Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Bắc Giang
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
1. Khái quát về Dự án
Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất
đai” (viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai
quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh
nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác
quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ
liệu đất đai, ở cả cấp quốc gia và các địa phương.
Mục tiêu cụ thể của dự án:
Phát triển và vận hành Hệ thống thông tin đất đai đa mục đích để đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và người dân.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai
tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.
- Hoàn thiện và vận hành CSDL đất đai của địa phương (dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm
kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai,
kết nối với Trung ương và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan
(thuế, công chứng, ngân hàng, ).
- Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua
việc hiện đại hóa hệ thống VPĐK từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ
tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối của VPĐK và đào tạo cán bộ.
- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
cộng đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận
hành hệ thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng
đất đai.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. “Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” tỉnh Bắc Giang
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMDP) TỈNH BẮC GIANG (DỰ ÁN VILG) (Ban hành kèm theo công văn số /STNMT-KHTC ngày tháng 10 năm 2019 của Sở TNMT tỉnh Bắc Giang) Bắc Giang, năm 2019 Pu bl ic Di sc lo su re A ut ho riz ed Pu bl ic Di sc lo su re A ut ho riz ed Pu bl ic Di sc lo su re A ut ho riz ed Pu bl ic Di sc lo su re A ut ho riz ed 2 CÁC TỪ VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu DTTS Dân tộc thiểu số EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số MPLIS Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu PTNT Phát triển nông thôn TCQLĐĐ Tổng cục Quản lý đất đai TNMT Tài nguyên và Môi trường TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VILG Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” VPĐK Văn phòng Đăng ký PPMU Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh 3 MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. 1 MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 I. TỔNG QUAN DỰ ÁN ...................................................................................... 4 1. Khái quát về Dự án ......................................................................................... 4 2. Nội dung dự án .............................................................................................. 4 II. TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI ...................................................................... 6 1. Phạm vi, khu vực DTTS sinh sống trong khu vực triển khai dự án ............ 6 2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của DTTS trong vùng dự án ............... 6 3. Đánh giá tác động khi triển khai thực hiện dự án ........................................... 8 4. Khung chính sách và cơ sở pháp lý .............................................................. 10 III. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ...................................................... 12 1. Kết quả các phát hiện chính từ tham vấn về xã hội ...................................... 12 2. Khung tham vấn và phương pháp tham vấn cộng đồng ......................... 13 IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ........................................ 14 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................ 22 VI. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ ................ 23 1. Công khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số ..................................... 23 2. Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số................... 23 VII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..................................................... 24 VIII. KINH PHÍ DỰ KIẾN ................................................................................. 24 IX. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ........................................................... 26 BẢNG 1: TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ................ 26 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ............ 27 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ/CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ..................................................... 29 4 I. TỔNG QUAN DỰ ÁN 1. Khái quát về Dự án Mục tiêu của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (viết tắt VILG) là nhằm phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, ở cả cấp quốc gia và các địa phương. Mục tiêu cụ thể của dự án: Phát triển và vận hành Hệ thống thông tin đất đai đa mục đích để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. - Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và người dân. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai. - Hoàn thiện và vận hành CSDL đất đai của địa phương (dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai, kết nối với Trung ương và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng,). - Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa hệ thống VPĐK từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối của VPĐK và đào tạo cán bộ. - Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai. 2. Nội dung dự án Dự án sẽ bao gồm 3 hợp phần như sau: • Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai Hợp phần này sẽ hỗ trợ: (I) Hiện đại hóa và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, (II) Đào tạo, truyền thông và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số; (III) Thiết lập và thực hiện Hệ thống theo dõi và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất. Hợp phần này sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai thông qua việc hoàn thiện quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của các cán bộ VPĐK ở các huyện dự án. Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc thống nhất các tiêu chuẩn nghiệp vụ và cơ sở vật chất của VPĐK và Chi nhánh VPĐK, đồng thời tăng cường sự tham gia của người 5 dân, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác thông qua các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức. Các hoạt động của hợp phần này sẽ tạo điều kiện để triển khai các hoạt động kỹ thuật t ... nh phân công một cán bộ chịu trách nhiệm làm đầu mối về các vấn đề xã hội. Cán bộ này có nhiệm vụ đôn đốc Nhóm thực hiện Dự án cấp huyện thực hiện đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch này và giám sát nội bộ, lập báo cáo giám sát nội bộ 6 tháng 1 lần để trình NHTG xem xét. 5. Đại diện Ban Dân tộc tỉnh/huyện, nhóm tham vấn cộng đồng cấp huyện, công chức địa chính phường, xã có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh tổ chức các cuộc họp dân lấy ý kiến cộng đồng; đánh giá, tham vấn những vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án và các vấn đề về người dân tộc thiểu số; giám sát mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các dịch vụ quản lý/tiếp cận thông tin đất đai ở các huyện tham gia dự án, kể cả đối với các nhóm dân trên địa bàn, gồm cả nhóm dân tộc đa số và thiểu số. 6. Cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm phản ánh về tình hình triển khai dự án tại cộng đồng, những hoạt động của dự án có tác động và ảnh hưởng không tích cực đến quyền và lợi ích của cộng đồng. 7. Các báo cáo định kỳ của Ban quản lý dự án VILG tỉnh (6 tháng) sẽ bao gồm báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số tại tỉnh, 23 trong đó nêu rõ các hoạt động đã được triển khai liên quan đến kế hoạch này tại các địa bàn của dự án; các ý kiến phản hồi của người dân tộc thiểu số liên quan đến các hoạt động của dự án tại tỉnh và kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo, báo cáo về Ban quản lý dự án VILG cấp Trung ương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên phản ánh kịp thời về Ban quản lý, Ban chỉ đạo dự án VILG tỉnh để có biện pháp giải quyết kịp thời. VI. PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ 1. Công khai Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh đã phổ biến Khung chính sách phát triển DTTS của dự án trong các buổi tập huấn kỹ thuật, tham vấn với cộng đồng DTTS và đăng tải trên trang web của địa phương. Dự thảo Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) đã được tham vấn với chính quyền địa phương và cộng đồng DTTS trước khi trình Ngân hàng thế giới phê duyệt. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được phê duyệt sẽ được công bố cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng dự án theo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu thông qua các cuộc họp thôn/bản và lưu giữ ở UBND xã, nhà văn hóa cộng đồng đảm bảo những người dân tộc thiểu số vùng dự án, bao gồm hộ bị ảnh hưởng, hộ hưởng lợi và cộng đồng của họ có thể tiếp cận một cách thuận lợi và có thể hiểu hết được Kế hoạch đó. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số được duyệt cũng sẽ được công bố trên trang web của Ngân hàng thế giới. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có các hoạt động phát sinh dẫn đến phát sinh các tác động, Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số sẽ được cập nhật. Bản cập nhật sẽ được gửi Ngân hàng thế giới xem xét và được công bố tới cộng đồng DTTS vùng dự án. 2. Đảm bảo sự tham gia Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số Nhằm đảm bảo việc tham gia của người dân tộc thiểu số trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, việc tham vấn cần được tiến hành một cách tự do, cung cấp đầy đủ thông tin trước khi thực hiện các hoạt động. Ban Quản lý Dự án VILG tỉnh đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm hộ hưởng lợi và hộ bị ảnh hưởng để đánh giá nhu cầu của cộng đồng về sử dụng các dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, đảm bảo rằng những phản ánh từ phía cộng đồng DTTS địa phương sẽ được ghi nhận và xem xét trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án. Trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP), các cuộc tham vấn cộng đồng thông qua họp dân, phỏng vấn các cá nhân và thảo luận nhóm đã được thực hiện. Người dân ở các thôn vùng dự án, bao gồm cả hộ bị ảnh hưởng đều tham gia thảo luận và chia sẻ thông tin. Phụ nữ, người dễ bị tổn thương và thanh niên được mời tham gia và khuyến khích đóng góp ý kiến. Các nhóm dân tộc thiểu số ở các xã vùng dự án đều được tham vấn. Các tổ chức 24 đại diện của họ như Hội Phụ nữ, Hợp tác xã, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cấp xã và cấp thôn cũng được tham vấn. Các cuộc tham vấn cộng đồng DTTS được thực hiện cho tất cả các xã vùng dự án có DTTS, đã đề cập các nội dung sau: a) những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đối với hộ gia đình và cộng đồng, b) trên cơ sở các tác động tiêu cực, thảo luận với cộng đồng các biện pháp tránh hoặc giảm thiểu, và c) cơ hội kinh tế - xã hội mà dự án sẽ đem lại cho các hộ/cộng đồng DTTS. Các cuộc họp tham vấn cũng đã được tổ chức với sự tham dự của đầy đủ các bên liên quan đến dự án bao gồm Ban Dân tộc tỉnh, đại diện các phòng ban của huyện, bao gồm phòng dân tộc, Phòng tài nguyên và môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, hội phụ nữ, đại diện đoàn thể các xã vùng dự án có DTTS để tìm hiểu, trao đổi với Ban Dân tộc tỉnh, phòng dân tộc các huyện của dự án một số chính sách đã ban hành cho người DTTS và các chương trình đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, huyện xã vùng dự án liên quan đến sử dụng đất. Cơ chế tham vấn và tham gia của người DTTS trong quá trình thực hiện dự án: Tham vấn trước, tự do không ép buộc và cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng DTTS đối với các hoạt động của dự án cần được thực hiện suốt quá trình thực hiện dự án và được ghi lại bằng biên bản. Các ý kiến phản hồi của cộng đồng cần được xem xét đưa vào dự án. Các phương pháp tham vấn và tham gia có thể sử dụng như thảo luận nhóm, phỏng vấn người chủ chốt, người có uy tín trong cộng đồng, trình diễn mô hình. Phương pháp tham vấn và sự tham gia của cộng đồng DTTS cần đảm bảo phù hợp với văn hóa của họ và đảm bảo các yếu tố về giới, liên thế hệ và bao gồm cả nhóm dễ bị tổn thương. VII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết lập cho Dự án này là cơ chế hai cấp: Cấp cộng đồng và cấp chính quyền. Tại mỗi xã dự án, một Ban hòa giải sẽ được thành lập để tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc hay tranh chấp của người dân bằng biện pháp hòa giải theo thể thức truyền thống. Nếu các khiếu nại không thể giải quyết ở cấp cộng đồng thì sẽ được gửi lên cấp chính quyền thông qua bộ phận một cửa ở cấp xã, huyện và tỉnh và cuối cùng là cấp tòa án. Cán bộ xã hội của Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại của người dân (nếu có) và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và theo dõi quá trình giải quyết cho đến khi kết thúc. Kết quả giải quyết cần được thông báo kịp thời bằng văn bản đến người có khiếu nại. Khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại cần được báo cáo cụ thể trong các báo cáo về thực hiện EMDP cho Ban QLDA Trung ương và cho Ngân hàng thế giới. VIII. KINH PHÍ DỰ KIẾN Chi phí ước tính để thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số này bao gồm các chi phí cho những hoạt động liên quan đến dân tộc thiểu số. Kinh phí này được tính vào nguồn kinh phí thực hiện dự án. 25 Ngân sách để thực hiện Kế hoạch này sẽ được lấy từ nguồn ngân sách đối ứng của địa phương. Tổng kinh phí dự kiến là 463.000.000 đồng. (Bằng chữ: Bốn trăm sáu mươi ba triệu đồng), tương đương 20.000 USD (quy đổi 1USD = 23.150 đồng tại thời điểm trình UBND Tỉnh phê duyệt). Quá trình triển khai thực hiện sẽ theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cụ thể. STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (USD) Thành tiền (USD) Tổng cộng 20,000 Hoạt động 1: Nhóm tham vấn cộng đồng và tổ chức hội thảo 2 lần một năm 5,000 - Thù lao cho Nhóm tham vấn cộng đồng (Cán bộ cơ quan tài nguyên môi trường, cơ quan quản lý công tác dân tộc địa phương, cơ quan văn hóa địa phương, đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số,.... ) Làm việc và hưởng lương theo chế độ kiêm nhiệm - Chi khác (đi lại, in ấn, ...) 1 5,000 5,000 Hoạt động 2: Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại và hiệu quả Lồng ghép vào tiểu HP 1.3 HP1 - Xây dựng nội dung truyền thông (dười hình thức nghe nhìn DVD) - Phát sóng và in DVD Hoạt động 3: Đào tạo cho trưởng thôn, xóm, bản Tổ chức 01 hội nghị để đào tạo cho các trưởng thôn, xóm (120 người x 1 ngày ) Hội nghị 1 3,000 3,000 Hoạt động 4 Tô chức họp dân ở các thôn và xã (5 cuộc họp/năm x 3 năm) Cuộc họp 15 600 9,000 Hoạt động 5 Đào tạo cán bộ quản lý đất đai (Tổ chức hội thảo định hướng cho các cán bộ quản lý đất đai trong việc tiếp cận với người dân tộc) (2 Hội nghị/tỉnh) Lồng ghép vào các chương trình đào tạo của dự án và các chương trình khác của TW và địa phương Hoạt động 6 Thiết lập dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất ở các cộng đồng nơi có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống. Kinh phí từ nguồn chi hoạt động thường xuyên của VPĐK 26 - Kinh phí hỗ trợ cho VPĐKĐĐ tổ chức thực hiện dịch vụ hỗ trợ tiếp cận thông tin đất đai và đăng ký đất cho các nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa (20 xã * 2 năm/lần) - Văn phòng đăng ký đất đai tập huấn cán bộ cấp xã hỗ trợ tiếp cận và sử dụng hệ thống thông tin đất đai qua mạng Internet Hoạt động 7 Ban hòa giải cộng đồng 3.000 - Tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp của các cán bộ địa chính và tổ hòa giải ở thôn, ấp (100 người x 1 ngày *1 năm/lần) Hội Nghị 3 1,000 3,000 Hoạt động 8 Công tác theo dõi, đanh giá - Theo dõi, đánh giá liên quan đến các hoạt động của dự án tại các địa bàn trong tỉnh theo nhóm dân tộc, trình trạng nghèo/cận nghèo/không nghèo và giới tính. Lồng ghép vào tiểu HP3 IX. TỔ CHỨC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ Ban Quản lý Dự án VILG cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện chung và giám sát nội bộ kế hoạch phát triển DTTS. Báo cáo giám sát sẽ được trình lên Ngân hàng Thế giới để xem xét và có ý kiến. Hoạt động giám sát, đánh giá cần phải được tiến hành một năm hai lần trong quá trình thực hiện dự án để xác định đúng lúc các vấn đề mà có thể cần có hành động ngay từ phía Ban quản lý dự án VILG cấp tỉnh. Các hoạt động giám sát, đánh giá gồm: BẢNG 1: TIÊU CHÍ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ Hoạt động giám sát và đánh giá Các chỉ số cơ bản 1. Tiến độ thực hiện EMDP • Bản kế hoạch phải được chia sẻ đến cộng đồng; • Kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu của người DTTS; 27 • Nguồn nhân lực đầy đủ để thực hiện kế hoạch. 2. Thực hiện tham vấn cộng đồng và sự tham gia của người dân địa phương • Cộng đồng DTTS, chính quyền xã, lãnh đạo thôn, bản và các tổ chức quần chúng tại địa phương sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về EMDP và cơ chế khiếu nại. • Cộng đồng DTTS, đại diện các thôn, bản và các tổ chức đoàn thể địa phương phải được tham vào hoạt động giám sát việc thực hiện EMDP. 3.Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn • Toàn bộ biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ Dự án phải được thực hiện một cách hiệu quả. 4. Thực hiện các can thiệp phát triển cụ thể đối với cộng đồng DTTS địa phương • Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ đào tạo phải được thực hiện một cách hiệu quả. 5. Cơ chế khiếu nại/khiếu kiện • Cộng đồng DTTS hiểu rõ về cơ chế khiếu nại/khiếu kiện và các tài liệu tổ chức liên quan và loại báo cáo, và các giải pháp đạt được. PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 28 TT Họ và tên Địa chỉ/Đơn vị công tác Nam Nữ I. Huyện Yên Thế Xã Đông Sơn 1 Nguyễn Ngọc Khả Trưởng thôn Ao Cạn x 2 Nguyễn Văn Vỹ Bí thư CB Ao Cạn x 3 Lương Xuân Hoạt Phó thôn Ao Cạn x 4 Ngô Văn Chiến Chi hội trưởng Nông dân thôn Ao Cạn x 5 Trương Văn Thuần Trưởng thôn Hố Dích x 6 Lương Thị Phương Bí thư CB Hố Dích x 7 Nguyễn Thị Vĩnh Phó thôn Hố Dích x 8 Hoàng Văn Định Chi hội trưởng Nông dân Hố Dích x 9 Đặng Văn Vương Trưởng thôn Vi Sơn x 10 Lưu Văn Quyền Bí thư Chi bộ Vi Sơn x 11 Lê Văn Cường Phó thôn Vi Sơn x Xã Canh Nậu 1 Hà Văn Dền Bản Đồng Cả x 2 Lý Văn Quang Bản Còn Trang x 3 Hoàng Ngọc Hồ Bản Ao Tuần x 4 Hà Văn Đồng Bản Dốc Đơ x 5 Hứa Văn Pẹt Bản Lò Than x 6 Lưu Văn Lâm Bản Cô Đây x 7 Triệu Hồng Hải Trưởng bản Khuôn Đống x 8 Nông Văn Dũng Trưởng bản Chay x 9 Hoàng Văn Thái Trưởng bản Trại Sông x 10 Nông Minh Sơn Bản Đình x Tổng số 18 02 II. Huyện Lục Nam Xã Tam Dị 1 Nông Sỹ Toàn Thôn Hồ Dẻ x 2 Nông Sỹ Tùng Thôn Hồ Dẻ x 3 Lềnh Văn Đương Thôn Hồ Dẻ x 4 Tô Văn Thanh Thôn Hồ Dẻ x 5 Tô Văn Đức Thôn Hồ Dẻ x 6 Tô Văn Đô Thôn Hồ Dẻ x 7 Tô Văn Thường Thôn Hồ Dẻ x 8 Tô Văn Thái Thôn Hồ Dẻ x 9 Nông Văn Đại Thôn Phú Yên 3 x 29 10 Nông Sỹ Hòa Thôn Phú Yên 3 x Tổng 10 III. Huyện Lạng Giang Xã Hương Sơn 1 Nông Văn Tựa Bí thư chi bộ thôn Đồn 20 x 2 Trần Văn Tú Trưởng thôn Đồng Ú x 3 Triệu Văn Đoàn Thôn Đội trưởng thôn Phú Lợi x 4 Nông Văn Doy Thôn Đồn 20 x 5 Lại Văn Long Thôn Tiền Sơn x 6 Trần Văn Nguyệt Thôn Đồng Ú x 7 Triệu Đình Tín Bí thư chi đoàn Thôn Phú lợi x 8 Nông Việt Sơn Thôn Đồn 20 x 9 Nông Thị Thắm Thôn Hèo A x 10 Nông Đình Mai Thôn Đồn 19 x Tổng 09 01 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THAM DỰ THAM VẤN CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ/CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TT Họ và tên Chức vụ/Đơn vị công tác Nam Nữ 1 Cty TNHH một thành viên xây lắp Minh Phát Doanh nghiệp 1 2 Cty cổ phần đầu tư Minh Hùng Doanh nghiệp 1 30 3 Cty cổ phần địa ốc An Huy Doanh nghiệp 1 4 Cty TNHH gạch tuylen Tiến Hưng Doanh nghiệp 1 5 Công ty cổ phần GWin Doanh nghiệp 1 6 Phạm Vũ Đông Chi nhánh VP ĐK huyện Lạng Giang 1 7 Đặng Thái Sơn Chi nhánh VP ĐK huyện Yên Thế 1 8 Nguyễn Quang Huy Chi nhánh VP ĐK huyện Tân Yên 1 9 Nguyễn Văn Thọ Chi nhánh VP ĐK huyện Lục Nam 1 10 Nguyễn Ngọc Tuấn Chi nhánh VP ĐK huyện Hiệp Hòa 1 11 Nguyễn Tuyết Trinh Chi nhánh VP ĐK huyện Việt Yên 1 12 Ngô Sách Hạnh Chi nhánh VP ĐK thành phố Bắc Giang 1 13 Vũ Văn Tiến Chi nhánh VP ĐK huyện Yên Dũng 1 Tổng số 11 03
File đính kèm:
- ke_hoach_phat_trien_dan_toc_thieu_so_du_an_tang_cuong_quan_l.pdf