Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021

II. Các dạng ăn mòn kim loại:

1. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

2. Ăn mòn điện hóa học:

a. Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.

b. Cơ chế:

+ Cực âm: kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa.

+ Cực dương: kim loại có tính khử yếu hơn.

 

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 21 trang viethung 04/01/2022 9040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ 2 môn Hóa học 12 - Năm học 2020-2021
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – MÔN HÓA HỌC 12
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
A. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
I. Tính chất vật lí:
Kim loại có những tính chất vật lí chung :Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim
Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
II. Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa)
M → Mn+ + ne (n=1,2 hoặc 3e)
1. Tác dụng với phi kim:
2. Tác dụng với dung dịch axit:
a. Với dung dịch axit HCl , H2SO4 loãng: (trừ Cu , Ag , Hg , Pt, Au) ® muối + H2.
b. Với dung dịch HNO3 , H2SO4 đặc: (trừ Pt , Au ) ® muối + sản phẩm khử + nước.
Chú ý: HNO3 , H2SO4 đặc nguội không phản ứng với các kim loại Al , Fe, Cr  
3. Tác dụng với nước: Li , K , Ba , Ca , Na + nước ở nhiệt độ thường ® bazơ + H2
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
4. Tác dụng với dung dịch muối: kim loại mạnh hơn khử ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
 	nA + mBn+ à nA m+ + mB
III. Dãy điện hóa của kim loại:
1. Dãy điện hóa của kim loại:
K+ Na+ Ca2+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H Cu2+ Fe3+ Hg2+ Ag+ Pt2+ Au3+
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Hg Ag Pt Au
Tính khử của kim loại giảm dần
2. Ý nghĩa của dãy điện hóa:
Dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chát khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.( qui tắc a ) 
Tổng quát: có 2 cặp oxi hóa khử Xx+X và Yy+Y (Xx+X đứng trước Yy+Y).
Phương trình phản ứng : Yy+ + X → Xx+ + Y
 (OXH mạnh) (K mạnh) (OXH yếu) (K yếu)
B. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. Khái niệm: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
M -→ Mn+ + ne
II. Các dạng ăn mòn kim loại:
1. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
2. Ăn mòn điện hóa học:
a. Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
b. Cơ chế:
+ Cực âm: kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa.	+ Cực dương: kim loại có tính khử yếu hơn.
III. Chống ăn mòn kim loại: 
a. Phương pháp bảo vệ bề mặt:
b. Phương pháp điện hóa: Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn. để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta gắn vào những mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá kẽm (Zn).
C. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I. Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử.
Mn+ + ne -→ M
II. Phương pháp:
1. Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế những kim loại (sau Al) như: Zn , Fe , Sn , Pb , Cu , Hg 
Dùng các chất khử mạnh như: C , CO , H2 hoặc Al để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
 PbO + H2 Pb + H2O Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
2. phương pháp thủy luyện: dùng điều chế những kim loại Cu , Ag , Hg 
Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối
 Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
3. Phương pháp điện phân:
a. điện phân nóng chảy: điều chế những kim loại K , Na , Ca , Mg , Al.
Điện phân nóng chảy các hợp chất (muối, oxit, bazơ) của chúng.
2NaCl 2Na + Cl2	MgCl2 Mg + Cl2	2Al2O3 4Al + 3O2
b. Điện phân dung dịch: điều chế kim loại đứng sau Al.
CuCl2 Cu + Cl2
4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3
CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2
c.Tính lượng chất thu được ở các điện cực
	m= 
m: Khối lượng chất thu được ở các điện cực	A: Khối lượng mol nguyên tử (hay M)
I: Cường độ dòng điện (ampe)	t : Thời gian (giây)
n : số electron mà nguyên tử hay ion cho hoặc nhận
------------------------—¯–------------------------
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM
A. KIM LOẠI KIỀM 
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron:
Kim loại kiềm gồm: Liti (Li) , Natri (Na) , Kali (K) , Rubiđi (Rb) , Xesi (Cs) , Franxi (Fr).
Thuộc nhóm IA (Cấu hình electron: ns1)
Li (Z=3) 1s22s1 hay [He]2s1	Na (Z=11) 1s22s22p63s1 hay [Ne]3s1
K (Z=19) 1s22s22p63s23p64s1 hay [Ar]4s1
Đều có 1e ở lớp ngoài cùng →
II. Tính chất hóa học:
Có tính khử mạnh:	M → M+ + e
1. Tác dụng với phi kim:	4Na + O2 → 2Na2O 	2Na + Cl2 → 2NaCl
2. Tác dụng với axit (HCl , H2SO4 loãng): tạo muối và H2
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑
3. Tác dụng với nước: tạo dung dịch kiềm và H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
III. Điều chế:
1. Nguyên tắc: Khử ion kim loại kiềm thành nguyên tử.
2. Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hidroxit của chúng. 
Điều chế Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl và NaOH
2NaCl 2Na + Cl2	4NaOH 4Na + 2H2O + O2
B. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
A. Kim loại kiềm thổ
I. Vị trí – cấu hình electron:
Thuộc nhóm IIA gồm các nguyên tố sau: beri (Be) , magie (Mg) , canxi (Ca) , stronti (Sr) , bari (Ba).
Cấu hình electron:
Be (Z=4) 1s22s2 hay [He]2s2	Mg (Z=12) 1s22s22p63s2 hay [Ne]3s2
Ca (Z= 20) 1s22s22p63s23p64s2 hay [Ar]4s2
Đều có 2e ở lớp ngoài cùng
II. Tính chất hóa học:
Có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm) M → M2+ + 2e
1. Tác dụng với phi kim:
Ca + Cl2 → CaCl2	2Mg + O2 → 2MgO
2. Tác dụng với dung dịch axit:
a. Với axit HCl , H2SO4 loãng: tạo muối và giải phóng H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2	Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b. Với axit HNO3 , H2SO4 đặc: tạo muối + sản phẩm khử + H2O
4Mg + 10HNO3 ( loãng) → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
4Mg + 5H2SO4 (đặc) → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
3. Tác dụng với nước: Ở nhiệt độ thường: Ca , Sr , Ba phản ứng tạo bazơ và H2.
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
B. Một số hợp chất quan trọng của canxi:
I. Canxi hidroxit – Ca(OH)2:
+ Tác dụng với axit:	Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
+ Tác dụng với oxit axit: 	Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (nhận biết khí CO2)
+ Tác dụng với dung dịch muối: 	Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓+ 2NaOH
II. Canxi cacbonat – CaCO3:
+ Phản ứng phân hủy:	CaCO3 CaO + CO2
+ Phản ứng với axit mạnh:	CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
+ P ... . 	C. 2 . 	D. 3. 
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với kim loại kiềm?
A. Màu trắng bạc.	B. Nhiệt độ nóng chảy cao.	C. Có ánh kim.	D. Độ cứng thấp.
Câu 19: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.	B. NaHCO3 NaOH + CO2.
C. CaCO3 CaO + CO2.	D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 20: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí đktc. Hai kim loại là
A. Be,Mg. 	B. Mg,Ca. 	C. Ca,Sr. 	D. Sr,Ba. 
Câu 21: Có các chất bột: AlCl3, Al, Al2O3. Chỉ dùng thêm một dung dịch nào dưới đây để phân biệt ba chất bột trên.
A. HCl. 	B. NaOH.	C. CuSO4. 	D. AgNO3.
Câu 22: Cho m gam Al khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 (nhiệt độ cao). Giá trị m là
A. 5,4.	B. 2,7.	C. 8,1.	D. 10,8.
Câu 23: Nhúng một thanh sắt có khối lượng 5 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 a mol/lít. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh sắt ra cân nặng được 5,2 gam. Giá trị a là
A. 0,25.	B. 0,225.	C. 0,125.	D. 0,075.
Câu 24: Cho các chất rắn sau: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3. Số chất tan hết trong dung dịch NaOH loãng dư là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 25: Phản ứng nào dưới đây không tạo sản phẩm là hợp chất Fe(III)?
A. FeCl3 + NaOH 	B. Fe + Cu(NO3)2.	C. Nhiệt phân Fe(OH)3 D. Fe(OH)2 + O2 + H2O
Câu 26: Cho 18,3 gam kim loại Na, Ba tan hoàn toàn trong nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Ba là
A. 74,86. 	B. 25,14.	C. 66,67.	D. 33,33.
Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong dung dịch, ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.
B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 xuất hiện kết tủa.
C. Đơn chất Fe oxi hóa được Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
D. Trong dung dịch, ion Fe2+ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4 đặc, nóng và HNO3 đặc, nóng;
(b) Có thể dùng Na2CO3 để làm mềm nước có tính cứng tạm thời;
(c) Có thể điều chế Al(OH)3 bằng cách cho lượng dư dung dịch HCl phản ứng với NaAlO2;
(d) Fe và Cr đều tác dụng với dung dịch HCl loãng;
(e) Hỗn hợp gồm Cu và FeCl3 có tỉ lệ mol 1:1 tan hết trong dung dịch HCl loãng, dư.
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 29: (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện các chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
Al2O3 AlCl3 NaCl NaOHCaCO3 
Câu 30: (1,0 điểm) Cho 2 gam hỗn hợp Fe và FeO (tỉ lệ mol 1:2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. 
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính V và m. 
Câu 31: (0,5 điểm) Cho sơ đồ phản ứng sau: 
Xác định X, Y và viết phương trình hóa học của sơ đồ phản ứng trên, biết X, Y là các hợp chất của crom. 
Câu 32: (0,5 điểm) Hòa tan hết hỗn hợp gồm 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X chỉ chứa muối và hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2, 0,01 mol N2O và 0,14 mol NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, kết thúc các phản ứng thì có x mol NaOH phản ứng. Tính x, biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí.
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TÔN THẤT TÙNG
TỔ HÓA HỌC
KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Hóa học - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? 
A. Ag. 	B. Na. 	C. Ca.	D. K.
Câu 2. Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thuộc nhóm nào sau đây?
A. IA. 	B. IIA. 	C. IIB. 	D. IB.
Câu 3. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Na. 	B. K. 	C. Cu.	D. Cs.
Câu 4. Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măngThành phần chính của đá vôi là CaCO3. Tên gọi của CaCO3 là
A. canxi oxit.	B. canxi cacbua.	C. canxi cacbonat	D. canxi sunfat.
Câu 5. Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất clorua vôi, sản xuất đường từ mía, làm mềm nướcCông thức của canxi hiđroxit là
A. CaCO3. 	B. Ca(OH)2. 	C. KOH.	D. CaO.
Câu 6. Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion 
A. Ca2+ và Mg2+. 	B. Ba2+ và Na+. 	C. K+ và Fe2+. 	D. Fe2+ và Fe3+.
Câu 7. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
A. ns1. 	B. ns2. 	C. ns2 np1. 	D. ns2 np2.
Câu 8. Trong các chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?
 A. Al2O3. 	B. Al(OH)3. 	C. NaHCO3. 	D. Na2CO3. 
Câu 9. Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? 
 A. HCl đặc, nguội. 	B. HNO3 đặc, nguội. 	C. NaOH. 	D. CuSO4. 
Câu 10. Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. Fe.	B. Na.	C. Mg.	D. Al.
Câu 11. Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CaCl2.	B. NaCl.	C. BaCl2.	D. CuCl2
Câu 12. Sắt(II) oxit có công thức hóa học là
A. Fe2O3.	B. FeO	C. Fe3O4.	D. Fe(OH)2.
Câu 13. Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. FeSO4.	B. FeSO3.	C. Fe2O3.	D. Fe(NO3)2.
Câu 14. Trong các kim loại: Fe, Al, Na, Cr, kim loại cứng nhất là
A. Fe.	B. Au.	C. W.	D. Cr.
Câu 15. Ở nhiệt độ thường, Cr tác dụng được với phi kim nào sau đây? 
A. O2.	B. Cl2.	C. F2.	D. N2.
Câu 16. Chất khí nào sau đây là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. SO2.	B. CO2.	C. NH3.	D. N2.
Câu 17. Cho luồng khí CO (dư) qua ống sứ chứa hỗn hợp Fe3O4, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm 
A. Fe3O4, Al và MgO. 	B. Fe, Al và Mg. 	C. Fe, Al và MgO. 	D. Fe, Al2O3 và MgO. 
Câu 18. Cho 1,794 gam kim loại X phản ứng vừa đủ với 0,039 mol Cl2. Kim loại X là
A. K. 	B. Na. 	C. Li. 	D. Ag.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. 	
B. Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ đều có số oxi hóa +2. 	
C. Ở nhiệt độ thường, các kim loại kiềm thổ đều khử được H2O.	
D. Khi phản ứng với lưu huỳnh, kim loại kiềm thổ khử nguyên tử lưu huỳnh thành ion âm.
Câu 20. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là 
A. 1,97 gam. 	B. 3,00 gam. 	C. 3,94 gam. 	D. 5,91 gam.
Câu 21. Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với AlCl3 là
 A. 3. 	B. 4. 	C. 1. 	D. 2. 
Câu 22. Cho các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
 A. 2. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 4.
Câu 23. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III)?
A. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng. 	B. Cho Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3. 
C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư. 	D. Cho FeO vào dung dịch HCl.
Câu 24. Khử hoàn toàn m gam FeO bằng khí CO (dư) ở nhiệt độ cao, thu được 0,12 mol khí CO2. Giá trị của m là
A. 7,2.	B. 8,64.	C. 6,72.	D. 5,6.
Câu 25. Dung dịch X chứa K2Cr2O7 có màu da cam. Thêm dung dịch Y vào X, thu được dung dịch có màu vàng. Dung dịch Y là
A. Na2SO4.	B. KOH.	C. H2SO4.	D. KCl.
Câu 26. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa?
A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch MgCl2.	B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch KCl.
C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al(NO3)3.	D. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thạch cao nung dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gẫy xương.
B. Bột nhôm bốc cháy khi tiếp xúc với khí oxi ở điều kiện thường.
C. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
D. Na2CO3 được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm.
Câu 28. Ở nhiệt độ thường, kim loại M phản ứng với H2O, tạo ra hợp chất trong đó M có số oxi hóa +2. Kim loại M là
A. Na.	B. Al.	C. Ca.	D. Be.
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1 điểm): Chia m gam hỗn hợp X gồm K và Al thành hai phần bằng nhau. 
- Cho phần một vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2.
- Cho phần hai vào dung dịch KOH dư, thu được 0,784 lít khí H2.
Biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính m. 
Câu 30 (1 điểm): Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm trên.
Câu 31 (0,5 điểm): Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau:
X ® Fe ® Y ® Fe(OH)3 ® X
Câu 32 (0,5 điểm). Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học 2019 - 2020
Môn: Hóa Học 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Kim loại nhôm không được dùng để
A. làm dây dẫn điện thay cho đồng.	B. làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa.
C. xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.	D. trộn với bột CuO để hàn đường ray.
Câu 2: Kim loại X có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch. Kim loại X là
A. Al.	B. Cu.	C. Na.	D. Mg.
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam CaCO3, thu được khối lượng CaO là
A. 11,2 gam.	B. 16,8 gam.	C. 14,4 gam.	D. 8,8 gam.
Câu 4: Nguyên tố Al (Z = 13) ở nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. IIA.	B. IA.	C. VIIA.	D. IIIA.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa học?
A. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch HCl.
B. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
C. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
D. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + X Fe + Al2O3. X là
A. CO.	B. Mg.	C. H2.	D. Al.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi đốt, bột nhôm cháy trong không khí cho ngọn lửa sáng chói và tỏa nhiều nhiệt.
B. Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan CO2.
C. Nhôm oxit là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước tạo dung dịch kiềm.
D. Nhôm dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch HCl tạo thành H2.
Câu 8: Kim loại nhôm không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội.	B. NaOH.	C. FeCl2.	D. HCl.
Câu 9: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí X không màu. Khí X là
A. H2S.	B. SO3.	C. SO2.	D. H2.
Câu 10: Thành phần hóa học chính của quặng xiđerit là
A. FeS2.	B. Fe2O3.	C. FeCO3.	D. Fe3O4.
Câu 11: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. CaCO3 CaO + CO2.	B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. NaHCO3 NaOH + CO2.	D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 12: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. đá vôi.	B. thạch cao khan.	C. thạch cao sống.	D. thạch cao nung.
Câu 13: Nước cứng tạm thời chứa các muối nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.	B. Ca(HCO3)2 và CaCl2.
C. MgSO4 và CaSO4.	D. CaSO4 và CaCl2.
Câu 14: Trong số các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Na2CO3, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2?
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 15: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Be.	B. K.	C. Mg.	D. Ca.
Câu 16: Thành phần chính của muối ăn là
A. NaCl.	B. BaCl2.	C. CaSO4.	D. CaCO3.
Câu 17: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Na.	B. Ba.	C. K.	D. Be.
Câu 18: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với khí clo dư, phản ứng hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 12,55.	B. 13,25.	C. 12,70.	D. 16,25.
Câu 19: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: AlCl3, FeCl3, MgCl2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaOH.	B. H2SO4.	C. HCl.	D. Na2SO4.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với kim loại kiềm?
A. Màu trắng bạc.	B. Có ánh kim.
C. Nhiệt độ nóng chảy cao.	D. Độ cứng thấp.
Câu 21: Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl, 0,2 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối hơi so với H2 bằng 25,75. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Fe. (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là
A. 6,16.	B. 4,48.	C. 8,40.	D. 5,60.
Câu 22: Cho luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm 0,1 mol Fe, 0,15 mol Cu. Số mol khí CO tham gia phản ứng là
A. 0,1 mol. 	B. 0,3 mol. 	C. 0,4 mol.	D. 0,2 mol. 
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên;
(b) Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4 đặc, nóng và HNO3 đặc, nóng;
(c) Có thể dùng Na2CO3 để làm mềm nước có tính cứng tạm thời;
(d) Có thể điều chế Al(OH)3 bằng cách cho lượng dư dung dịch HCl phản ứng với NaAlO2.
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 24: Để hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm 0,02 mol Na2O, 0,08 mol Al2O3 cần vừa đủ dung dịch chứa x mol KOH. Giá trị của x là
A. 0,16.	B. 0,12.	C. 0,08.	D. 0,14.
Câu 25: Cho 5 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thể tích lít khí (đktc) thu được là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 1,12.	D. 3,36.
Câu 26: Cho 11,2 gam bột Fe phản ứng hoàn toàn với 550 ml dung dịch AgNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 42,2.	B. 45,3.	C. 36,0.	D. 48,4.
Câu 27: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, MgCl2, AgNO3, HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 28: Cho Fe tác dụng với lượng dư các dung dịch riêng biệt: HNO3 (loãng), H2SO4 (loãng), AgNO3, MgCl2, CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu trường hợp thu được muối sắt (III)?
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 29: Cho 7,26 gam hỗn hợp Zn, Fe (tỉ lệ mol 1: 1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được V lít khí NO (đktc), sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 1,12.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 3,36.
Câu 30: Cho các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 3:1) vào nước dư;
(b) Cho hỗn hợp BaO và NH4Cl (tỉ lệ mol 1:2) vào nước dư;
(c) Cho x mol Mg vào dung dịch chứa 2,5x mol HNO3, không có khí thoát ra;
(d) Cho 2x mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol Ba(OH)2;
(e) Cho 1,5x mol Fe vào dung dịch chứa 4x mol HNO3 đun nóng (NO là sản phẩm khử duy nhất).
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_kiem_tra_cuoi_ky_2_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2.docx