Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học

Quan sát là nhóm phương pháp chủ yếu mà giáo viên thường sử dụng để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét học sinh thực hiện các động tác, chuỗi động tác hoặc bài tập (quan sát sản phẩm).

Quan sát quá trình tập luyện: đòi hỏi trong thời gian quan sát, giáo viên phải chú ý đến những hành vi của học sinh như: sự tìm hiểu về động tác/khi tập luyện, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc ) giữa các em với nhau trong nhóm, trêu đùa nhau, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng, hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút

Quan sát mức độ hoàn thành động tác: Giáo viên quan sát học sinh thực hiện động tác thông qua tư thế của chân, tay, thân mình, thể hiện nét mặt, tính thẩm mĩ (tập tư thế đẹp/xấu)

 

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 1

Trang 1

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 2

Trang 2

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 3

Trang 3

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 4

Trang 4

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 5

Trang 5

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 6

Trang 6

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 7

Trang 7

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 8

Trang 8

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 9

Trang 9

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học trang 10

Trang 10

pptx 10 trang minhkhanh 11240
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Thể dục cấp tiểu học
HƯỚNG DẪN  ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
môn Thể dục cấp tiểu học 
Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30. 
Đồng Nai, tháng 01 năm 2018 
1.1. Nhóm phương pháp quan sát 
Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên 
Quan sát là nhóm phương pháp chủ yếu mà giáo viên thường sử dụng để thu thập dữ liệu kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét học sinh thực hiện các động tác, chuỗi động tác hoặc bài tập (quan sát sản phẩm). 
Quan sát quá trình tập luyện : đòi hỏi trong thời gian quan sát, giáo viên phải chú ý đến những hành vi của học sinh như: sự tìm hiểu về động tác/khi tập luyện, sự tương tác (tranh luận, chia sẻ các suy nghĩ, biểu lộ cảm xúc) giữa các em với nhau trong nhóm, trêu đùa nhau, mất tập trung, có vẻ mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng, hay hào hứng, giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi yên được quá ba phút 
Quan sát mức độ hoàn thành động tác: Giáo viên quan sát học sinh thực hiện động tác thông qua tư thế của chân, tay, thân mình, thể hiện nét mặt, tính thẩm mĩ (tập tư thế đẹp/xấu) 
Các kĩ thuật: 
Thông thường trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng các loại kĩ thuật sau để thu thập thông tin. Đó là: ghi chép các sự kiện thường nhật, sử dụng thang đo; sử dụng bảng kiểm tra (bảng kiểm)/ bảng tham chiếu; sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo theo tiêu chí. 
* Ghi chép ngắn: 
Một kĩ thuật đánh giá thường xuyên thông qua việc quan sát học trong giờ học, giờ thực hành hay trải nghiệm thực tế. Những ghi chép không chính thức này cung cấp cho giáo viên thông tin về mức độ người học tập trung xử lí thông tin, phối hợp với nhóm bạn học, cũng như những quan sát tổng hợp về cách học, thái độ và hành vi học tập. 
* Sổ ghi chép các sự kiện thường nhật 
Hàng ngày giáo viên làm việc với học sinh, quan sát và ghi nhận được thông tin về hoạt động học tập của một số học sinh. 
Ví dụ: 
- Học sinh A luôn thiếu tập trung chú ý và thường không thuộc động tác. 
- Học sinh B luôn tích cực tập luyện và giúp đỡ các bạn khác trong khi tập luyện; 
- HS C thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi 
Ghi chép những sự kiện thường nhật là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà giáo viên nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với học sinh. Những sự kiện cần được ghi chép lại ngay sau khi nó xảy ra. Sau một vài sự kiện, giáo viên có thể ghi chú những cách giải quyết để cải thiện tình hình học tập của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mà học sinh mắc phải, thông báo cho gia đình về tình trạng sức của HS.. 
1.2. Nhóm phương pháp vấn đáp 
Tùy theo vị trí của phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tùy theo mục đích, nôi dung của bài, người ta phân biệt những dạng vấn đáp cơ bản sau: 
- Vấn đáp gợi mở: là hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh suy nghĩ, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được, được sử dụng khi cung cấp tri thức mới. 
Giáo viên sử dụng phương pháp này đề dẫn dắt học sinh, giúp học sinh tự tìm ra cách tập hợp lý. 
VD: Em hãy cho biết, khi tập động tác vươn thở có cần hít thở sâu không? 
- Vấn đáp củng cố: 
VD: Em hãy nêu những lỗi sai của em khi tập động tác mới học. 
- Vấn đáp tổng kết: 
VD: Em hãy lên tập 3 động tác vừa học của bài thể dục. 
- Vấn đáp kiểm tra: 
VD: Khi vừa dạy xong hoặc HS vừa tập xong động tác mới của bài thể dục, giáo viên dùng dạng vấn đáp gợi mở: 
Em nào cho cô biết: “chúng ta vừa tập động tác gì? ” Hãy lên tập trước lớp các động tác đó. 
Các kĩ thuật vấn đáp: 
Đặt câu hỏi 
Kĩ thuật then chốt của phương pháp vấn đáp là kĩ thuật đặt câu hỏi – đây vừa là một vấn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để học sinh phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thì giáo viên phải: 
+ Chuẩn bị trước những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, các câu hỏi cần tập trung vào những nội dung/ những vấn đề quan trọng của bài học, làm đối tượng sẽ hỏi. 
+ Đặt câu hỏi tốt: câu hỏi phải chính xác, sát trình độ học sinh, sát với mục tiêu, nội dung bài học, hình thức phải ngắn gọn dễ hiểu. 
+ Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi để thu thập thông tin. 
+ Hướng dẫn học sinh trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của học sinh, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung rồi giáo viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng. 

File đính kèm:

  • pptxhuong_dan_danh_gia_thuong_xuyen_mon_the_duc_cap_tieu_hoc.pptx