Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng)

Giáo dục (GD) phòng ngừa bạo lực học đường (BLHĐ) cho học sinh (HS) Trung học cơ sở

(THCS) là một bộ phận quan trọng của quá trình GD toàn diện HS, góp phần tạo lập môi trường an toàn,

lành mạnh cho HS học tập và phát triển. GD phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS ở Việt Nam còn nhiều bất

cập, kết quả GD không cao. Những hạn chế có cả ở nhận thức về công tác GD, cả ở nội dung lẫn hình

thức tổ chức, cả kế hoạch lẫn tổ chức chỉ đạo thực hiện, cả phương pháp lẫn điều kiện GD phòng ngừa

BLHĐ. Để thực hiện thành công mặt GD quan trọng này cần nhận thức lại mục tiêu GD; thống nhất về

nội dung, phương pháp GD; tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lượng GD

trong Nhà trường, gia đình và xã hội, xây dựng mạng lưới GD HS ở mọi lúc, mọi nơi. Trên cơ sở nghiên

cứu lí luận và thực tiễn GD phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS, nghiên cứu này đã đề xuất 06 giải pháp

thúc đẩy lĩnh vực GD quan trọng này, góp phần nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu GD toàn

diện nhân cách HS trong bối cảnh hiện nay.

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 1

Trang 1

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 2

Trang 2

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 3

Trang 3

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 4

Trang 4

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 5

Trang 5

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 6

Trang 6

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 7

Trang 7

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 8

Trang 8

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 11141
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng)

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở: thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại các trường THCS quận Hải châu thành phố Đà Nẵng)
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
118 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),118-126 
aTrường THCS Nguyễn Huệ, Thành phố Đà Nẵng 
bTrường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân V, Bộ Công an 
* Tác giả liên hệ 
Võ Thanh Phước 
Email: phuoc0304@gmail.com 
Nhận bài: 
 11 – 02 – 2018 
Chấp nhận đăng: 
 22 – 06 – 2018 
GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG 
HỌC CƠ SỞ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Nghiên cứu tại các trường THCS 
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng) 
Võ Thanh Phướca*, Nguyễn Văn Thịnhb 
Tóm tắt: Giáo dục (GD) phòng ngừa bạo lực học đường (BLHĐ) cho học sinh (HS) Trung học cơ sở 
(THCS) là một bộ phận quan trọng của quá trình GD toàn diện HS, góp phần tạo lập môi trường an toàn, 
lành mạnh cho HS học tập và phát triển. GD phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS ở Việt Nam còn nhiều bất 
cập, kết quả GD không cao. Những hạn chế có cả ở nhận thức về công tác GD, cả ở nội dung lẫn hình 
thức tổ chức, cả kế hoạch lẫn tổ chức chỉ đạo thực hiện, cả phương pháp lẫn điều kiện GD phòng ngừa 
BLHĐ. Để thực hiện thành công mặt GD quan trọng này cần nhận thức lại mục tiêu GD; thống nhất về 
nội dung, phương pháp GD; tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lượng GD 
trong Nhà trường, gia đình và xã hội, xây dựng mạng lưới GD HS ở mọi lúc, mọi nơi. Trên cơ sở nghiên 
cứu lí luận và thực tiễn GD phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS, nghiên cứu này đã đề xuất 06 giải pháp 
thúc đẩy lĩnh vực GD quan trọng này, góp phần nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu GD toàn 
diện nhân cách HS trong bối cảnh hiện nay. 
Từ khóa: bạo lực học đường; giáo dục; học sinh; phòng ngừa, trung học cơ sở. 
1. Bối cảnh vấn đề 
Bạo lực học đường (BLHĐ) là một hiện tượng 
đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước 
trong một vài thập kỉ gần đây. 
Theo một công bố mới đây của Hiệp hội Giáo dục 
(GD) quốc gia Mỹ, BLHĐ ảnh hưởng đến 1/3 học sinh 
(HS) từ lớp 6 đến lớp 10; 28% HS Mỹ từ lớp 6 - 9 
từng chịu BLHĐ, tỉ lệ này ở HS từ lớp 10 - 12 là 20%; 
30% thanh thiếu niên thừa nhận từng bắt nạt người 
khác; gần 70% trong số HS bị bạo hành đều nói rằng 
Nhà trường đã không có biện pháp thiết thực đối với 
tình trạng này và chỉ có 20 - 30% HS bị bắt nạt thường 
thông báo cho người lớn về sự việc; 9/10 thanh thiếu 
niên thuộc nhóm LGBT (đồng tính) bị bạo hành bằng 
lời nói tại trường trong năm 2012 nhằm vào giới tính 
của họ. Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ đã chỉ ra rằng 
cứ 7 phút lại có một trẻ em bị bắt nạt; cứ 4 trẻ lại có một 
trẻ thừa nhận từng bắt nạt trẻ khác. Một cuộc thăm dò 
thực hiện ở trẻ có độ tuổi 12 - 17 cho kết quả các em 
đều thừa nhận bạo lực đang gia tăng ở trường học của 
mình, mỗi tháng có 282.000 HS ở các trường THCS Mỹ 
bị tấn công [14]. Cũng tại Mỹ, nghiên cứu của Hội đồng 
phòng ngừa tội phạm quốc gia (NCPC) cũng khẳng 
định 43% HS cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13 - 17 
tuổi từng bị dọa nạt hoặc chế giễu trên internet [2] [4]. 
Theo các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu, BLHĐ 
xảy ra thường xuyên ở trường tiểu học, liên quan tới 
khoảng 15% số HS. Ở trung học cơ sở (THCS), tỉ lệ 
HS bị bắt nạt là từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến 
ở độ tuổi 13 - 14, khi các em HS bắt đầu tuổi dậy thì. 
Đến cấp trung học phổ thông (THPT), nạn bạo lực học 
đường bắt đầu có xu hướng giảm đi [2]. Tại châu Á, 
theo một nghiên cứu của Chính phủ Nhật Bản, nạn 
bắt nạt bạn trong trường học Nhật Bản tăng hơn 5% 
trong năm 2003 so với năm trước đó. Sách trắng về 
thanh thiếu niên năm 2013 thống kê 23.351 vụ bắt nạt 
trong các trường tiểu học và trung học công lập 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),118-126 
 119 
cùng với các trường khiếm thính, khiếm thị và 
khuyết tật khác. Con số này vượt hơn năm trước 1.046 
vụ, tăng 5,16%. Đây là lần tăng đầu tiên trong 8 
năm qua. Các vụ bắt nạt trong trường học lên tới đỉnh 
điểm vào năm 1995 với 60.096 vụ [12]. Hàn Quốc 
cũng được coi là một trong những quốc gia có nạn bạo 
lực học đường nhức nhối trên thế giới. Theo kết quả 
khảo sát của Quỹ phòng ngừa bạo lực thanh thiếu niên 
Hàn Quốc tháng 11 và 12 năm 2009, trong số 4.073 
HS tại 64 trường tiểu học và trung học có 20% 
thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường, 63% nạn nhân 
phải “nếm” đòn bạo lực ngay khi mới học tiểu học. 
Con số này cao hơn 6 - 7% so với số liệu thống 
kê năm 2007 (56,1%) và năm 2008 (56,8%). Tệ nạn 
này xảy ra nghiêm trọng đối với HS nữ hơn HS nam. 
Đáng lưu ý, nhiều HS đã không ý thức được hành 
vi bạo lực của mình. Khoảng 36% HS Hàn Quốc coi 
việc bắt nạt như một trò đùa, 20% thừa nhận hành vi 
bắt nạt bạn là không có lí do đặc biệt. Theo điều tra, số 
HS thường xuyên bắt nạt các bạn học khác thường 
hay xem phim bạo lực, hoặc do hoàn cảnh gia đình. 
51,5% người được hỏi thừa nhận, thường xuyên chơi 
và xem phim, game bạo lực [13]. Tại Nam Phi, Cao 
ủy Nhân quyền Nam Phi cho thấy 40% trẻ em được 
phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của 
tội phạm tại trường học; chỉ 23% HS cảm thấy an 
toàn khi đặt chân tới lớp; hơn 1/5 số vụ tấn công tình 
dục nhằm vào trẻ em được phát hiện diễn ra tại 
trường học. Có 60% HS tại các trường học ở Ethiopia 
trong năm 1996 cho rằng bạo lực có tác động tiêu cực 
đến việc học cũng như những cảm xúc của các em và 
40% cho rằng các em khác bỏ học vì bạo lực (IBE, 
1997). Ở các nước Đông Nam Á, tình trạng BLHĐ 
cũng diễn ra tương tự [2], [7]. 
Ở Việt Nam, BLHĐ được nghiên cứu trong các 
công trình của hàng loạt tác giả như: Phạm Hoàng Hà 
(2002); Nguyễn Phương Thảo và cộng sự (2005); 
Hoàng Gia Trang (2005); Nguyễn Thị Phương (2006); 
Trần Thị Minh Đức (2010); Trần Thị Tú Anh (2012). 
Các nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng, nguyên 
nhân của tình trạng BLHD ở HS các lứa tuổi khác nhau. 
Về thực trạng BLHĐ, theo số liệu thống kê đầu năm 
2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc 
xảy ra khoản ... T Các hình thức GD phòng ngừa bạo lực học đường 
Mức độ 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 
SL % SL % SL % 
1 Thông qua hoạt động dạy học 168 33,6 278 55,6 54 10,8 
2 Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (văn hóa văn nghệ, TDTT,...) 318 63,6 158 31,5 24 4,9 
3 Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ 213 42,6 280 56,0 7 1,4 
4 Thông qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo 158 31,6 323 64,6 19 3,8 
5 Thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của HS 193 38,6 243 48,6 64 12,8 
6 Thông qua tấm gương đạo đức của chính thầy cô giáo 208 41,6 243 48,6 49 9,8 
Về các lực lượng xã hội tham gia GD phòng ngừa 
BLHĐ: kết quả phỏng vấn HS cho thấy: 41,7% các em 
nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh” khi con cái có 
hành vi bạo lực; chỉ có 9,4% cha mẹ dùng biện pháp 
“khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% - cha mẹ yêu cầu phải 
“xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không 
quan tâm đến hành vi đánh nhau của con cái”. Không có 
HS nào kể được trường hợp có sự tham gia của các lực 
lượng xã hội vào công tác GD phòng ngừa BLHĐ hay 
hỗ trợ HS bị bạo lực. 
Về quản lí công tác GD phòng ngừa BLHĐ, kết quả 
phỏng vấn cho thấy có 85% GV và 82% HS cho rằng 
Nhà trường có kế hoạch, chương trình cụ thể về hoạt 
động của Ban chỉ đạo GD phòng ngừa BLHĐ ngay từ 
đầu năm học; 14,3% CBQL cho rằng Nhà trường “rất 
thường xuyên” chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế 
hoạch GD phòng ngừa BLHĐ. Tuy nhiên, 85,7% thành 
viên Ban chỉ đạo cho rằng chưa thường xuyên theo dõi 
hoạt động GD phòng ngừa BLHĐ, chưa thực hiện 
nghiêm túc các buổi trực theo chỉ đạo của Nhà trường, 
chưa thường xuyên duyệt kế hoạch, chương trình GD 
phòng ngừa BLHĐ; 41,7% GV và 35,7% CBQL cho 
rằng công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương 
trình, kế hoạch công tác GD phòng ngừa BLHĐ không 
hiệu quả. Mức độ hiệu quả của quản lí hoạt động này 
không cao: chỉ 7,1% GV và 14,3% CBQL chọn mức 
“rất hiệu quả”. 
Các kết quả khảo sát nêu trên cho thấy những bất 
cập lớn trong hoạt động GD phòng ngừa BLHĐ ở các 
trường THCS, cả trong nhận thức về mục tiêu, thực hiện 
hoạt động GD và quản lí hoạt động GD này. Cần thiết 
phải có những giải pháp triệt để khắc phục những nhược 
điểm và thúc đẩy hoạt động GD này đạt đến hiệu quả 
cần thiết. 
3.2. Đề xuất các giải pháp GD phòng ngừa BLHĐ 
Võ Thanh Phước , Nguyễn Văn Thịnh 
124 
Trên cơ sở thực trạng vấn đề được khảo sát, dựa 
trên nền tảng lí luận GD học và quản lí GD, nghiên cứu 
tập trung đề xuất các giải pháp GD phòng ngừa BLHĐ 
cho HS ở các trường THCS. 
Các giải pháp được đề xuất dựa trên nguyên tắc: 1) 
Đảm bảo tính đồng bộ -tác động đồng bộ vào các yếu tố 
của quá trình GD; 2) Đảm bảo tính hiệu quả - đạt được 
kết quả như dự kiến ban đầu; 3) Đảm bảo tính thực tiễn 
- sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được 
mục tiêu, nhiệm vụ GD; 4) Đảm bảo tính hệ thống - sử 
dụng đồng thời cả hệ thống giải pháp, không sử dụng 
đơn lẻ từng giải pháp. 
Các giải pháp đề xuất bao gồm: 1) Tuyên truyền 
nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, phụ huynh và các 
lực lượng xã hội tham gia GD về công tác GD phòng 
ngừa bạo lực học đường; 2) Bồi dưỡng nghiệp vụ GD và 
quản lí HS cho lực lượng GV chủ nhiệm, GV bộ môn và 
cho đội ngũ những người làm công tác Đội trong Nhà 
trường THCS; 3) Tăng cường tổ chức các hoạt động 
ngoại khóa với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với 
mục đích GD cho HS các kỹ năng sống; 4) Xây dựng và 
triển khai phong trào thi đua không có hành vi bạo lực 
học đường; 5) Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa Nhà 
trường với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể 
trong GD phòng ngừa bạo lực học đường và quản lí HS; 
6) Xây dựng Phòng tư vấn tâm lí và tổ chức tốt công tác 
tham vấn tâm lí cho học sinh, GV, CMHS và các lực 
lượng GD khác. 
Giải pháp “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho 
cán bộ quản lí, GV, phụ huynh và các lực lượng xã hội 
tham gia GD về công tác GD phòng ngừa bạo lực học 
đường” tập trung vào nâng cao nhận thức của các chủ 
thể GD về nội dung, ý nghĩa, phương pháp, trách nhiệm 
đối với GD phòng ngừa BLHĐ cho HS. Các hình thức 
tác động bao gồm: thiết lập và giới thiệu Ban chỉ đạo 
GD phòng ngừa BLHĐ của Nhà trường đến toàn thể 
HS, CMHS, các lực lượng GD ngay từ đầu năm học 
mới; tuyên truyền dưới cờ vào các buổi chào cờ đầu 
tuần về các nội dung, hình thức, hoạt động GD, đặc biệt 
về các hình thức tư vấn cho HS; tổ chức các buổi hoạt 
động tuyên truyền, hội thảo trong Hội đồng sư phạm 
Nhà trường, trong GV chủ nhiệm, Đoàn, Đội; thống 
nhất cách thức hoạt động, phát phiếu thông tin về điện 
thoại, tên của các thành viên trong Ban chỉ đạo GD 
phòng ngừa BLHĐ trong các cuộc họp với CMHS. 
Giải pháp “Bồi dưỡng nghiệp vụ GD và quản lí HS 
cho lực lượng GV chủ nhiệm, GV bộ môn và cho đội 
ngũ những người làm công tác Đội trong Nhà trường 
THCS” thực hiện thông qua việc mời tham gia các lớp 
tập huấn, bồi dưỡng do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ 
chức; mời các báo cáo viên tổ chức bồi dưỡng và góp ý 
kiến trực tiếp qua kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định 
kì; tổ chức tọa đàm, hội thảo về công tác GD phòng 
ngừa BLHĐ cho HS; tập huấn các kĩ năng kiềm chế bản 
thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 
bằng thương lượng và hòa giải cho GV và HS. Tổ chức 
bồi dưỡng cho CMHS kiến thức về sự phát triển tâm 
sinh lí của HS. 
Giải pháp “Tăng cường tổ chức các hoạt động 
ngoại khóa với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với 
mục đích GD cho HS các kĩ năng sống” được thực hiện 
với sự phối hợp của các cơ quan chức năng, các đoàn 
thể xã hội, gia đình HS. Ở đây cần phát huy thế mạnh 
của phương pháp GD lấy HS làm trung tâm, tăng cường 
giao tiếp hai chiều, tổ chức các hoạt động vui chơi bổ 
ích để các em được bày tỏ, được thể hiện, được khẳng 
định mình. Phối hợp với chính quyền, công an địa 
phương quản lí, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh 
các dịch vụ giải trí và nới sinh hoạt công cộng. 
Giải pháp “Xây dựng và triển khai phong trào thi 
đua không có hành vi bạo lực học đường” tập trung phát 
hiện ra những kinh nghiệm tích cực để kịp thời động 
viên, khuyến khích, đồng thời tìm ra những sai sót, lệch 
lạc, mâu thuẫn với mục tiêu dự kiến, những mặt còn yếu 
kém, khó khăn trở ngại, những vấn đề mới nảy sinh cần 
giải quyết, những nguyên nhân của tồn tại. Gắn các nội 
dung GD phòng ngừa bạo lực học đường và tệ nạn xã 
hội với các tiêu chí bình xét thi đua của CBQL, GV, HS. 
Giải pháp “Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa Nhà 
trường với gia đình, các tổ chức chính trị - đoàn thể 
trong GD phòng ngừa bạo lực học đường và quản lí HS” 
tập trung vào việc đưa mục tiêu, nội dung GD trong Nhà 
trường vào hoạt động của các tổ chức xã hội trong địa 
phương như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu 
chiến binh, Câu lạc bộ những người cao tuổi, nhằm 
thống nhất các tác động đối với quá trình hình thành và 
phát triển nhân cách của trẻ. Phát huy vai trò Nhà 
trường là trung tâm văn hóa GD của địa phương, tổ 
chức việc phổ biến các tri thức khoa học kĩ thuật, văn 
hóa xã hội, đặc biệt là những kiến thức về GD trẻ 
trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),118-126 
 125 
đang rất phức tạp. Phối hợp với địa phương tổ chức cho 
HS tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội 
như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, 
đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới, 
nhằm góp phần xây dựng môi trường gia đình và xã hội 
ngày càng tốt đẹp hơn. 
Giải pháp “Xây dựng Phòng tư vấn tâm lí và tổ 
chức tốt công tác tham vấn tâm lí cho học sinh, GV, 
CMHS và các lực lượng GD khác” hướng đến thực hiện 
thực chất nhiệm vụ tư vấn tâm lí trong Nhà trường [10]. 
Ở giải pháp này các nội dung chính là: thành lập tổ tư 
vấn; xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện tham 
vấn cho từng GV, HS, CMHS. Thành lập trang Tư vấn 
tâm lí trên Website trường và đăng tải các hoạt động tư 
vấn tâm lí của Nhà trường; vận động HS tham gia vào 
đội cộng tác viên tư vấn tâm lí. 
Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các 
giải pháp đề xuất, trong nghiên cứu này đã trưng cầu ý 
kiến của 168 chuyên gia, giảng viên, GV và CBQL từ 5 
trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và từ 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Kết quả 
khảo nghiệm cho thấy các giải pháp đều nhận được sự 
đồng thuận cao. Về tính cần thiết: trung bình là 89,3% 
đối tượng được hỏi đồng thuận cao, trong đó giải pháp 1 
có 100% và giải pháp 6 có 80% ý kiến đồng thuận. Về 
tính khả thi của các giải pháp: giải pháp 1 được đánh giá 
cao nhất với 100% ý kiến đồng thuận; giải pháp 2-
92,3%; giải pháp 3-89,3%; giải pháp 4-80,4%; giải pháp 
5-85,7% và giải pháp 6-77,4% ý kiến đồng thuận. 
Kết quả này cho thấy cả 6 giải pháp hoàn toàn có 
thể áp dụng trong điều kiện thực tế hiện nay của các 
trường THCS và phù hợp với đại bộ phận các lực lượng 
tham gia vào hoạt động GD phòng ngừa BLHĐ cho HS. 
4. Kết luận 
GD phòng ngừa BLHĐ cho HS là một bộ phận 
quan trọng trong quá trình GD toàn diện HS, góp phần 
tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh cho các em HS 
học tập và phát triển. GD phòng ngừa BLHĐ đòi hỏi sự 
thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp 
và hình thức nhằm phát huy những thế mạnh và hạn chế 
những mặt yếu của từng lực lượng GD để tạo ra sức 
mạnh tổng hợp. 
Thực tiễn GD phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS 
còn nhiều bất cập, kết quả GD không cao. Những hạn 
chế, tồn tại có cả ở nhận thức về công tác GD, cả ở nội 
dung lẫn hình thức tổ chức, cả kế hoạch lẫn tổ chức chỉ 
đạo thực hiện, cả phương pháp lẫn điều kiện tổ chức GD 
phòng ngừa BLHĐ. Công tác GD phòng ngừa BLHĐ 
vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Để thực hiện 
thành công mặt GD quan trọng này cần nhận thức lại 
mục tiêu GD; thống nhất trong nội dung, phương pháp 
GD; tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất 
giữa các lực lượng GD trong Nhà trường, gia đình và xã 
hội để xây dựng mạng lưới GD HS ở mọi lúc, mọi nơi. 
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn GD phòng 
ngừa BLHĐ cho HS THCS, nghiên cứu này đã đề xuất 
06 giải pháp thúc đẩy lĩnh vực GD quan trọng này. Các 
giải pháp được đề xuất trên đây nếu được thực hiện 
đồng bộ, kết hợp hợp lý, khoa học sẽ phát huy tác dụng 
một cách tối ưu trong việc nâng cao chất lượng GD, đáp 
ứng yêu cầu GD toàn diện nhân cách HS. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị 
quyết số 29-NQ/TW ngày 12/11/2013 về “Đổi mới 
căn bản, toàn diện GD và đào tạo, đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế”. 
[2] Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Lan (2013). 
Bạo lực đường Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ 
tâm lí học. NXB Từ điển Bách khoa. 
[3] Nguyễn Thị Cẩm (2012). Bạo lực học đường và 
những hậu quả. Kỉ yếu hội thảo khoa học, Trường 
Đại học Hà Tĩnh. 
[4] Lê Văn Cương, Trương Như Vương, Trương Đức 
Thành, Kim Khuê (1999). Tâm lý tội phạm và vấn 
đề chống tội phạm. NXB Công an nhân dân. 
[5] Nguyễn Minh Đức (chủ biên), Trần Cảnh Hưng, 
Nguyễn Trường Giang (2011). Phòng, chống vi 
phạm pháp luật và tội phạm trong học đường. NXB 
Công an nhân dân. 
[6] Đỗ Thị Ngọc Khanh (2014). Một số yếu tố chi 
phối bạo lực học đường nhìn từ góc độ hành vi. Tạp 
chí Tâm lý học, 11-11/2014. 
[7] Nguyễn Văn Lượt (2009). Bạo lực học đường: 
Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế. Tạp chí 
Thế giới mới, 864, 14/12/2009. 
[8] Đỗ Thị Nga (2014). Bạo lực học đường và hậu 
quả đối với nạn nhân bị bạo lực học đường. Tạp chí 
Tâm lý học, 11. 
[9] Ngô Minh Oanh (2014). Bạo lực học đường nhìn 
từ góc độ đạo đức. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Thực 
trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường 
Võ Thanh Phước , Nguyễn Văn Thịnh 
126 
trong trường phổ thông, Đại học Sư phạm Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
[10] Lê Quang Sơn (2016). Sự khác biệt về vai trò giữa 
nhà tâm lý học đường với nhà giáo và những vấn đề 
đặt ra cho công tác tâm lý học đường. Kỉ yếu hội 
thảo khoa học quốc tế lần V Phát triển tâm lý học 
học đường trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Thông 
tin và Truyền thông, Hà Nội, 91-98. 
[11] Thủ tướng Chính phủ (2017). Nghị định 
80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017, đã quy định trách 
nhiệm bảo đảm môi trường GD an toàn, lành mạnh, 
thân thiện, phòng chống BLHD. 
[12] Bullying cases in Japanese schools hit record high 
in 2016, Kyodo News, 26th Oct. 2017. 
[13] Kim Jae-Won (2013). School violence unveils ugly 
aspects of Korea. The Korea Times, March, 18. 
[14] National Center for Injury Prevention and Control 
(2016). Division of Violence Prevention, 
Understanding school violence. Fact sheet. 
VIOLENCE PREVENTION EDUCATION FOR SECONDARY SCHOOL STUDENTS: STATUS 
AND SOLUTIONS (Case studies from secondary schools at Hai Chau district, Danang city) 
Abstract: Violence Prevention Education (VPE) for secondary school students is an important part of the comprehensive 
education process, contributing to the creation of a safe, healthy environment for students to study and develop. VPE for secondary 
school children in Vietnam still has many shortcomings, the results of VPE is not high. Limitations include both the content and the 
methodology, both the plan and the implementing organization, both organization form and the conditions for implementation. In order 
to get successfully about VPE, we need re-realize the goal of education; unified content, methods of education; to create a coherent, 
synchronous and unified relationship between educational forces, the family and the society, to build an educational network for 
children any where, any time. Based on theoretical and practical research on VPE for secondary school students. The reseach 
proposes six measures to promote this project, contributes to the improvement of quality of education for students today. 
Key words: school violence; education; students; prevention; secondary school. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_phong_ngua_bao_luc_hoc_duong_cho_hoc_sinh_trung_hoc.pdf