Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai

1. GIỚI THIỆU

1.1. Tổng quan dự án

Dự án thủy điện Mường Khương do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số

18 (LICOGI 18) làm chủ đầu tư. Thủy điện Mường Khương nằm trên dòng chính

suối Làn Tử Hồ thuộc địa phận các xã Dìn Chin và Nấm Lư, huyện Mường

Khương, tỉnh Lào Cai. Suối Làn Tử Hồ là nhánh cấp I nằm bên phải sông Chảy, bắt

nguồn từ vùng núi cao trên 1.200m thuộc tỉnh Hà Giang. Suối Làn Tử Hồ nhập lưu

với Sông Chảy tại Lào Cai tiếp tục chảy qua Yên Bái rồi nhập vào Sông Lô ở Phú

Thọ. Vị trí dự án cách trung tâm thị trấn Mường Khương khoảng 10 km

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 6

Trang 6

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 7

Trang 7

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 8

Trang 8

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 9

Trang 9

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 108 trang viethung 5720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai

Kế hoạch quản lý môi trường Dự án thủy điện Mường Khương tỉnh Lào Cai
1 
BỘ CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO 
Khoản tín dụng: IDA Cr.4564-VN 
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN MƯỜNG KHƯƠNG 
TỈNH LÀO CAI 
Lào Cai, tháng 5/2017 
SFG2200 V10 
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
2 
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 
BVTV Bảo vệ thực vật 
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam 
DSP Ban an toàn đập 
EPC Bản cam kết bảo vệ môi trường 
EMP Kế hoạch quản lý môi trường 
GDoE Tổng cục Năng lượng 
KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường 
MOIT Bộ Công Thương 
REDP Dự án phát triển năng lượng tái tạo 
QCVN Quy chuẩn Việt Nam 
QLMT Quản lý môi trường 
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 
UBND Ủy ban nhân dân 
VH-LS Văn hóa-lịch sử 
WB Ngân hàng Thế giới 
3 
MỤC LỤC 
 Trang 
 Lược duyệt các chính sách an toàn áp dụng cho Dự án 
1. Giới thiệu 
 1.1. Tổng quan dự án 
 1.2. Nhà tài trợ cho dự án 
 1.3. Mục tiêu của dự án 
 1.4. Tổ chức điều hành và thực hiện KHQLMT 
2. Mô tả tóm tắt về dự án 
 2.1. Vị trí dự án 
 2.2. Mô tả tóm tắt về dự án 
 2.3. Tổ chức xây dựng dự án 
 2.4. Tiến độ thực hiện dự án 
 2.5. Tuân thủ chính sách an toàn 
3. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật thực hiện EMP 
 3.1. Các Văn bản pháp lý và kỹ thuật 
 3.2. Các căn cứ kỹ thuật áp dụng trong báo cáo 
4. Những vấn đề môi trường và xã hội của Dự án 
 4.1. Những vấn đề môi trường 
 4.2. Những vấn đề xã hội 
5. Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường 
6. Kế hoạch giám sát môi trường 
7. Các khiếu nại về môi trường và hệ thống xử phạt 
8. Kế hoạch nâng cao năng lực quản lý môi trường 
9. Chi phí quản lý môi trường 
10. Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin 
Tài liệu tham khảo 
Phụ lục 1: Danh sách cán bộ lập EMP 
 Phụ lục 2: Trách nhiệm của cán bộ giám sát môi trường trong việc giám 
sát thực hiện EMP 
Phụ lục 3: Văn bản phê duyệt Báo cáo bảo vệ môi trường 
Phụ lục 4: Biên bản tham vấn cộng đồng 
Phụ lục 5: Hình ảnh dự án 
 LƯỢC DUYỆT 
CÁC CHÍNH SÁCH AN TOÀN ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN 
BẢNG A. DANH MỤC XÁC ĐỊNH SƠ BỘ TÍNH HỢP LỆ 
CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN MƯỜNG HUNG 
VẤN ĐỀ 
CÓ LIÊN 
QUAN? 
KẾT QUẢ 
Tiểu dự án có đặt trong hoặc gần công viên 
quốc gia hoặc khu vực được bảo vệ cấp 
quốc gia không? 
KHÔNG 
Nếu tiểu dự án có đập, đập có cao trên 
15m? 
KHÔNG 
Ban An toàn đập đã rà soát 
Tiểu dự án có hồ chứa trên 3 triệu m3 nước 
không? 
KHÔNG 
Được kiểm tra xác nhận 
của ban an toàn đập (DSP) 
Tiểu dự án có làm thay đổi cơ cấu sử dụng 
đất và cần tái định cư những người bị ảnh 
hưởng hay không? 
CÓ  
- Dự án có thu hồi đất canh 
tác, khu vực không có hộ 
dân sinh sống nên không 
phải thực hiện tái định cư. 
- Kế hoạch đền bù đã được 
xây dựng và áp dụng 
Có những người dân tộc thiểu số sống hoặc 
sử dụng đất tại khu vực bị ảnh hưởng bởi 
Dự án hay không 
CÓ  
Kế hoạch phát triển các 
dân tộc thiểu số đã được 
xây dựng và áp dụng 
Tiểu dự án có ảnh hưởng đến tài sản văn 
hóa có ý nghĩa không? 
KHÔNG 
Dự án có đặt ở vị trí hoặc gần nguồn nước 
quốc tế không? 
KHÔNG 
Dự án thủy điện Mường 
Khương nằm trên dòng 
chính suối Làn Tử Hồ. 
Suối Làn Tử Hồ là nhánh 
cấp I nằm bên phải sông 
Chảy, bắt nguồn từ vùng 
núi cao trên 1.200m thuộc 
tỉnh Hà Giang. Suối Làn 
Tử Hồ nhập lưu với Sông 
Chảy tại Lào Cai tiếp tục 
chảy qua Yên Bái rồi nhập 
vào Sông Lô ở Phú Thọ. 
Toàn bộ dòng chảy nằm 
trong địa phận Việt Nam, 
vì vậy, chính sách Dự án 
trên đường thủy quốc tế 
của NHTG (OP/BP 7.50) 
không áp dụng cho dự án 
này. 
Đã hoàn thành EIA/ EPC chưa? 
CÓ  
EIA đã được UBND tỉnh 
Lào Cai phê duyệt theo 
Quyết định số 4239/QĐ-
UBND ngày 28/11/2016 
 VẤN ĐỀ 
CÓ LIÊN 
QUAN? 
KẾT QUẢ 
Tiểu dự án đã có tất cả các phê duyệt từ 
UBND tỉnh Lào Cai 
CÓ  
Đã thực hiện tham vấn cộng đồng cho 
những người có thể bị ảnh hưởng bởi tiểu 
dự án chưa? 
CÓ  
Các cuộc họp tham vấn 
cộng đồng đã được thực 
hiện với sự tham gia của 
đại diện dân và chính 
quyền các xã Nấm Lư và 
Dìn Chin, huyện Mường 
Khương, tỉnh Lào Cai. 
Đã hoàn thành Kế hoạch quản lý môi 
trường chưa? 
CÓ  
Tiểu dự án có ảnh hưởng đến dòng chảy hạ 
lưu, hệ sinh thái và sinh cư đang sống ở hạ 
lưu không? 
CÓ  
Đã được cân nhắc trong 
EMP 
Các tác động trong giai đoạn xây dựng đã 
được giảm thiểu đầy đủ chưa? 
CÓ  
Đã được cân nhắc trong 
EMP 
Tiểu dự án có phải xây dựng tuyến đường 
mới dẫn vào công trình không? Tuyến 
đường này được quản lý như thế nào? 
CÓ  
Đã được cân nhắc trong 
EMP 
Tiểu dự án có phải xây dựng đường dây 
truyền tải mới không? 
CÓ  
Đã được cân nhắc trong 
EMP 
 BẢNG B. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU TIỀN SÀNG LỌC CỦA DỰ ÁN 
TÀI LIỆU 
ĐÃ BAO GỒM? 
Nghiên cứu khả thi 
CÓ  
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được 
phê duyệt 
CÓ  
Kế hoạch quản lý môi trường 
CÓ  
Kế hoạch tái định cư CÓ  
Kế hoạch hành động các dân tộc thiểu số CÓ  
Quyết định phê duyệt EIA của UBND Lào Cai CÓ  
Rà soát an toàn đập của Ban an toàn đập 
(DSP) 
CÓ  
Các phê duyệt khác nếu có CÓ  
 BẢNG C. LƯỢC DUYỆT CÁC CHÍNH SÁCH AN TOÀN CỦA WB 
Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01) 
Những tác động môi trường của dự án bao gồm những tác động liên quan đến việc 
chiếm dụng đất, mất thảm thực vật, ảnh hưởng tới hệ động thực vật trên cạn, gây ô 
nhiễm không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn từ hoạt động xây dựng dự án, gây ô 
nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới việc sử dụng nước hạ lưu của người dân và đời 
sống của hệ động thực vật dưới nước vùng hạ lưu, gây sạt lở, bồi lắng, sói mòn ... 
Những tác động này có thể làm tăng thêm những ảnh hưởng tích lũy của cả hệ 
thống bậc thang thủy điện. Tuy nhiên, những tác động này có thể giảm thiểu được. 
 * Những kết quả điều tra cũng cho thấy rằng dự án không thu hồi đất ở những khu vực 
nhạy cảm. 
TIÊU CHÍ SÀNG LỌC  ...  thủ EMP và tiếp 
tục bổ sung, chỉnh sửa EMP theo ý kiến góp ý (nếu có). 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Kế hoạch đền bù của Dự án – Công ty LICOGI 18.3 
2 Báo cáo đầu tư dự án thủy điện Mường Khương - Công ty LICOGI 18.3 
3 Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới; 
4 Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mường Khương 
5 Khung chính sách an toàn môi trường áp dụng cho Dự án Phát triển năng lượng tái 
tạo Việt Nam REDP- MOIT 2008, chỉnh sửa, bổ sung năm 2014. 
6 Niên giám thống kê- Nhà xuất bản thống kê; 
Phụ lục 1. Danh sách cán bộ lập EMP 
TT Họ và tên Cơ quan 
1 Nguyễn Chu Phú Cán bộ kỹ thuật dự án 
2 Hoàng Mạnh Hà Cán bộ môi trường 
3 Đàm Xuân Hiếu Cán bộ tài chính 
4 Bà Chu Lan Phương Tư vấn môi trường độc lập 
Phụ lục 2. Trách nhiệm của tư vấn giám sát xây dựng 
trong việc giám sát thực hiện EMP 
Mục tiêu nhiệm vụ 
Tư vấn giám sát thực hiện hỗ trợ đảm bảo việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch quản lý 
môi trường (EMP) trong quá trình thi công thủy điện Mường Khương. 
Để đạt được mục tiêu giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường của dự án, Nhà 
thầu cần phải tuân thủ kế hoạch quản lý môi trường này. Do đó, việc thực hiện Kế 
hoạch quản lý môi trường sẽ liên quan đến các bên, bao gồm: 
Các cán bộ về an toàn và môi trường của Nhà thầu chịu trách nhiệm theo dõi giám sát 
thực hiện EMP và các vấn đề về an toàn và môi trường liên quan đến thi công; 
Cán bộ giám sát an toàn và môi trường của tư vấn giám sát xây dựng/chủ đầu tư chịu 
trách nhiệm giám sát các hoạt động thi công và đảm bảo việc Nhà thầu tuân thủ các 
yêu cầu trong hợp đồng và EMP. 
Nội dung công việc: 
Nhiệm vụ tổng thể của cán bộ giám sát về an toàn và môi trường bao gồm giám sát và 
kiểm tra các hoạt động thi công để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực 
hiện phù hợp như đã được đề cậ p trong Kế hoạch quản lý môi trường và các tác động 
tiêu cực về môi trường của dự án được giảm thiểu. 
Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ Kế hoạch quản lý môi trường của dự 
án và các điều kiện hợp đồng trong quá trình thi công dưới sự giám sát của cán bộ về 
an toàn và môi trường. Do đó, cán bộ về an toàn và môi trường là một cán bộ giám sát 
độc lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ Kế hoạch quản lý môi trường và đảm bảo việc thực 
hiện đầy đủ của Nhà thầu đối với các vấn đề môi trường. 
Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường sẽ kiểm tra, giám sát và thực hiện xem xét 
về môi trường đối với các gói thầu hợp đồng thi công cầu và đường. Cán bộ giám sát 
về an toàn và môi trường có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về giám sát và thẩm tra 
các vấn đề về môi trường và có thể cố vấn chủ đầu tư đối với việc thực hiện các vấn đề 
về môi trường của dự án. Cán bộ giám sát an toàn và môi trường cần phải làm quen 
với các công việc dự án thông qua việc xem xét các báo cáo liên quan, bao gồm Bản 
cam kết bảo vệ môi trường dự án thủy điện Mường Hung, Kế hoạch quản lý môi 
trường cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan và tài liệu hợp đồng. 
Là một phần của nhóm giám sát xây dựng, cán bộ giám sát về an toàn và môi trường 
phải thực hiện các nhiệm vụ sau: 
Giai đoạn I: Chuẩn bị 
Mục tiêu của giai đoạn I là lập nền móng để thực hiện thành công dự án. Trong giai 
đoạn này, cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải: (i) xem xét EIA, Kế hoạch 
quản lý môi trường, thiết kế dự án và tiêu chuẩn kỹ thuật để khẳng định không bỏ sót 
các biện phảm giảm thiểu nào; (ii) chuẩn bị các hướng dẫn đối với Nhà thầu trong việc 
thực hiện Kế hoạch Quản lý môi trường; và (iv) triển khai và thực hiện chương trình 
đào tạo cho các hoạt động liên quan đến thi công. 
Các nhiệm vụ chính trong giai đoạn này bao gồm: 
Xem xét tài liệu dự án: cán bộ giám sát về an toàn và môi trường sẽ xem xét EIA Kế 
hoạch quản lý môi trường, thiết kế dự án và tiêu chuẩn kỹ thuật và xác nhận bằng văn 
bản khẳng định không bỏ sót các biện phảm giảm thiểu nào. Nếu có vấn đề phát sinh, 
cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải đề xuất với Chủ đầu tư để cập nhật bổ 
sung trong Kế hoạch quản lý môi trường, thiết kế dự án và tiêu chuẩn kỹ thuật những 
vấn đề này. Khi được Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án GDoE và WB thông qua, cán bộ 
giám sát về an toàn và môi trường sẽ tiến hành cập nhật bổ sung Kế hoạch quản lý môi 
trường. 
Danh mục kiểm tra giám sát môi trường: cán bộ giám sát về an toàn và môi trường 
cần lập một danh mục kiểm tra để sử dụng trong quá trình thi công để giám sát việc 
thực hiện của Nhà thầu. Danh mục này bao gồm những vấn đề chính của dự án, các 
biện pháp giảm thiểu được yêu cầu và kế hoạch thực hiện. 
Nhật ký: cán bộ giám sát về an toàn và môi trường của Nhà thầu cần lưu giữ nhật ký 
để ghi chép lại các sự kiện hoặc sự thay đổi có thể có ảnh hưởng đối với việc đánh giá 
tác động môi trường và việc không tuẩn thủ kèm theo những đề xuất kiến nghị. Sổ 
nhật ký phải phải luôn sẵn sàng cung cấp khi được yêu cầu bởi các cán bộ hỗ trợ giám 
sát như đề cập trong Kế hoạch quản lý môi trường và trong hợp đồng. Cán bộ giám sát 
an toàn và môi trường của chủ đầu tư sẽ thẩm tra nhật ký này. 
Đào tạo về môi trường: cán bộ giám sát về an toàn và môi trường của chủ đầu tư phải 
thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo tổng thể cho các Kỹ sư giám sát, Chủ đầu 
tư, cán bộ về an toàn và môi trường của nhà thầu (và công nhân như một phần của 
công tác đào tạo cho cán bộ giám sát về an toàn và môi trường), về các yêu cầu về môi 
trường của dự án và phương thức giám sát và đánh giá, đặc biệt cần chú ý đến: 
Kế hoạch quản lý môi trường: các yêu cầu của Kế hoạch quản lý môi trường, danh 
mục kiểm gia giám sát môi trường được chấp thuận, mẫu giám sát môi trường và 
phương thức xử lý đối với việc không tuân thủ Kế hoạch quản lý môi trường và tất cả 
các vấn đề chính sẽ được đề cập. Đặc biệt cần chú ý đến các điều khoản cụ thể của hợp 
đồng nhấn mạnh về việc tuân thủ Kế hoạch quản lý môi trường. 
Sức khỏe và an toàn: Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn của dự án phải được xác 
định rõ ràng và có sự phối hợp với các nhà thầu và Chủ đầu tư (được bao gồm trong 
mục tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường cho các nhà thầu). 
Kết thúc đào tạo, các nhà thầu cũng sẽ ký bản xác nhận thông qua khóa đào tạo đã nắm 
bắt được các quy định về môi trường, về Kế hoạch quản lý môi trường và khung tuân 
thủ, về các nghĩa vụ sức khỏe và an toàn. Cán bộ giám sát xây dựng phải ký bản xác 
nhận thông qua khóa đào tạo đã hiểu được các trách nhiệm giám sát. 
Giai đoạn II: Giám sát các hoạt động thi công 
Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường của chủ đầu tư sẽ đại diện cho Chủ đầu tư 
và Kỹ sư giám sát trưởng: 
 Xem xét và giám sát độc lập việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường; 
 Thực hiện kiểm tra giám sát ngẫu nhiên và xem xét các hồ sơ của cán bộ an toàn và 
môi trường của Nhà thầu; 
 Tiến hành giám sát thường xuyên tại công trường; 
 Xem xét tình hình thực hiện các biện pháp giảm thiểu không đúng với Kế hoạch 
quản lý môi trường và hồ sơ hợp đồng; 
 Xem xét hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu và việc thực hiện các vấn đề về môi 
trường; 
 Xem xét tính có thể chập nhận về mặt môi trường đối với phương pháp luận thi 
công (cả các công trình tạm thời và công trình vĩnh cửu), các bản thiết kế và đệ 
trình liên quan. Nếu cần thiết, cán bộ an toàn và môi trường phải tìm kiếm và đề 
xuất phương án đối với các tác động môi trường có sự thảo luận với các nhà thiết 
kế, các nhà thầu và Chủ đầu tư; 
 Thẩm tra kết quả điều tra các trường hợp không tuân thủ về chất lượng môi trường 
và hiệu quả của các biện pháp khắc phục; và 
 Cung cấp phản hồi cho Chủ đầu tư và Kỹ sư trưởng giám sát thi công theo quy trình 
về việc không tuân thủ của Kế hoạch quản lý môi trường; 
 Tổ chức các chương trình đào tạo, bao gồm, nhóm cán bộ an toàn môi trường của 
các nhà thầu, đánh giá các vấn đề đã được xác định và phương pháp cải thiện tính 
tuân thủ về môi trường; 
 Chỉ đạo Nhà thầu tiến hành sửa chữa trong phạm vi thời gian quy định, tiến hành 
giám sát bổ sung, nếu được yêu cầu, theo các quy định của hợp đồng và các thủ tục 
trong trường hợp không tuân thủ và có khiếu nại; 
 Chỉ đạo Nhà thầu có biện pháp giảm các tác động và tuân theo quy trình về quản lý 
môi trường được yêu cầu trong trường hợp không tuân thủ và không nhất quán; 
 Chỉ đạo Nhà thầu dừng những hoạt động thi công có thể gây ra các tác động tiêu 
cực, và/hoặc khi Nhà thầu không thực hiện các yêu cầu của Kế hoạch quản lý môi 
trường/ không tiến hành các hoạt động theo chỉ dẫn của cán bộ giám sát về an toàn 
môi trường. 
Xem xét các kế hoạch tại công trường: Để đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt dự án, 
cán bộ về an toàn và môi trường phải xem xét toàn bộ kế hoạch công trường có thể ảnh 
hưởng tới môi trường. Những kế hoạch này bao gồm, nhưng không hạn chế: kế hoạch 
mỏ vật liệu và bãi đổ. Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường sẽ xem xét và thông 
qua kế hoạch quản lý môi trường của dự án và kế hoạch phục hồi cảnh quan của Nhà 
thầu. Những phần nào của kế hoạch không tuân theo Kế hoạch quản lý môi trường, 
Bản cam kết bảo vệ môi trường, cán bộ về an toàn và môi trường của chủ đầu tư sẽ 
làm việc với Kỹ sư trưởng và Nhà thầu để có giải pháp phù hợp. 
Sức khỏe và an toàn: Để đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt dự án, cán bộ về an toàn 
và môi trường phải xem xét toàn bộ kế hoạch an toàn của Nhà thầu và trên cơ sở 
những kế hoạch này, với các dữ liệu đầu vào của chủ đầu tư, để lập ra một kế hoạch 
tổng thể về an toàn dự án. Kế hoạch tổng thể về an toàn dự án phải bao gồm các quy 
trình như quản lý nổ, an toàn trong quá trình thi công, ngăn ngừa sạt lở đất/ xói mòn 
đất vào mùa mưa,  Những kế hoạch này phải được xem xét trên cơ sở hàng năm và 
phải được cập nhật khi cần thiết. 
Các cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải đảm bảo sự tuân thủ theo các điều 
khoản về sức khỏe và an toàn trong tài liệu hợp đồng. Sự tuân thủ này bao gồm, nhưng 
không giới hạn: (i) các hoạt động thi công; (ii) giáo dục tuyên truyền phòng chống 
HIV/AIDS; (iii) tuân thủ theo luật lao động của Việt Nam; và (iv) an toàn giao thông 
đường bộ. Đối với công tác phòng chống HIV/AIDS, không chỉ tập trung trên công 
trường thi công mà còn phải chú ý tới các cộng đồng gần đó. 
Trường hợp vi phạm các yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc điều kiện hợp đồng, 
hoặc không tuân thủ Kế hoạch quản lý môi trường, cán bộ giám sát về an toàn và môi 
trường thông báo ngay cho Kỹ sư trưởng của Nhà thầu, Kỹ sư giám sát trưởng và Chủ 
đầu tư. Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường cũng phải báo cáo các vi phạm gửi 
Chủ đầu tư như một phần trong báo cáo tháng. 
Nhật ký của cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải luôn sẵn sàng cung cấp khi 
được yêu cầu bởi nhóm cán bộ hỗ trợ quản lý dự án. 
Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải thường xuyên xem xét các ghi chép của 
Nhà thầu để đảm bảo mọi ghi chép được cập nhật theo thực tế và đáp ứng các yêu cầu 
của Kế hoạch quản lý môi trường (VD: các ghi chép về khiếu nại các vấn đề về môi 
trường). 
Các tác động không lường trước: Trong trường hợp xảy ra sự cố không được dự báo 
trước trong Kế hoạch quản lý môi trường và EIA, cán bộ giám sát về an toàn và môi 
trường phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, Nhà thầu và Ban quản lý dự án để xác 
nhận sự cố đã được giải quyết. Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải cập nhật 
Kế hoạch quản lý môi trường và các hướng dẫn thực hiện, trên cơ sở đó đào tạo cho 
cán bộ nhà thầu. 
Thanh toán hàng tháng: Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường phải xác nhận các 
thanh toán hàng tháng đối với các hoạt động liên quan đến môi trường theo như đề 
xuất của Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường tới Chủ đầu tư. 
Khôi phục công trường thi công và tạo cảnh quan: Cán bộ giám sát về an toàn và 
môi trường phải giám sát chặt chẽ các hoạt động để khôi phục công trường và cảnh 
quan tại những khu vực như mỏ đất, mỏ đá, trạm rửa xe, để đảm bảo rằng các hoạt 
động được thực hiện theo tiêu chuẩn có thể chấp nhận được. Cán bộ giám sát về an 
toàn và môi trường phải thống nhất với Nhà thầu về kế hoạch khôi phục cần phải thực 
hiện trước khi kết thúc hoạt động thi công. 
Nhân sự dự án: Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường và nhóm cán bộ giám sát 
xây dựng dự kiến sẽ được huy động 1 tháng trước khi triển khai thi công. Trong tháng 
đó, Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường sẽ tranh thủ xem xét làm quen với dự án, 
thiết kế dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài liệu hợp đồng, cam kết bảo vệ môi trường, kế 
hoạch quản lý môi trường và các tài liệu và báo cáo khác liên quan đến dự án. Trên cơ 
sở xem xét, Cán bộ giám sát về an toàn và môi trường sẽ lập báo cáo tóm tắt về các 
vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và các 
điều kiện của hợp đồng và có đề xuất lên Ban quản lý về cách phương án tốt nhất để 
cải thiện quá trình thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường. 
Cán bộ giám sát và an toàn dự kiến được huy động vào giai đoạn đầu của hợp đồng để 
chuẩn bị các hướng dẫn, tài liệu, đào tạo,  
Báo cáo: Cán bộ giám sát và an toàn môi trường phải lập được tối thiểu những tài liệu 
sau: 
 Báo cáo tuần về các vấn đề không tuân thủ; 
 Báo cáo tháng tóm tắt những vấn đề chính và các phát hiện trong quá trình giám sát 
các hoạt động; 
 Báo cáo tổng hợp từ báo cáo tháng của nhà thầu 
Các báo cáo và dữ liệu phải được cung cấp theo yêu cầu của Ban quản lý dự án. 
Vào thời điểm cuối dự án, cán bộ giám sát và an toàn môi trường phải lập một báo cáo 
cuối cùng tóm tắt các phát hiện chính, sự không tuân thủ, các giải pháp cũng như 
các hướng dẫn về phương hướng thực hiện các nhiệm vụ sau này. 
Phụ lục 3. Văn bản phê duyệt EIA dự án thủy điện Mường Khương 
Phụ lục 4. Biên bản tham vấn cộng đồng 
Phụ lục 5. Một số hình ảnh dự án 
 Họp tham vấn các hộ bị ảnh hưởng 
Tuyến đường vào khu vực dự án (sẽ thi công) 
Mặt bằng khu phụ trợ 
Mặt bằng khu vực nhà máy 
Khu phụ trợ 
Suối Làn Tử Hồ 
Khu vực 
nhà máy 
Vị trí tuyến đập 
Tuyến đập 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_quan_ly_moi_truong_du_an_thuy_dien_muong_khuong_tin.pdf