Hiện trạng bảo quản và chất lượng cá ngừ đại dương của đội tàu câu tỉnh Khánh Hòa
Nghiên cứu đã sử dụng khảo sát dữ liệu của 75 tàu câu và 10 cơ sở thu mua nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng bảo quản và chất lượng sản phẩm của đội tàu câu cá ngừ đại dương tại Khánh Hoà trong năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầm bảo quản cá ngừ sử dụng 2 loại vật liệu cách nhiệt là EPS và PU; độ dày lớp cách nhiệt của hầm bảo quản dao động từ 10 ÷ 25 cm và chủ yếu là từ 15 ÷< 20 cm; sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ 19 ÷ 21% về cá thể và 20 ÷ 21% về khối lượng; công tác xử lý và bảo quản cá còn một số bất cập nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng bảo quản và chất lượng cá ngừ đại dương của đội tàu câu tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng bảo quản và chất lượng cá ngừ đại dương của đội tàu câu tỉnh Khánh Hòa
48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021 HIỆN TRẠNG BẢO QUẢN VÀ CHẤT LƯỢNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA ĐỘI TÀU CÂU TỈNH KHÁNH HÒA STATUS OF PRESERVATION AND QUALITY OF TUNA IN KHANH HOA PROVINCE Nguyễ n Trọ ng Lương1, Vũ Kế Nghiệp1, Nguyễn Thị Hồng Vân2 1Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang 2Học viên cao học ngành Quản lý Thuỷ sản 2020, Trường Đại học Nha Trang Tác giả liên hệ: Nguyễn Trọng Lương (Email: luongnt@ntu.edu.vn) Ngày nhận bài: 03/02/2021; Ngày phản biện thông qua: 20/03/2021; Ngày duyệt đăng: 29/03/2021 TÓ M TẮ T Nghiên cứu đã sử dụng khảo sát dữ liệu của 75 tàu câu và 10 cơ sở thu mua nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng bảo quản và chất lượng sản phẩm của đội tàu câu cá ngừ đại dương tại Khánh Hoà trong năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầm bảo quản cá ngừ sử dụng 2 loại vật liệu cách nhiệt là EPS và PU; độ dày lớp cách nhiệt của hầm bảo quản dao động từ 10 ÷ 25 cm và chủ yếu là từ 15 ÷< 20 cm; sản phẩm không đảm bảo chất lượng từ 19 ÷ 21% về cá thể và 20 ÷ 21% về khối lượng; công tác xử lý và bảo quản cá còn một số bất cập nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Từ khóa: Sơ chế cá ngừ, bảo quản cá ngừ, chất lượng cá ngừ ABSTRACT Face to face interview was conducted to survey the 75 tuna fi shing vessels and 10 tuna buyers in Khanh Hoa province in 2020. The results of this study showed that local fi shers used tuna storages with two types of insulation materials, namely EPS and PU; the insulation thickness of the tuna storages ranged from 10 ÷ 25 cm and mainly from 15 ÷ 20 cm; under quality standard products were accounted from 19 ÷ 21% in terms of individual fi sh and from 20 ÷ 21% in quantity; there were some inadequacies in the handling and preservation of fi sh, which aff ected the quality of the products. Key words: Tuna handling, tuna preservation, tuna quality I. ĐẶ T VẤ N ĐỀ Câu cá ngừ đại dương là một trong những nghề chủ lực của ngành khai thác hải sản tỉnh Khánh Hoà và đội tàu câu tập trung chủ yếu tại thành phố Nha Trang với gần 230 chiếc [2]. Thành phố Nha Trang có điều kiện thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền, cung ứng nhu yếu phẩm cho hoạt động sản xuất, gần các công ty chế biến thuỷ sản và đặc biệt là có cảng cá Hòn Rớ đạt tiêu chuẩn cảng loại 1 để xác nhận nguyên liệu thuỷ sản từ khai thác [1]. Nghề câu cá người đại dương Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng đánh bắt 2 đối tượng chính là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to [12]. Sản lượng khai thác khá cao nhưng không ổn định trong suốt thời kỳ 2016 ÷ 2020, trong đó năm 2016 đạt 3.472 tấn [3], năm 2017 đạt 3.150 tấn [4], năm 2018 đạt 2.890 tấn [5], năm 2019 đạt 2.650 tấn [6] và năm 2020 đạt 3.810 tấn [2]. Nghề câu tay kết hợp ánh sáng khai thác cá ngừ đại dương xuất hiện từ năm 2012 ở Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng và đây cũng chính là thời điểm mà chất lượng sản phẩm sau thu hoạch được đánh giá là thấp nhất trong lịch sử của nghề câu cá ngừ ở nước ta. Từ năm 2012 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng cá, bao gồm công nghệ khai thác, quy trình và công nghệ bảo quản cá sau thu hoạch [18]. Để cải thiện chất lượng cá ngừ cần triển khai đồng bộ về công nghệ khai thác, xử lý và bảo quản sản phẩm [13]. Trong khi công nghệ khai thác kết hợp sử dụng máy tạo xung làm tê liệt cá đã được ngư dân ứng dụng khá nhiều thì quy trình xử lý và công nghệ bảo quản sản phẩm chưa được chủ tàu quan tâm nên chất lượng cá ngừ cải thiện chưa đáng kể [12] nên hiệu quả kinh tế từ hoạt Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 49 động khai thác chưa cao [11, 14]. Bài viết thể hiện kết quả nghiên cứu về hiện trạng bảo quản và chất lượng cá ngừ đại dương của đội tàu câu tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý nghề cá, chính quyền địa phương, doanh nghiệp thu mua và ngư dân có cơ sở để thúc đẩy đầu tư, cải tiến quy trình và công nghệ bảo nhằm cải thiện chất lượng cá ngừ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tài liệu nghiên cứu - Nhật ký khai thác được thiết kế phù hợp với nội dung nghiên cứu và gửi cho các thuyền trưởng để ghi chép các thông tin về sản lượng, mô tả quá trình xử lý và bảo quản cá ngừ. - Phiếu điều tra được sử dụng để thu thập thông tin về sản lượng, quy trình xử lý, công nghệ bảo quản cá ngừ; kết cấu hầm bảo quản; cách thức bảo quản cá; chất lượng cá ngừ tại cảng. - Biểu ghi chép sản lượng và chất lượng cá ngừ của các doanh nghiệp thu mua tại cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang. 2. Phương phá p nghiên cứ u 2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu, báo cáo của các cơ quan và các công trình đã nghiên cứu và công bố. 2.2. Thu thậ p dữ liệ u sơ cấp Dữ liệu sơ cấ p đượ c thu thậ p vào năm 2020 thông qua điề u tra, phỏ ng vấ n chủ tà u và thuyề n trưở ng tà u câu cá ngừ : - Cá c thông tin cầ n thu thậ p đượ c thiế t kế theo biể u mẫ u. Trự c tiế p điề u tra, phỏ ng vấ n chủ tà u và thuyề n trưở ng tà u câu về về sản lượng, quy trình xử lý, bảo quản, phương thức bảo quản, chất lượng cá ngừ do các doanh nghiệp đánh giá và công bố. Đồng thời, sử dụng nhật ký khai thác để thu thập thông tin về sản lượng, quá trình xử lý và bảo quản cá ngừ; phương thức và tần suất bổ sung đá, kiểm soát hầm bảo quản sản phẩm. - Đối tượng tàu lựa chọn điều tra, khảo sát là nhóm tàu câu cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay kết hợp ánh sáng, hoạt động khai thác xa bờ của thành phố Nha Trang hoặc tàu cập cảng Hòn Rớ để tiêu thụ sản phẩm. - Số lượng mẫu điều tra (n) gồm 75 tàu câu được xác định trong tổ ng thể (N) theo công thứ c củ a Yamane (1967) [21]: Trong đó : N: số lượ ng tà u câu tay cá ngừ kế t hợ p á n ... tời cá, 01 đầu dây buộc vào đuôi cá và đầu còn lại luồn qua ròng rọc treo ở đà dọc tàu để giữ và tời cá xuống hầm. Trong quá trình chuyển cá xuống hầm, có 4 thuyền viên tham gia, 2 thuyền viên ở trên boong nâng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53 và hạ cá xuống hầm, 2 thuyền viên ở trong hầm đỡ và xếp cá vào vị trí bảo quản. Thông thường, cá được bảo quản ngay sau khi xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp cá cắn câu nhiều, các thủy thủ tập trung vào việc bắt cá lên tàu và khi đó cá không được xử lý hoặc xử lý xong nhưng chưa tiến hành bảo quản mà để trên mặt boong trong khoảng thời gian khá dài. Các doanh nghiệp thu mua cá ngừ tại cảng thường phân loại chất lượng sản phẩm thành 2 mức là “Đạt” – chất lượng tốt (loại A, B và C) và “Dạt” – chất lượng không đạt yêu cầu (loại D). Đối với nhóm sản phẩm được đánh giá và xếp loại Đạt có giá cao hơn, dao động từ 100.000 ÷ 125.000 đồng/kg và ngược lại, loại Dạt có giá thấp hơn, từ 35.000 ÷ 50.000 đồng/ kg tuỳ thuộc vào giá thị trường ở từng chuyến biển. Trong quá trình bảo quản, muốn nâng chất lượng cá từ loại C lên B hoặc A thì ngư dân phải cải thiện quy trình xử lý và bảo quản, nghĩa là phải tăng chi phí sản xuất trong khi giá bán cá giữa loại A, B và C không thay đổi. Do đó, chưa khuyến khích được ngư dân chú trọng đến việc cải thiện chất lượng cá ngừ. Phương thức sắp xếp cá vào hầm bảo quản được thực hiện như sau: - Sau khi rải đá nguyên cây xuống đáy hầm, rải tiếp lớp đá xay dày khoảng 5 ÷ 10 cm nhằm tạo độ êm cho cá khi sắp xếp trên bề mặt lớp đá. - Khi cá được thả xuống hầm, xếp cá nằm theo chiều dọc của hầm bảo quản (hướng ngang tàu) với tư thế bụng cá ở dưới và lưng cá ở trên thể hiện ở hình 3. - Cá được xếp vào hầm theo thứ tự từ hai bên mạn vào giữa tàu và hết lớp dưới đến lớp trên. Tùy thuộc vào kích thước vỏ tàu, hầm bảo quản và kích thước cá mà mỗi hầm có thể sắp xếp từ 3 ÷ 4 lớp cá. Các thao tác của quá trình bảo quản được thực hiện cẩn thận, không giẫm đạp lên cá, không để cá cọ xát vào miệng hoặc thành hầm. Tuy nhiên, nhiều tàu không trở đầu và đuôi giữa các lớp cá với nhau nên khoảng cách giữa các cá thể cá không đều và nhiều vị trí thiếu đá Hình 3. Sắp xếp cá vào hầm bảo quản. dẫn đến nhiệt độ hầm không đồng đều. Công đoạn 3: Phủ và xăm đá Sau khi xếp cá vào vị trí mong muốn, sử dụng đá xay phủ quanh thân cá và dùng dùi gỗ xăm đá (hình 4) sao cho càng chặt càng tốt. Kết quả điều tra cho thấy, tàu câu cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa sử dụng đá bảo quản cá như sau: - Độ dày lớp đá xen kẽ giữa 2 thân cá (trong cùng 1 lớp) cá dao động từ 10 ÷ 20 cm và phụ thuộc vào kích thước của cá. Để đảm bảo nhiệt độ quanh thân cá thấp và ổn định nhằm duy trì chất lượng cá tốt thì lượng đá phủ quanh thân cá cần phải đạt 25 cm [15]. Tuy nhiên, nhiều tàu xăm lớp đá mỏng nên nhiệt độ thân cá sẽ duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian dài và ảnh hưởng đến chất lượng cá trong quá trình bảo quản. - Độ dày của đá giữa lớp cá và vách hầm từ 10 ÷ 20 cm và tùy thuộc vào kích thước của cá bảo quản. Trong đó, có 100% số tàu điều tra rải 01 lớp đá xay xung quanh vách hầm với độ dày tối thiểu 10cm, nếu không đáp ứng điều kiện này thì di chuyển cá đến vị trí khác để bảo quản. - Độ dày lớp đá giữa 2 lớp cá (theo chiều đứng hầm) dao động từ 25 ÷ 30 cm. - Độ dày lớp đá trên cùng, tiếp giáp với nắp hầm tùy thuộc vào kích cỡ lớp cá và dao động 20 ÷ 30cm. Lớp đá này được bổ sung theo định kỳ 1 ÷ 2 ngày/ lần tuỳ thuộc vào khả năng giữ nhiệt của hầm. Nếu hầm cũ, khả năng giữ nhiệt kém và mức tiêu hao đá lớn thì tần suất bổ sung đá lớn hơn và ngược lại. Mỗi lần bổ sung đá, phải mở nắp hầm từ 20 ÷ 30 phút để phủ và xăm kín đá nhằm bổ sung lượng đá đã tiêu hao. 54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021 Đây cũng chính là thời gian mà hầm mất nhiệt lớn, nghĩa là tần suất bổ sung đá càng nhiều thì càng làm tăng mức tiêu hao đá và làm giảm chất lượng sản phẩm. Hình 4. Phủ và xăm đá kín xung quanh thân cá. Phân tích quy trình bảo quản cá ngừ ở hình 2 cho thấy: - Ngư dân đã tuân thủ các bước và kỹ thuật bảo quản cá như quy trình mà các nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Hoè [15] và Phan Đăng Liêm [16] đã đề xuất. - Điều đáng quan tâm là nhiệt độ thân cá còn cao và đưa vào hầm bảo quản bằng nước đá sẽ làm cho lớp đá quanh cá tan chảy nhanh, tạo thành 01 khoảng trống giữa cá và đá. Khi đó, cá không còn tiếp xúc trực tiếp với đá nên sự truyền nhiệt diễn ra chậm hơn và để nhiệt độ tâm thân cá giảm xuống bằng nhiệt độ nước đá thì cần một khoảng thời gian tương đối dài. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá sau quá trình bảo quản. Như vậy, để quá trình bảo quản giữ được chất lượng cá ngừ tốt nhất, cần quan tâm đến thời gian xử lý cá sao cho nhanh nhất và cần phải hạ nhiệt độ thân cá xuống thấp trước khi đưa vào bảo quản lạnh. 3. Thực trạng chấ t lượ ng cá ngừ đại dương Kết quả điều tra 75 chủ tàu và thuyền trưởng với 4.618 cá thể cá ngừ tương ứng với 165.975 kg cho thấy, các doanh nghiệp thu mua tại cảng cá phân loại chất lượng cá ngừ theo phương pháp đánh giá cảm quan và chia thành 2 nhóm là “Đạt” và “Dạt”- nghĩa là không đạt yêu cầu về chất lượng, thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Th ống kê kết quả điều tra chất lượng cá ngừ đại dương. Phân loại Số lượng (con) Khối lượng (kg) Sản lượng (con) Tỷ lệ (%) Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%) Dạt 869 18,8 34.760 20,9 Đạt 3.749 81,2 131.215 79,1 Tổng 4.618 100,0 165.975 100,0 Từ bảng 2 cho thấy, trung bình cá có chất lượng không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao, với 18,8% về số lượng cá thể và 20,9% về khối lượng. Trong đó, Loại Dạt bao gồm cả các cá thể có khối lượng trên 30 kg nhưng có chất lượng kém hoặc bị trầy xước hoặc cơ thể không nguyên vẹn. Kết quả điều tra cũng cho thấy, gần 90% ngư dân cho rằng việc đánh giá chất lượng cá tại cảng chưa đảm bảo tính minh bạch do không có có đơn vị độc lập (bên thứ 3) có năng lực để giám sát trong khi giá cá phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, bên bán và bên mua cũng tìm được điểm chung là “thuận mua” và “vừa bán”. Tuy nhiên, đây là hệ luỵ và nguyên nhân chính làm giảm nhu cầu, nguyện vọng của ngư dân trong việc cải thiện quy trình, công nghệ bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác. Kết quả khảo sát 10 cơ sở thu mua với 24 lượt tàu, 1.051 cá thể và 38.620 kg cá ngừ đại dương tại cảng cá Hòn Rớ được thể hiện ở bảng 3. Các doanh nghiệp thu mua xác định chất lượng cá ngừ theo phương pháp đánh giá cảm quan và phân nhóm ra các mức gồm: A, B, C và D. Trong đó, nhóm sản phẩm được xếp loại A, B và C là các cá thể có chất lượng đảm bảo với mức giá cao hơn so với nhóm D – nhóm sản phẩm được xem là phế phẩm nên có mức giá 35 ÷ 50% so với các nhóm còn lại. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55 Bảng 3. Thống kê kết quả đánh giá chất lượng cá ngừ đại dương. Phân loại Số lượng cá thể (con) Tỷ lệ(%) Khối lượng (kg) Tỷ lệ (%) A 0 0,0 0 0,0 B 257 24,5 9.522 24,8 C 578 55,0 20.973 54,2 D 216 20,6 8.125 21,0 Tổng 1.051 100,0 38.620 100 Từ bảng 3 cho thấy, tại cảng cá Hòn Rớ cá ngừ chỉ được xếp vào 3 loại, B, C và D, không có cá thể nào đạt loại A. Trong đó, nhóm C chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng cá thể và khối lượng cá ngừ, lần lượt là là 55,0% và 54,2%; tiếp đến là nhóm B tương ứng là 24,5% về cá thể và 24,8% về khối lượng và nhóm D có tỷ lệ thấp nhất, tương ứng là 20,6% về cá thể và 21,0% về khối lượng. So với kết quả điều tra từ các chủ tàu hoặc thuyền trưởng với kết quả đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ cá ngừ có chất lượng kém (tương ứng với mức D hoặc Dạt) chiếm tỷ lệ gần giống nhau khoảng từ 19 ÷ 21% về cá thể và 20 ÷ 21% về khối lượng. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Ngư dân hoạt động khai thác cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa sử dụng các dụng cụ xử lý cá giống với các tỉnh Phú Yên và Bình Định, gồm: Tấm thảm lót sàn, vồ làm choáng cá, dùi phá huỷ não, dao xả máu và cắt bỏ mang, nội tạng, cưa cắt vây cá. - Hầm bảo quản cá ngừ sử dụng 2 loại vật liệu cách nhiệt là EPS và PU. Trong đó, vật liệu EPS được sử dụng phổ biến, với 77,3% và 22,7% số tàu còn lại sử dụng vật liệu PU. - Độ dày lớp cách nhiệt của hầm bảo quản dao động từ 10 ÷ 25 cm. Trong đó, chủ yếu dày từ 15 ÷< 20 cm, với 66,7%; tiếp đến là từ 10 ÷< 15 cm, với 21,3% và có 12,0% số tàu sử dụng lớp cách nhiệt dày từ 20 ÷< 25 cm. - Quy trình xử lý cá trên tàu câu gồm 6 công đoạn, được thực hiện theo tuần tự như sau: Làm choáng cá Phá hủy não Xả máu Bỏ ruột, mang và vây Rửa sạch cá Chuẩn bị bảo quản (nhồi đá vào bụng, hốc mang và bọc cá bằng túi nilon hoặc vải). - Ngư dân chỉ sử dụng duy nhất phương pháp bảo quản lạnh cá ngừ bằng nước đá. Quy trình bảo quản gồm 3 công đoạn, được thực hiện theo tuần tự như sau: Chuẩn bị hầm và đá Xếp cá vào hầm Phủ và xăm đá. - Công tác xử lý và bảo quản cá còn một số bất cập như: Ngư dân chưa phá hủy hệ thần kinh nên các cơ thịt cá vẫn hoạt động mặc dù cá đã được xả máu; chưa chú trọng việc xả máu triệt để trong cơ thể cá; thời gian xử lý cá kéo dài; không thực hiện công đoạn ngâm hạ nhiệt trước khi xếp cá vào hầm bảo quản. - Chất lượng cá ngừ sau quá trình bảo quản chưa cao, tỷ lệ hao hụt (không đảm bảo chất lượng) từ 189 ÷ 21% về cá thể và 20 ÷ 21% về khối lượng, điều đáng quan tâm là không có cá đạt chất lượng loại A. - Ngư dân cũng cho rằng, việc đánh giá chất lượng cá ngừ hiện nay chưa khách quan và cần có đơn vị thứ 3 đứng ra để kiểm định. 2. Khuyến nghị Để cải thiện chất lượng cá ngừ và nâng cao giá trị kinh tế, ngư dân cần tuân thủ ng- hiêm ngặt quy trình, kỹ thuật xử lý và bảo quản cá ngừ theo yêu cầu của doanh nghiệp thu mua hoặc các nhà khoa học đã đề xuất. Bên cạnh đó, cần cải tạo hầm bảo quản nhằm nâng cao khả năng giữ nhiệt, làm giảm mức tiêu hao đá trong quá trình bảo quản và qua đó cải thiện được chất lượng cá. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của công tác bảo quản và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn nghề câu nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tại Khánh Hòa. 56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021 TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2019), Quyết định số 988/QĐ-BNN-TCTS ngày 26/3/2019 ban hành quy định về việc công bố danh sách cảng cá chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. 2. Chi cục Thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà (2020), Báo cáo năng lực khai thác và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2020. 3. Cục thống kê tỉnh Khánh Hoà (2017), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà năm 2016. 4. Cục thống kê tỉnh Khánh Hoà (2018), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà năm 2017. 5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hoà (2019), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà năm 2018. 6. Cục thống kê tỉnh Khánh Hoà (2020), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà năm 2019. 7. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (1999), Bảo quản và chế biến cá ngừ làm Sashimi. Sổ tay kỹ thuật, NXB Nông nghiệp. 8. Nguyễn Anh Tuấn (2013), Sự biển đối chất lượng của cá ngừ đại dương trong quá trình khai thác, xử lý và bảo quản trên tàu câu tay kết hợp ánh sáng. Báo cáo chuyên đề, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định. 9. Nguyễn Long (2006), Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 10. Nguyễn Trọng Lương, Nguyễn Quốc Khánh và CS (2015), Nghiên cứu sự tác động của ngư cụ, phương pháp khai thác và nguồn sáng đến đối tượng cá ngừ đại dương trong vùng đánh bắt. Báo cáo chuyên đề, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định. 11. Nguyễn Trọng Lương, Phạm Thị Thanh Thủy và Vũ Kế Nghiệp (2020), "Đánh giá hiệu quả khai thác của đội tàu câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa", Tạp chí Nông nghiệ p và Phá t triể n Nông thôn, (10), pp. 126-133. 12. Nguyễn Trọng Lương và Vũ Kế Nghiệp (2019), "Hiện trạng khai thác cá ngừ đại dương trên tàu câu tay kết hợp ánh sáng tại Khánh Hòa", Tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản, (4), pp. 49-56. 13. Nguyễn Trọng Lương, Vũ Kế Nghiệp và CS (2020), Công nghệ khai thác cá ngừ đại dương (công nghệ câu cá ngừ và công nghệ bảo quản cá ngừ). Báo cáo tổng kết đề tài, Trường Đại học Nha Trang. 14. Nguyễn Trọng Lương, Vũ Kế Nghiệp và Phạm Thị Thanh Thủy (2021), "So sánh hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác cá ngừ đại dương tại Khánh Hoà", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (283), pp. 121-130. 15. Phạm Ngọc Hòe (2005), Kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, chế biến cá ngừ trên tàu và tại nhà máy, dịch vụ hậu cần phục vụ cho đội tàu khai thác cá ngừ tại Trường Sa, NXB Nông nghiệp. 16. Phan Đăng Liêm, Lê Văn Bộ, Phạm Văn Tuyển và CS (2016), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 17. Trần Đức Phú, Phan Xuân Quang và CS (2017), Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá bằng vật liệu Polyurethane (PU) ở tỉnh Sóc Trăng. Báo cáo tổng kết dự án, Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang. 18. Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản (2013), Điều tra thực trạng bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác của đội tàu câu vàng cá ngừ đại dương và đề xuất giải pháp. Báo cáo chuyên đề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếng Anh 19. Constantine S. (2002), Sample - Based fi shery surveys - A technical handbook. FAO, Rome, 132pp. 20. George M. H. (1989), Fish processing subtainability and new opportunities, Wiley blackwell. 21. Yamane T. (1967), Statistics: An Introductory Analysis. 2nd Ed., New York: Harper and Row.
File đính kèm:
- hien_trang_bao_quan_va_chat_luong_ca_ngu_dai_duong_cua_doi_t.pdf