Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật

Số:43A/BVTV.1-CNPN

Căn cứ:

1. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

2. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/05/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

3. Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/05/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006;

4. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm định thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 do chủ tịch Quốc hội ký ngày 27-7-2001 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002;

5. Nhu cầu và khả năng của mỗi bên;

 

Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trang 1

Trang 1

Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trang 2

Trang 2

Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trang 3

Trang 3

Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trang 4

Trang 4

doc 4 trang viethung 6740
Bạn đang xem tài liệu "Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật

Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o--------
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC
TIÊU THỤ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
Số:43A/BVTV.1-CNPN 
Căn cứ:
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/05/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội khoá XI Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/05/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006;
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm định thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 do chủ tịch Quốc hội ký ngày 27-7-2001 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002;
Nhu cầu và khả năng của mỗi bên;
Hôm nay, ngày 01 tháng 10 năm 2012, chúng tôi gồm:
BÊN CUNG CẤP: CHI NHÁNH PHÍA NAM - CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG (TP. HÀ NỘI)
- Địa chỉ: 135 A Đường Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 083 – 8247554 	; Fax: 083 – 8277808
- MST: 0100101611-006
- Tài khoản số: 160720.1000.134 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh Phan Đình Phùng
- Đại diện: Ông LÊ VĂN SỬU	 - 	Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh.
 (Theo giấy ủy quyền số 824 GUQ/BVTV.1-TCHC ngày 31 tháng 12 năm 2011)
Sau đây gọi tắt là BÊN A.
BÊN TIÊU THỤ : CÔNG TY TNHH TRẦN HIỀN 
 - Địa chỉ: 189, Tổ 9, Ấp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Bình, Huỵện Châu Thành, An Giang.
	 - Điện thoại :076-839313; Fax: 076-839777.
 - Giấy phép kinh doanh số: 52J8001183 Do : UBND Huyện Châu Thành, cấp ngày 10/12/2003.
 - MST:1600296801
 -Đại diện: Ông (Bà) TRẦN THỊ HIỀN - Chức vụ : Giám đốc
Sau đây gọi tắt là BÊN B.
Sau khi thoả thuận về nghĩa vụ và quyền lợi của mình, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật với các điều khoản dưới đây :
ĐIỀU I: HÀNG HOÁ, CHẤT LƯỢNG, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ.
1.1. Hàng hoá:
- Bên A nhận cung cấp và Bên B nhận tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật do Bên A chế biến, đóng chai, đóng gói và phân phối (Các loại thuốc bảo vệ thực vật do Bên A đứng tên đăng ký hoặc được uỷ quyền cung ứng có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành). 
- Việc cung cấp hàng hoá được thực hiện dưới 2 hình thức : Mua bán và gửi bán khách hàng sau đó hoàn hoá đơn GTGT.
- Đối với hình thức Mua bán hàng hoá : Bên A sẽ xuất Hoá đơn GTGT (giá trị gia tăng) khi bán hàng cho bên B. Hoá đơn GTGT phải phù hợp với qui định của Nhà nước Việt Nam, đồng thời trên hoá đơn phải được thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung (tên hàng hoá, số lượng, đơn giá, thành tiền.v.v).
- Đối với hình thức gửi bán hàng hoá : Bên A sẽ xuất hoá đơn hàng gửi bán cho khách hàng chậm nhất đến hết thời hạn gửi bán được thỏa thuận nếu bên B không có ý kiến gì bằng văn bản. Bên A sẽ hoàn Hoá đơn GTGT theo đơn giá bán quy định tại thời điểm hoàn hóa đơn của bên A. Hoá đơn hàng gửi bán phải phù hợp với qui định của Nhà nước Việt Nam .
1.2. Chất lượng hàng hoá:
	- Chất lượng hàng hoá do Bên A cung cấp phải phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng đã đăng ký.
	- Hàng hoá phải được chứa đựng trong phuy, chai, gói phù hợp với nhu cầu của Bên B, đồng thời phải đảm bảo độ kín khít, tránh rò rỉ và bục vỡ.
1.3. Số lượng - Chủng loại hàng hoá:
	- Bên A cung cấp hàng hoá theo số lượng và chủng loại do Bên B yêu cầu bằng đơn đặt hàng hoặc qua điện thoại.
1.4. Giá cả hàng hoá:
	- Giá cả hàng hoá được tính theo giá qui định của Bên A tại thời điểm cung cấp.
	- Giá ghi trên hoá đơn hàng gửi bán cho khách hàng được ghi theo giá bán của bên A.
ĐIỀU II: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN A.
Trách nhiệm của Bên A.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ các chủng loại hàng hoá đảm bảo chất lượng như đã đăng ký, đúng theo thời gian và địa điểm do bên B yêu cầu;
	- Xử lý kịp thời những yêu cầu chính đáng của bên B về chính sách bán hàng (nếu có), giá cả và chất lượng hàng hoá;
	- Cung cấp tờ bướm, tài liệu về sản phẩm và phối hợp thực hiện tuyên truyền quảng bá sản phẩm theo đề nghị của bên B (nếu có);
	- Thông báo kịp thời giá cả hàng hoá cho bên B khi có thay đổi;
	- Thực hiện đúng các quy định trong Chính sách bán hàng đã ban hành (nếu có) .
Quyền lợi của Bên A.
	- Có quyền yêu cầu Bên B thanh toán đúng hạn ghi trên hoá đơn bán hàng và thực hiện các quy định trong Chính sách bán hàng (nếu có);
	- Có quyền tạm dừng cấp hàng và không thực hiện chính sách bán hàng (nếu có) khi Bên B không thực hiện đúng các quy định trong Chính sách bán hàng cũng như các nội dung điều khoản quy định trong Hợp đồng này;
	- Có quyền không nhận lại hàng hoá tồn kho đã quá hạn sử dụng mà Bên B đã mua của Bên A theo hoá đơn GTGT. Trong trường hợp đặc biệt khi có đề nghị của Bên B bằng văn bản được bên A đồng ý, Bên A có thể giúp Bên B tái chế, xử lý các loại hàng hoá không phù hợp trên cơ sở phù hợp với điều kiện và khả năng của Bên A. Mọi chi phí cho việc tái chế và xử lý hàng hoá do Bên B chịu.
	- Có quyền khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên là 10%/tổng thu nhập (nếu có).
ĐIỀU III: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA BÊN B.
Trách nhiệm của Bên B.
- Cung cấp cho Bên A giấy phép đăng ký kinh doanh (bản phô tô có công chứng) còn hiệu lực;
- Cung cấp cho Bên A giấy phép hành nghề (bản phô tô có công chứng) còn hiệu lực;
	- Đăng ký kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cho Bên A theo mùa vụ, năm;
	- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền hàng cho Bên A (theo hoá đơn bán hàng GTGT);
	- Không được bán sản phẩm của bên A dưới giá mua;
	- Thông báo kịp thời cho Bên A mọi yếu tố có liên quan có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Bên A như: Mùa vụ, Giá cả, chính sách, chất lượng sản phẩm và các sản phẩm cạnh tranh.v.v trong khu vực;
	- Chịu trách nhiệm trong việc bảo quản, lưu thông hàng hoá, kho tàng, an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước.
	- Tuyên truyền, hướng dẫn cho người sử dụng về sản phẩm của bên A theo đúng khuyến cáo;
	- Chịu trách nhiệm bồi thường nếu để xảy ra hư hỏng, mất mát đối với hàng hoá do Bên A gửi bán tại Bên B.
	- Chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề phát sinh có liên quan đến pháp luật tại bên B.
Quyền lợi của Bên B.
	- Được hưởng đầy đủ các chế độ như: Lãi suất thanh toán, Chiết khấu bán hàng, khuyến mãi và các chính sách khác ... (nếu có) của Bên A khi thực hiện đúng quy định trong chính sách bán hàng;
	- Có quyền yêu cầu Bên A tổ chức hội nghị nông dân nhằm giới thiệu tính năng, tác dụng và kỹ thuật sử dụng hàng hoá do Bên A cung cấp (nếu có);
	- Có quyền không nhận và trả lại cho Bên A các chủng loại hàng hoá không đảm bảo chất lượng như đăng ký (hàng hoá còn hạn sử dụng), sai giá, sai lượng.
ĐIỀU IV: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ.
	- Bên A giao hàng cho Bên B tại một địa điểm cố định mà Bên B đăng ký. Trong trường hợp Bên B nhận hàng tại kho của Bên B thì sẽ được Bên A thanh toán khoản tiền vận chuyển tương ứng (theo qui định của Bên A).
	- Bên B có trách nhiệm kiểm đếm số lượng và chất lượng hàng hoá khi giao nhận với Bên A. 
	- Bốc xếp hàng hoá: Mỗi bên chịu một đầu (đầu bên nào, bên đó chịu).
	- Khi giao hàng phải có hoá đơn GTGT và các giấy tờ khác kèm theo lô hàng (nếu có).
ĐIỀU V: THANH TOÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
Thời hạn thanh toán.
	5.1.1. Đối với hàng xuất bán: Hàng hoá xuất bán sẽ được Bên A viết hoá đơn GTGT với hạn thanh toán là 60 ngày kể từ ngày viết hoá đơn.
	- Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho Bên A trước thời hạn 60 ngày. Trong trường hợp khách quan, Bên B có thể đề xuất gia hạn thời gian nợ nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn GTGT.
	Lãi suất thanh toán được tính như sau:
	- Trường hợp Bên B thanh toán tiền hàng từ ngày thứ 02 đến ngày thứ 59 (kể từ ngày viết hoá đơn GTGT) thì được hưởng mức chiết khấu thanh toán là: 0,083%/ngày trả trước (tính trên tổng số tiền thanh toán).
	- Trường hợp Bên B thanh toán tiền hàng từ ngày thứ 61 trở đi (kể từ ngày viết hoá đơn GTGT) thì sẽ phải chịu lãi suất quá hạn là 0,12 %/ngày (tính trên tổng số nợ quá hạn).
	- Trường hợp Bên B nợ quá hạn 90 ngày thì bên A sẽ xem xét và có quyền tạm ngưng cung cấp hàng cho Bên B để giải quyết việc thanh toán nợ quá hạn.
	- Trong trường hợp Bên B không tự giác thanh toán nợ quá hạn thì Bên A sẽ có quyền trừ khoản nợ quá hạn này vào số tiền chiết khấu mà Bên B được hưởng.
	5.1.2. Đối với hàng gửi bán: Hàng hoá gửi bán bán sẽ được Bên A viết hoá đơn hàng gửi bán. Thời hạn gửi bán chậm nhất là 30 ngày (kể từ ngày viết hoá đơn hàng gửi bán). Trong thời gian 30 ngày nếu Bên B bán được hàng thì Bên B có trách nhiệm thông báo cho Bên A để Bên A hoàn hoá đơn GTGT.
	Sau thời hạn gửi bán mà bên B không bán được hàng, Bên A sẽ tiến hành thu hồi số hàng gửi bán còn tồn kho tại Bên B.
Phương thức thanh toán.
	Bên B thanh toán cho bên A dưới các hình thức: 
Tiền mặt;
Chuyển khoản qua ngân hàng.
Trong trường hợp Bên B thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, Bên A sẽ thanh toán phí chuyển tiền cho bên B vào cuối vụ.
ĐIỀU VI: THOẢ THUẬN KHÁC
	Trong trường hợp có biến động về giá cả hàng hoá trên thị trường hoặc chính sách bán hàng thay đổi, bên A sẽ thông báo cho bên B bằng văn bản .
	Vào ngày cuối mỗi quý của năm, hai bên tiến hành lập biên bản đối chiếu công nợ, hàng gửi bán có chữ ký xác nhận của hai bên (ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có).
ĐIỀU VII: ĐIỀU KHOẢN CHUNG:
- Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. 
	- Các điều khoản khác không ghi trong hợp đồng này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
	- Hai bên cam kết thực hiện hợp đồng nếu có vướng mắc thì hai bên cùng nhau bàn bạc, giải quyết, nếu có trở ngại hai bên sẽ bàn bạc thống nhất và thực hiện bằng văn bản để cùng thi hành.
	- Trường hợp có phát sinh tranh chấp, nếu hai bên không tự giải quyết được, vụ việc sẽ chuyển cho Toà án Kinh tế để giải quyết. Quyết định của Toà án kinh tế là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân thủ và chấp hành, án phí sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm thanh toán.
- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2013.
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. 
ĐẠI DIỆN BÊN A 
(ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(ký tên, đóng dấu)
 LÊ VĂN SỬU TRẦN THỊ HIỀN

File đính kèm:

  • dochop_dong_nguyen_tac_tieu_thu_thuoc_bao_ve_thuc_vat.doc