Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển được biên soạn theo

chương trình đã được thẩm định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng

để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy

nghề thường xuyên. Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Sản xuất

giống và trồng rong biển. Mô đun này học sau mô đun cơ sở chuyên ngành.

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển giới thiệu về những

vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và nuôi trồng rong biển; Kỹ thuật trồng rong

nguyên liệu chiết xuất Agar, Carrageenan; Kỹ thuật trồng rong thực phẩm; Khai

thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời

gian 45 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 29 giờ thực hành và 1 giờ kiểm tra và

bao gồm 6 bài.

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 83 trang minhkhanh 11821
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển
 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ TRỒNG RONG BIỂN 
NGÀNH/NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS-ĐT 
ngày..tháng.. năm 20.. của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, 
Kỹ thuật và Thủy sản 
 2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 3
LỜI GIỚI THIỆU 
Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển được biên soạn theo 
chương trình đã được thẩm định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng 
để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy 
nghề thường xuyên. Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề Sản xuất 
giống và trồng rong biển. Mô đun này học sau mô đun cơ sở chuyên ngành. 
 Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển giới thiệu về những 
vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và nuôi trồng rong biển; Kỹ thuật trồng rong 
nguyên liệu chiết xuất Agar, Carrageenan; Kỹ thuật trồng rong thực phẩm; Khai 
thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời 
gian 45 giờ, trong đó có 15 giờ lý thuyết, 29 giờ thực hành và 1 giờ kiểm tra và 
bao gồm 6 bài. 
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo một số tư 
liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa 
học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn 
đề về những nguyên lý cơ bản về rong biển, quy trình kỹ thuật trồng rong 
thương phẩm, vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển, Chúng tôi xin 
chân thành cảm ơn. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất 
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện 
hơn. 
 4
Mục Lục 
Trang 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................ 2 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 3 
Mục Lục ............................................................................................................. 4 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN .................................................................................... 5 
BÀI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6 
Bài 1: Những vẫn đề cơ bản trong nghiên cứu và nuôi trồng rong biển
 ......................................................................................................................... 15 
Bài 2: Kỹ thuật trồng rong nguyên liệu triết xuất Agar
 ......................................................................................................................... 41 
Bài 3: Kỹ thuật nuôi trồng rong biển chiết xuất Carrageenan
 ......................................................................................................................... 57 
Bài 4: Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm
 ......................................................................................................................... 67 
Bài 5: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển
 ......................................................................................................................... 73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83 
 5
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên môn học/mô đun: Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển 
Mã môn học/mô đun: MĐ 24 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 
- Vị trí: Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển là một mô đun chuyên 
ngành, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ cao đẳng nuôi trồng 
thủy sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các mô đun kỹ thuật cơ 
sở. 
- Tính chất: Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển là sự kết hợp giữa 
cơ sở khoa học với ứng dụng trong thực tiễn sản xuất giống và nuôi trồng rong 
biển. 
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun chuyên môn nghề cung 
cấp cho người học kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật trồng 
một số đối tượng rong biển có giá trị kinh tế và ứng dụng trong thực tế sản xuất. 
Mục tiêu của môn học/mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu nuôi trồng rong 
biển; đặc điểm sinh học của một số loài rong biển kinh tế; 
+ Trình bày được kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng một số đối tượng 
rong biển có giá trị kinh tế cao; 
+ Trình bày được nguyên tắc khái thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt 
Nam. 
- Về kỹ năng: 
+ Xác định được những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu nuôi trồng rong 
biển; đặc điểm sinh học của một số loài rong biển kinh tế; 
+ Thực hiện được kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng một số đối tượng 
rong biển có giá trị kinh tế cao; 
+ Đánh giá được tình hình nguồn lợi, cơ sở đánh giá nguồn lợi và phương 
pháp đánh giá nguồn lợi rong biển Việt Nam. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Thực hiện cẩn thận, chăm chỉ; 
+ Tuân thủ chặt chẽ các bước trong qui trình kỹ thuật sản xuất giống và 
nuôi trồng rong biển. 
Nội dung của mô đun: 
 6
BÀI MỞ ĐẦU 
Mã bài: MĐ 24-00 
Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm mô đun; 
- Nêu được vị trí, nhiệm vụ và nội dung mô đun; 
- Nêu được vị trí của nuôi trồng rong biển trong ngành nuôi trồng thủy sản 
và trong nền kinh tế quốc dân; 
- Nêu được tình hình sản xuất, sử dụng rong biển trên thế giới và trong 
nước. 
- Có ý thức, nghiêm túc. 
A. Nội dung bài: 
1. Khái niệm mô đun 
- Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture): Aqua (water) + Culture (Farming) có 
nghĩa là nuôi trong môi trường nước. 
- Đối tượng nuôi trồng bao gồm: cá, động vật thân mềm, giáp xác, rong 
biển trong nước ngọt, lợ, mặ ... ẳng hạn các đặc điểm vật lý). 
 1.4.4. Thủ tục chung 
- Xác định điểm của đường cắt ngang. Điểm bắt đầu (điểm phía bờ) của 
đường cắt ngang là điểm tham khảo hữu ích nhất. 
- Một số hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể là rất hữu ích nếu sẵn có. 
Hoặc, sử dụng một la bàn cầm tay để xác định phương hướng, lien quan đến ít 
nhất là hai mốc bờ cố định hoặc là các điểm đánh dấu làm điểm tham chiếu. 
- Điều tra ít nhất 3 đường cắt ngang tại mỗi vị trí. Bơi qua các đường cắt 
ngang theo một hướng la bàn, vuông góc với đường bờ biển. Chiều dài của 
đường cắt ngang tùy thuộc vào kích cỡ của bãi rong, và nên kéo dài đến giới hạn 
ngoài của bãi (nơi mà không có rong biển). 
- Các đường cắt ngang nên cách nhau một khoảng cách hợp lý (50 – 100 
m), và nên song song với nhau và vuông góc với đường bờ biển. 
- Các mẫu nên được lấy tại các khoảng cách đều nhau (thường là 5 m) dọc 
theo đường cắt ngang, để cho các thang bậc về cấu trúc cộng đồng được mô tả. 
- Ít nhất 4 khung vuông (50 cm x 50 cm) được thực hiện tại mỗi 
điểm/trạm thu mẫu. 
- Lưu các thông số môi trường cho mỗi đường cắt ngang. 
- Ước tính phân trăm độ phủ của rong (loài/quần thể) được phát hiện trong 
khung vuông. Bằng việc sử dụng các ô 10 cm trên khung vuông, cho điểm mỗi 
loài trong ô vuông bằng cách áp dụng các cấp độ được xây dựn bởi Saito và 
Atobe (1970). 
- Lưu các ước tính lên bảng dữ liệu. 
- Lưu độ sau tại mỗi trạm nơi mà rong biển được thu mẫu. 
- Cắt xung quanh mép của khung vuông bằng cách dung một dao lặn và 
sau đó cẩn thận xới thảm thực vật bên trong khung. Thu toàn bộ thảm thực vật 
đáy bên trong khung vuông (kể cả rễ giả). 
- Cho mẫu từ mỗi khung vuông vào từng túi nhựa riêng biệt có nhãn 
không thấm nước xác định mẫu. 
 77
- Dung một cái bay nhỏ thu 3 mẫu chất đáy nằm gần khung vuông tại mỗi 
trạm thu mẫu. lấy mỗi mẫu đất từ 10 cm đầu tiên của nền đáy. Khoảng 500g chất 
đáy được thu (khoảng nửa túi nhựa 8 x 11cm). 
- Khi hoàn tất việc lặn, them dung dịch nước biển 5% formalin vào mỗi 
mẫu rong đã được cho vào túi, sau đó bịt kín túi có nhãn lại. 
- Mang các mẫu rong và đất về phòng thí nghiệm để phân tích. 
 1.4.4. Thủ tục phòng thí nghiệm 
- Rửa nhẹ nhàng mẫu rong từ mỗi khung vuông trong nước. Nếu có thể, 
các dung dịch bảo quản nên được tái sử dụng. 
- Rửa sạch rác khỏi các mẫu. 
- Định loại mẫu theo loài. Hầu hết các đặc điểm hình thái thô sử dụng có 
thể được nhận thấy bằng mắt thường. Một kính lúp cầm tay là hữu ích đối với 
một số đặc điểm nhỏ. 
- Đếm tổng số tản rong cho mỗi loài, thấm khô và cân (khối lượng tươi 
theo g). 
- Xác định chiều dài của ít nhất 10 tản cho mỗi loài và ước tính giá trị 
trung bình. 
- Kết hợp tất cả các đối tượng của cùng một loài từ 4 mẫu khung vuông 
được thu tại mỗi trạm. 
- Lấy mẫu nhỏ gồm 50 tản từ mỗi mẫu kết hợp (mỗi mẫu nhỏ bây giờ chỉ 
có một loài). Ở các bãi rong biển, nơi mà thảm thực vật thưa, mẫu tối thiểu là 10 
tản cho mỗi loài. 
- Lấy mẫu nhỏ cho từng loài, và tách thành phần và bàn thấm, thấm khô 
và cân mỗi phần (khối lương tươi theo g). 
- Để thu khối lượng khô cho mỗi phần, đặt từng phần vào trong mỗi túi 
giấy bạc có đánh dấu/nhãn và sấy khô trong máy sấy ở nhiệt độ 40 – 50oC đến 
khối lượng không đổi. 
- Lấy 10g rong khô. Cho mẫu nhỏ vào chén sứ chịu nhiệt và đưa vào lò 
nung ở nhiệt độ 555oC trong ít nhất là 5 giờ để xác dịnh sinh khối của các mẫu 
(theo g chất hữu cơ/m2). 
- Phân tích mẫu đất thì có thể tham khảo trong học phần Quản lý chất 
lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. 
 1.4.5. Lưu số liệu 
- Lưu các thông số môi trường khi bơi qua đường cắt ngang. 
- Lưu độ sâu cho mỗi điểm/trạm thu mẫu sọc theo đường cắt ngang. Các 
giá trị này sau đó được chuẩn hóa thông qua chuyển đổi các số đo mức nước 
biển trung bình bằng cách dung các bảng thủy triều địa phương. 
- Lưu độ phủ ước tính cho mỗi khung vuông bằng cách dung các ô 10cm. 
 78
- Định loại các loài rong biển bằng cách dung các tài liệu hướng dẫn phân 
loại. 
- Chia các mẫu thành các loài và lưu số lượng tản, chiều dài trung bình 
của tản, khối lượng tươi, và khối lượng khô. 
 1.4.6. Ước tính độ phủ phỏng theo phương pháp của Saito và Atobe 
(1970) 
 - Đặt khung vuông 50 cm x 50 cm trên nền đáy. Khung vuông nên được 
chia thành 25 ô có kích thước 10 x 10 cm. 
 - Lưu cấp độ ưu thế của mỗi loài trong mỗi một ô nhr trong 25 ô bằng 
cách dùng các cấp độ được xác định trong bảng chia ô. Quá trình này được lặp 
lại cho mỗi loài trong khung vuông. 
Bảng 13: Các cấp độ được sử dụng để xác định độ phủ 
Cấp Lượng nền đáy bị phủ % nền đáy bị phủ Điểm giữ % (M) 
5 1/2 đến tất cả 50 – 100 75 
4 1/4 đến 1/2 25 – 50 37,5 
3 1/8 đến 1/4 12,5 – 25 18,75 
2 1/16 đến 1/8 6,25 – 12,5 9,38 
1 Ít hơn 1/16 < 6,25 3,13 
0 Không có 0 0 
- Độ phủ (C) của mỗi loài trong mỗi khung vuông 50 cm – 50 cm được 
tính như sau: 
 Trong đó: Mi = Phần trăm điểm giữa của cấp i; 
 f = Tần suất (số ô nhỏ có cùng cấp độ ưu thế (i)). 
 - Một ví dụ của phương pháp này, thông qua việc dung loài Sargassum 
sp., như sau. Các ước tính cấp độ ưu thế được thực hiện cho 25 ô trong khung 
vuông. 
0 1 2 2 3 
1 0 3 2 2 
2 2 5 4 5 
3 5 5 1 4 
5 5 4 1 2 
C = ∑ (Mi x fi) / ∑ f 
 79
 Từ ví dụ trên: 
Cấp Điểm giữa % (M) Tần suất (f) M x f 
5 75 6 450 
4 37,5 3 112,5 
3 18,75 3 56,25 
2 9,38 6 56,28 
1 3,13 4 12,52 
0 0 3 0 
Tổng cộng 25 687,55 
 - Do đó, khi áp dụng phương trình (6.1), độ phủ của rong mơ Sargassum 
sp. Sẽ là: 
C = 687,55 / 25 = 27,5% 
 - Lặp lại cho các loài khác được phát hiện thấy trong khung vuông. 
Lưu ý, độ phủ tối đa có thể thu được cho một loài là 75%. Vì thế, nếu loài nào 
đó được kiểm tra chiếm ưu thế hơn số đó, thì phương pháp tính sẽ là một ước 
lượng dưới mức. 
2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi rong biển Việt Nam 
2.1. Hiện trạng khai thác nguồn lợi rong biển Việt Nam 
 Nhiều nước như Chile, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc hang năm khai 
thác và sử dụng hang chục ngàn tấn rong biển. Ở Việt Nam hiện nay người ta 
tập trung chủ yếu khai thác rong câu làm nguyên liệu chế biến agar tiêu thụ 
trong nước. Các loài rong câu chủ yếu được khai thác là Gracilaria asiatica, G. 
blodgettii, G. tenuistipitata. Năm 1991 sản lượng rong câu đạt 2.500 tấn khô, đã 
sản xuất được khoảng 150 tấn agar từ các cơ sở sản xuất trong nước. Sản lượng 
rong câu chủ yếu từ các loài rong câu sinh trưởng trong đầm phá nước lợ. Nhiều 
loài rong câu phân bố ở bãi triều chưa được khai thác. 
 Việc khai thác rong mơ Sargassum ở nước ta hang năm chỉ vào khoảng 3 
5% trữ lượng tự nhiên. Năm khai thác nhiều nhất chỉ đạt 25 – 30% trữ lượng. 
Một lượng lớn rong mơ còn đang bị bỏ phí. Trong những năm tới nếu việc 
nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng khác của alginate đối với nền kinh tế 
quốc dân, có thể nhu cầu về nguyên liệu rong mơ sẽ tăng lên. 
Bảng: Các đối tượng rong biển được khai thác và ý nghĩa kinh tế của chúng 
Các giống rong 
Số 
loài 
Ý nghĩa kinh tế 
Tên khoa học Tên Việt Nam 
Thực 
phẩm 
Dược phẩm 
Keo công 
nghiệp 
Porphyra Rong mứt 3 Có Cao huyết áp 
Dermonema Rong nhớt 1 Có 
Garcilaria Rong câu 13 Có Đại tràng, trĩ Agar 
 80
Eucheuma Rong hống vân 4 Có Carrageenan 
Gelidiella Rong câu đá 1 Có 
Grateloupia Rong chân rết 2 Có Kháng sinh 
Gigartina Rong cạo 1 Có 
Asparagopsis Rong tóc tiên 1 Có 
Hypnea Rong đông 8 Có Kháng sinh Carrageenan 
Acanthophora Rong gai 2 Có Carrageenan 
Lảuencia Rong chưn/mào 
gà 
6 Có 
Sargassum Rong mơ 22 Có Tiết niệu, 
phù nề 
Alginate 
Enteromorpha Rong bún 10 Có Cao huyết áp 
Ulva Rong cải biển 4 Có Cao huyết áp 
Monostroma Rong giấy 1 Có 
caulerpa Rong ruột 7 Có 
 Từ lâu rong biển Việt Nam đã được sử dụng làm thực phẩm như rong câu 
Garcilaria, rong mứt Porphyta, rong đông Hypnea, rong cạo Gigartila, rong 
thun thút Catenella, rong cải biển Ulva, rong giấy Monostroma Các món ăn 
chế biến từ rong biển như nộm/gỏi, chè, thạch, muối dưa, ăn tươi, nấu canh 
Rong biển còn có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón. 
Vùng Trà Cổ, Vạn Hoa (Quảng Ninh) và một số xã ở An Hải (Hải Phòng), 
người dân dung rong câu Gracilaria, rong bún Enteromorpha làm thức ăn cho 
lợn. Dân vùng đảoCái Chiên, Vĩnh Thực, Cô Tô, Cái Bầu, Quan Lạn, Cát Bà 
thường dung rong mơ Sargassum làm phân bón cho lúa, khoai sắn, đậu, cải củ, 
mía, cà phê, cà chua, dưa hấu 
 Hiện nay, việc khai thác rong biển ở nước ta nhì chung vẫn còn mang tính 
tự phát. Nhều nơi, do chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, không những rong mà 
ngay cả địa bàn sinh tưởng của chúng cũng bị tàn phá nghiêm trọng. Ngoài ra, 
việc sử dụng một số ngư cụ khai thác mang tính hủy diệt như lưới giã cào, xiết 
điện đã tận diệt nhiều nguồn lợi thủy sản, trong đó có rong biển. 
 Tóm lại, việc khai thác rong biển ở nước ta hiện chưa tận dụng hết khả 
năng nguồn lợi, nhưng có nơi có lúc việc khai thác không mang tính bền vững. 
2.2. Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển 
 2.2.1. Các đối tượng rong biển được khai thác 
 Hiện nay có gần 20 loài rong biển kinh tế được khai thác ở nước ta. Trong 
đó, những loại rong được khai thác để chiết xuất keo agar là rong câu 
Garcilaria, rong để chiết xuất carrageenan là rong hống vân/sần Eucheuma, 
rong đông Hypnea, rong gai Acanthophora, rong để chiết xuất alginate là rong 
mơ Sargassum Còn phần lớn là rong được khai thác để làm thực phẩm. 
 2.2.2. Các biện pháp chính để bảo vệ nguồn lợi rong biển 
 81
 Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung, nguồn lợi rong biển 
nói riêng cần phải được xây dựng trên quan điểm tiếp cận hệ thống (system 
approach). Cụ thể là phải đánh giá khả năng nguồn lợi cà xây dựng các biện 
pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển dựa trên các góc độ như sau: 
 * Tài nguyên – môi trường: Đó là các vấn đề về sinh học cây rong như 
sinh lượng quần thể tự nhiên, chất lượng giống, sinh trưởng, sinh sản; vấn đề 
môi trường như sự ô nhiễm, không gian vùng nước có thể nuôi trồng, các điều 
kiện khí hậu, thủy văn 
 * Kỹ thuật: Kỹ thuật khai thác, nuôi trồng thích hợp với điều kiện thực tế 
của địa phương; đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẵn có 
 * Kinh tế - xã hội: Ý nghĩa kinh tế của cây rong như giá trị thực phẩm 
(protein, acid amin, vi lượng), dược phẩm (manitol, Iod-tamine), nguyên 
liệu cho công nghiệp keo (alginate, agar, carrageenan); thị trường, sự cạnh 
tranh; khẳ năng đầu tư, nguồn lao động tại chỗ, trình độ dân trí, mức sống của 
người dân, khả năng thu nhập 
 Hiện nay, do sự chuyên môn hóa sâu nên ngay cùng một góc độ đánh giá 
cũng đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia khác nhau. Ví dụ nghiên cứu 
đánh giá các vấn đề sinh học của cây rong có người chuyên nghiên cứu các đặc 
điểm sinh trưởng, sinh sản, có người chuyên đánh giá sinh lượng 
 Qua đó, ta thấy việc đánh giá khả năn nguồn lợi một cách toàn diện, trên 
cơ sở đó để xây dựng các biện pháp bảo vệ nguồn lợi rong biển một cách hiệu 
quả là một nhiệm vụ không phải đơn giản. Ở góc độ sinh học và kỹ thuật một số 
biện pháp chính sau đây thường được đề cập tới khi nói đến bảo vệ nguồn lợi 
rong biển ở nước ta. Đó là: 
 Đa dạng hóa đối tượng khai thác: điều này sẽ làm giảm áp lực khai thác 
lên một hoặc một nhóm loài nào đó, ví dụ, thay vì chỉ tập trung khai thác các 
loài thuộc giống rong thạch Gelidium phục vụ cho việc chiết xuất agar, ta có thể 
mở rộng khai thác sang các loài thuộc giống rong câu Garcilaria. Để thực hiện 
tốt biện pháp này, ta phải nắm rõ đặc điểm sinh học của các loài có tiềm năng 
khai thác, xem chúng thuộc nhóm rong nào, là nguyên liệu để chiết xuất agar, 
alginate, carrageenan hay để làm thực phẩm. 
 Chỉ khai thác cây rong sau khi nó sinh sản (phóng bào tử) hoặc đổ nước 
bào tử vào lại biển: biện pháp này nhằm tái tạo chủng quần bằng chính nguồn lợi 
rong tự nhiên đang được khai thác. 
 Đẩy mạnh nghiên cứu sinh học, di truyền, sinh sản, công nghệ sinh học, 
kỹ thuật nuôi trồng làm cơ sở cho nuôi trồng nhân tạo. 
 Phổ biến kỹ thuật nuôi trồng tốt, giới thiệu giống có năng suất, chất lượng 
cao. Hai biện pháp sau cùng này sẽ góp phần làm giảm áp lực khai thác lên các 
quần thể rong tự nhiên có giá trị kinh tế và chủ động sản xuất giống để tái tạo 
nguồn lợi đã bị khai thác quá mức. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
1. Câu hỏi: 
 82
Câu hỏi: Cơ sở đánh giá khả năng nguồn lợi rong biển? 
Câu hỏi 2: Các biện pháp chính để bảo vệ nguồn lợi rong biển? 
2. Bài thực hành: 
 Bài thực hành số 2.1.1: Ước tính độ phủ phỏng theo phương pháp của 
Saito và Atobe (1970) 
 - Mục tiêu: tính độ phủ phỏng theo phương pháp của Saito và Atobe 
(1970). 
- Nguồn lực: khung vuông 50 cm x 50 cm trên nền đáy. Khung vuông nên 
được chia thành 25 ô có kích thước 10 x 10 cm 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, 18 người học/ nhóm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn 
lực lao động 
2 khung vuông Khung vuông 50 cm x 50 cm. chia 
thành 25 ô có kích thước 10 x 10 cm 
 C. Ghi nhớ: 
 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ thủy sản, 1996. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB nông 
nghiệp Hà Nội trang 516-518 
2. Nguyễn Hữu Dinh, 1997. Nguồn lợi và kỷ thuật nuôi trồng rong 
biển kinh tế Việt Nam, bài giảng dành cho học viên cao học ngành nuôi trồng 
thủy sản, ĐH thủy sản Nha Trang, 90 trang. 
3. Nguyễn Hữu Dinh, Hồ Quang Năng, TN Bút, NV Tiến, 1993. 
Rong biển Việt Nam, NXB khoa học và kỷ thuật Hà Nội, 364 trang, 
4. Ngô Xuân Hiến, 1978. Kỹ thuật nuôi trồng rong biển, bài giảng 
dành cho sinh viên đại học ngành nuôi trồng thủy sản, ĐH thủy sản Nha Trang, 
190 trang. 
5. Nguyễn Xuân Lý, 1980. Cơ sở rong biển, bài giảng dành cho sinh 
viên đại học ngành nuôi trồng thủy sản, ĐH thủy sản Nha Trang, 197 trang. 
6. Nguyễn Xuân Lý, 1998. Giáo trình kỷ thuật nuôi trồng rong biển, 
bài giảng dành cho sinh viên trung cấp, Cao đẳng Thủy sản 116 trang. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_san_xuat_giong_va_trong_rong_bien.pdf