Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản

 Vị trí: Môn học “Sinh lý Động vật Thủy sản” là môn học cơ sở ngành bắt

buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. Môn học được

giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở: Ngư loại học, Thủy sinh vật.

Sự phát triển của môn sinh lý động vật thủy sản gắn liền với sự phát triển của nghề

nuôi trồng thủy sản, nó giúp giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng

do sản xuất đề ra, để góp phần nâng cao năng suất nghề NTTS.

- Tính chất: Nội dung môn học cung cấp cho người học kiến thức về quy luật

hoạt động sinh lý của các cơ quan của ĐVTS. Ứng dụng được các quy luật sinh lý

của các hệ cơ quan nhằm nâng cao năng suất trong nuôi trồng thủy sản.

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 1

Trang 1

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 2

Trang 2

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 3

Trang 3

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 4

Trang 4

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 5

Trang 5

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 6

Trang 6

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 7

Trang 7

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 8

Trang 8

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 9

Trang 9

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 91 trang minhkhanh 16781
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản

Giáo trình Sinh lý động vật thủy sản
1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: SINH LÝ ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 
2020 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Giáo trình “Sinh lý động vật thủy sản” là tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học 
tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Mọi mục 
đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
3 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU VÀ TUẦN HOÀN 
1. Sinh lý máu 9 
2. Sinh lý tuần hoàn 19 
CHƯƠNG 2. SINH LÝ HÔ HẤP 26 
1. Môi trường hô hấp 26 
2. Cơ chế hô hấp của cá 28 
3. Một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp 29 
4. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với hô hấp của cá 30 
5. Cơ quan hô hấp phụ 31 
CHƯƠNG 3: SINH LÝ TIÊU HÓA 37 
1. Đại cương về tiêu hoá 37 
2. Sự tiết dịch trong ống tiêu hóa 39 
3. Sự tiêu hóa thức ăn 39 
4. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể 41 
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa ở cá 42 
6. Cơ chế kiểm soát lượng ăn và phương pháp tính toán lượng ăn của 
cá 
44 
CHƯƠNG 4: SINH LÝ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 47 
1. Đại cương về trao đổi chất của động vật thủy sinh 47 
2. Vai trò và sự trao đổi các chất trong cơ thể 47 
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ tiêu tốn năng lượng và trao đổi 
chất 
52 
4. Cơ sở khoa học của việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của ĐVTS 53 
CHƯƠNG 5: SINH LÝ BÀI TIẾT 57 
4 
1. Khái niệm về bài tiết 57 
2. Vai trò của thận và quá trình tiết niệu trong việc điều hòa áp suất 
thẩm thấu 
57 
3. Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu 60 
CHƯƠNG 6: SINH LÝ NỘI TIẾT VÀ SINH SẢN 
1. Sinh lý nội tiết 66 
2. Sinh lý sinh sản 79 
Tài liệu tham khảo 89 
5 
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
Tên môn học: Sinh lý Động vật Thủy sản 
Mã môn học: MH 11 
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí 
nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 1 giờ) 
I. Vị trí, tính chất môn học: 
- Vị trí: Môn học “Sinh lý Động vật Thủy sản” là môn học cơ sở ngành bắt 
buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. Môn học được 
giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở: Ngư loại học, Thủy sinh vật. 
Sự phát triển của môn sinh lý động vật thủy sản gắn liền với sự phát triển của nghề 
nuôi trồng thủy sản, nó giúp giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng 
do sản xuất đề ra, để góp phần nâng cao năng suất nghề NTTS. 
- Tính chất: Nội dung môn học cung cấp cho người học kiến thức về quy luật 
hoạt động sinh lý của các cơ quan của ĐVTS. Ứng dụng được các quy luật sinh lý 
của các hệ cơ quan nhằm nâng cao năng suất trong nuôi trồng thủy sản. 
- Nhiệm vụ của sinh lí học: 
+ Nghiên cứu các quy luật về sự phát sinh, phát triển và biến đổi các cơ 
quan chức năng của cơ thể động vật trong tác dụng qua lại giữa cơ thể với môi 
trường, tìm hiểu cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 
Để nghiên cứu được sinh lí học, cần nghiên cứu 3 mặt sau: 
+ Đặc tính cơ bản và đặc trưng hoạt động của tế bào, tổ chức. 
+ Chức năng đặc thù của các cơ quan, các hệ thống và mối quan hệ 
giữa chúng với nhau. 
+ Hoạt động sống của cơ thể hoàn chỉnh. 
- Sinh lí động vật thủy sản là một môn khoa học cơ sở giúp hiểu rõ về 
những cơ chế hoạt động và thích nghi của động vật thuỷ sản. 
- Sinh lí học tác động rất lớn tới ngành nuôi trồng thuỷ sản. Thông qua 
môn khoa học này, người nuôi thuỷ sản tìm được phương pháp nuôi thích hợp 
để đạt năng suất cao, giúp các nhà nghiên cứu về động vật thuỷ sản có cơ sở 
khoa học để đưa ngành khoa học phát triển. 
II. Mục tiêu môn học: 
- Kiến thức: 
+ Cung cấp cho sinh viên kiến thức về chức năng của các cơ quan và các qui 
luật hoạt động sống của các cơ quan trong sự tương tác giữa cơ thể với môi trường. 
- Kỹ năng: 
+ Xác định được các chỉ tiêu sinh lý của các cơ quan trong cơ thể động vật 
thủy sản; 
6 
+ Xác định quy luật hoạt về sự phát sinh, phát triển, biến đổi chức năng và 
định hướng vận dụng các qui luật này vào sản xuất; 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
Có thái độ nghiêm túc, chịu khó trong học tập, liên hệ giữa kiến thức lý 
thuyết với thực tiễn. 
III. Nội dung môn học: 
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 
TT Tên chương, mục Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực hành, 
thí nghiệm, 
thảo luận, 
bài tập 
Kiểm 
tra 
1. Chương 1. Sinh lý máu và tuần hoàn 6 2 4 
2. Chương 2. Sinh lý hô hấp 8 2 6 
3. Chương 3. Sinh lý tiêu hoá 7 2 5 
4. Chương 4. Sinh lý trao đổi chất và 
năng lượng 
10 4 6 
5. Chương 5. Sinh lý bài tiết 4 1 3 
6. Chương 6. Sinh lý nội tiết và sinh sản 10 4 5 1 
 Cộng 45 15 29 1 
2. Nội dung chi tiết 
Chương 1. Sinh lý máu và tuần hoàn Thời gian: 6 giờ 
1. Mục tiêu: 
- Hiểu, trình bày hoạt động sinh lý của tim, hệ thống mạch máu. 
- Phân biệt chức năng sinh lý của các thành phần của máu. Trình bày cơ chế 
đông máu. 
- Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu ở cá. 
- Ứng dụng cơ chế sinh lý máu và tuần hoàn trong sản xuất và đời sống 
2. Nội dung chương: 
2.1. Sinh lý máu 
7 
2.1.1. Khái niệm 
2.1.2. Chức năng sinh lý của máu 
2.1.3. Lượng máu trong cơ thể 
2.1.4. Cấu tạo máu 
2.1.5. Đặc tính lý hóa học và thành phần hóa học của máu 
2.1.6. Cơ chế đông máu 
2.2. Sinh lý tuần hoàn 
2.2.1. Cấu tạo và chức năng của tim 
2.2.2. Hệ mạch và sự tuần hoàn máu 
Thực hành: Xác định một số chỉ tiêu máu 
Chương 2. Sinh lý hô hấp Thời gian: 8 giờ 
1. Mục tiêu: 
- Trình bày cơ chế hoạt động sinh lý của hệ hô hấp. Các chỉ tiêu sinh lý hô 
hấp của cá...Từ đó có ứng dụng vào thực tế sản xuất. 
- Các nhân tố môi trường tác động ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cá. 
2. Nội dung: 
2.1. Môi trường hô hấp 
2.2. Cơ chế hô hấp của cá 
2.3. Một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp 
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến h ... rứng 
thoái hóa, thời gian này kéo dài chừng 30-45 ngày. Kết thúc giai đoạn 6, noãn sào 
trở về giai đoạn 2. 
2.2.2. Đặc tính sinh lý của tinh trùng 
84 
Tinh trùng gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi. 
Tinh trùng có khả năng vận động độc lập do sự co duỗi của phần đuôi. 
Hoạt động của tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng để xác định sức sống của tinh 
trùng. Vận động của tinh trùng ở trong nước thường có 2 giai đoạn 
Vận động xoáy và tiến về phía trước. 
Vận động yếu dần theo hình thức dao động quả lắc. 
Năng lực, tốc độ và thời gian vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức 
độ thành thục và điều kiện môi trường sống của nó. Năng lượng cung cấp cho 
tinh trùng phụ thuộc vào sự phân giải gluxit, là năng lượng dự trữ của tinh trùng. 
Thời gian vận động của tinh trùng trong nước của các loài cá rất khác nhau 
và nói chung đều rất ngắn, độ thành thục ảnh hưởng đến thời gian vận động của 
tinh trùng. Ví dụ cá chép 3 phút, cá Diếc 1 – 3,2 phút. 
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sức sống và khả năng vận động của 
tinh trùng. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp thì tốc độ vận động của tinh trùng 
tăng lên khi nhiệt độ tăng nhưng thời gian sống ngắn lại. 
Ứng dụng: tinh trùng cá chép bảo quản ở nhiệt độ 0 – 20C sống được 8 
ngày vẫn có khả năng thụ tinh. Tinh trùng cá Tầm ở 1 - 4 0C sống lâu nhất (19 
ngày), cá Hồi 48 giờ. 
Cá nước ngọt áp suất thẩm thấu của tế bào chất tinh trùng tương đương với 
dung dịch nước muối NaCl 0,5%. Tinh trùng cá nước ngọt được phóng vào nước 
có áp suất thẩm thấu thấp hơn so với tinh trùng, làm cho nó bị trương lên. Tế bào 
chất của tinh trùng ở phần đuôi có nhiệm vụ điều chỉnh sự chênh lệch về áp suất 
thẩm thấu, giữ cho nó không bị trương nước. 
Tinh trùng cá nước ngọt không có khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu ở 
môi trường có áp suất thẩm thấu cao. Ví dụ như ở nước biển, nó không ngăn cản 
được hiện tượng mất nước của tế bào chất. Nhưng tinh trùng cá nước ngot có thể 
sống lâu hơn trong môi trường có áp suất thẩm thấu hơi cao hơn nước ngọt, ví dụ 
nước muối NaCl 0,5 %. 
Tinh trùng cá biển có áp suất thẩm thấu tế bào chất tương đương với dung 
dịch nước muối 0,75 % = 7,5 ‰ nhỏ hơn áp suất thẩm thấu nước biển. Nó có cơ 
chế điều tiết chống sự mất nước của tế bào chất, duy trì khả năng hoạt động. Tinh 
trùng cá biển bảo quản được lâu hơn nếu để chúng trong dung dịch muối 7,5 ‰. 
Điều này giải thích cá Đối không sinh sản trong nước ngọt, lợ có nồng độ muối 
thấp. 
85 
Biện pháp bảo quản tinh trùng: giữ ở nhiệt độ thấp, khô trong môi trường 
có nồng độ muối thích hợp. Bảo quản tinh trùng ở trạng thái nguyên tinh dịch, 
điều kiện khô kín thì tinh trùng sống lâu hơn. 
2.2.3. Đặc tính lý hoá của trứng thụ tinh. 
Sau khi trứng cá được thụ tinh có nhiều biến đổi lớn về sinh thái. 
Hình thành xoang bao trứng: sau khi thụ tinh, trứng cá trương phồng lên nước 
từ bên ngoài thấm qua màng trứng vào trong, tách màng ngoài ra khỏi màng noãn 
hoàng tạo thành nang bao trứng. Quá trình này có sự tham gia của men. Xoang bao 
trứng hình thành có tác dụng ngăn cản không cho tinh trùng khác chui vào. 
Áp suất thẩm thấu và sự điều chỉnh của trứng thụ tinh: Áp suất thẩm thấu 
của trứng thụ tinh bao gồm áp suất thẩm thấu của tế bào chất và của dịch trong 
xoang trứng. Sự biến đổi của áp suất thẩm thấu lúc này là do biến đổi của dịch 
trong bao trứng. Áp suất thẩm thấu của tế bào chất không thay đổi, nó tương 
đương với áp suất thẩm thấu của trứng cá xương nước ngọt và nước mặn đều 
không thay đổi theo nồng độ của muối trong môi trường. 
Nước: nước rất cần cho quá trình phát triển phôi, nước lấy một phần từ môi 
trường vào, một phần do tổ chức phôi phân phối lại, chủ yếu là phôi nang. 
Tỷ trọng: trứng các loài cá khác nhau có tỷ trọng khác nhau tương đối lớn. 
Môt số loài trứng có tỷ trọng nhỏ nên nổi lên trên mặt nước, một số loài khác 
trứng có tỷ trọng lớn nên chìm xuống dưới nước, khi sắp kết thúc thời kỳ phôi 
thai thì tỷ trọng tăng lên làm cho trứng chìm xuống đáy. Một số loài cá có trứng 
chìm nhưng khi kết thúc thời kỳ phôi thì tỷ trọng giảm, trứng nổi lên trên mặt 
nước. Sự thay đổi tỷ trọng này có thể là một sự thích nghi với điều kiện dinh 
dưỡng của cá con khi mới nở. 
2. 3. Sự biến đổi sinh lý sinh hoá của cá trong thời gian thành thục và thải sản 
phẩm sinh dục 
Khác với các động vật có xương sống khác thì cá sống ở dưới nước và có 
khả năng tái sản xuất rất cao. Khối lượng tuyến sinh dục có thể đạt tới 30% khối 
lượng cơ thể, nếu tính cả mùa sinh sản thì nó có thể đạt tới 150 – 200%. Đối với 
cá không có tập tính di cư sinh sản, trong quá trình phát triển tuyến sinh dục các 
chất dinh dưỡng cho cơ thể và tạo buồng trứng thì được cung cấp từ thức ăn lấy 
vào. Khối lượng tương đối của tuyến sinh dục tăng lên theo sinh trưởng. Việc 
hình thành tuyến sinh dục của cá có thể kéo dài theo việc mất các chất dự trữ 
trong cơ thể, nếu như số lượng các chất dự trữ đó thu nhận theo con đường dinh 
dưỡng không đáp ứng được. 
Đối với cá di cư sinh sản không ăn và vật chất tạo ra trong cơ thể phải dị 
hóa để sinh năng lượng đảm bảo cho quá trình di cư đồng thời là các chất tạo cho 
86 
buồng trứng. Do vậy cá di cư sinh sản rất gầy. Đối với cá hồi khi di cư đến bãi đẻ 
trứng hàm lượng lipit giảm đến 99%, Pr giảm 72%, hàm lượng các muối vô cơ 
giảm 65%, lượng nước tăng lên. 
2. 3.1. Hàm lượng Protein 
Hàm lượng Protein trong trứng cao nhất ở giai đoạn 4 - 5, thấp nhất giai 
đoạn 6, 2. Gan và cơ có tác dụng quan trọng trong quá trình tạo thành của tế bào 
sinh dục, nhất là sự tổng hợp của Protein histon để tạo thành nucleoprotein. 
Nghiên cứu ở cá Hypophthalmichthys molixtrix ở giai đoạn 4 lượng Protein của 
tuyến sinh dục tăng lên 8% khối lượng noãn sào, khi đó lượng Protein ở gan giảm 
1 %. Ngoài ra Protein còn được cung cấp từ thức ăn. 
Ở các loài cá di cư thì sự biến đổi càng rõ nét hơn, do trong quá trình di cư 
chúng ngừng ăn, nhưng vẫn phải hoàn thành quá trình phát triển thành thục sinh 
dục, tiêu hao năng lượng cho di cư. Ví dụ: cá Hồi đực tiêu hao 1,7 %, cá cái tiêu 
hao 1,38% lượng Protein cơ thể. 
2. 3.2. Hàm lượng Lipit 
Ví dụ: cá mè trắng khi ở giai đoạn 2, 3 mỡ tuyến sinh dục tăng lên rõ rệt, 
mỡ ở cơ và gan tăng lên rõ rệt, còn mỡ cơ thể vẫn giữ bình thường. 
Đến giai đoạn 4 mỡ trong noãn sào tiếp tục tăng còn mỡ cơ gan giảm 
xuống. Khi hàm lượng mỡ trong noãn sào đạt mức cao nhất thì mỡ trong cơ và 
gan giảm xuống đến mức thấp nhất. 
Ở cá di cư thì hầu như toàn mỡ dự trữ của cơ thể được sử dụng hết trong 
quá trình di cư sinh sản. Ví dụ cá hồi viễn đông trước khi di cư mỡ 15,5 % đến 
bãi đẻ chỉ còn 2,2 %. Vì vậy cá trước mùa sinh sản tích luỹ nhiều lipit (độ béo 
cao) hứa hẹn mùa sinh sản tốt. 
Li pit đảm bảo nguồn nguyên liệu để tổng hợp cho sản phẩm sinh dục của 
cá. Quá trình này sảy ra trong thời gian rất ngắn và tiêu tốn rất nhiều năng lượng, 
có hai chỉ số về lipit: Chỉ số tích lũy lipit và chỉ số phân giải lipit. Nếu như trước 
thời gian thành thục sinh dục, sinh sản, con cá nào mà tích lũy nhiều lipit, sẽ hứa 
hẹn mùa sinh sản tốt. 
2.3.3. Hàm lượng Gluxit 
Glycogen ở gan bị phân giải thành glucose cung cấp năng lượng cho cá di 
cư trao đổi chất. Cá cái khi chưa tham gia sinh sản chứa 24,9 mg/g là glycogen. 
Khi tham gia sinh sản còn 0,5 mg/g. 
2.3.4. Các biến đổi khác 
Hàm lượng muối giảm trong thời gian sinh sản. 
Hàm lượng nước tăng 
87 
Hàm lượng ADN và ARN được tổng hợp tăng lên. 
Hàm lượng hormon sinh dục có sự thay đổi: hoormon tuyến giáp trạng tăng 
lên, tuyến thượng thận tăng. Hàm lượng cortisone trong máu của cá đực tăng lên 
từ 22- 27mg%, cortisol trong máu cá đực tăng từ 11- 66 mg%; Hoormon tuyến 
sinh dục cũng tăng hàm lượng testosteron của cá đực khi di cư sinh sản lúc đầu từ 
10,6 mg% đến bãi đẻ là 13,3 mg% 
Calogen thay đổi làm cho da, vay, vây ở một số phần dày lên sừng hoá. 
2.4. Cơ chế quá trình rụng trứng và đẻ trứng và thoái hóa buồng trứng 
2. 4.1. Khái niệm của rụng trứng và đẻ trứng 
Rụng trứng: khi tế bào trứng đã phát dục thành thục và tách khỏi màng 
follicul rơi vào xoang buồng trứng hoặc xoang thân (cá không có khoang buồng 
trứng) gọi là rụng trứng. 
Hiện tượng trứng thành thục từ xoang buồng trứng hoặc xoang cơ thể đưa 
ra ngoài cơ thể qua huyệt niệu sinh dục của cá gọi là đẻ trứng. 
2.4.2. Cơ chế rụng trứng và đẻ trứng. 
Cơ chế rụng trứng và đẻ trứng của cá chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên 
trong và bên ngoài. 
Tác dụng của bạch cầu: khi sắp rụng trứng, bạch cầu tập trung nhiều ở 
tuyến sinh dục, chúng chui vào màng Follicul, làm cho màng này phồng lên bạch 
cầu tiết nhiều men phân giải Protein làm cho tế bào kẽ màng Follicul kém bền 
vững bị phá vỡ trứng rơi ra ngoài. 
Sự co bóp cơ của noãn sào, sự tăng thể tích tương đối của tế bào trứng là 
những yếu tố cùng với tác dụng của enzym phân giải protein đã làm cho tế bào 
trứng thoát khỏi màng follicul một cách nhanh chóng. 
Tác dụng của hormon: các hormon của tuyến sinh dục nội tiết và hormon 
hướng sinh dục của não thuỳ thể. 
Các nhân tố môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, dòng chảy và lưu tốc của nước 
hàm lượng chất khí, độ pH của nước, sự có mặt cá đực, chất đáy, vật bám (đối với 
cá đẻ trứng dính). 
Hormon tuyến giáp trạng trong quá trình sinh sản cần tiêu hao năng lượng, 
cường độ trao đổi chất tăng lên rõ rệt, hiện tượng này có liên quan tích cực đến sự 
hoạt động của tuyến giáp, tiết nhiều hormon thyroxin. 
2.4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chủ yếu đối với sự thành 
thục và thải sản phẩm sinh dục của cá. 
2.4.3.1. Nhiệt độ 
88 
Mỗi loài cá đòi hỏi tổng nhiệt lượng thành thục nhất định. Ví dụ cá mè 
trắng TQ cần khoảng 18000 – 20000 độ ngày. Cá cùng loài sống ở các vùng nước 
khác nhau có nhiệt độ khác nhau thì tuổi thành thục khác nhau. 
Mỗi loài cá có phạm vi nhiệt độ đẻ trứng thích hợp nhất định. Ví dụ cá 
Chép 17 – 200c, cá vược Lucioperca lucioperca 12 -140C. Nếu nhiệt độ thấp kéo 
dài thì thời gian thành thục của tế bào sinh dục cũng kéo dài thậm chí không 
thành thục được. 
2.4.3.2. Thức ăn 
Các chất dinh dưỡng được cấp từ thức ăn là nguồn năng lượng cho mọi 
hoạt động sinh lý của cơ thể và là nguyên liệu tạo nên sản phẩm sinh dục của cá. 
Để đảm bảo cho tế bào sinh dục phát triển thành thục, cá phải tăng cường 
trao đổi chất, tiêu hao năng lượng, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Nếu thiếu dinh 
dưỡng, quá trình phát triển và thành thục sinh dục bị chậm lại. 
Sự thành thục sinh dục của cá phụ thuộc cả vào số lượng và chất lượng 
thức ăn, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Do vậy, khi chăm sóc, 
nuôi dưỡng cần phải chú ý cân đối hàm lượng protein, lipit, gluxit, vitamin, 
khoáng trong thức ăn, đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn. 
2.4.3.3. Ánh sáng 
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự phát triển và thành thục của tuyến sinh dục 
của nhiều loài cá. Tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm cho các hồi Stoalvelinus 
fontinalis sinh sản sớm hơn so với điều kiện tự nhiên. 
Tác dụng của ánh sáng đối với cá đực và cá cái là không giống nhau. Ánh 
sáng kích thích sự phát triển và thành thục của cá gai cái nhưng lại không có tác 
dụng đối với cá gai đực. 
Ánh sáng tác động đến sự thành thục của tế bào sinh dục trước hết là tác 
động lên hệ thần kinh trung ương thông qua thị giác, rồi ảnh hưởng đến não thùy 
thông qua vùng dưới đồi, từ đó tác động đến tuyến sinh dục. Bóng tối có thể làm 
cho khả năng chế tiết hormon của não thùy thoái hóa do đó làm teo tuyến sinh 
dục. 
Ngoài ra ánh sáng mặt trời còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành thục của 
cá thông qua thay đổi nhiệt độ của môi trường. 
2.4.3.4. Oxy 
Oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành thục sinh dục của 
cá. Trong quá trình phát triển, thành thục của tế bào sinh dục, trao đổi chất của cơ 
thể tăng lên rõ rệt, kéo theo nhu cầu oxy của cơ thể tăng. Nếu hàm lượng oxy hòa 
tan trong nước thấp sẽ làm chậm quá trình này. 
89 
2.4.3.5. Các điều kiện khác 
Các nhân tố môi trường tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố đối với sự phát 
dục, thành thục và đẻ trứng của cá. Ngoài các nhân tố môi trường kể trên còn cần 
phải kể đến dòng chảy, chất đáy, vật bám của trứng, sự có mặt của cá đực 
Ví dụ: cá mè, cá trắm, cá trôi khi chúng đã di cư đến bãi đẻ nếu gặp mưa 
lũ, tốc độ dòng chảy tăng lên, độ trong của nước giảm thì chỉ sau vài giờ là cá 
đẻ trứng. Ngược lại nếu không có những điều kiện ấy thì cá chưa đẻ. 
Đối với cá chép nếu không có giá thể cho trứng bám thì chúng không đẻ. 
Cá chọi nhất thiết phải có mặt cá đực mới có thể rụng trứng và đẻ trứng. 
5. Cơ chế thụ tinh và nở 
5.1. Sự thụ tinh 
Trứng cá tiết ra gamone hoạt hóa tinh trùng, là chất hướng dẫn hóa hoc, 
giúp cho tinh trùng tiến về phía trứng 
Một số loại gamone khác có tác dụng: bất động hay ngưng kết tinh trùng 
sau khi trứng đã thụ tinh 
Tinh trùng tiết ra androgamone làm giảm hoạt động của tinh trùng để đỡ 
phí năng lượng, tan lớp nhầy của vỏ trứng 
Cá xương: đơn thụ tinh chỉ một tinh trùng chui vào trứng qua vi khổng; Cá 
sụn: đa thụ tinh, nhiều tinh trùng xâm nhập vào trứng, nhưng chỉ có một tinh 
trùng hòa hợp vật chất di truyền với trứng 
Có hiện tượng tách màng đệm khỏi màng noãn hoàng, tạo khoảng không 
quanh noãn hoàng 
Màng đệm thấm đối với nước và các phân tử nhỏ, các phân tử lớn hơn có 
bản chất keo bị giữ lại trong khoảng không quanh noãn hoàng 
Màng đệm trở lên cứng bảo vệ phôi ở giai đoạn đầu. 
5.2. Sự nở 
- Sự nở của ấu trùng (cá bột) phụ thuôc vào nhiệt độ, cung cấp ô xy 
- Là kết quả của sự làm mền màng đệm bởi enzyme hóa học từ tuyến ngoại 
bì, tuyến nội bì. 
- Khi phôi bắt đầu nở, có sự vận động rất nhiều 
90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Trịnh Hữu Hằng, Trịnh Dục Tú, Trần cao Đường. (1994). Sinh lý học người và 
động vật. 
2 Bùi Lai, Mai Đình Yên (1981), Cơ sở sinh thái sinh lý cá. NXB Nông nghiệp. 
3 Phạm Tân Tiến (2010), Cơ sở sinh lý cá và những ứng dụng vào thực tế sản xuất. 
NXB Giáo dục Việt Nam. 
4 Dương Tuấn (1982) Bài giảng sinh lý cá. Đại học Thủy sản 
91 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_ly_dong_vat_thuy_san.pdf