Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng

Tổ chức sự kiện là môn học bắt buộc thuộc các môn học đào tạo nghề trong

chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề “Dịch vụ nhà hàng“. Môn học này nhằm

trang bị cho người học những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ phục vụ nhà hàng của người

học. Môn học này cần được tổ chức giảng dạy trước các môn học nghiệp vụ nhà hàng.

- Tổ chức sự kiện là môn học lý thuyết, đánh giá kết quả bằng kiểm tra hết môn.

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 1

Trang 1

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 2

Trang 2

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 3

Trang 3

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 4

Trang 4

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 5

Trang 5

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 6

Trang 6

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 7

Trang 7

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 8

Trang 8

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 9

Trang 9

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 60 trang minhkhanh 11440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng

Giáo trình Tổ chức sự kiện nghề: Quản trị nhà hàng
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II 
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG 
GIÁO TRÌNH 
TỔ CHỨC SỰ KIỆN 
NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ 
 (Ban hành theo quyết định số /2018/QĐ-TCĐKNII ngày tháng năm 2018 của Hiệu 
trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II) 
TpHCM, tháng 03 năm 2018 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đich khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
Mã tài liệu: 
LỜI GIỚI THIỆU 
Tổ chức sự kiện là môn học bắt buộc thuộc các môn học đào tạo nghề trong 
chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề “Dịch vụ nhà hàng“. Môn học này 
nhằm trang bị cho người học những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ phục vụ nhà 
hàng của người học. Môn học này cần được tổ chức giảng dạy trước các môn học 
nghiệp vụ nhà hàng. 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2018. 
 Người biên soạn 
 ThS. Ngô Thị Hồng 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
Chương 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN ............... 1 
I.Khái quát hoạt động tổ chức sự kiện ....................................................................1 
1.Lịch sử ra đời ...................................................................................................1 
2.Khái niệm Tổ chức sự kiện................................................................................1 
3.Phân loại ..........................................................................................................3 
4.Ý nghĩa của hoạt động tổ chức sự kiện ..............................................................5 
5.Những nhân tố tác động đến hoạt động tổ chức sự kiện ...................................7 
6.Quy trình tổ chức sự kiện ..................................................................................12 
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN XÚC TIẾN SỰ KIỆN
...................................................................................................................... 14 
I.Thu thập thông tin ...................................................................................... 14 
1.1 Khái niệm thông tin............................................................................. 14 
1.2. Vai trò của thông tin ........................................................................... 14 
1.3 Nguồn thu tin ...................................................................................... 14 
1.4. Xử lý tin ............................................................................................. 14 
II.Hình thành chủ đề ..................................................................................... 15 
2.1. Chủ đề sự kiện là gì? .......................................................................... 15 
2.2. Hình thành chủ đề cho sự kiện ........................................................... 15 
2.3. Các ý tưởng cho sự kiện ..................................................................... 16 
III.Xây dựng chương trình ............................................................................ 17 
3.1 Khái niệm ........................................................................................... 17 
3.2 Vai trò ................................................................................................. 17 
3.3 Các căn cứ xây dựng chương trình ...................................................... 17 
3.4 Nội dung ............................................................................................. 17 
IV.Tiếp xúc – đàm phán ................................................................................ 20 
4.1 Nghệ thuật mở đầu câu chuyện ........................................................... 22 
4.2 Nghệ thuật dẫn dắt .............................................................................. 24 
4.3 Nghệ thuật Kết thúc ............................................................................ 26 
V. Ký kết hợp đồng ...................................................................................... 26 
5.1 Khái niệm ........................................................................................... 26 
5.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng (Tham khảo phần phụ lục) .................. 26 
Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ SỰ KIỆN
...................................................................................................................... 27 
I. Chuẩn bị tài chính ..................................................................................... 27 
1.1 Dự toán ngân sách tổ chức sự kiện là gì?............................................. 27 
1.2 Các yêu cầu đối với nhà tổ chức sự kiện và nhà đầu tư sự kiện khi lập dự 
toán ngân sách .......................................................................................... 27 
1.3 Các nhóm chi phí cơ bản trong tổ chức sự kiện ................................... 28 
1.4 Các hình thức lập dự toán ngân sách tổ chức sự kiện .......................... 34 
II. Chuẩn bị cơ sở vật chất ........................................................................ 37 
2.1 Địa điểm ............................................................................................. 37 
2.2 Trang thiết bị ...................................................................................... 41 
III. Chuẩn bị nhân sự .................................................................................... 44 
3.1 Xác định mô hình tổ chức lao động ..................................................... 44 
3.2 Các chức danh trong tổ chức sự kiện ................................................... 48 
Chương 4: CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN DIỄN RA SỰ KIỆN
...................................................................................................................... 53 
I. TỔ CHỨC KHAI MẠC SỰ KIỆN ......................................................... ... 
đảm bảo lợi ích của bộ phận mình có thể xung đột với các bộ phận chức năng 
khác. 
Trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện lớn khi vận dụng mô hình này thường 
tiến hành việc luân chuyển đội ngũ nhân viên qua các khu vực chức năng khác 
nhau nhằm tăng sự hiểu biết cho nhân viên, tăng sự gắn kết và phối hợp trong 
công việc. 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 46 
Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức lao động theo chức năng 
 Nhà quản lý sự 
kiện 
(General 
manager) 
 Đạo diễn nội dung 
chương trình 
Quản lý thương 
mại 
 Quản lý 
truyền 
thông và 
hành chính 
 Quản lý các dịch 
vụ trong sự kiện 
 Quản lý bán 
hàng trong sự 
kiện 
 Quản lý 
quan hệ 
công chúng 
 trợ lý 
nội 
dung 
sự kiện 
 Lễ tân 
quan hệ 
với tài 
trợ 
 quan 
hệ về 
giấy 
phép 
 phụ 
trách 
địa 
điểm 
 phụ 
trách 
các nhà 
cung 
ứng 
 Phụ 
trách 
bán 
hàng 1 
 Phụ 
trách 
bán 
hàng 2 
 Phụ trách 
marketing 
hoặc kinh 
doanh du 
lịch 
 Phụ 
trách 
các 
lính 
vực 
chức 
năng 
khác 
 Nv. tổ chức 
trình diễn 1 
 Nv. tổ chức 
trình diễn 2 
 nhân viên 
marketing 
 Nv. 
3.1.3. Mô hình tổ chức lao động kiểu ma trận 
Mô hình tổ chức lao động kiểu ma trận (Program-based matrix strucctures) là 
mô hình tổ chức lao động hỗn hợp, có sự kết hợp của các bộ phận chức năng để 
tiến hành tổ chức hoạt động theo từng nội dung công việc. Dưới đây là một ví 
dụ về mô hình tổ chức lao động kiểu ma trận. 
Sơ đồ 03: Ví dụ về mô hình tổ chức lao động kiểu ma trận 
Nhà quản lý sự kiện 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 47 
Các hệ thống hỗ trợ Các địa điểm 
Khu vực 
đón tiếp 
Khu vực 
hội thảo 
Khu vực vui 
chơi giải trí 
Khu vực 
ăn uống 
Hệ thống an ninh 
Hệ thống vận chuyển 
Hệ thống thông tin liên 
lạc 
3.1.4. Mô hình tổ chức lao động kiểu đa cấp hay cấu trúc mạng 
Mô hình tổ chức lao động kiểu đa cấp hay cấu trúc mạng (Multi-organisational 
or network structures) là mô hình được áp dụng đối với các sự kiện có số lượng 
nhân viên tham gia không lớn (ít hơn 20 người), nhưng nội dung công việc lại 
tương đối nhiều. Mô hình này gần giống mô hình đơn giản nhưng có nhiều cấp 
hơn. 
Thực tế trong mô hình này, các mảng công việc được giao cho người phụ trách 
còn việc tiến hành được ký kết với các nhà cung ứng. Ví dụ: sau khi ký kết với 
một công ty đảm bảo an ninh, nhân viên phụ trách an ninh chỉ có trách nhiệm 
giám sát và phối hợp với lãnh đạo của nhóm nhân viên này. 
Sơ đồ 04: Mô hình tổ chức lao động kiểu đa cấp hay cấu trúc mạng 
 Nhà quản lý sự kiện 
(Event manager) 
Phụ trách địa 
điểm 
(Venue 
management) 
 Phụ trách 
về các nhà 
cung ứng 
dịch vụ 
(Catering 
company) 
 Phụ trách tài 
chính 
(Accounting 
consunltant) 
 Phụ trách 
Marketing 
(Marketing 
consutancy) 
Nhà cung cấp 
dịch vụ trung 
gian 
 Nhà cung 
ứng 
 Các nhân 
viên 
 Các nhân 
viên 
 Các nhân 
viên 
Các nhân viên 
Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm được nguồn nhân lực của nhà tổ chức sự 
kiện, như không cần duy trì một đội ngũ nhân viên thường xuyên lớn mà chỉ cần 
hợp tác mang tính sự vụ với các nhà cung ứng. Một ưu điểm khác là tận dụng 
được tính chuyên nghiệp của các nhà cung ứng dịch vụ trên cơ sở các hợp đồng 
chi tiết về cung ứng dịch vụ. Ngoài ra ngân sách tổ chức sự kiện cũng được dự 
toán chính xác (trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết với các nhà cung ứng 
trung gian). 
Một số hạn chế của mô hình này là chất lượng của các dịch vụ phụ thuộc rất 
lớn và các nhà cung ứng dịch vụ trung gian. Ngoài ra nếu nhân viên phụ trách 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 48 
các mảng này nếu thiếu những hiểu biết nhất định về lĩnh vực mà mình phụ 
trách, cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát, phối hợp cũng có thể 
làm ảnh hưởng đến chất lượng nói chung của cả chương trình. 
3.2 Các chức danh trong tổ chức sự kiện 
Như trên đã trình bày, tùy theo quy mô và loại hình sự kiện cũng như mô hình 
tổ chức lao động của sự kiện có thể có nhiều chức danh khác nhau. Khái quát 
công việc có thể chia thành các nhóm chức danh cơ bản sau: 
- Nhà quản lý sự kiện 
- Các cán bộ quản lý trung gian 
- Nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện 
- Nhân viên cung ứng các dịch vụ trong tổ chức sự kiện 
Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn các chức danh nói trên. 
3.2.1. Nhà quản trị sự kiện 
Nhà quản lý sự kiện (General manager/ Event manager): là người quản lý cao 
nhất, đại diện cho doanh nghiệp tổ chức sự kiện, (và cả nhà đầu tư sự kiện trong 
một sự kiện cụ thể) có trách nhiệm lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát mọi hoạt 
động của quá trình tổ chức sự kiện. Nhà quản lý sự kiện thường là người thuộc 
biên chế của doanh nghiệp tổ chức sự kiện. 
Trong đa số trường hợp nhà quản trị sự kiện chính là trưởng ban tổ chức sự 
kiện. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong một số trường hợp nhà đầu tư sự kiện chỉ 
định trưởng ban tổ chức sự kiện với tư cách là người giám sát chung, mang tính 
danh nghĩa khi triển khai sự kiện. Trong trường hợp này các công việc chính 
trong tổ chức sự kiện vẫn thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị sự kiện 
Sau khi đã ký kết hợp đồng với nhà đầu tư sự kiện, doanh nghiệp tổ chức sự 
kiện cần giao nhiệm vụ tiến hành sự kiện cho một nhà quản lý sự kiện thích 
hợp. Mặc dù vẫn được sự tư vấn, hỗ trợ từ doanh nghiệp tổ chức sự kiện, nhưng 
việc giao nhiệm vụ cho một nhà quản lý cụ thể là việc làm cần thiết để tiến hành 
thành công các công việc trong tổ chức sự kiện. 
Nhà quản lý sự kiện sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm và tham gia lập kế 
hoạch, điều hành, giám sát mọi hoạt động trong quy trình tổ chức sự kiện nhằm 
đạt được các mục tiêu mà chủ đầu tư sự kiện cũng như nhà tổ chức sự kiện đã 
đặt ra. Nhà quản lý sự kiện chính là đại diện cho doanh nghiệp tổ chức sự kiện 
thực hiện các mục tiêu của sự kiện, vì vậy họ không chỉ có lên kế hoạch và thực 
hiện mà còn tham gia xây dựng ý tưởng, chương trình, tổ chức truyền thông, 
quan hệ với các đối tác Họ phải có những hiểu biết và nghiệp vụ cơ bản trong 
việc xây dựng chương trình, thiết kế sản xuất, âm thanh ánh sáng, viết kịch bản, 
hậu cần, lên chi phí, thương thảo và dĩ nhiên là quan hệ khách hàng nữa, nói 
chung là phải hiểu biết trên nhiều phương diện. 
Nhà quản lý sự kiện phải tham dự vào tất cả các bước trong quy trình tổ chức 
sự kiện như: giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư sự kiện; lập 
kế hoạch tổ chức sự kiện; lựa chọn địa điểm; chuẩn bị tổ chức sự kiện; lập dự 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 49 
toán ngân sách ban đầu; với khách hàng, thăm dò địa điểm, làm rõ brief của 
khách hàng, dự trù ngân sách ban đầu, tính toán dòng lợi nhuận, giấy tờ, lịch 
trình, tổng quan thiết kế địa điểm, lắp đặt kỹ thuật.... Với trách nhiệm như vậy 
đòi hỏi nhà quản lý sự kiện phải có rất nhiều những tố chất cũng như yêu cầu 
cần thiết. 
3.2.2. Các cán bộ quản lý trung gian 
Các cán bộ quản lý trung gian là các cán bộ phụ trách một mảng công việc/ 
một chức năng/ một khâu/ một bộ phận trong quá trình tổ chức sự kiện, họ chịu 
sự lãnh đạo của Nhà quản lý sự kiện. Ví dụ: Cán bộ lập kế hoạch tổ chức sự 
kiện (Event planer); Cán bộ quản lý thương mại (Commercial manager), cán bộ 
quản lý truyền thông và hành chính (Media administration manager), cán bộ 
quản lý các dịch vụ trong sự kiện (Tournament administration manager), cán bộ 
quản lý bán hàng trong sự kiện (Sales manager), Đạo diễn nội dung chương 
trình (Tournament director) Các cán bộ quản lý trung gian đa số là người 
thuộc biên chế của doanh nghiệp tổ chức sự kiện, tuy nhiên họ cũng có thể là 
người do doanh nghiệp tổ chức sự kiện thuê tham gia làm việc theo kiểu sự vụ 
cho một sự kiện nào đó. 
Trong thực tế các cán bộ quản lý trung gian cũng được gọi chung là nhà quản 
lý sự kiện hay event manager; để tiện nghiên cứu trong tài liệu này chúng tôi 
gọi người lãnh đạo cao nhất của một sự kiện là nhà quản lý sự kiện còn các nhà 
quản lý cấp dưới được gọi là cán bộ quản lý trung gian. 
3.2.3. Nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện 
Nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện, là những người trực tiếp tham gia thực 
hiện hoặc quản lý các nội dung công việc trong quá trình tổ chức sự kiện và 
chịu sự lãnh đạo của cán bộ quản lý trung gian tương ứng, thuộc nhóm này tùy 
theo loại hình và quy mô sự kiện có thể có rất nhiều các chức danh khác nhau. 
Ví dụ với một sự kiện lớn (Giải quần vợt Úc mở rộng) có thuộc nhóm này có 
thể có các chức danh như: nhân viên quan hệ với tài trợ (Sponsorship 
coodinator); nhân viên quan hệ về giấy phép (Licensing coodinator); Lễ tân 
(Receptionist), trợ lý quản lý dịch vụ trong sự kiện (Tournament administration 
assistant), phụ trách địa điểm (Site coodinator), quan hệ với các nhà cung ứng 
(Tournament coodinator); nhân viên bán hàng (Corporate sales executive); nhân 
viên quan hệ công chúng (Publicity manager); nhân viên phụ trách marketing/ 
du lịch (Tourism/marketin coordinator); nhân viên phụ trách các mảng chức 
năng khác (Function coordinator) Tương tự như các cán bộ quản lý trung 
gian, nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện cũng có thể là người thuộc biên chế 
của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp tổ chức sự kiện thuê tham gia làm việc 
theo tính chất sự vụ. 
3.2.4. Nhân viên cung ứng các dịch vụ trong tổ chức sự kiện 
Nhân viên cung ứng các dịch vụ trong tổ chức sự kiện là những người tham gia 
vào việc cung ứng các dịch vụ có trong một sự kiện như các dịch vụ kỹ thuật, an 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 50 
ninh, trình diễn, ăn uống đa số các nhân viên ở nhóm này đến từ các nhà cung 
ứng trung gian dịch vụ tổ chức sự kiện (tuy nhiên cũng có thể thuộc biên chế 
của doanh nghiệp tổ chức sự kiện đối với các công việc thường xuyên, ví dụ: 
dẫn chương trình, thiết kế, trang trí) 
Các chức danh thuộc nhóm này rất đa dạng, nó liên quan đến rất nhiều lĩnh 
vực khác nhau như: 
- Các công việc liên quan đến trang trí, trình diễn: Người dẫn chương trình 
(MC); nhân viên PG; nhân viên thiết kế, nhân viên trang trí; nhân viên kỹ thuật 
âm thanh, ánh sáng; diễn viên 
- Các công việc liên quan đến công tác tiếp tân: nhân viên bảo vệ, an ninh; nhân 
viên lễ tân; nhân viên hướng dẫn 
- Các công việc liên quan đến dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan vui chơi giải 
trí: là các chức danh trong từng dịch vụ cụ thể này (ví dụ trong dịch vụ lưu trú là 
nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng) 
Tham khảo: Các nhóm nhân sự trong bộ phận Tiệc: Thông thường có 4 nhóm: 
 Nhóm bán hàng (Selling staff) 
 Nhóm thực hiện (Executing staff) 
 Nhóm dịch vụ bên ngoài (Outside contractors) 
 Nhóm hỗ trợ (Supporting staff) 
 Vai trò và trách nhiệm các bộ phận: 
 1. NHÓM BÁN HÀNG (SELLING STAFF ) 
 a. Giám đốc tiệc (Catering Manager/Banquet Sale Director) 
 Báo cáo cho giám đốc ẩm thực 
 Giám sát việc bán hàng 
 Kiểm soát, dự báo doanh thu 
 Cùng bếp trưởng soạn thực đơn 
 Lập kế hoạch quảng cáo 
 Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động 
b. Nhân Viên nhận Tiệc (Banquet Sales) 
 Báo cáo cho Giám đốc tiệc (Catering Director/Banquet Sale Director) 
 Nghiêm túc chấp hành chính sách về hành chánh và thông tin (Đơn giá, 
Hình thức đặt cọc, Dài x rộng sảnh tiệc.) 
 Luôn hỗ trợ khách hàng suốt thời gian diễn ra tiệc 
 Kỹ năng bán hành, giao tiếp tốt, kiến thức chuyên môn cao 
 Khả năng dự đoán tình hình cạnh tranh 
 Quan hệ tốt với khách hàng, đồng nghiệp 
 c. Thư Ký Tiệc (Banquet Office Staff) 
 Thực hiện công việc hành chính, văn thư văn phòng 
 Giao tiếp tốt qua điện thoại 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 51 
 Trí nhớ tốt và khả năng tổ chức công việc 
 2. NHÓM THỰC HIỆN (EXECUTING STAFF ) 
 a. Quản lí tiệc (Banquet Manager) 
 + Trách nhiệm: 
 Thiết kế sơ đồ tiệc 
 Lập bảng phân công nhân sự 
 Giám sát mọi việc: chuẩn bị và phục vụ 
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho nhân viên 
- Giao quyền cho nhân viên 
- Biết khả năng nhân viên hỗ trợ nhân viên 
- Giao thời hạn hoàn tất 
- Theo dõi công việc của nhân viên 
 Kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước tiệc 
 Kiểm tra thực đơn, trình tự phục vụ 
 Đảm bảo an toàn, vệ sinh 
+ Phẩm chất: 
 Có kỹ năng điều hành tốt 
 Có thể chất tốt để làm việc nhiều giờ 
 Ngoại hình dễ nhìn, thanh lịch, thân thiện, bình tĩnh trước áp lực 
b. Tổ trưởng tiệc (Banquet Captain) 
 + Trách nhiệm: 
 Phụ trách tiệc nhỏ hoặc 1 khu vực trong tiệc lớn 
 Kiểm tra số khách và bếp ăn cùng bếp trưởng 
 Giám sát, nhắc nhở nhân viên 
 Đáp ứng nhu cầu đặc biệt của khách 
 + Phẩm chất: 
 Có khả năng giám sát và hướng dẫn phục vụ tốt 
 Có thể chất tốt ,làm việc trong nhiều giờ 
 Ngoại hình dễ nhìn, thanh lịch 
c. Nhân Viên Phục Vụ Tiệc (Banquet Waiter) 
 Sắp xếp phòng họp, tiệc theo sơ đồ 
 Phục vụ ăn uống theo thực đơn 
 Thu dọn sau tiệc 
d. Bếp Trưởng Tiệc (Banquet Chef) 
 Báo cáo Bếp trưởng chính 
 Trách nhiệm về thức ăn 
 Sức khỏe tốt, kỹ năng nấu bếp giỏi 
 Có tính sáng tạo 
 Kỹ năng quản lí, tổ chức tốt 
Giáo trình Tổ chức sự kiện 
Bộ môn Quản trị nhà hàng – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 52 
e. Nv Bếp Nóng /Nguội (Banquet Cook/Pantry Worker) 
 Chuẩn bị thức ăn 
 Khéo tay trang trí, tỉa củ 
 Sức khỏe tốt, chịu áp lực cao 
 Sẵn sàng làm việc nhiều giờ 
 Kỹ năng làm việc nhóm 
g. Nv Vệ Sinh (Banquet Steward) 
 Vệ sinh, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất 
3. NHÓM DỊCH VỤ BÊN NGOÀI (OUTSIDE CONTRACTORS) 
 Chuyên gia chụp ảnh 
 Công ty cho thuê thiết bị nghe nhìn 
 Chuyên viên trang trí hoa 
 Ban nhạc 
 Nhóm nhạc, ca sỹ, nhóm múa, nhóm hài – danh hài 
 Đội ngũ nhân viên khánh tiết (nhóm múa) 
 Nhân viên bảo vệ 
 .. 
4. NHÓM HỖ TRỢ (SUPPORTING STAFF) 
 Nhân viên kỹ thuật điện, mộc; nhân viên thu ngân; nhân viên vệ sinh; 
nhân viên bếp; nhân viên trang trí...... 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_su_kien_nghe_quan_tri_nha_hang.pdf