Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro - Nano bubble oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương
Ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen (MNO) trong ao ương cá tra giai đoạn cá bột lên
cá hương với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá tra. Nghiên cứu này được thực
hiện tại Trại nuôi thủy sản Thạnh Phú thuộc Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận từ tháng
7/2018 đến tháng 2/2019. Các thí nghiệm được bố trí trong ao đất diện tích 2.000m2 với mật độ
ương 500 và 750 con/m2, mỗi nghiệm thức có 03 ao thí nghiệm ứng dụng công nghệ MNO và 01
ao đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong các ao có sử dụng máy
MNO dao động 7,42 – 8,74 mg/L cao hơn ao đối chứng (5,32-6,85 mg/L). Sau 29 ngày ương nuôi,
tỷ lệ sống của cá hương ở 02 thí nghiệm loại ao mật độ 500con/m2 và 750con/m2 đạt lần lượt 31,23
– 32,32% cao hơn ao đối chứng (21,36-22,99%). Tương tự, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của cá ở
các ao thí nghiệm từ 0,56 -0,62 thấp hơn ao đối chứng (0,71- 0,76). So sánh kết quả giữa 02 mật độ
ương cho thấy ao thí nghiệm với mật độ 750 con/m2 đạt năng suất trung bình là 285,65 kg/1.000m2
cao hơn các ao thí nghiệm ở mật độ 500 con/m2 là 193,35kg/1.000m2 và có hiệu quả kinh tế cao hơn
so với ao đối chứng (P<0,05). Ứng dụng công nghệ MNO đã đảm bảo cung cấp tốt hơn hàm lượng
oxy hòa tan cho ao nuôi, và cũng góp phần giảm tiêu thụ điện trong vận hành hệ thống cung cấp oxy
cho ao nuôi từ 5,0-16,14% so với ao đối chứng. Việc ứng dụng công nghệ MNO trong ao ương cá
tra giai đoạn từ cá bột đến cá hương đã cho thấy những kết quả tích cực. Cần tiếp tục thực hiện ứng
dụng công nghệ MNO trong ao ương cá tra giai đoạn bột đến hương trong mùa khô từ tháng 1- 6.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro - Nano bubble oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương
14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MICRO-NANO BUBBLE OXYGEN TRONG AO ƯƠNG CÁ TRA TỪ BỘT ĐẾN HƯƠNG Phùng Thị Hồng Gấm1*, Nguyễn Trọng Huy1, Châu Hữu Trị2, Thới Ngọc Bảo3, Đỗ Văn Hoàng3, Phan Thanh Lâm3 TÓM TẮT Ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen (MNO) trong ao ương cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá tra. Nghiên cứu này được thực hiện tại Trại nuôi thủy sản Thạnh Phú thuộc Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận từ tháng 7/2018 đến tháng 2/2019. Các thí nghiệm được bố trí trong ao đất diện tích 2.000m2 với mật độ ương 500 và 750 con/m2, mỗi nghiệm thức có 03 ao thí nghiệm ứng dụng công nghệ MNO và 01 ao đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong các ao có sử dụng máy MNO dao động 7,42 – 8,74 mg/L cao hơn ao đối chứng (5,32-6,85 mg/L). Sau 29 ngày ương nuôi, tỷ lệ sống của cá hương ở 02 thí nghiệm loại ao mật độ 500con/m2 và 750con/m2 đạt lần lượt 31,23 – 32,32% cao hơn ao đối chứng (21,36-22,99%). Tương tự, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR của cá ở các ao thí nghiệm từ 0,56 -0,62 thấp hơn ao đối chứng (0,71- 0,76). So sánh kết quả giữa 02 mật độ ương cho thấy ao thí nghiệm với mật độ 750 con/m2 đạt năng suất trung bình là 285,65 kg/1.000m2 cao hơn các ao thí nghiệm ở mật độ 500 con/m2 là 193,35kg/1.000m2 và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với ao đối chứng (P<0,05). Ứng dụng công nghệ MNO đã đảm bảo cung cấp tốt hơn hàm lượng oxy hòa tan cho ao nuôi, và cũng góp phần giảm tiêu thụ điện trong vận hành hệ thống cung cấp oxy cho ao nuôi từ 5,0-16,14% so với ao đối chứng. Việc ứng dụng công nghệ MNO trong ao ương cá tra giai đoạn từ cá bột đến cá hương đã cho thấy những kết quả tích cực. Cần tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ MNO trong ao ương cá tra giai đoạn bột đến hương trong mùa khô từ tháng 1- 6. Từ khóa: Micro-nano bubble oxygen, cá tra, DO, hiệu quả sản xuất. 1 Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận, Bến Tre 2 Trung tâm Khuyến Nông Bến Tre, Bến Tre 3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II * Email: honggam27@gmail.com I. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu về tác dụng của các bọt khí có kích thước nhỏ hoặc siêu nhỏ đang được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là ở Nhật Bản (Tsuge, 2014). Công nghệ Micro-Nano bubble lần đầu tiên được nghiên cứu thử nghiệm trong nuôi trồng thủy sản tại Nhật Bản tại các mô hình nuôi hàu và điệp quạt (Nakayama, 2006). Theo đó, tốc độ tăng trưởng của các đối tượng nuôi được cải thiện do đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan luôn ở mức tối ưu trong suốt quá trình nuôi. Ohnari (2007) đã chế tạo thiết bị tạo bọt khí cỡ micro và đem áp dụng vào nuôi hàu ở Hiroshima, điệp quạt ở Hokkaido và trai ngọc tại Mie Prefecture; và kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của các đối tượng này được cải thiện. Ở Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng công nghệ Micro-nano trong nuôi tôm được Công ty TNHH Công nghệ HTC bắt đầu thực hiện năm 2014. Đến nay, Công ty TNHH Công nghệ HTC đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị tạo bọt khí cỡ nhỏ và siêu nhỏ bằng nhựa gọi là Micro-Nano bubble Oxygen (MNO) và đã được ứng dụng nuôi thử nghiệm tại nhiều cơ sở ở một số vùng nuôi và cũng đã thu được các kết quả ban đầu rất khả quan (Hoàng Tùng, 2016). Từ đầu năm 2016, Công ty TNHH Công nghệ HTC hợp tác với Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận ở Bến Tre để sản xuất và giới thiệu sản phẩm này. Khi thử nghiệm ở ao nuôi tôm 5.000 m2, sử dụng 3 máy tạo MNO cho kết quả tốt, hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu vào buổi sáng sớm ở mức trên 6 mg/L so với mức 15TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II yêu cầu 4 mg/L. Việc luôn đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan giúp đối tượng nuôi không bị stress, khỏe mạnh và có tốc độ tăng trưởng tốt. Cùng đó, khi ứng sử dụng thiết bị MNO thì pH ổn định, màu nước ao khá bền trong suốt vụ nuôi. Trong thực tiễn, bọt khí cỡ nano có thể giúp tách các chất ô nhiễm ra khỏi môi trường nước, đặc biệt là chất béo và được cho là ảnh hưởng rất nhiều đến độ pH của nước. Theo Marui (2013) khi các bọt khí cỡ micro hoặc nano khi bị teo nhỏ lại rồi vỡ ra sẽ phóng thích nhiều gốc tự do, có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hôi. Hơn nữa, theo Công ty TNHH Công nghệ HTC thì công nghệ MNO khi được ứng dụng vào nuôi thủy sản sẽ mang lại một số lợi ích sau: i) tạo ra rất nhiều oxy là nhân tố hủy diệt các loại vi khuẩn và các loại nấm gây các bệnh nguy hiểm vật nuôi; ii) tạo dư oxy làm kết lắng các loại phèn trong nước như phèn sắt, phèn nhôm và các kim loại nặng; iii) trung hòa amoniac và các loại khí độc khác (phản ứng hóa học hoặc sinh hóa với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí); iv) giúp phát triển và kéo dài chu kỳ sinh trưởng của các loại tảo có lợi; và v) giúp các loại vi khuẩn hiếu khí có lợi phát triển tốt. Như vậy, máy MNO có nhiều tính ưu việt có thể hỗ trợ và ứng dụng tốt cho việc nuôi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Công nghệ bọt khí MNO có thể xem là một trong các giải pháp tối ưu giúp người nuôi trồng thủy sản thành công. Với nghề cá tra thì hiện nay có khoảng trên 100 trại sản xuất giống, và trên 1.721 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích khoảng 1.512 ha (Tổng cục Thủy sản, 2017ab). Theo đánh giá từ Dự án cá tra 3 cấp thì năm 2017 sản lượng cá bột sản xuất đạt khoảng 14,77 tỷ con nhưng thực tế ương lên cá giống chỉ đạt 1,52 tỷ con, đạt tỷ lệ sống <10% (Nguyễn Thanh Tùng, 2019), và tập trung tại các địa phương trọng điểm về sản xuất giống như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long (Phan & ctv., 2009). Trong những năm gần đầy một số nghiên cứu nhằm tăng tỷ lệ sống cho ương cá giống ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện và đạt kết quả khá khả quan. Theo Đinh Thị Thủy (2016), ứng dụng hệ thống thổi khí trong ao ương và giải pháp quản lý tổng hợp ... o đối chứng (P<0,05), ao thí nghiệm ứng dụng MNO với mật độ ương 750 con/m2 cho các thông số tốt hơn hai loại ao còn lại (Bảng 3). Khi so sánh từng loại ao riêng lẻ với nhau thì kết quả cũng cho thấy đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại ao thí nghiệm với nhau và giữa ao thí nghiệm với ao đối chứng (P<0,05). Bảng 3. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các ao ương cá tra bột đến hương Loại ao Hệ số FCR Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/1.000m2) Lợi nhuận (triệu đ/ao) Tỷ suất lợi nhuận (lần) Ao đối chứng 0,73±0,03a 0,22±0,01a 156,15±21,85a 12,59±5,69a 0,29±0,11a Ao TN -500 con/m2 0,57±0,02b 0,31±0,01b 193,35±2,6b 24,76±0,57b 0,62±0,02b Ao TN -750 con/m2 0,62±0,03b 0,32±0,01b 285,65±9,69c 49,39±1,52c 1,04±0,03c Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α=0,05. IV. THẢO LUẬN Hàm lượng oxy hòa tan trong các ao ương đối chứng biến động trong phạm vi 4,01-7,60 mg/L thấp hơn so với các ao thí nghiệm 7,36- 8,74mg/L (P<0.05) nhưng chưa ảnh hưởng đến cá ương nuôi và vẫn còn vượt xa so với giá trị cho phép là ≥2 mg/L của QCVN 02-20:2014/ 22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II BNNPTNT. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2018) thì ương cá tra trên bể xi măng được lắp ống khí nano dọc chính giữa bể ương và sục khí đã luôn đảm bảo hàm lượng oxy trong mức 4-6mg/L, trong khi nghiên cứu sử dụng hệ thống thổi khí của Đinh Thị Thủy (2016) thì hàm lượng DO ở mức 4,0-6,7 mg/L. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu này như ao đối chứng, nhưng thấp hơn ao thí nghiệm ứng dụng MNO. Khả năng cung cấp oxy của máy MNO (4HP; 3phase; Công suất: 70 m3/giờ) trong 01 ngày là 14.400 lít (20,5 kg Oxy), và lượng oxy cung cấp cho ao nuôi đảm bảo 6 ppm/m3/ngày là 0,006 kg. Ao diện tích với 2.000m2 (độ sâu ≥1,2m) yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan là khoảng 18 kg/ngày (tương đương 01 máy MNO), như vậy máy MNO của ao thí nghiệm đã cung cấp hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với các nghiên cứu trước đây. Những điều tra phỏng vấn cơ sở sản xuất giống gần đây cũng cho thấy tỷ lệ sống cá bột – cá hương dao động từ 20,25-42,4% (Phan & ctv., 2009; Nguyễn Văn Ngô, 2009; Bui & ctv., 2010; Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2011; Phan, 2014; Lê Đức Liêm & ctv., 2017), trong khi những nghiên cứu thực nghiệm thì tỷ lệ này đạt trên 30% với ao ương có sử dụng hệ thống thổi khí (Đinh Thị Thủy, 2016) và đạt khoảng 49,6% khi ương nuôi cá tra bột - cá hương trên bể xi măng (Nguyễn Văn Sáng & ctv., 2018). Với nghiên cứu này, sau 28-29 ngày ương tỷ lệ sống của ao đối chứng là 22,18% thấp hơn so với ao thí nghiệm là 31,782%. Tỷ lệ sống của cá không có sự khác biệt giữa ao thí nghiệm ứng dụng MNO với mật độ 500 và 750 con/m2, như vậy cần cân nhắc lựa chọn loại mật độ phù hợp. Theo Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2018) trong nghiên cứu về ương nuôi cá trên bể xi măng thì cá bột ương ở mật độ 1.335 con/m2 không khác biệt có ý nghĩa với mật độ 2.000 con/m2, tỷ lệ sống lần lượt là 56,19% và 42,99%. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy các chỉ số chính về hiệu quả sản xuất như năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các ao thí nghiệm và ao đối chứng (P<0,05), ao thí nghiệm ứng dụng MNO với mật độ ương 750 con/m2 cho các thông số tốt hơn hai loại ao còn lại. Khi so sánh từng loại ao riêng lẻ với nhau thì kết quả cũng cho thấy đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại ao thí nghiệm với nhau và giữa ao thí nghiệm với ao đối chứng (P<0,05). Mặc dù, tỷ lệ sống của cá bột không có sự khác biệt giữa hai loại mật độ thí nghiệm, nhưng xem xét các yếu tố khác về kinh tế thì mật độ ương 750 con/m2 cho các thông số tốt hơn. Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn Sáng & ctv., (2018) thì người sản xuất có thể lựa chọn ương mật độ cao để có sản lượng cá hương nhiều hơn, nhưng với mật độ dày thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá, và liệu tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá hương có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của cá ở giai đoạn sau thì cần phải có nghiên cứu tiếp theo. Quy trình công nghệ nuôi ương cá tra bột lên cá hương khi ứng dụng công nghệ MNO sẽ có thể tăng tỷ lệ sống (tăng >43% so với ao không ứng dụng MNO), con giống sạch bệnh và không nhiễm kháng sinh. Như vậy, lợi nhuận của người sản xuất giống và người nuôi cá sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, khi ứng dụng công nghệ MNO vào nuôi thủy sản, các chất cặn bẩn được đẩy lên trên bề mặt ao nuôi giúp dễ dàng loại bỏ, tăng độ trong của nước. Cùng đó, tảo khuê phát triển tốt, làm nguồn thức ăn tự nhiên cho vật nuôi. Việc áp dụng công nghệ này cũng góp phần giảm đáng kể việc thay nước cho ao nuôi, và gián tiếp giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường nước vùng nước xung quanh (Hoàng Tùng, 2016). V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Việc ứng dụng công nghệ Micro-Nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra giai đoạn từ cá bột đến cá hương đã cho thấy những kết quả tích cực. Thiết bị MNO đã cũng cấp và đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ở mức khá cao khoảng 7,42-8,74 mg/L và góp phần nâng cao tỷ lệ sống của cá trong các ao ứng dụng MNO so với ao không ứng dụng. Sau thời gian 28-29 23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ngày ương nuôi, hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng MNO đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ ràng giữa ao đối chứng và ao thí nghiệm. Ao ương ứng dụng MNO thả với mật độ 750 con/m2 đạt được các chỉ số FCR, tỷ lệ sống, năng suất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ao còn lại; với lần lượt là 0,62, 0,32, 285,65, 49,39 và 1,04. Bên cạnh cung cấp tốt hơn hàm lượng oxy cho ao nuôi, thì việc ứng dụng công nghệ MNO cũng góp phần giảm tiêu thụ điện trong vận hành hệ thống cung cấp oxy cho ao nuôi từ 5,0-16,14% so với ao đối chứng. 5.2. Đề xuất Cần tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ MNO trong ương cá tra giai đoạn bột đến hương trong mùa khô từ tháng 1-tháng 6 và thực hiện mô hình tại vùng sản xuất giống trọng điểm tại Đồng Tháp, An Giang và Long An. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Đinh Thị Thủy, 2016. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) từ bột lên giống ở vùng ĐBSCL, giai đoạn 2014 – 2016”. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên nuôi trồng Thủy sản II, Hồ Chí Minh. Hoàng Tùng, 2016. Công nghệ Micro Nano Buble: giải pháp cho nghề nuôi tôm. Mekongshrimp. com. Lê Đức Liêm, Bùi Đức Hồng, Phan Thị Thu, Nguyễn Phương Thảo, Huỳnh Kim Anh, 2018. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “kiểm tra chất lượng đàn cá tra bố mẹ chọn giống”. Bộ NN&PTNT, Hà Nội. Nguyễn Thanh Phương & Nguyễn Anh Tuấn, 2016. Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và Thách thức trong phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Thanh Tùng, 2019. Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao bước thay đổi lớn về chất lượng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp Chí Khoa học Trường Đại học An Giang (đã được chấp nhận đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số tháng 10/2019). Nguyễn Văn Ngô, 2009. Phân tích ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Cao học, chuyên ngành NTTS, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Đình Khôi, Trịnh Quốc Trọng, Ngô Hồng Ngân, Nguyễn Thế Vương, Nguyễn Thị Đang, Nguyễn Quyết Tâm, Trịnh Quang Sơn, 2011. Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học tổng kết dự án, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Sáng, Trần Hữu Phúc, Hà Thị Ngọc Nga, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Huỳnh Duy , Nguyễn Thế Vương, Đặng Văn Trường, 2018. Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ương trên bể xi măng từ cá bột đến cá hương 27 ngày tuổi. Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long, số 12 – tháng 12/2018, 3-12. Tổng cục Thủy sản, 2017a. Tổng quan nghề nuôi cá tra giai đoạn 2010-2017, định hướng và giải pháp phát triển bền vững. Tài liệu phục vụ Hội nghị Phát triển chuỗi sản xuất cá tra bền vững. Bộ NN&PTNT, Hà Nội. Tổng cục Thủy sản, 2017b. Báo cáo hiện trạng sản xuất giống cá tra. Bộ NN&PTNT, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh Belton, B., Le, S.X., Little, D.C., 2008. The Development and Status of Catfish Seed Production Systems in Vietnam. PMI2 project report. (p. 49). Institute of Aquaculture, The University o Stirling, Stirling. Belton, B., Little, D.C., Sinh, L.X., 2009. User and producer perceptions of Pangasius seed quality in Vietnam. Master thesis, in writing, p.12. Bui, T.M., Phan, T.L., Ingram, B.A., Nguyen, T.T.T., Gooley, G.J., Nguyen, H.V., De Silva, S.S., 2010. Seed production practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in the Mekong Delta region, Vietnam. Aquaculture 306 (1-4), 92–100. Bush, S. R., Khiem, N. T., & Chau, N. M., 2010. Is there a business case for small-holders in Vietnamese Pangasius? Aquaculture Asia Magazine, XV(4), 18–23 24 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II De Silva, S. S., & Nguyen, P. T., 2011. Striped catfish farming in the Mekong Delta, Vietnam: a tumultuous path to a global success. Reviews in Aquaculture, 3(2), 45–73. Le, S.X., Le, H.L., 2010. Supply and use of catfish (Pangasianodon hypophthalmus) seed in the Mekong Delta of Vietnam. Aquacuture Asia Magazine XV(1), 26–33. Nguyen, P.T., Hao, N.V, Tam, B.M., Lam, P.T., Son, V.M., Nhut, N., De Silva, S.S., 2011. Better Management Practices for Striped Catfish Farming in the Mekong Delta-Viet Nam. Collaboration for Agriculture and Rural Development (CARD) project (001/07VIE). Aquaculture (p. 92). Bangkok. Retrieved from catfish_bmp_version3_final.pdf. Phan, T. L., Bui, T. M., Nguyen, T. T. T., Gooley, G. J., Ingram, B. A., Nguyen, H. V., De Silva, S. S., 2009. Current status of farming practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture, 296(3-4), 227–236 Phan, T.L., 2014. Sustainable development of export-orientated farmed seafood in Mekong Delta, Vietnam. PhD thesis, The University of Stirling, Stirling. Hideki Tsuge, 2014. Micro- and Nanobubbles: Fundamentals and Applications. 1st Edition. Jenny Stanford Publishing, Singapore. Ohnari, H., 2007. Micro bubble technology, its Characteristics and Possibilities, Journal of MMIJ Vol. 123 (2007), No.3 pp.89-96 Nakayama, T., 2006. Improvement of Oyster Cultivation by Micro-Bubbles, session-.14, 5th Conference on Symbiotic Environmental Systems Engineering of Yamaguchi University (2006) Marui, T., 2013. An Introduction to Micro/nano- Bubbles and their Applications. Systemics, cybernetics and informatics volume 11- number 4 – year 2013, ISSN: 1690-4524. 25TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II APPLICATION EFFICIENCY OF MICRO-NANO BUBBLE OXYGEN TECHNOLOGY IN THE STRIPED CATFISH NURSING POND FROM FRY TO JUVENILE STAGE Phung Thi Hong Gam1*, Nguyen Trong Huy1, Chau Huu Tri2, Thoi Ngoc Bao3, Do Van Hoang3, Phan Thanh Lam3 ABSTRACT Application of Micro-nano Bubble Oxygen (MNO) technology in striped catfish nursing pond from fry to juvenile stage is to improve the production efficiency of striped catfish seed sector. This study was conducted at Thanh Phu Farm of the Huy Thuan Aquaculture Investment Ltd. from July 2018 to February 2019. The experiments were implemented in the 2,000m2 of earth pond with a density of 500 and 750 fry/m2, each treatment had 03 experimental ponds using MNO technology and 01 control pond. The study results showed that the concentration of dissolved oxygen in the experimental ponds using the MNO machine ranged from 7.42 to 8.74mg/L higher than that of the control pond (5.32-6.85 mg/L). After 29 days of nursing stage, the survival rate in both experiments using MNO machine with the density of 500 fry/m2 and 750 fry/m2 reached 31.23-32.32% higher than that of the control pond (21.36-22.99%). Similarly, FCR of the experimental ponds ranged from 0.56 to 0.62 lower than that of the control pond (0.71- 0.76). A comparison between two stocking densities, experiments using MNO machine with the density of 750 fry/m2 reached an average yield of 285.65 kg/1,000 m2, which is higher than that of the ponds at the density of 500 fry/ m2 (193.35 kg/1,000 m2), and it also had higher economic efficiency than that of the control pond (P <0.05). Application of MNO technology has ensured better supply of oxygen content into the pond, and also contributes to reducing electricity consumption in operating the oxygen supply system for ponds from 5.0 to 16.14% compared to the control pond. Application of MNO technology in striped catfish ponds from fry to juvenile stage has shown positive results. It is necessary to be continued applying MNO technology in the raising of striped catfish nursing stages in the dry season from January to June. Keywords: Micro-nano bubble oxygen, striped-catfish, DO, production efficiency. Người phản biện: TS. Nguyễn Thanh Tùng Ngày nhận bài: 19/9/2019 Ngày thông qua phản biện: 10/10/2019 Ngày duyệt đăng: 27/10/2019 Người phản biện: TS. Thái Thanh Bình Ngày nhận bài: 19/9/2019 Ngày thông qua phản biện: 10/10/2019 Ngày duyệt đăng: 27/10/2019 1 Huy Thuan Aquaculture Investment Ltd., Ben Tre 2 Center for Agriculture Extension of Ben Tre, Ben Tre 3 Research Institute for Aquaculture No. 2 * Email: honggam27@gmail.com
File đính kèm:
- hieu_qua_ung_dung_cong_nghe_micro_nano_bubble_oxygen_trong_a.pdf