Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội

Đối với các trường sư phạm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một nhiệm vụ

đặc biệt quan trọng nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết

của người giáo viên tương lai. Với sinh viên ngành Giáo dục mầm non, giáo dục đạo đức

nghề nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đối tượng chăm sóc, giáo dục của họ là

trẻ em dưới 6 tuổi, độ tuổi non nớt nhất của cuộc đời, các em rất cần sự chăm sóc, yêu

thương của cô giáo. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng tránh bạo lực

trẻ em cần được chú trọng ngay từ khâu đào tạo giáo viên mầm non tại hệ thống các

trường sư phạm. Bài báo là kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp

và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non và đề xuất

một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung giáo dục này tại trường Đại học Thủ đô

Hà Nội.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 1

Trang 1

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 2

Trang 2

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 3

Trang 3

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 4

Trang 4

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 5

Trang 5

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 6

Trang 6

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 7

Trang 7

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non tại trường đại học thủ đô Hà Nội
70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP & 
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRẺ EM CHO SINH VIÊN 
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Đặng Lan Phương, Ngô Thị Ánh 
Trường đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Đối với các trường sư phạm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một nhiệm vụ 
đặc biệt quan trọng nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết 
của người giáo viên tương lai. Với sinh viên ngành Giáo dục mầm non, giáo dục đạo đức 
nghề nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đối tượng chăm sóc, giáo dục của họ là 
trẻ em dưới 6 tuổi, độ tuổi non nớt nhất của cuộc đời, các em rất cần sự chăm sóc, yêu 
thương của cô giáo. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng tránh bạo lực 
trẻ em cần được chú trọng ngay từ khâu đào tạo giáo viên mầm non tại hệ thống các 
trường sư phạm. Bài báo là kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp 
và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non và đề xuất 
một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung giáo dục này tại trường Đại học Thủ đô 
Hà Nội. 
Từ khóa: đạo đức nghề nghiệp, mầm non, bạo lực trẻ em. 
Nhận bài ngày: 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày: 15.5.2020 
Liên hệ tác giả: Đặng Lan Phương; Email: dlphuong@hnmu.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) có vị trí 
đặc biệt quan trọng, thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi 
đến 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về nhiều mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ, 
thẩm mỹ, là giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhân cách. Có thể nói đội ngũ GVMN là 
yếu tố then chốt góp phần tạo sự khởi đầu để phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, 
năng lực và phẩm chất mang tính bền vững, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa 
tuổi, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị tốt cho sự phát triển của trẻ trong các giai 
đoạn sau. Đối với các trường sư phạm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa đặc biệt 
quan trọng trong việc giúp sinh viên hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực 
cần thiết của người giáo viên tương lai. Với sinh viên ngành giáo dục mầm non (GDMN), 
giáo dục đạo đức nghề nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đối tượng chăm sóc, giáo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 71 
dục của họ là trẻ em dưới 6 tuổi, độ tuổi non nớt nhất của cuộc đời, các em rất cần sự chăm 
sóc, yêu thương của cô giáo. Chính vì vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ 
giáo viên mầm non, trong đó có giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm 
vụ hàng đầu của các trường cao đẳng và đại học để thực hiện thành công đổi mới giáo dục. 
2. NỘI DUNG 
 Đạo đức nghề nghiệp của GVMN luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của 
xã hội. Nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa 
vào nhân cách của nhà giáo dục. Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của mình người 
GVMN phải có chuyên môn vững vàng, lối sống trong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là 
tấm lòng bao dung, nhân ái của người mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non, trong 
đó đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là đạo đức nghề nghiệp của 
người giáo viên có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho họ hoàn thành nhiệm vụ giáo dục 
vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. 
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị Thủy đã đưa ra khái niệm “Đạo đức nghề 
nghiệp của giáo viên mầm non là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà 
giáo viên mầm non cần có khi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non, 
quy định điều chỉnh nhận thức, hành vi ứng xử thái độ của giáo viên mầm non nhằm hình 
thành nhân cách cách tốt đẹp cho trẻ mầm non”. Cốt lõi trong đạo đức nghề nghiệp của 
giáo viên mầm non là quan hệ giữa giáo viên mầm non với trẻ mầm non. Giáo viên mầm 
non phải quý trẻ, yêu nghề, đây là tố chất cơ bản nhất trong đạo đức nghề nghiệp của người 
GVMN. Chính cô giáo mầm non là những người thầy đầu tiên dẫn dắt học trò của mình trở 
thành con người có đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng. Dấu ấn nhân cách của trẻ mầm 
non được in đậm từ dấu ấn nhân cách của giáo viên mầm non. Để chăm sóc và giáo dục trẻ 
em mầm non phát triển tốt về thể chất, tinh thần thì mỗi người giáo viên mầm non phải 
dành trọn công sức và tâm huyết của mình để trao lại cho học trò thứ tài sản vô giá, đó là 
“đạo làm người”, hết lòng yêu thương học sinh. Chính tình yêu thương trẻ vô bờ bến là 
động lực thúc đẩy mỗi người GVMN luôn gắn bó, thiết tha với học sinh của mình. 
 Bản thân nghề giáo viên mầm non (GVMN) là một nghề khó và rất vất vả, đòi hỏi ở 
người giáo viên phải có tình yêu thương trẻ, tính kiên nhẫn, sự linh hoạt, mềm dẻo và sáng 
tạo. Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cùng 
một lúc phải đóng nhiều vai trò: vừa là người mẹ, là bác sĩ, vừa là người cô giáo, là nghệ sĩ 
cùng học, cùng chơi, cùng đóng kịch, hát múa với trẻ. Thời gian làm việc thực tế của giáo 
viên mầm non thường kéo dài từ 9-10 h/ngày, các cô giáo luôn bị áp lực từ khối lượng 
công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của giáo viên mầm non còn nhiều 
thiếu thốn về cơ sở vật chất, chưa kể số lượng trẻ trong lớp thường đông, trẻ có sự phát 
triển không đồng đều, nhiều trẻ nghịch ngợm, quấy khóc, tăng động, tự kỷ...những sự cố 
đến từ hoàn cảnh khách quan như trẻ nôn trớ, quấy khóc, đánh nhau do đối tượng trẻ còn 
nhỏ, cơ thể non nớt, nhận thức còn hạn chế. Nếu như người giáo viên mầm non không yêu 
nghề, mến trẻ sẽ khó vượt qua áp lực công việc, dễ dẫn đến không kiềm chế được cảm xúc 
của bản thân, không kiểm soát, điều khiển được hành vi của mình, vì vậy đã xảy ra tình 
72 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
trạng bạo hành trẻ ở một số cơ sở giáo dục mầm non. Trên các phương tiện thôn ... , hành vi” được hơn 80% GVMN tham 
gia khảo sát lựa chọn. Bên cạnh đó, nguyên nhân “giáo viên không được đào tạo chuyên 
môn GDMN”, được 63,8% giáo viên mầm non lựa chọn, đây là một thực trạng trong 
ngành mầm non, nạn bạo hành thường xảy ra ở những nhóm trẻ và trường mầm non 
ngoài công lập, đặc biệt là những nhóm trẻ chưa được cấp phép. Những người trực tiếp 
bạo hành trẻ thường chưa được đào tạo chuyên ngành mầm non nên họ thiếu kỹ năng 
nghề nghiệp, có những hành vi suy thoái đạo đức dẫn đến những vụ việc bạo hành trẻ, 
làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của phụ huynh, của cộng đồng xã hội đối 
74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
với nghề GVMN. 
 Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng về nội dung và các hình thức giáo dục đạo đức nghề 
nghiệp cho SV chuyên ngành GDMN, trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chúng tôi đã khảo 
sát thực tế Chương trình đào tạo GVMN tại khoa Sư phạm, trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
cho thấy nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV đã được lồng ghép vào một số 
học phần như: Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non; Nghề GVMN; Quản lý trong GDMN; Kỹ 
năng giao tiếp của GVMNvà được thực hiện phối hợp các hình thức như học lý thuyết 
trên lớp, qua hoạt động thực hành, thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 
và qua thực tập sư phạm. Phân tích Phiếu khảo sát chúng tôi đã nhận được kết quả đánh giá 
của SV như sau: có 49% sinh viên đánh giá nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp và 
phòng tránh bạo lực trẻ em cho SV chuyên ngành MN được thực hiện “rất hiệu quả”; 
48,7% số sinh viên được hỏi đánh giá ở mức “hiệu quả”; 2,3% SV đánh giá nội dung này 
được thực hiện ít hiệu quả và không có SV nào đánh giá ở mức “không hiệu quả”. Theo ý 
kiến của SV các hình thức được đánh giá ở mức độ “rất phù hợp” để giáo dục đạo đức 
nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em là: thông qua thực hành xử lý các tình huống 
sư phạm trong chăm sóc, giáo dục trẻ MN” (chiếm 71,2%), Qua hoạt động thực hành, thực 
tập sư phạm” (69,8%) và Hoạt động thăm quan, trải nghiệm thực tế tại trường MN” (chiếm 
66,4%). Bên cạnh đó, hình thức “Học lý thuyết trên lớp” được 71,5% SV lựa chọn ở mức 
độ “phù hợp”. Tương tự, có 59,7% SV được hỏi cho rằng hình thức “Nghe báo cáo chuyên 
đề về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN” cũng phù hợp để thực hiện nội dung GD 
đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em. Còn theo đánh giá của các giảng viên 
giảng dạy chuyên ngành GDMN các hình thức giáo dục nêu trên, ở các mức độ khác nhau 
đều phù hợp để thực hiện nội dung GD đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ 
em. Mỗi hình thức đều có ưu thế riêng, tuy nhiên cần kết hợp linh hoạt các hình thức đó để 
hỗ trợ và nâng cao hiệu quả giáo dục nội dung này cho SV chuyên ngành GDMN. 
 Từ kết quả khảo sát cho thấy có 49% sinh viên đánh giá nội dung giáo dục đạo đức 
nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em đối với SV chuyên ngành MN tại trường đại 
học Thủ đô Hà Nội được thực hiện “rất hiệu quả”; 48,7% số sinh viên được hỏi đánh giá ở 
mức “hiệu quả”; 2,3% SV đánh giá nội dung này được thực hiện “ít hiệu quả” và không có 
SV nào đánh giá ở mức “không hiệu quả”. Như vậy, có thể thấy đa số sinh viên đánh giá 
cao tính hiệu quả của các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực 
trẻ em đã được thực hiện tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, ý kiến của các giảng 
viên dạy chuyên ngành GDMN lại cho rằng trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa đến 
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành MN thông qua các nội dung và 
hình thức GD khác nhau, giúp SV nhận thức đúng cũng như rèn luyện các phẩm chất và 
năng lực cần có của người GVMN tương lai. 
 Ý kiến của các giảng viên và GVMN tham gia khảo sát về các biện pháp giáo dục đạo 
đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho thấy những biện pháp sau thường 
mang lại hiệu quả cao: Tăng cường cho SV thực hành xử lý các tình huống sư phạm trong 
các HĐ chăm sóc, giáo dục trẻ (85% ý kiến); Giáo dục cho SV về trí tuệ cảm xúc, cách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 75 
kiềm chế và kiểm soát hành vi, cảm xúc của bản thân (chiếm 80% ý kiến); Tăng cường các 
nội dung về giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ, về đạo đức nhà giáo vào chương trình đào tạo 
GVMN (70%) ; Tăng cường cho sinh viên xuống thực hành, thực tập, thâm nhập thực tế 
môi trường làm việc ở trường mầm non nhiều hơn (70% ý kiến). Ngoài ra, các biện pháp 
như “cho sinh viên tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về Điều lệ trường MN, Chuẩn 
nghề nghiệp GVMN, về Đạo đức nhà giáo, Luật trẻ em, Quyền trẻ em” và “Tổ chức những 
buổi nói chuyện chuyên đề và chia sẻ về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN” cũng 
nhận được ý kiến đánh giá cao của các thầy cô. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn 
giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành 
GDMN, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nội dung giáo dục 
này cho sinh viên, cụ thể như sau: 
 Biện pháp 1: Tăng cường nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống 
bạo lực trẻ em vào chương trình đào tạo chuyên ngành mầm non. Cần tăng cường các 
nội dung về giáo dục đạo đức nhà giáo vào các học phần phù hợp trong chương trình đào 
tạo GVMN như: Tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non; Giáo dục học mầm non; Nghề giáo viên 
mầm non; Quản lý trong giáo dục mầm non; Giáo dục kỹ năng sống; Giáo dục giới tính; 
Tổ chức hoạt động vui chơi, Giáo dục hòa nhập, Kỹ năng giao tiếp của GVMN...giúp sinh 
viên có được những kiến thức cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN cũng như 
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người 
GVMN tương lai. Có thể đưa vào mục tiêu của học phần nội dung giáo dục đạo đức nghề 
nghiệp, xem đây như là một tiêu chí đánh giá năng lực cần hình thành ở sinh viên khi kết 
thúc môn học. Khi xây dựng chuẩn đầu ra của ngành học cần chú trọng đến việc hình thành 
các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non, coi đây là một trong 
những tiêu chí nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non có đầy đủ cả đức và tài. 
 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho sinh viên chuyên ngành mầm non về đạo đức 
nghề nghiệp của người giáo viên mầm non và vấn đề phòng chống bạo lực đối với trẻ 
mầm non. Tăng cường nhận thức cho sinh viên về đạo đức nghề nghiệp của người GVMN 
thông qua các giờ học lý thuyết và thực hành của một số học phần trong chương trình đào 
tạo, đặc biệt là các môn Giáo dục học mầm non; Nghề giáo viên mầm non; Kỹ năng giao 
tiếp của giáo viên mầm non; Tổ chức hoạt động vui chơi, Giáo dục hòa nhập... Mỗi giảng 
viên chuyên ngành GDMN cần ý thức hơn về nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp để 
có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục cho sinh viên, hình thành và phát triển 
lòng yêu nghề, yêu trẻ cho sinh viên thông qua nội dung các học phần. Cụ thể, cần tích 
hợp nội dung giáo dục này vào các bài giảng, các hoạt động thực hành nhằm trang bị 
cho sinh viên kiến thức đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, hiểu về đặc thù và ý nghĩ 
cao quý của nghề giáo viên mầm non để từ đó giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ, sẵn sàng 
vượt qua những áp lực, khó khăn của công việc. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho sinh 
viên về vấn đề phòng chống bạo lực trẻ em ở các cơ sở GDMN: các hình thức, đặc trưng, 
biểu hiện bạo lực với trẻ mầm non, từ đó nhận biết các yếu tố nguy cơ gây bạo lực với trẻ 
và những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Qua đó 
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
giáo dục cho sinh viên lòng yêu nghề, tận tụy, gắn bó với nghề, yêu thương trẻ, biết kiềm 
chế và điểu khiển hành vi cảm xúc của bản thân trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết 
hợp nâng cao nhận thức và tổ chức hoạt động thực hành nghề, tạo cơ hội cho sinh viên đi 
kiến tập, thực hành sư phạm, thâm nhập thực tế môi trường làm việc của mình trong tương 
lai, có cơ hội tìm hiểu những khía cạnh đa dạng của nghề thông qua quan sát và chia sẻ 
trực tiếp với các giáo viên mầm non, từ hiểu nghề, sinh viên mới có lòng yêu nghề thực sự. 
 Biện pháp 3: Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp 
và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non. Bên 
cạnh việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo 
lực trẻ em cho SV chuyên ngành mầm non vào các học phần trong Chương trình đào tạo 
thì cần đa dạng hóa và đổi mới cách thực hiện nội dung này bằng các hình thức sau đây: Tổ 
chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia giáo dục về chủ 
đề “Nghề giáo viên mầm non và đạo đức người giáo viên mầm non”, vấn đề bạo lực trẻ 
mầm non và cách phòng tránh nhằm giúp sinh viên có thêm hiểu biết về nghề và chuẩn bị 
tốt về tâm lý, biết kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình trước những tình huống có thể 
xảy ra trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, tránh tình trạng bạo lực 
đối với trẻ. Nhà trường sư phạm cần thường xuyên giáo dục, nhắc nhở SV về tầm quan 
trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng tránh bạo lực cho trẻ và xem đây là 
một nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; Tổ chức cho sinh viên thực 
hành thông qua các tình huống sư phạm trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm rèn 
luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, biết kiềm chế các xúc cảm tiêu cực để 
tránh dẫn đến các hành vi bạo lực đối với trẻ. Thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề 
nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
thường xuyên và hội thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm dưới hình thức thi hùng biện hoặc 
đóng tiểu phẩm; Tăng cường hoạt động thực hành, thực tập sư phạm giúp sinh viên thực 
hành nghề nghiệp ngay trong quá trình học. Để thực hành nghiệp vụ sư phạm, sinh viên 
phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng của các môn học vào thực tiễn nghề nghiệp của 
mình, rèn luyện kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non, với cha mẹ 
trẻ và những người xung quanh; Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho 
sinh viên về năng lực nhận biết, kiểm soát hành vi, đặc biệt là kiềm chế các cảm xúc tiêu 
cực, nhằm giúp SV có những hiểu biết cơ bản về khái niệm cảm xúc, các yếu tố ảnh hưởng 
đến cảm xúc của GVMN trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ MN. Từ đó, SV có thể 
vận dụng vào trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện sức khỏe và 
tâm lý/ sức khỏe tinh thần của cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp GDMN. Đồng thời, 
biện pháp này giúp SV hiểu được cảm xúc của mình và của người khác, biết chia sẻ, đồng 
cảm, thấu hiểu và quản lý, điều chỉnh cảm xúc của mình và người khác phù hợp nhằm tạo 
bầu không khí vui vẻ, giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 Biện pháp 4: Đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả các hoạt động 
giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV chuyên ngành giáo dục 
mầm non nói riêng. Cần đầu tư mở trường mầm non thực hành để SV có thể thường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 77 
xuyên thực hành giao tiếp với trẻ, qua đó có thể rèn luyện được tính kiên trì và sự bao dung 
với trẻ, SV sẽ vừa được nâng cao kiến thức chuyên môn và tình yêu thương với trẻ cũng 
như với nghề GVMN. Cần đầu tư kinh phí để tăng cường tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm, các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia giáo dục, các GVMN 
tiêu biểu. Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với thực tế giáo dục mầm non ở các 
điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, giúp các em có thể cảm nhận và hiểu biết sâu hơn về 
thuận lợi và khó khăn của GVMN ở những môi trường làm việc khác nhau, qua đó SV biết 
trân trọng nghề nghiệp mình đã lựa chọn. 
3. KẾT LUẬN 
 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp và phòng chống bạo lực trẻ em cho sinh viên chuyên 
ngành GDMN là một việc làm hết sức cần thiết và cần được bắt đầu từ những cơ sở đào tạo 
giáo viên mầm non, nơi hình thành và phát triển nhân cách của người giáo viên với tình 
yêu nghề, yêu thương trẻ, ý thức trách nhiệm và sự gắn bó, tận tụy với nghề nghiệp, giúp 
cho những sinh viên ngành mầm non thực sự trở thành những cô giáo, xứng đáng với niềm 
tin yêu “cô giáo như mẹ hiền” của gia đình và toàn xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009. 
2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Thông tư số 26/2018/QĐ-BGDĐT. 
3. Hồ Lam Hồng (2012), Giáo trình Nghề giáo viên mầm non, Nxb. Giáo dục. 
4. Vũ Yến Nhi (2013), Giáo dục lòng yêu nghề cho sinh viên ngành mầm non ở trường Cao 
đẳng Hải Dương, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 72. 
5. Đặng Lan Phương (2019), Vấn đề giáo dục phòng tránh bạo lực đối với trẻ mầm non trên cơ 
sở giới trong công tác đào tạo giáo viên mầm non, Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, số 18. 
6. Nguyễn Thị Thủy (2009), Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện 
CAREER ETHICS’ EDUCATION AND CHILD VIOLENCE 
PREVENTION FOR PRESCHOOL TEACHER STUDENTS 
AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: For pedagogical universities, ethical education is important for shaping and 
developing the quality and competence of future teachers. For students whose major is early 
childhood education, career ethics education is even more important as they are responsible 
for children under 6 years old. These students who are at the very young age need much care 
and love from their teachers. Therefore, education on affection, sense of responsibility, 
professional ethics, and child violence prevention should focus on the stage of preschool 
teacher training in the system of pedagogical schools. The article showed the evaluation of 
current preschool teacher training on professional ethics and child violence prevention and 
proposed some solutions to improve the effectiveness of this concept at the Hanoi Metropolitan 
University. 
Keywords: Professional ethics, preschool, child violence 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_dao_duc_nghe_nghiep_va_phong_chong_bao_luc_tre_em_c.pdf