than before 
mobilization (p <0.05). The intervention before 
extubation with Tv was 415.4 ± 57.9 (ml/time) and 
compliance was 46.9 ± 5.1 (ml/cmH2O), higher than 
the control group with Tv is 390.43 ± 73.26 (ml/time) 
and Compliance is 43.8 ± 4.8 (ml/cmH2O). 
Conclusions: Alveolar recruitment maneuvers with 
pressure + 40cmH2O improves the Tidal volume and 
Compliance in elderly patients undergoing anesthesia 
for abdominal surgery. 
Keywords: Alveolar mobilization, abdominal 
surgery, anesthesia for elderly. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng 
phẫu thuật trên người cao tuổi ngày càng tăng. 
Có nhiều phương pháp vô cảm trong phẫu thuật, 
tuy nhiên phương pháp gây mê nội khí quản vẫn 
được lựa chọn cho các phẫu thuật lớn, can thiệp 
vào nhiều tổ chức có thời gian phẫu thuật kéo 
dài như phẫu thuật lớn vào ổ bụng... [2] Việc 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_phau_thuat_gay_dau_duoi_hai_xuong_cang_chan.pdf