Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020

Tập làm văn

TT70 : Ôn tập về tả cảnh

I. Mục tiêu:

- HS liệt kê được những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Lập được dàn ý vắn tắt cho một trong những bài văn đó.

- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).

II. Đồ dùng dạy học:

- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC từ tuần 1 đến tuần 11.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Hát.

 

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 30 trang viethung 05/01/2022 4980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020
TUẦN 28
Thứ hai ngày 22 tháng 6 năm 2020
Tiết 1: Tập làm văn
TT70 : Ôn tập về tả cảnh
I. Mục tiêu:
- HS liệt kê được những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Lập được dàn ý vắn tắt cho một trong những bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC từ tuần 1 đến tuần 11.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả con vật? 
- 2 HS trả lời.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
 b. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Gọi một HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
+ Lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
+ Yêu cầu 1: Cho HS làm bài theo nhóm 7. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lời giải đúng bằng cách dán tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng.
+ Yêu cầu 2: 
- HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS nối tiếp trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: 
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi một số HS trình bày bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc bài.
- HS làm bài theo nhóm.
Lời giải
+ Yêu cầu 1 : Gồm 13 bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
+ Yêu cầu 2: VD về một dàn ý:
- HS làm bài
Bài Hoàng hôn trên sông Hương
- Mở bài: Giới thiệu Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn.
- Thân bài: Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn. Thân bài có hai đoạn:
+ Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Kết bài: sự thức dậy của Huế sau hoang hôn.
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày bài làm
 Lời giải 
+ Bài văn miêu tả buổi sáng trên thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+ Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, VD : Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét.
+ Hai câu cuối bài : “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn.
Tiết 2: Thể dục
 Đ/C Văn soạn giảng
Tiết 3: Toán
TT39 : Phép cộng
I. Mục tiêu: 
Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải bài toán. BT cần làm BT1,2 (cột 1), 3,4.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu biểu thức: a + b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số tính chất của phép cộng?
Bài tập 1 (158): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (158): Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp KT chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (159): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (159): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 + a, b : số hạng 
 c : tổng
+Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với 0.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
Kết quả:
a,986280
b,17/12
c,26/7
d,1476,5
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp, 3 HS lên bảng làm bài.
a. (689 + 875) + 125 
 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
b. 
 = 
c. 5,87 + 28,69 + 4,13
= 5,87 + 4,13 + 28,69
= 10 + 28,69 = 38,69.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS trình bày
- Ví dụ: a. x + 9,68 = 9,68; 
 x = 0 
 Vì : 0 + 9,68 = 9,68 (Dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó). 
- HS khác có thể giải thích x = 0 vì x + 9,68 = 9,68 thì x = 9,68 - 9,68 = 0. Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn.
a) Dự đoán x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
 Bài giải.
 Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được:
 Thể tích bể)
 Đáp số: 50% thể tích bể.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Tập đọc
TT 69: Bầm ơi (Trích)
I. Mục tiêu: 
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
	- Hiểu nội dung , ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ.
GDANQP : Sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tích hợp HĐ dự án : HĐ 19 Hướng dẫn đọc miệng
II. Đồ dùng học tập:
	- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức: Hát .
2. Kiểm tra bài cũ :
 - HS đọc bài Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Giới thiệu tranh - giới thiệu bài mới.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc : 
- Gọi 1HS có năng khiếu đọc cả bài.
- GV chia 4 đoạn - 4 khổ thơ.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.	
- Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai .
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2HS thi đọc trước lớp.
- ... hà các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát (nếu có).
Tiết 3: Toán
TT 42: Phép chia
I. Mục tiêu: 
- HS biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
- Vận dụng làm tốt các bài tập 1( cột 1), bài 2,3, 4 trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b. Nội dung:
* Trong phép chia hết:
- GV nêu biểu thức: a : b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số chú ý trong phép chia?
* Trong phép chia có dư:
- GV nêu biểu thức: a : b = c (dư r)
+ a là số bị chia ; b là số chia ; c là thương.
+ Chú ý: Không có phép chia cho số 0 ; 
a : 1 = a ; a : a = 1 (a khác 0) ; 0 : b = 0 (b khác 0)
+ r là số dư. (số dư phải bé hơn số chia)
c. Luyện tập:
Bài tập 1 (163): Tính rồi thử lại (theo mẫu).
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (164): Tính 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (164): Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp KT chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp, 2 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải
a) 8192 : 32 = 256 
 Thử lại: 243 24 = 8192
 15335 : 42 = 365 (dư 5)
 Thử lại: 365 42 + 5 = 15335
b) 75,95 : 3,5 = 21,7 
 Thử lại: 21,7 3,5 = 75,95
 97,65 : 21,7 = 4,5 
 Thử lại: 4,5 21,7 = 97,65
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu cách làm.
- HS làm bài.
 Kết quả
 a) ; b) 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp KT chéo.
VD về lời giải:
 a) 250 4800 950 
 250 4800 7200
4.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết 4:	Tập đọc 
	 TT 76: Những cánh buồm
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngát nghỉ đúng nhịp thơ.
 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con ; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha , ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc 1,2 khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ ND bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Ut Vịnh và trả lời các câu hỏi về bài. 
3. Bài mới: GV giới thiệu chủ điểm nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
a) Luyện đọc:
- Chia đoạn.
GV kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:.
- Cho HS đọc khổ thơ 1:
+ Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
+)Rút ý 1: 
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5:
+Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con?
- Cho HS đọc khổ thơ cuối:
+ ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HS nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc. Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc. 
- Mỗi khổ thơ là một đoạn.
HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS tìm từ khó đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm.HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.HS đọc từ chú giải,
+) Hai cha con đang đi dạo trên bãi biển
+ Hai cha con bước đi trong ánh nắng hồng
+ Con mơ ước nhìn thấy nhà, cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa, con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời,
+ Con mơ ước được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết về CS
+) Những mơ ước của người con.
+Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+)Cảm xúc tự hào của người cha.
-HS nêu.
* ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.
- HS đọc.
- HS nghe.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Luyện từ và câu
TT 78: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu tác dụng của dấu hai chấm ( BT1).
- HS biết sử dụng dấu hai chấm (BT2, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm.
- Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ôn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS làm lại BT 2 tiết LTVC trước.
3. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 (143):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Cho HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2 (143):
- Cho 3 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Cho một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 (144):
- Gọi HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV đọc thầm lại mẩu chuyện vui.
- Cho HS làm bài theo nhóm 7.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu ND ghi nhớ.
 Lời giải 
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
Câu a
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- 3 HS nêu yêu cầu. 
- HS trao đổi nhóm 2.
- Một số HS trình bày kết quả. 
 Lời giải
a) Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
b) khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi !
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
c) thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài theo nhóm 7.
- Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả. 
 Lời giải
- Người bán hàng hiểu lầm ý khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
(hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng).
- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm thì cần ghi như sau : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: MRVT: Trẻ em.
Thứ sáu ngày 26 tháng 6 năm 2020
Tiết 1 : Địa lí
 Đ/C Rùa soạn giảng
Tiết 2: Tập làm văn
TT 64: Luyện viết bài văn tả cảnh
 (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
	- Phân biệt được hai cách viết kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng. Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở nháp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ôn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- Có mấy kiểu mở bài? Đó là những kiểu mở bài nào?
- Có mấy kiểu kết bài? đó là những kiểu kết bài nào?
* Hoạt động 2: Luyện kĩ năng.
Hãy viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp và kết bà kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh núi rừng quê em.
- Mời một HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Mời một số HS đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS có năng khiếu trả lời: Có hai kiểu mở bài:
+ Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
- 1 HS khác trả lời: Có hai kiểu kết bài:
+ Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. 
Tiết 3 	 Toán 
	 TT 43: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
3. Bài mới: GV mục tiêu của tiết học.
*Bài tập 1 (164): Tính 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp, 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (164): Tính nhẩm
- Cho HS làm bài nối tiếp nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (164):
 Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu).
- Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào vở , sau đó đổi vở chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (165): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
a) 
b) 1,6 
 0,3 
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
*Kết quả:
a) 35 ; 840 
 720 ; 62 
b) 24 ; 80 
 44 ; 48 
- HS đọc yêu cầu.
*VD về lời giải:
a) 3 : 4 = = 0,75 ; b) 7 : 5 = = 1,4
c) 1 : 2 = = 0,5 ; d) 7 : 4 = = 1,75
- HS nêu yêu cầu. HS nêu cách làm. HS làm vào vở. HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn khoanh vào phương án đó.
* Kết quả: Khoanh vào D (40%)
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 4: Toán 
	 TT 44: Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết
-Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
3. Bài mới: GV mục tiêu của tiết học.
*Bài tập 1 (165): Miệng
Tìm tỉ số phần trăm của 
- Cho HS làm bài vào nháp, HS HTT thực hiện phần a,b.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (165): Tính 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (165): Nhóm đôi
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
 Kết quả:
a, 40 % ; b, 66,66% ;c,80 % ;d, 225 %
- HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 12, 84 %: b) 22,65 c) 29,5 %
- HS đọc yêu cầu. Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải. Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150 %
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,6666
0,6666 = 66,66%
 Đáp số: a) 150% ; b) 66,66%
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 5 : Hoạt động tập thể 
 Phần 1: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (20 phút.)
TT 2 : Thực hành làm mô hình biển báo giao thông
1. Mục tiêu hoạt động:
*Giúp HS:
- Học hiểu ý nghĩa của buổi hoạt động văn nghệ, TDTT.
- Rèn kĩ năng biểu diễn, khéo léo, sáng tạo khi tham gia hoạt động văn nghệ, TDTT.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2. Thời điểm, địa điểm tổ chức hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp học
- Địa điểm; Ngoài sân
- Thời gian: 20 phút.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Nội dung hoạt động: Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao
- Hình thức hoạt động: Tổ chức ngoài sân trường.
4. Tài liệu và phương tiện.
- Cờ vua, cầu lông, dây nhảy.
- Một số bài bài hát.
5. Các bước tiến hành.
*Hoạt động 1 : GV thiệu nội dung giờ học. 
 - GV tập chung học sinh, phổ biến nội dung giờ học.
* Hoạt động 2 : - Cho học sinh biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
* Hoạt động 3 : - GV cho học sinh tham gia chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây, thực hiện theo nhóm.
*Hoạt động 4: Đánh giá hoạt động:	
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm. 
Phần 2 : Sinh hoạt lớp (15 phút.)
1.1 )Đánh giá ,nhận xét các hoạt động trong tuần:
a.Đạo đức:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Học tập:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
c.Thể dục:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
d.Thẩm mĩ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
e.Lao động:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
1.2) Định hướng tuần tới: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2019_2020.docx