Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
Luyện từ và câu
TT31: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Mục tiêu:
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ) hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. Làm được các BT ở mục III, - Tổ chức cho học sinh HTT làm BT1.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, phiếu BT
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung BT 2(LT)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
Tuần 24 Thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 2020 Tiết 1: Luyện từ và câu TT31: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ I. Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ) hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. Làm được các BT ở mục III, - Tổ chức cho học sinh HTT làm BT1. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, phiếu BT II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung BT 2(LT) III.Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 1,2 (65) tiết trước. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Phần nhận xét: *Bài tập 1: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi. - Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Mời học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng. *Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Mời một số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. *Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn. - Mời một số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. c. Ghi nhớ: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 3.4. Luyện tâp: Bài tập 1: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HSHTT thực hiện làm bài tập. - Gv nhận xét. Bài tập 2: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm vào phiếu BT. Hai HS làm vào bảng nhóm. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét. - Hai HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 4. Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT, cách nối vế câu bằng cặp từ hô ứng. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ, trả lời. Trong câu in nghiêng, từ đền lặp lại từ đền ở câu trước. - Học sinh đọc yêu cầu. - HS làm bài chữa bài Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung của 2 câu không ăn nhập với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. - HS đọc thầm yêu cầu. - HS làm bài chữa bài Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về ND giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành bài văn, đoạn văn. - HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ - 1 số HS nhắc lại. - HS đọc yêu cầu -HS trả lời miệng a, Trống đồng và đông sơn. b, Anh chiến sĩ, nét hoa văn. - HS đọc yêu cầu - Làm bài - Chữa bài *Lời giải: Các từ lần lượt điền là: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm. Tiết 2: Đạo đức TT 4: Em yêu hoà bình I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * Lồng ghép GDKNS : Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình). Kĩ năng hợp tác với bạn bè. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng. * Giáo dục quốc phòng và an ninh Học sinh kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh - Thẻ màu cho HĐ 2 III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS hát bài Trái đất này là của chúng em, nhạc: Trương quang Lục, thơ Định Hải ? Bài hát nói lên điều gì? ? Để trái đất mãi mãi tươi đẹp yên bình, chúng ta cần phải làm gì? 2. GV giới thiệu bài: -> ghi đầu bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin + Mục tiêu: HS tìm hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình + Cách tiến hành: - Yêu cầu hS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi: Em thấy những gì trong tranh, ảnh đó? - HS đọc thông tin trang 37, 38 SGK và thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi trong SGK - Gọi đại diện nhóm trả lời KL: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học...vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ( bài tập 1 SGK) + Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình + Cách tiến hành - GV hướng dẫn học sinh tự làm bài tập vào vở. KL: các ý kiến a,d là đúng. Các ý kiến b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình * Hoạt động 3: Làm bài tập 2 + Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày + Cách tiến hành - HS làm bài tập 2 - Trao đổi với bài của bạn bên cạnh - Một số hS trình bày ý kiến trước lớp KL: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc quốc gia này với các dân tộc quốc gia khác như các hành động, việc làm b, c trong bài tập 2 * Lồng ghép GDKNS : Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình). Kĩ năng hợp tác với bạn bè. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng. * Hoạt động 4: Làm bài tập 3 SGK + Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình + Cách tiến hành - HS thảo luận nhóm bài tập 3 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp KLvà khuyến khích những hoạt động tham gia bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học * Giáo dục quốc phòng và an ninh Học sinh kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. - Dặn H ... g : Đàn - Bảng phụ 2. Học sinh chuẩn bị: - Nhạc cụ gõ: Thanh phách - SGK Âm nhạc 5. III.Tiến trình: A. Hoạt động cơ bản * HĐC Lớp: *Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Đất nước tươi đẹp sao Đẹp sao đất nước như bài thơ. Biển xanh thấp thoáng bao cánh buồm. Dừa xanh ôm ấp bao nếp nhà. Êm ấm tiếng ru hời trên cánh nôi tuổi thơ. ( Ngày) mai như cánh chim hải âu. Vượt khơi bay khắp muôn phương trời. Càng yêu tha thiết quê hương này cùng tiếng hát ru hời ngày ấu thơ êm đề--- GV đàn bắt nhịp cho cả lớp hát đồng thanh bài hát nhiều lần. - GV nhận xét sửa sai. B. Hoạt động thực hành * HĐNhóm: - HS tự ôn lại bài hát theo nhóm và tập động tác vận động phụ họa. - Các nhóm trình bày bài hát trước lớp kết hợp vận động phụ họa( cả lớp theo dõi, sau đó nhận xét, đánh giá). * HĐC Nhân: - Cá nhân xung phong biểu diễn bài hát trước lớp. * HĐC Lớp: - Cả lớp hát lại các bài hát và gõ đệm theo nhịp, phách. * Đánh giá kết quả học tập: * HĐC Nhân: - HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây: Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ trung bình Hát ở mức độ khá Hát chưa đạt C. Hoạt động ứng dụng - HS học thuộc bài hát "Đất nước tươi đẹp sao" để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. - Về nhà, các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát( nếu có). Nội dung 2: Học bài TĐN số 7: Em tập lái ô tô (Nhạc và lời: Đoàn Phi) A. Hoạt động cơ bản * HĐNhóm: - GV yêu cầu cá nhân xem bản nhạc TĐN số 7 - Thảo luận nhóm trả lời bài TĐN là loại nhịp gì ? tên nốt nhạc ? hình nốt ? - Nhận xét. * HĐC Nhân: - GV đàn cao độ các nốt: Đồ - Rê - Mi- Son theo chiều đi lên, đi xuống * HĐC Lớp: - GV gõ tiết tấu ( theo âm hình) làm mẫu vài lần - theo hình thức : Đơn đơn đơn đơn- đen - Đơn đơn đơn đơn- đen B. Hoạt động thực hành * HĐC Lớp: - GV đàn gai điệu câu 1: Cho HS nghe , sau đó các em đọc theo tên nốt nhạc Son La Son Son Son, Son La Son Son Son. - GV đàn giai điệu câu 2: Của bài TĐN cho HS nghe , sau đó cho các em đọc theo nốt nhạc: Son La Son, Son La Son, Son Fa Mi Rê Đồ. - HS đọc từng câu kết hợp gõ đệm theo phách nhịp nhàng - HS đọc cả hai câu kết hợp gõ đệm theo nhịp . * HĐNhóm: - Các nhóm tự luyện tập sau đó hai nhóm tự trình bày trước lớp - Một nhóm đọc một nhóm gõ phách và đổi ngược lại . Sau đó đổi nhóm khác C. Hoạt động ứng dụng - Gép lời bài TĐN: * HĐNhóm: Po pí po po po, tôi lái xe ô tô. Po pí po, tôi lái xe, có ai đi không nào. - Một vài nhóm trình bày ghép lời ca trước lớp và kết hợp vỗ tay theo nhịp. * Đánh giá * HĐC Nhân: - HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây: Đọc đúng nốt nhạc, hát được lời ca. Chỉ hát được lời ca,chưa đọc được nốt nhạc Đọc được giai điệu theo tên nốt nhạc nhưng chưa thuộc vị trí nốt nhạc trên khuông. không đọc được Tiết 3: Toán TT 19: Nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tiễn. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con BT 3 tiết trước. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Nội dung bài: * Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ. + Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu? + Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào? - Đó chính là một phép nhân số đo thời gian với một số. - GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. - Vậy 1 giờ10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút ? - Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đợn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào * Ví dụ 2: - GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. + Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính gì ? - Cho HS thực hiện vào nháp - Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút. - Khi đổi 75 phút thành 1 giờ 15 phút thì kết quả của phép nhân trên là bao nhiêu thời gian. *Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào ? - Trung bình để làm xong một sản phẩm thì hết 1 giờ 10 phút. - Ta phải thực hiện phép nhân: 1 giờ 10 phút x 3 = ? - HS thực hiện: 1 giờ 10 phút x 3 3 giờ 30 phút Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút - ... ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. - HS tóm tắt bài toán: 1 buổi : 3 giờ 15 phút 5 buổi : ... giờ ... phút ? - Thực hiện phép tính nhân - HS thực hiện: 3 giờ 15 phút x 5 15 giờ 75 phút 75 phút = 1 giờ 15 phút - 16 giờ15 phút Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút. - HS nêu. 3. Luyện tập: *Bài tập 1 (135): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở - GV nhận xét. *Bài tập 2 (135): - Mời 1 HS HHT nêu yêu cầu. - Cho HS HTT làm vào vở nháp. - Mời HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. - Tính - 3 HS lên bảng thực hiện 9 giờ 36 phút 17 giờ 92 phút 62 phút 5 giây 2 24, 6 giờ 13,6 phút 28,5 giây - 1 HS đọc - HS làm vào vở nháp. - 1 HS HTT lên bảng chữa bài. *Bài giải: Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây Đáp số: 4 phút 15 giây Tiết 4: Chính tả (nhớ – viết) TT39: Cửa sông I. Mục tiêu: - Nhớ viết lại đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. - Tìm được tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người , tên địa lý nước ngoài (BT2) II.Đồ dùng daỵ học: - Bút dạ và hai tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT 2, mỗi HS làm một ý. III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ. - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS nhớ – viết: - Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Cho HS cả lớp nhẩm lại 4 khổ thơ để ghi nhớ. - GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai - Nêu nội dung chính của bài thơ? - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài: + Bài gồm mấy khổ thơ? + Trình bày các dòng thơ như thế nào? + Những chữ nào phải viết hoa? + Viết tên riêng như thế nào? - HS tự nhớ và viết bài. - Hết thời gian GV yêu cầu HS đổi vở soát bài. - GV thu một số bài để nx. - GV nhận xét. - 2 HS đọc-HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung. - HS nhẩm lại bài. - HS trả lời - HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày. - HS viết bài. - HS đổi vở soát lỗi 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài. Gạch dưới trong VBT các tên riêng vừa tìm được ; giải thích cách viết các tên riêng đó. - GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 4.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. *Lời giải: Tên riêng Tên người: Cri-xtô-phô-rô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Et-mâm Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay. Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân. Giải thích cách viết -Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. - Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Tên địa lí: Mĩ, Ân Độ, Pháp. Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Tiết 5: Tập làm văn TT 40: Nhận xét bài văn tả đồ vật I. Mục tiêu: - Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật. Cấu tạo của bài văn tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: - Đề bài. III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. - Thế nào là văn tả đồ vật ? - Bài văn tả đồ vật gồm mấy phần? - Dàn bài văn tả đồ vật gồm có mấy phần? Là những phần nào? * Hoạt động 2: Luyện kĩ năng. - GV cho học sinh đọc 1,2 bài văn tả đồ vật. - GV cho HS nêu tên đồ vật được tả trong bài văn. - GV cho HS nhận xét bài văn vừa đọc theo một số gợi ý sau: ( HS thảo luận nhóm 2). + Bài văn gồm mấy phần? + Bài văn tả về đồ vật gì gì? ..... - GV nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - 3 HS có năng khiếu trả lời - HS lần lượt nêu tên đồ vật được tả trong bài văn. - HS thảo luận nhóm 2 và nhận xét Thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020 Tiết 1: Địa lí Đ/C Rùa soạn giảng Tiết 2: Mĩ Thuật ( Soạn riêng) Tiết 3: Toán TT20: Chia số đo thời gian cho một số I. Mục tiêu : Giúp HS: - Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tiễn II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS làm vào bảng lớp BT3 tiết trước. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Kiến thức: * Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ. + Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào? - GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. b) Ví dụ 2: - GV nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. - Cho HS thực hiện vào nháp. - Mời một HS lên bảng thực hiện. * Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào? + Ta phải thực hiện phép chia: 42 phút 30 giây : 3 = ? -HS thực hiện: 42 phút 30 giây 3 14 phút 10 giây 0 30 giây 0 Vậy: 42 giờ 30 phút : 3 = 14phút 10giây - HS thực hiện: 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút 20 0 Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút. - HS trả lời * Luyện tập: * Bài tập 1 (136): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho 4 HS lên bảng thực hiện - GV nhận xét. * Bài tập 2 (136): ( HSHTT) - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở. - Mời một HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. - 1 HS nêu yêu cầu. - Lớp làm vào nháp. a) 6 phút 3 giây b) 7 giờ 8 phút 1 giờ 12 phút 3,1 phút - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài Bài giải: Thời gian để làm 3 sản phẩm là: 12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Thời gian người đó làm 1 sản phẩm là: 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút. TiÕt 4: Toán TT 21: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Rèn kĩ năng nhân và chia số đo thời gian. - Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán thực hiện đơn giản có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ:Cho HS nêu cách nhân và chia số đo thời gian. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Luyện tập: *Bài tập 1 (137): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm vào vở, 2 HS làm bảng lớp - HSHTT làm (a,b) - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (137) - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào nháp. Sau đó đổi nháp KT chéo - HSHTT làm (c,d) - Cả lớp và GV nhận xét *Bài tập 3 (137): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bảng lớp làm 2 cách khác nhau. - Mời HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. - 1 hS nêu yêu cầu. - HS làm bài. c. 14 phút 52 giây d. 2 giờ 4 phút - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài. 18 giờ 15 phút 10 giờ 55 phút - 1 HS đọc - HS làm bài. *Bài giải: Số sản phẩm được làm trong cả hai lần là: 7 + 8 = 15 (sản phẩm) Thời gian làm 15 sản phẩm là: 1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ Đáp số: 17 giờ. Tiết 5: Tập đọc: TT 38: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung miêu tả - Hiểu ý nghĩa của bài: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc.( Trả lời được các câu hỏi SGK) - GDQTE: Quyền được giữ gìn và bảo tồn các bản sắc dân tộc II. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời các câu hỏi về bài đọc . 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Mời 1 HS có năng khiếu đọc. - Chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm . - HS đọc NT đoạn lần 2 - Mời HS đọc phần chú giải - Cho HS đọc đoạn theo cặp - Mời HS đọc đoạn trước lớp - Mời 1 HS đọc toàn bài. - GV nêu giọng đọc và đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc đoạn 1: + Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? +) Rút ý 1: - Cho HS đọc đoạn 2, 3: + Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? + Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? +) Rút ý 2: - Cho HS đọc đoạn 4: + Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng? + Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá dân tộc? +) Rút ý 3: - Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - THGD quyền trẻ em: Qua bài em thấy trẻ em có quyến gì? - Cho 1-2 HS đọc lại. * Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc DC đoạn 2 trong nhóm - Thi đọc diễn cảm trước lớp - 1 HS đọc – Lớp đọc thầm - Mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - HS đọc NT đoạn lần 1 - HS nêu từ khó đọc - Đọc CN - ĐT - HS đọc NT đoạn lần 2. - HS đọc nối tiếp đoạn trong cặp - Nhóm đọc đoạn trước lớp - 1 HS đọc cả bài + Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông đáy ngày xưa Ý1: Nguồn gốc của hội thi thổi cơm. - HS thi kể. + Trong khi một thành viên lo lấy lửa, những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già Ý2: Sự phối hợp ăn ý của các thành viên trong mỗi đội thi. + Vì giật được giải trong cuộc thi chứng tỏ đội thi rất tài giỏi, khéo léo, ăn ý + Tg thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt VH của dân tộc Ý3: Niềm tự hào của các đội thắng cuộc. Ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. - HSTL: Quyền được giữ gìn và bảo tồn các bản sắc dân tộc - HS đọc. - HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm. - HS thi đọc. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.docx