Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học

Văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh là hai nền văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam

song song tồn tại và phát triển. Trong quá trình phát triển, cả hai nền văn hoá đều đã đạt

tới đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông Dương và

khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình phát triển của mình, cả hai nền văn hoá này đã có

những mối liên hệ giao lưu, trao đổi. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu sự giao lưu văn hoá

của chúng vào thời sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu những di sản văn hoá truyền

thống của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 1

Trang 1

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 2

Trang 2

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 3

Trang 3

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 4

Trang 4

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 5

Trang 5

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 6

Trang 6

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 7

Trang 7

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9720
Bạn đang xem tài liệu "Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học

Giao lưu văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh qua tư liệu khảo cổ học
GIAO LƯU VĂN HOÁ ĐÔNG SƠN VÀ VĂN HOÁ SA HUỲNH QUA TƯ 
LIỆU KHẢO CỔ HỌC 
 NGUYỄN VĂN TIẾN 
Tóm tắt 
Văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh là hai nền văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam 
song song tồn tại và phát triển. Trong quá trình phát triển, cả hai nền văn hoá đều đã đạt 
tới đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông Dương và 
khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình phát triển của mình, cả hai nền văn hoá này đã có 
những mối liên hệ giao lưu, trao đổi. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu sự giao lưu văn hoá 
của chúng vào thời sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu những di sản văn hoá truyền 
thống của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước. 
Để nhận biết được những hoạt động và cuộc sống của con người trước khi có chữ 
viết, các nhà khoa học trong khi nghiên cứu lịch sử loài người không còn con đường nào 
khác là phải dựa gần như hoàn toàn vào tư liệu khảo cổ học. Chính những tư liệu khai 
quật khảo cổ học của các nền văn hoá xa xưa là những sử liệu vật chất cực kỳ quan trọng 
trong nghiên cứu đời sống xã hội của cư dân thời chưa có chữ viết. Với bài viết này, 
chúng tôi muốn giới thiệu về sự giao lưu văn hoá của hai bộ tộc ở cách xa nhau tới hàng 
nghìn km (theo bản đồ địa lý hiện nay) mà cách đây hàng nghìn năm đã có sự giao lưu 
văn hoá thông qua trao đổi những vật dụng tiêu dùng hàng ngày. Đó là nền văn hoá Đông 
Sơn ở khu vực phía bắc Việt Nam và nền văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực ven biển miền 
Trung Việt Nam. 
1. Đôi nét về văn hoá Đông Sơn 
Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn được phát hiện do ông Nguyễn Văn Nắm người làng 
Đông Sơn thuộc phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hoá. Trong lúc câu cá ven bờ sông 
Mã, ông đã phát hiện một nhóm đồ đồng. Phát hiện ngẫu nhiên này có thể coi là sự khởi 
đầu cho việc nghiên cứu nền văn hoá Đông Sơn. Ngay sau đó nền văn hoá Đông Sơn 
được khai quật trong nhiều đợt, bắt đầu từ năm 1925, do một học giả người Pháp là L. 
Pajot tiến hành. Kết quả của những cuộc khai quật này đã được học giả người Pháp gốc 
Nga V. Goloubew công bố trong tác phẩm "Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung 
Kỳ"(10). 
Việc phát hiện ra địa điểm Đông Sơn đã giúp cho các nhà khoa học Phương Tây 
liên hệ với những đồ đồng đã được phát hiện lẻ tẻ từ trước đó vài chục năm ở miền Bắc 
Việt Nam. Đó là những trống đồng (trong đó có cả trống đồng Ngọc Lũ), dao găm, rìu, 
giáo, lao, lưỡi cày, vòng trang sức bằng đồng... Năm 1934, học giả R. Heine-Geldern đã 
thấy chúng có mối liên hệ với địa điểm Đông Sơn và ông đặt tên cho nền văn hoá đồ 
đồng này là nền "văn hoá Đông Sơn". Thuật ngữ văn hoá Đông Sơn ra đời từ đó. 
Địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn về cơ bản là địa bàn miền Bắc Việt Nam. 
Cụ thể hơn nữa ở phía bắc giáp biên giới Việt- Trung, đó là địa bàn của các tỉnh Lào Cai, 
Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Về phía đông với giới hạn là biển Đông, có các tỉnh 
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An. Về phía nam, dấu tích văn hoá Đông Sơn 
còn thấy ở vùng giáp ranh với Hà Tĩnh- Quảng Bình. Về phía tây, địa vực của văn hoá 
Đông Sơn được tìm thấy trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Nghệ An giáp Lào. Như vậy có 
thể nói địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn bao trùm toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt 
Nam. 
Niên đại của văn hoá Đông Sơn là sơ kỳ thời đại đồ sắt (khoảng thế kỷ 8- 7 TCN 
đến thế kỷ 1- 2 sau công nguyên), niên đại khởi đầu của văn hoá Đông Sơn trùng với niên 
đại hình thành Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Nhưng đặc trưng di vật của văn 
hoá Đông sơn lại là sưu tập di vật đồ đồng. Các di vật là đồ đồng rất phong phú về số 
lượng và đa dạng về loại hình, mang sắc thái và diện mạo của một nền văn hoá riêng biệt 
không giống bất kỳ một nền văn hoá nào trong nước. 
Công cụ sản xuất có nhiều loại. Rìu có lưỡi không cân xứng thường được gọi là 
rìu lưỡi xéo bao gồm: rìu lưỡi xéo hình bàn chân gót vuông, gót tròn, gót cao, rìu hình 
dao xén, rìu hình chữ nhật, rìu xoè cân hình cung, rìu xoè cân hình bán nguyệt. Lưỡi cày 
đồng có các kiểu như: lưỡi cày hình tam giác, lưỡi cày hình quả tim, lưỡi cày hình cánh 
bướm, lưỡi cày hình chân vịt. Cuốc đồng có vai hình chữ U. Ngoài ra còn có các loại 
thuổng, liềm, dùi, đục,dũa, lưỡi câu, đinh ba, móc. 
Về đồ dùng sinh hoạt có: thạp, bình, bát, khay, đĩa, lọ, ấm, muôi, thìa, quả cân... 
Nhạc cụ: cư dân Đông Sơn sử dụng các loại nhạc cụ như trống đồng, cồng chiêng, 
thanh la, lục lạc, khèn, nhưng hiện nay mới chỉ phát hiện được trống đồng, chuông đồng 
và lục lạc. Trống đồng cổ ở Việt Nam có nhiều loại, những trống đồng thuộc văn hoá 
Đông Sơn đều thuộc trống loại 1 theo cách phân loại của F. Heger và hiện nay các nhà 
khoa học đều thống nhất gọi chúng là trống đồng Đông Sơn. Đại biểu cho trống Đông 
Sơn là trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam). 
Đồ trang sức bằng đồng đã xuất hiện từ giai đoạn văn hoá trước Đông Sơn, nhưng 
đến văn hoá Đông Sơn, đồ trang sức bằng đồng còn phong phú hơn. Riêng vòng đeo có 
các loại: vòng đeo tay, vòng đeo cổ, vòng đeo chân, vòng đeo tai. Các loại đồ trang sức 
khác có: vật đeo, khoá thắt lưng, trâm cài. Tượng nghệ thuật có tượng tròn hình người, 
tượng hình động vật được đúc liền với các vật dụng, vũ khí như ở cán dao găm, trên mặt 
trống đồng, nắp thạp, cán muôi. Các tượng đúc riêng rẽ có nhưng ít, các tượng trong văn 
hoá Đông Sơn mang phong cách tả thực, thể hiện những quan sát của con người về cuộc 
sống thường nhật và đôi khi nhấn mạnh ý nghĩa phồn thực (tượng nam nữ trên nắp thạp 
đồng Đào Thịnh, tượng cóc cõng nhau trên mặt trống, tượng rắn quấn nhau trên cán dao 
găm Làng Vạc). Những tượng trên, ngoài ý nghĩa nghệ thuật, chúng còn cung cấp cho 
chúng ta những tư liệu khác như về trang phục, về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần 
của con người. 
Bộ sưu tập vũ khí trong văn hoá Đông Sơn cũng rất đa dạng và phong phú. Điều 
này cũng chứng tỏ rằng, vào thời kỳ này chiến tranh đã xảy ra thường xuyên giữa các bộ 
lạc. Có thể thấy các loại vũ khí của thời kỳ văn hoá Đông Sơn như: giáo, lao, mũi tên, 
kiếm v.v... 
Giáo đồng, có  ... . với rất nhiều loại hình dáng cánh tên khác nhau. Trên nhiều trống đồng và thạp 
đồng thời văn hoá Đông Sơn được tìm thấy có ghi lại hình ảnh cung tên thời đó. 
Lẫy nỏ là một loại hiện vật gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương. Nhiều 
nhà nghiên cứu cho rằng việc phát minh ra một loại vũ khí tiến công lợi hại của người 
Việt cổ là có thật ở vào thời điểm hình thành Nhà nước sơ khai. Khảo cổ học qua những 
đợt khai quật cũng đã tìm được những chiếc lẫy nỏ bằng đồng nguyên vẹn ở địa điểm 
Thiệu Dương (Thanh Hoá) và Làng Vạc (Nghệ An). Có thể nói đây là những bằng chứng 
vật chất chắc chắn chứng minh cho việc sử dụng loại vũ khí nỏ bằng đồng thau của người 
Đông Sơn. 
Dao găm cũng là loại vũ khí khá phổ biến và phong phú. Đáng chú ý là dao găm 
thời Đông Sơn được trang trí bởi những khối tượng người, tượng hổ, tượng voi, tượng 
rắn... Nó vừa là sưu tập vũ khí, vừa là sưu tập các tác phẩm nghệ thuật. Có nhiều loại dao 
găm như: dao găm có cán hình chữ T, dao găm có cán hình củ hành, đặc biệt là dao găm 
có lưỡi hình tam giác chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Điền (vùng Vân Nam, Trung Quốc 
ngày nay). 
Kiếm ngắn cũng được trang trí hình người ở phần chuôi. Phần chuôi có khi là hình 
chữ T, nhưng cũng có khi chuôi kiếm là hình người đàn bà. 
Rìu chiến là một loại khá đặc biệt trong sưu tập rìu. Rìu chiến có kích thước lưỡi 
lớn hơn các loại rìu khác và lưỡi của rìu chiến thường là lưỡi cân xứng hay lưỡi xéo có 
gót vuông. 
Đồ sắt trong văn hoá Đông Sơn không nhiều bằng đồ đồng, chủ yếu là công cụ sản 
xuất và vũ khí, đó là các loại: cuốc, lưỡi mai, liềm, dao, đục, rìu, kiếm, giáo. Giai đoạn 
muộn của văn hoá Đông Sơn có loại hiện vật được chế tạo lưỡng kim, nửa sắt nửa đồng 
như giáo lưỡi sắt chuôi đồng. Do sắt ở buổi đầu là thứ kim loại quý, nên người Đông Sơn 
cũng chế tạo các đồ trang sức bằng sắt như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai. 
Đồ đá: Trong văn hoá Đông Sơn, đồ đá tuy không phải là đại diện cho lực lượng 
sản xuất như các thời đại trước, nhưng nó vẫn còn tồn tại như: rìu tứ giác, rìu có vai, 
khuôn đúc, bàn mài. Đặc biệt đồ trang sức bằng đá vẫn rất được quý trọng, bằng chứng là 
sự tồn tại của các trung tâm chế tạo đồ trang sức đá ở Đông Lĩnh (Đông Sơn- Thanh Hoá) 
với các di chỉ xưởng như Bái Tê, Bái Khuynh, Cồn Cấu, Mả Chùa. 
Đồ thuỷ tinh: Đây là loại nguyên liệu mới dùng trong chế tác đồ trang sức. Hiện 
nay đã phát hiện được hơn 5000 đồ trang sức được người Đông Sơn dùng bằng thứ 
nguyên liệu này. Đó là vòng tay, khuyên tai và hạt chuỗi. 
2. Đôi nét về văn hoá Sa Huỳnh 
Trước đây khái niệm văn hoá Sa Huỳnh dùng để chỉ thời kỳ sơ sử phân bố ở miền 
Trung và một phần Nam Bộ (từ Quảng Bình đến Đồng Nai). Nhưng trên thực tế khái 
niệm này chưa thực sự ổn định và ngày nay, văn hoá Sa Huỳnh được hiểu là thuộc sơ kỳ 
thời đại đồ sắt. Còn các di tích thuộc thời đại đồng thau là các di tích thuộc về tiền Sa 
Huỳnh. 
Tên gọi văn hoá Sa Huỳnh được đặt theo tên cánh đồng muối Sa Huỳnh, nằm ở 
cửa sông Trà Bồng (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi). Năm 1909, A. Vinet, học giả 
người Pháp đã thông báo ngắn về việc phát hiện kho mộ chum có khoảng 200 chiếc được 
phát hiện nơi đây. Trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX, trường Viễn Đông bác cổ đã 
uỷ quyền cho Labarre, M. Colani và Olov Janse tiến hành khai quật ở Sa Huỳnh và điều 
tra nghiên cứu ở vùng phụ cận. Năm 1923, Labarre khai quật 240 mộ chum ở Long 
Thạnh, Thạch Đức và Phú Khương. Năm 1934, M. Colani đào Long Thạnh và phát hiện 
54 mộ chum, đào ở Phú khương phát lộ 187 mộ chum. Năm 1937, M. Colani là người 
đầu tiên đặt tên cho khu di tích mộ chum là văn hoá Sa Huỳnh. 
Địa bàn phân bố của các di tích văn hoá Sa Huỳnh ở hầu khắp các dạng địa hình 
của các tỉnh miền trung Việt Nam, từ vùng đồi gò, cồn cát ven sông, ven biển đến các đảo 
ven bờ, mỗi loại hình sinh thái đều có những nét riêng, tạo ra một số dạng địa phương của 
văn hoá này. Tuy vậy, cũng giống như văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, tính thống nhất 
trong văn hoá Sa Huỳnh được thể hiện rất rõ trong cấu tạo di tích, táng thức và các bộ di 
vật. 
Đặc trưng chính của văn hoá Sa Huỳnh là táng thức dùng chum vò gốm lớn làm 
quan tài. Người chết được chôn thẳng đứng trong chum có nắp đậy hình nón cụt, hình 
lồng bàn, mâm bồng... Táng tục khá đa dạng như hoả táng, hung táng và cải táng. Trong 
số những di tích đã phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh đa phần là di tích mộ táng, 
những di tích là di chỉ cư trú rất ít. Phía bên trong các chum (tức các mộ), có chum chứa 
than tro- được coi là vết tích hoả táng xác người, có chum chứa xương, răng trẻ con hoặc 
người lớn- vết tích cải táng, ở một vài di tích có tục cải táng vài ba người trong một chum 
và hung táng kết hợp với cải táng. 
Đặc trưng di vật nổi bật nhất trong văn hoá Sa huỳnh là bộ công cụ và vũ khí bằng 
sắt. Tại những địa điểm văn hoá Sa Huỳnh, công cụ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng và chất 
lượng. Đồ sắt được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp rèn. Hiện nay số lượng đồ sắt Sa 
Huỳnh phát hiện được lên tới hàng trăm chiếc, chủng loại đa dạng gồm rựa, dao quắm, 
giáo, mai, liềm, thuổng, kiếm ngắn, dao, qua... Đặt trong tương quan với các trung tâm 
văn hoá như Đông Sơn ở phía Bắc, văn hoá Dốc Chùa ở phía Nam, về số lượng và sự phổ 
biến rộng rãi của đồ sắt trong văn hoá Sa Huỳnh nhiều hơn hẳn. Có thể nói, sắt đã đóng 
vai trò quan trọng trong mối kết tinh văn hoá ở miền Trung Việt Nam thời sơ sử. 
Đồ đồng và đồ đá so với đồ sắt ít hơn nhiều về số lượng. Đồ đá chủ yếu là công cụ 
sản xuất và những đồ gia dụng như: rìu, bôn đá tứ giác, bôn đá có vai, cuội có vết sử 
dụng, bàn mài, chày nghiền... Những di vật này chứng tỏ rằng, trong thời đại đồ sắt các 
công cụ bằng đá vẫn còn được sử dụng, nhưng không có vai trò đáng kể. Đồ đồng so với 
đồ sắt ít hơn nhiều về số lượng. Tuy vậy trong một vài năm trở lại đây, tại các khu mộ 
táng văn hoá Sa Huỳnh đã tìm thấy nhiều đồ đồng tuỳ táng gồm công cụ, vũ khí, đồ nghi 
lễ. 
Đồ trang sức: Cư dân văn hoá Sa Huỳnh là những người có năng khiếu, khéo tay 
và mỹ cảm phát triển. Họ rất thích dùng đồ trang sức như vòng, nhẫn, khuyên tai, vật đeo 
hình dấu phẩy, hạt chuỗi... bằng thuỷ tinh, mã não, đá quý, đá, đất nung... chất liệu được 
ưa thích nhất là mã não và thuỷ tinh. Khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu là một 
loại hình chế phẩm đặc thù của văn hoá Sa Huỳnh. 
Niên đại của văn hoá Sa Huỳnh được coi là trùng với niên đại của văn hoá Đông 
Sơn khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN và kéo dài tới thế kỷ 1-2 sau công nguyên. 
3. Giao lưu giữa văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh 
Như chúng tôi đã trình bầy ở phần trên địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn chủ 
yếu là nằm trên lãnh thổ khu vực phía Bắc Việt Nam. Điểm cuối của văn hoá Đông Sơn 
về phía Nam với biên giới là Đèo Ngang cũng là gianh giới của 2 tỉnh Hà tĩnh và Quảng 
Bình. Còn địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh kéo dài từ tỉnh Thừa Thiên- Huế đến 
tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Quảng Bình được xác định là vùng đệm và giao thoa giữa 2 nền 
văn hoá nói trên. 
3.1. Giao lưu văn hoá Đông Sơn vào địa bàn văn hoá Sa Huỳnh 
Những cuộc khai quật khảo cổ học trong những thập niên gần đây với những di 
tích và di vật thu thập được cho thấy rằng đã có sự giao lưu nhất định giữa 2 nền văn hoá 
Đông Sơn và Sa Huỳnh. Tuy nhiên cũng dựa vào dấu vết và những hiện vật thu được 
trong các hố khai quật, có thể thấy rằng sự giao lưu văn hoá Đông Sơn vào địa bàn văn 
hoá Sa Huỳnh là đậm nét hơn so với chiều ngược lại. 
Chứng tích về sự giao lưu này là việc phát hiện kiểu táng thức mộ huyệt đất Đông 
Sơn lần đầu tiên được biết tới ở khu mộ Bình Châu (xã Bình Châu- Bình Sơn- Quảng 
Ngãi). Khi khai quật ở Bình Châu, các nhà khảo cổ học đã rất ngạc nhiên khi thấy sự xuất 
hiện loại hình mộ đất trên địa bàn trung tâm của văn hoá Sa Huỳnh. Chúng ta biết rằng 
loại hình mộ đất là một trong những kiểu táng thức chính của cư dân Đông Sơn, còn 
trong văn hoá Sa Huỳnh mộ vò mới là kiểu mộ táng truyền thống của người Sa Huỳnh ở 
sơ kỳ thời đại đồ sắt. 
Việc mộ táng Đông Sơn có mặt trong lòng văn hoá Sa Huỳnh xét về khả năng mức 
độ quan hệ giữa 2 cộng đồng người có thể giả thiết rằng một nhóm người thuộc bộ lạc 
Đông Sơn đã cộng cư trên địa bàn miền Trung nước ta. Khi sinh sống trên mảnh đất mới, 
họ đã mang theo rất nhiều đồ dùng trong sinh hoạt và mang theo cả phong tục chôn cất 
người đã khuất. 
Năm 2005 người ta đã khai quật di chỉ khảo cổ học ở Gò Quê, thuộc xã Bình 
Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Những tư liệu mới thu thập được ở Gò Quê là 
những chứng cứ vật chất để khẳng định thêm về sự có mặt của văn hoá Đông Sơn trên địa 
bàn sa Huỳnh. Những hiện vật thu được trong lần khai quật này là bộ sưu tập hiện vật 
bằng đồng mang nhiều yếu tố đặc trưng Đông Sơn. Bộ sưu tập hiện vật tìm được trong 
đợt khai quật này gồm 24 hiện vật trong đó có : 8 rìu, 3 giáo, 1 giao găm, một tấm che 
ngực, 10 khuy và một hiện vật hình móc. Đặc biệt, có 2 hiện vật mang cả 2 yếu tố kim 
loại là sắt và đồng. Đó là 1 giáo và 1 gươm, cả 2 hiện vậy này đều có chuôi bằng đồng và 
lưỡi bằng sắt. 
Những hiện vật bằng đồng có yếu tố đặc trưng Đông Sơn như: 2 chiếc Rìu đồng 
hình chữ nhật , có họng tra cán hình thang hay chữ nhật dẹt, có lỗ thủng ở 2 bên mặt lưỡi 
để hãm cán, hoa văn gân nổi trang trí theo băng gồm 2 đoạn thẳng song song gần họng, 
bên trong có các đoạn gạch chéo điển hình của Đông Sơn. Rìu đồng xoè cân có họng xẻ 
rãnh hình đuôi cá, một mặt lưỡi cong vồng, một mặt lõm. Trong 3 chiếc giáo đồng tìm 
được ở đây, có 1 chiếc hình lá mía rõ ràng là hiện vật quen thuộc của cư dân Đông Sơn. 
Tấm che ngực bằng đồng còn có tên gọi khác là hộ tâm phiến có hình gần vuông, 
4 góc có 4 lỗ thủng để xuyên dây. Đặc biệt giữa một bên mặt của tấm che ngực có trang 
trí hoa văn hình chữ X nổi, gồm nhiều hoạ tiết cong tròn bên trong hệt như các tấm che 
ngực đã tìm được của văn hoá Đông Sơn. 
Hiện vật bằng đồng khá đặc biệt tìm được là 10 chiếc khuy áo giống với khuy hiện 
đại, có 4 lỗ thủng để luồn chỉ khâu vào vải. 1 hiện vật hình móc hiện nay chưa rõ chức 
năng. 
3.2. Giao lưu văn hoá Sa Huỳnh vào văn hoá Đông Sơn 
Như chúng tôi đã trình bầy, sự giao lưu văn hoá Sa Huỳnh vào văn hoá Đông Sơn 
mờ nhạt hơn chiều ngược lại, nhưng không phải là không có cho dù số lượng hiện vật của 
văn hoá Sa Huỳnh ít hơn nhiều so với hiện vật của văn hoá Đông Sơn ở Sa Huỳnh. Bằng 
chứng của sự giao lưu này được bắt đầu ngay từ thời văn hoá tiền Đông Sơn. Ở địa điểm 
bãi Phôi Phối (Nghi Xuân- Hà Tĩnh), chúng ta đã phát hiện được loại khuyên tai hình đỉa 
bằng đất nung có nguồn gốc từ địa điểm Bình Châu và Bầu Trám II (Quảng Ngãi) của 
văn hoá Sa Huỳnh có mặt trên địa bàn văn hoá Đông Sơn. 
Loại bình gốm con tiện là loại bình gốm đặc trưng ở địa điểm Bình Châu thuộc 
văn hoá Sa Huỳnh, chúng ta đã gặp một tiêu bản loại này trong mộ táng ở địa điểm Quỳ 
Chử (Thanh Hoá). 
Đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn, những tín hiệu đầu tiên về văn hoá Sa Huỳnh có 
sự giao lưu ra phía Bắc là các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chiếc khuyên tai hai đầu 
thú (một sản phẩm đặc trưng của nền văn hoá Sa Huỳnh) ở Xuân An- Nghi Xuân- Hà 
Tĩnh. Chúng ta biết rằng, Hà Tĩnh là địa bàn giới hạn cuối cùng về phía Nam của văn hoá 
Đông Sơn. 
Văn hoá Đông Sơn và Văn hoá Sa Huỳnh là hai nền văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam 
có cùng thời gian tồn tại. Hai nền văn hoá này có nguồn gốc từ những nền tảng chung của 
các văn hoá thời đại đá - đồng trong khu vực. Chúng có con đường phát triển riêng, độc 
lập. Song trong quá trình phát triển của mình từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại đồ 
sắt, hai nền văn hoá này đã có những mối liên hệ, giao lưu, trao đổi nhiều chiều với nhau. 
Trong quá trình đó, cả hai nền văn hoá đều đã tiếp nhận những yếu tố văn hoá ngoại sinh 
và bản địa hoá các yếu tố văn hoá đó làm phong phú thêm sắc thái văn hoá của mình. 
Trong quá trình phát triển, cả hai nền văn hoá đều đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ 
đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Những 
thành tựu rực rỡ của nền văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc là cơ sở vật chất quan trọng dẫn 
đến sự phân hoá giai cấp sâu sắc và là tiền đề quan trọng để hình thành Nhà nước sơ khai 
ở khu vực này, Nhà nước Văn Lang của người Việt cổ. Và, những thành tựu rực rỡ của 
nền văn hoá Sa Huỳnh ở ven biển miền Trung Việt Nam có thể cũng là những tiền đề vật 
chất không thể thiếu được cho sự hình thành nước Lâm Ấp tiền thân của Vương quốc 
Chăm Pa vào những năm cuối của thế kỷ II sau Công nguyên. Ngày nay, cả hai nền văn 
hoá này đã hoà cùng dòng chảy của văn hoá Việt Nam. Bởi vậy, nghiên cứu và tìm hiểu 
sự giao lưu văn hoá của hai nền văn hoá này vào thời sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu 
những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong buổi đầu thời dựng nước. 
N.V.T 
Tài liệu tham khảo 
1. Hà Văn Tấn (chủ biên), Khảo cổ học Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, Tập 1, 2, 3, 
1998, 2001, 2002. 
2. Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Diệp Đình Hoa, Cơ sở khảo cổ học, NXB Đại học 
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975. 
3. Hán Văn Khẩn (chủ biên), Cơ sở khảo cổ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 
4. Vũ Công Quý, Văn hoá Sa Huỳnh, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1991. 
5. Trịnh Sinh, Sự hình thành Nhà nước sơ khai ở Miền Bắc Việt Nam (qua tài liệu khảo 
cổ học), NXB KHXH, Hà Nội, 2011. 
6. Trịnh Sinh, Mối quan hệ Đông Sơn- Sa Huỳnh qua những tài liệu mới, Hội nghị thông 
báo khoa học năm 2005 của Viện Khảo cổ học, 2005. 
7. Phạm Minh Huyền, Mối quan hệ giữa văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh, Hội 
nghị nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1981. 
8. Hà Văn Tấn - Trịnh Dương, Khuyên tai hai đầu thú ở Xuân An (Hà Tĩnh), những phát 
hiện mới về Khảo cổ học, 1977, Tr. 300- 303. 
9., Hà Văn Tấn và Trịnh Dương, Khuyên tai hai đầu thú và mối quan hệ Đông Sơn- Sa 
HuỳnhKhảo cổ học, Số 4, 1977. 
10. Goloubew, v. 1929a.L' Age du bronze au Tonkin et dans le Nord Annam. BEFEO. T. 
XXIX. Hanoi: 1-16. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_luu_van_hoa_dong_son_va_van_hoa_sa_huynh_qua_tu_lieu_kh.pdf