Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Làm quen với mô hình dẫn đến khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp

- Biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

2. Kỹ năng:

- Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các kí hiệu

- Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn

3. Thái độ: Nhạy bén nhận biết các phần tử của tập hợp

 Trung thực, cẩn thận, hợp tác

 

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 1

Trang 1

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 2

Trang 2

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 3

Trang 3

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 4

Trang 4

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 5

Trang 5

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 6

Trang 6

docx 6 trang viethung 05/01/2022 8120
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 6 - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN 6
§1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen với mô hình dẫn đến khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp
- Biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
2. Kỹ năng: 
- Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các kí hiệu 
- Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn
3. Thái độ: Nhạy bén nhận biết các phần tử của tập hợp
 Trung thực, cẩn thận, hợp tác
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề , năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản , năng lực hợp tác.
- Phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến tập hợp.
- Phát triển năng lực giao tiếp thông qua hoạt động nhóm.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Nhạy bén linh hoạt trong tư duy
- Rèn tính tự lập, tự tin, tự chủ.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
Kỹ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên: phiếu học tập, phấn màu, sgk, thước kẻ, máy tính.
Học sinh:dụng cụ học tập (sgk, vở, viết, bút)
IV. Tiến trình dạy học:
Thời
gian
Hoạt động của HS-GV
Nội dung bài dạy
3ph
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Giới thiệu về chương trình toán lớp 6 và yêu cầu của môn học
Phương pháp: Thuyết trình
Hình thức: Cá nhân
- GV: Đây là thời khóa biểu của lớp 6A.
- GV: Các em hãy liệt kê các môn học có trong thời khóa biểu (mỗi môn chỉ được liệt kê một lần).
- HS: Quan sát, lắng nghe và thực hiện: Toán; Ngữ Văn; Tiếng Anh; 
- GV: Đây là một ví dụ về tập hợp: Tập hợp các môn học của lớp 6A. Mỗi môn học được gọi là một phần tử của tập hợp.
- GV: Các em hãy cùng nhau tìm hiểu tiếp các ví dụ khác về tập hợp.
- HS: Thực hiện.
Hoạt động 1 giúp phát triển năng lực mô hình hóa toán học (sơ lược chương trình toán 6)
7ph
Hoạt động 2: Các ví dụ
Mục tiêu: Làm quen với khái niệm tập hợp
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành
Hình thức: Cá nhân
GV: cho HS quan sát hình 1sgk rồi giới thiệu tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
- Yêu cầu hs tìm các đồ vật trong lớp học để lấy ví dụ về tập hợp?
GV: lấy tiếp 2 ví dụ trong sgk
(?) Yêu cầu HS lấy ví dụ về tập hợp?
GV: Đưa ra một số hình ảnh trên Slide
HS: Thảo luận nhóm đôi 1 phút 
Xem tranh và trả lời theo mẫu
Các ví dụ:
- Tập hợp HS lớp 6.1
- Tập hợp bàn, ghế trong phòng học của lớp
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
- Tập hợp các chữ cái a, b, c
Hình 1: Tập hợp các ngón tay trên một bàn tay.
Hình 2: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
Hình 3: Tập hợp các chữ cái a, b, c.
Hoạt động 2 giúp HS hình thành năng lực sáng tạo (tự cho ví dụ về tập hợp), năng lực giao tiếp toán học (trình bày trước lớp các ví dụ)
15ph
Hoạt động 3: Cách viết và kí hiệu
Mục tiêu: Biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp, biết sử dụng các kí hiệu 
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
Hình thức: Nhóm đôi
GV: Đưa lên slide một số hình ảnh
HS: Tập hợp các loại trái cây.
GV: Giới thiệu cách viết tập hợp bằng những chữ cái in hoa
C = {cam, táo, lê, dứa}
cam, táo, lê, dứa là các phần tử của tập hợp C.
GV: Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4?Nêu các phần tử của tập hợp A?
HS: Lên bảng ghi nội dung cần trả lời
GV: Giới thiệu các kí hiệu và cách đọc, yêu cầu HS đọc
GV treo bảng phụ bài tập: Hãy điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô trống
3 A; 5 A; A
HS làm bài tập trên bảng phụ
GV: Viết tập hợp B gồm các chữ cái a; b; c.
(?) Yêu cầu HS tìm các phần tử của tập hợp B
GV: y/c HS làm bài tập
Gv giới thiệu chú ý
GV: Còn có thể viết tập hợp A theo cách nào khác không?
HS: A={ xN/x<4}
GV: Giới thiệu 2 cách để viết một tập hợp
- Liệt kê các phần tử của tập hợp.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Áp dụng:
Gv chia lớp thành nhiều nhóm, các nhóm dãy trái làm ?1, các nhóm dãy phải làm bài tập 1 sgk
HS: hoạt động nhóm
GV cho nhóm hoàn thành đầu tiên lên trình bày bài làm của nhóm.
GV: nhận xét, bổ sung
Cách viết và kí hiệu:
- Đặt tên tập hợp bằng các chữ cái in hoa.
- Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
Ta viết:
A={0; 1; 2; 3} hay A={3; 1; 2; 0}; .
Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A
+Kí hiệu:
1A đọc là 1 thuộc A
Hoặc 1 là phần tử của A
5A đọc là 5 không thuộc A
Hoặc 5 không là phần tử của A
B = {a, b, c}
Các chữ cái a, b, c là các phần tử của tập hợp B
A={ xN/x<4}
D={0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
hoặc D={xN/x<7}
2 D; 10 D
Bài tập 1 sgk:
C1: A={9; 10; 11; 12; 13}
C2: A={xN/8<x<14}
Chú ý: sgk
Hoạt động 3 giúp HS hình thành năng lực giao tiếp toán học (trình bày trước lớp các cách để viết một tập hợp), phát huy tính sáng tạo không rập khuôn (tìm cách viết tập hợp theo cách chỉ ra tính chất của các phần tử).
15ph
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: Áp dụng các kiến thức vào bài tập
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
Hình thức: Nhóm 4-5 hs
GV đưa bài tập lên slide
HS làm trên phiếu học tập theo nhóm 
Đại diện các nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, chấm chéo bài và đánh giá điểm
GV: Đưa hình vẽ lên slide
A
a1
a2
B
b1
b2
b3
C
HS: Thảo luận và liệt kê các con đường đi từ A đến C qua B.
Bài tập chung sức: 
GV đưa bài tập lên slide
3
B
3
HS: nhóm từ 5 đến 6 em chọn 1 tập hợp trong các tập hợp đã cho và chọn bông hoa phù hợp để ghi các phần tử vào cánh hoa.
Bài 1 (PHT): Trong các tập hợp dưới đây, tập hợp nào có cách viết SAI?
a. A = {10; 20; 30}
b. B = [m, n, o, p]
c. C = {1; 3; 5, 7, 9}
d. D = {1,2}
e. E = {x Î N | x > 2}
f. F = {An,Bình,Chi,Dũng,An,Giang}
Bài 2 (PHT): Viết tập hợp X các số tự nhiên nhỏ hơn 6. Hãy điền các kí hiệu: Î, Ï, = vào ô trống
 2 c X	0 c X	6 c X
1,3 c X 11 c X	
{1;2;3;4;5;0}	c X
Bài 3: Từ thành phố A có 2 con đường a1 và a2 đến thành phố B, và có 3 con đường b1, b2, b3 để đi từ thành phố B đến thành phố C. Hãy viết tập hợp M các con đường đi từ thành phố A qua B rồi đến C
Ví dụ: a1b1 là một con đường đi từ thành phố A qua B rồi đến thành phố C.
Bài 4:Mỗi bông hoa bên được coi như là một tập hợp, với: 
Tên tập hợp viết ở phần nhụy hoa 
Các phần tử viết ở phần cánh hoa. (mỗi cánh hoa chỉ viết một phần tử)
Em hãy điền tên các tập hợp và các phần tử của nó vào từng bông hoa cho phù hợp.
Biết A = {a; b; c; d}
B = {1; 5; 7; 9}
C= {0; 1; 2; 3; 4}
D = {0; 2; 4; 6; 8}
E = {0; 1; 2; 3; 5; 8}
Hoạt động 3 giúp HS có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề (áp dụng kiến thức vào bài toán và toán thực tiễn
5ph
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học ở nhà
Mục tiêu: Nắm lại các kiến thức đã học
Phương pháp: Thuyết trình
Hình thức: Cá nhân
1.Bài tập: Viết các tập hợp sau bằng 2 cách: Liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử
a) Tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10
b) Tập hợp B các số tự nhiên lẻ lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10
2. Học bài theo sgk, lấy thêm ví dụ về tập hợp
3. BTVN: 3; 4; 5 sgk và 8; 9; 10 sbt
4. Nghiên cứu bài: tập hợp các số tự nhiên

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_6_bai_1_tap_hop_phan_tu_cua_ta.docx