Giáo trình môn Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện, nếu xem xét dƣới góc độ của doanh nghiệp đó là một

hoạt động kinh doanh tƣơng đối mới mẻ ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của

nền kinh tế, khoa học công nghệ, thông tin. dịch vụ tổ chức sự kiện đã có

những bƣớc phát triển đáng kể ở Việt Nam. Tuy nhiên các tài liệu hƣớng dẫn về

tổ chức sự kiện còn rời rạc, chƣa đƣợc hệ thống, chƣa đƣợc tiếp cận với sự phát

triển của tổ chức sự kiện của các nƣớc phát triển trên thế giới cũng nhƣ những

đặc thù riêng về tổ chức sự kiện ở Việt Nam.

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 69 trang minhkhanh 60806
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Tổ chức sự kiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Tổ chức sự kiện

Giáo trình môn Tổ chức sự kiện
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: TỔ CHỨC SỰ KIỆN 
NGÀNH/NGHỀ: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐNĐL ngày thángnăm 
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt) 
(Tài liệu lưu hành nội bộ) 
Lâm Đồng, năm 2017 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nội dung của giáo trình Tổ chức sự kiện đã đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa 
những nội dung đƣợc giảng dạy ở các trƣờng dạy nghề, kết hợp với những nội dung 
mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo phục vụ sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 
Giáo trình đƣợc biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới, đề 
cập những nội dung cơ bản, cốt yếu để tùy theo tính chất của các ngành nghề đào 
tạo mà nhà trƣờng tự điều chỉnh cho thích hợp và không trái với quy định của 
chƣơng trình khung đào tạo nghề. 
Với mong muốn đó giáo trình đƣợc biên soạn, nội dung giáo trình bao 
gồm: 
Chƣơng 1: Khái quát hoạt động tổ chức sự kiện 
Chƣơng 2: Các hoạt động cơ bản giai đoạn xúc tiến sự kiện 
Chƣơng 3: Các hoạt động cơ bản giai đoạn tổ chức sự kiện 
Chƣơng 4: Các hoạt động cơ bản giai đoạn diễn ra sự kiện 
Chƣơng 5: Công tác tổ chức giai đoạn kết thúc sự kiện 
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Du lịch, Trƣờng Cao đẳng Nghề Đà Lạt cũng 
nhƣ sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình 
này. 
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất 
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của ngƣời đọc để lần xuất bản sau giáo trình 
đƣợc hoàn thiện hơn. 
Đà Lạt, ngày 20 tháng 06 năm 2017 
Tham gia biên soạn 
1. Chủ biên: Nguyễn An 
1 
MỤC LỤC 
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN ............... 6 
1. Khái niệm .......................................................................................................... 6 
2. Mục đích ............................................................................................................ 9 
3.Yêu cầu ............................................................................................................. 10 
3.1 Các thành phần tham gia sự kiện: ................................................................. 10 
3.2 .1 Nhà đầu tƣ sự kiện .................................................................................... 11 
3.2.2 Nhà tài trợ sự kiện: ..................................................................................... 11 
3.2.3 Nhà tổ chức sự kiện .................................................................................... 12 
3.2.4 Khách hàng của nhà tổ chức sự kiện .......................................................... 12 
3.2.5 Nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện: .......................................... 12 
3.2.6 Tình nguyện viên tham gia sự kiện ............................................................ 13 
3.2.7 Khách mời tham gia sự kiện ...................................................................... 13 
3.2.8 Khách vãng lai tham gia sự kiện ................................................................ 13 
3.2.9 Chính quyền và cƣ dân nơi diễn ra sự kiện: ............................................... 14 
4. Phân loại của tổ chức sự kiện .......................................................................... 14 
4.1 Theo quy mô, lãnh thổ .................................................................................. 14 
4.2 Theo hình thức và mục đích .......................................................................... 15 
4.3 Theo nội dung ............................................................................................... 18 
5. Ý nghĩa của hoạt động tổ chức sự kiện với các thành phần tham gia sự kiện 18 
5.1 Đối với doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện .............................................. 19 
5.2 Đối với doanh nghiệp cần tổ chức sự kiện .................................................... 23 
6. Những nhân tố tác động đến hoạt động tổ chức sự kiện ................................. 25 
6.1 Nhóm nhân tố khách quan............................................................................. 25 
6.2 Nhóm nhân tố chủ quan ................................................................................ 28 
7. Quy trình tổ chức sự kiện ................................................................................ 30 
7.1 Tiếp xúc ......................................................................................................... 30 
7.2 Đàm phán ...................................................................................................... 31 
7.3 Xây dựng kế hoạch ........................................................................................ 31 
7.4 Ký kết ............................................................................................................ 32 
7.5 Quy trình lập tiến độ cho công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện ........................ 33 
2 
CHƢƠNG 2 CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN XÚC TIẾN SỰ 
KIỆN ......................................................................................................................... 1 
1. Công tác thu thập thông tin ............................................................................... 1 
1.1 Khái niệm thông tin ......................................................................................... 1 
1.2 Vai trò của thông tin ........................................................................................ 2 
1.3 Nguồn thu tin ................................................................................................... 3 
1.4 Xử lý tin ............................................................................... ... hất định về lĩnh vực mà mình 
phụ trách, cũng nhƣ thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát, phối hợp cũng có 
thể làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nói chung của cả chƣơng trình 
4.2 Về chất lƣợng 
Nhƣ trên đã trình bày, tùy theo quy mô và loại hình sự kiện cũng nhƣ mô 
hình tổ chức lao động của sự kiện có thể có nhiều chức danh khác nhau. Khái 
quát công việc có thể chia thành các nhóm chức danh cơ bản sau: 
- Nhà quản lý sự kiện 
- Các cán bộ quản lý trung gian 
- Nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện 
- Nhân viên cung ứng các dịch vụ trong tổ chức sự kiện 
Dƣới đây, chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn các chức danh nói 
trên. 
 Nhà quản trị sự kiện 
Nhà quản lý sự kiện (General manager/ Event manager): là ngƣời quản lý 
cao nhất, đại diện cho doanh nghiệp tổ chức sự kiện, (và cả nhà đầu tƣ sự kiện 
trong một sự kiện cụ thể) có trách nhiệm lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát mọi 
hoạt động của quá trình tổ chức sự kiện. Nhà quản lý sự kiện thƣờng là ngƣời 
thuộc biên chế của doanh nghiệp tổ chức sự kiện. 
Trong đa số trƣờng hợp nhà quản trị sự kiện chính là trƣởng ban tổ chức 
sự kiện. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong một số trƣờng hợp nhà đầu tƣ sự kiện chỉ 
định trƣởng ban tổ chức sự kiện với tƣ cach là ngƣời giám sát chung, mang tính 
danh nghĩa khi triển khai sự kiện. Trong trƣờng hợp này các công việc chính 
trong tổ chức sự kiện vẫn thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị sự kiện 
Sau khi đã ký kết hợp đồng với nhà đầu tƣ sự kiện, doanh nghiệp tổ chức 
sự kiện cần giao nhiệm vụ tiến hành sự kiện cho một nhà quản lý sự kiện thích 
hợp. Mặc dù vẫn đƣợc sự tƣ vấn, hỗ trợ từ doanh nghiệp tổ chức sự kiện, nhƣng 
việc giao nhiệm vụ cho một nhà quản lý cụ thể là việc làm cần thiết để tiến hành 
thành công các công việc trong tổ chức sự kiện. 
Nhà quản lý sự kiện sẽ là ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm và tham gia lập 
 kế hoạch, điều hành, giám sát mọi hoạt động trong quy trình tổ chức sự kiện 
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà chủ đầu tƣ sự kiện cũng nhƣ nhà tổ chức sự kiện 
đã đặt ra. Nhà quản lý sự kiện chính là đại diện cho doanh nghiệp tổ chức sự 
kiện thực hiện các mục tiêu của sự kiện, vì vậy họ không chỉ có lên kế hoạch và 
thực hiện mà còn tham gia xây dựng ý tƣởng, chƣơng trình, tổ chức truyền 
thông, quan hệ với các đối tác Họ phải có những hiểu biết và nghiệp vụ cơ 
bản trong việc xây dựng chƣơng trình, thiết kế sản xuất, âm thanh ánh sáng, viết 
kịch bản, hậu cần, lên chi phí, thƣơng thảo và dĩ nhiên là quan hệ khách hàng 
nữa, nói chung là phải hiểu biết trên nhiều phƣơng diện. 
Nhà quản lý sự kiện phải tham dự vào tất cả các bƣớc trong quy trình tổ 
chức sự kiện nhƣ: giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tƣ sự kiện; 
lập kế hoạch tổ chức sự kiện; lựa chọn địa điểm; chuẩn bị tổ chức sự kiện; lập 
dự toán ngân sách ban đầu; với khách hàng, thăm dò địa điểm, làm rõ brief của 
khách hàng, dự trù ngân sách ban đầu, tính toán dòng lợi nhuận, giấy tờ, lịch 
trình, tổng quan thiết kế địa điểm, lắp đặt kỹ thuật.... Với trách nhiệm nhƣ vậy 
đòi hỏi nhà quản lý sự kiện phải có rất nhiều những tố chất cũng nhƣ yêu cầu 
cần thiết. Hãy tham khảo những ý kiến của ngƣời trong nghề tổ chức sự kiện ở 
Việt Nam ở hộp sau. 
Hộp 4.6. Các tố chất và yêu cầu cơ bản của cán bộ quản lý sự kiện 
Tố chất của Event manager 
Làm việc trong lĩnh vực event (tổ chức sự kiện) thì dễ, nhƣng để làm 
thành công và trở thành một leader (lãnh đạo) tốt thì không phải ai cũng có khả 
năng làm đƣợc. Chúng ta hãy cùng bàn về tố chất để trở thành một event 
manager tốt xem nó nhƣ thế nào, để cùng trau dồi rèn luyện. 
- Tính chủ động và quyết đoán cao: Suốt ngày ngồi đợi ngƣời khác phân 
công công việc cho mình rồi làm theo thì dù hoàn thành rất tốt cũng không thể 
trở thành leader giỏi. Khi một tình huống khó khăn xảy ra với event, nếu không 
nhanh chóng tháo vát tìm cách xoay sở, mà bị động ngồi chờ hay đi hỏi hết ý 
kiến ngƣời này đến ngƣời khác thì chỉ có đổ vỡ. Tất nhiên chủ động không có 
nghĩa là vƣợt quyền, mà chính sự nhanh nhạy sẽ mách bảo cho bạn biết lúc nào 
thì nên hỏi ý kiến, lúc nào nên tự quyết. 
- Biết cách tổ chức công việc: Một leader giỏi không phải là một ngƣời 
biết làm hết mọi thứ, mà cho dù biết làm hết mọi thứ thì họ vẫn phân công lại 
cho team của mình và quản lý chung công việc một cách khoa học để tất cả theo 
một dòng chảy nhẹ nhàng suôn sẻ nhất. 
 - Điềm tĩnh: Nếu làm event mà cứ có cảm giác rối bời trƣớc các sự cố thì 
rõ ràng không có năng khiếu làm event manager, mà cho dù có rối bời trong 
bụng thì cũng ko nên để cấp dƣới thấy bạn vò đầu bứt tai vì nhƣ vậy họ sẽ hoang 
mang tinh thần. 
Ngoài các yêu cầu trên, có ý kiến bổ sung: 
- Thứ nhất, khả năng giải quyết vấn đề (bao gồm cả việc điềm tĩnh, nhìn 
nhận vấn đề, 
quyết đoán ... tất tần tật những gì hỗ trợ cho việc xử lý vấn đề đó) 
- Thứ hai là khả năng tổ chức, xắp xếp công việc. 
- Thứ ba là tầm nhìn hay cụ thể hơn là khả năng dự đoán, phán đoán. Vì 
đôi lúc có những rủi ro tiềm tàn trong một sự kiện nhƣng chẳng ai nhận ra hết. 
Thì khi đó, một event manager cần nhận thấy và định hƣớng cho các thành viên 
trong team (đội/ nhóm) mình giải quyết vấn đề. 
Các cán bộ quản lý trung gian 
Các cán bộ quản lý trung gian là các cán bộ phụ trách một mảng công 
việc/ một chức năng/ một khâu/ một bộ phận trong quá trình tổ chức sự kiện, họ 
chịu sự lãnh đạo của Nhà quản lý sự kiện. Ví dụ: Cán bộ lập kế hoạch tổ chức sự 
kiện (Event planer); Cán bộ quản lý thƣơng mại (Commercial manager), cán bộ 
quản lý truyền thông và hành chính (Media administration manager), cán bộ 
quản lý các dịch vụ trong sự kiện (Tournament administration manager), cán bộ 
quản lý bán hàng trong sự kiện (Sales manager), Đạo diễn nội dung chƣơng 
trình (Tournament director) Các cán bộ quản lý trung gian đa số là ngƣời 
Thứ tƣ là khả năng hòa nhập, hòa đồng. 
Một số ý kiến bổ sung: 
Theo tôi, Event manager thì cần thêm là tài giao tiếp tốt với khách hàng, 
công ty và phải thƣờng xuyên học hỏi, tiếp thu các loại hình nghệ thuật, văn hóa 
từ các nƣớc khác thông qua tivi, sách báo 
Giải quyết vấn đề trong một event cần có sự quyết đoán và thẳng thắn, 
bùng nổ những cái không thể thành có thể. Điều đó có thể làm cho ngƣời khác 
mất lòng hay phật ý nhƣng khi giải quyết xong vấn đề mọi ngƣời sẽ hiểu và 
thông cảm cho mình 
(Theo www.f-event.com.vn) 
 thuộc biên chế của doanh nghiệp tổ chức sự kiện, tuy nhiên họ cũng có thể là 
ngƣời do doanh nghiệp tổ chức sự kiện thuê tham gia làm việc theo kiểu sự vụ 
cho một sự kiện nào đó. 
Trong thực tế các cán bộ quản lý trung gian cũng đƣợc gọi chung là nhà 
quản lý sự kiện hay event manager; để tiện nghiên cứu trong tài liệu này chúng 
tôi gọi ngƣời lãnh đạo cao nhất của một sự kiện là nhà quản lý sự kiện còn các 
nhà quản lý cấp dƣới đƣợc gọi là cán bộ quản lý trung gian. 
Hộp 4.7. Các bước cơ bản để trở thành chuyên gia tổ chức sự kiện 
Vì vậy, muốn trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện thành công thì phải biết 
lắng nghe 
những điều từ phía khách hàng muốn, phát triển mối quan hệ và đàm phán với 
khách hàng. 
Tự tạo kinh nghiệm trong tầm tay 
Bạn có thể học đƣợc nhiều điều bổ ích cho việc tổ chức sự kiện từ các lớp 
học, sách 
vở hoặc internet. Ngoài ra bạn cũng có thể học thông qua kinh nghiệm cá nhân. 
Làm việc và tổ chức vui chơi theo nhóm sẽ rất thuận lợi cho việc tìm kiếm 
những kinh nghiệm về óc tổ chức. Đây cũng là một cách tốt để tạo ra mối quan 
hệ cộng đồng giúp bạn vun đắp cho công việc mới khi bạn đã sẵn sàng. 
Bạn cũng có thể tự nguyện tham gia những sự kiện tổ chức tại công ty bạn 
đang làm việc. Nếu công ty của bạn có bộ phận PR, đây là một bộ phận ít nhân 
Nếu bạn hằng mơ ƣớc trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện, đây là 
những bƣớc cơ 
bản dẫn đến sự thành công cho công việc này: 
Đánh giá kỹ năng hiện có của bạn 
Trƣớc khi bạn muốn rũ bỏ công việc hiện tại để trở thành một chuyên gia 
tổ chức sự kiện, việc cần làm trong lúc này là bạn phải đánh giá một cách trung 
thực những kỹ năng hiện có của bạn để bảo đảm cho việc bạn có thể thành công 
khi trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện hay không. 
Một chuyên gia tổ chức sự kiện phải có óc tổ chức tốt, trí tƣởng tƣợng 
phong phú và những kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Công việc tổ chức sự kiện chủ 
yếu hƣớng về công chúng. 
 viên nhƣng rất quan trọng, bạn nên đề nghị giúp đỡ họ. Bạn sẽ đƣợc học hỏi một 
công việc mới trong lúc vẫn đang làm công việc của mình. 
Tập làm một chuyên gia tổ chức sự kiện thuê 
Tập làm một chuyên gia tổ chức sự kiện thuê sẽ cho bạn những mối quan 
hệ vô giá chuẩn bị cho thành công trong tƣơng lai. Bạn có thể liên hệ các khách 
sạn và khu nghỉ mát, các tổ chức từ thiện, trung tâm hội nghị, các câu lạc bộ thể 
thao ngoài trời và thậm chí cả những khu vui chơi giải trí nhƣ công viên... là 
những nơi thuê các chuyên gia tổ chức sự kiện. 
Bắt đầu cho việc tổ chức sự kiện 
Khi bạn bắt đầu cho công việc của mình, bạn nên cân nhắc kỹ về hình 
thức tổ chức sự kiện nào mà bạn muốn lập kế hoạch. Nếu bạn có khả năng thu 
hút sự chú ý của công chúng thì bạn có thể tham gia các tổ chức từ thiện hoặc 
các lễ hội. Nếu bạn thích tổ chức chung theo một nhóm thì bạn có thể chọn tổ 
chức các cuộc họp, hội thảo hoặc tƣơng tự nhƣ vậy. 
Phát triển mối quan hệ với khách hàng 
Hầu hết các mối quan hệ đều quan trọng, và bạn sẽ tổ chức sự kiện với 
những khách hàng của mình. Đó là những công ty cung cấp các sản phẩm và 
dịch vụ cho sự kiện nhƣ những ngƣời chủ khách sạn, những ngƣời buôn bán 
hoa, công ty cung cấp trang thiết bị, nhà nhiếp ảnh 
Hãy nghiên cứu thông tin từ mỗi doanh nghiệp mà bạn tiếp xúc để đƣa ra 
mức giá phù hợp cho việc tổ chức. Lịch sự và nhã nhặn với nhân viên của họ. 
Luôn làm theo phần nào những ý tƣởng của họ và không tiếc lời cảm ơn đến họ. 
Tạo ra mối quan hệ tốt, bạn sẽ có đƣợc nhiều khách hàng. 
Bạn có thể tiếp tục học hỏi và phát triển sau khi đã thực sự trở thành một 
chuyên gia tổ chức sự kiện. Một trong những cách tốt nhất để thành công là 
tham gia vào các hoạt động xã hội. 
Nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện: 
Nhân viên tác nghiệp tổ chức sự kiện, là những ngƣời trực tiếp tham gia 
thực hiện hoặc quản lý các nội dung công việc trong quá trình tổ chức sự kiện và 
chịu sự lãnh đạo của cán bộ quản lý trung gian tƣơng ứng, thuộc nhóm này tùy 
theo loại hình và quy mô sự kiện có thể có rất nhiều các chức danh khác nhau. 
Ví dụ với một sự kiện lớn (Giải quần vợt Úc mở rộng) có thuộc nhóm này có thể 
có các chức danh nhƣ: nhân viên quan hệ với tài trợ (Sponsorship coodinator); 
nhân viêcn quan hệ về giấy phép (Licensing coodinator); Lễ tân (Receptionist), 
trợ lý quản lý dịch vụ trong sự kiện (Tournament administration assistant), phụ 
 trách địa điểm (Site coodinator), quan hệ với các nhà cung ứng (Tournament 
coodinator); nhân viên bán hàng (Corporate sales executive); nhân viên quan hệ 
công chúng (Publicity manager); nhân viên phụ trách marketing/ du lịch 
(Tourism/marketin coordinator); nhân viên phụ trách các mảng chức năng khác 
(Function coordinator) Tƣơng tự nhƣ các cán bộ quản lý trung gian, nhân viên 
tác nghiệp tổ chức sự kiện cũng có thể là ngƣời thuộc biên chế của doanh nghiệp 
hoặc do doanh nghiệp tổ chức sự kiện thuê tham gia làm việc theo tính chất sự 
vụ. 
 Nhân viên cung ứng các dịch vụ trong tổ chức sự kiện 
Nhân viên cung ứng các dịch vụ trong tổ chức sự kiện là những ngƣời 
tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ có trong một sự kiện nhƣ các dịch vụ kỹ 
thuật, an ninh, trình diễn, ăn uống đa số các nhân viên ở nhóm này đến từ các 
nhà cung ứng trung gian dịch vụ tổ chức sự kiện (tuy nhiên cũng có thể thuộc 
biên chế của doanh nghiệp tổ chức sự kiện đối với các công việc thƣờng xuyên, 
ví dụ: dẫn chƣơng trình, thiết kế, trang trí) 
Các chức danh thuộc nhóm này rất đa dạng, nó liên quan đến rất nhiều 
lĩnh vực khác nhau nhƣ: 
- Các công việc liên quan đến trang trí, trình diễn: Ngƣời dẫn chƣơng 
trình (MC); nhân viên PG; nhân viên thiết kế, nhân viên trang trí; nhân viên kỹ 
thuật âm thanh, ánh sáng; diễn viên 
- Các công việc liên quan đến công tác tiếp tân: nhân viên bảo vệ, an ninh; 
nhân viên lễ tân; nhân viên hƣớng dẫn 
- Các công việc liên quan đến dịch vụ lƣu trú, ăn uống, tham quan vui 
chơi giải trí: là các chức danh trong từng dịch vụ cụ thể này (ví dụ trong dịch vụ 
lƣu trú là nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng) 
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
- Nội dung: 
+ Xây dựng chƣơng trình 
+ Chuẩn bị tài chính 
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất 
+ Chuẩn bị nhân sự 
- Cách thức và phương pháp đánh giá: 
 + Kiểm tra vấn đáp và giao bài tập thảo luận nhóm 
+ 01 bài kiểm tra viết gồm câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Thang điểm 10. 
- Gợi ý tài liệu học tập: 
 + Giáo trình Nghiệp vụ phục vụ ăn uống, Trịnh Xuân Dũng, Vũ Thị Hoà, Nhà 
xuất bản Thống kê Hà Nội, 2005. 
+ Giáo trình Nghiệp vụ Nhà hàng, Dự án Lux (tái bản lần 2), Nhà xuất bản 
Thanh niên. 
Ghi nhớ: 
+ Xây dựng chƣơng trình 
+ Chuẩn bị tài chính 
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất 
+ Chuẩn bị nhân sự 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 
1. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc thành lập ban tổ chức sự kiện 
2. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc lập tiến độ và nội dung chi tiết 
cho các công việc chuẩn bị sự kiện 
3. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc chuẩn bị các thủ tục hành chính 
cho phép tiến hành sự kiện, hoặc các hoạt động trong sự kiện. 
4. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc chuẩn bị các công việc có liên 
quan đến khách mời tham gia sự kiện 
5. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc chuẩn bị về địa 
điểm và không gian tổ chức sự kiện 
6. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc chuẩn bị các nội 
dung của sự kiện 
7. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc thống nhất công 
việc và ký hợp đồng với các nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ 
8. Hãy trình bày các nội dung cơ bản trong việc kiểm tra và hoàn tất các 
hoạt động chuẩn bị tổ chức sự kiện 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_to_chuc_su_kien.pdf