Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Tập đọc

 TT 12: Cao bằng

I. Mục tiêu:

 - HS biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.

 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng

 * HS HTT trả lời được câu hỏi 4.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS biết.

 - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 29 trang viethung 05/01/2022 5200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

Giáo án tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020
Tuần 22 
Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2020
Tiết 1: Tập đọc
 TT 12: Cao bằng
I. Mục tiêu:
	- HS biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
	- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng 
	* HS HTT trả lời được câu hỏi 4. 
II. Đồ dùng dạy học:
	 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bản đồ Việt Nam để GV chỉ vị trí Cao Bằng cho HS biết.
 	- Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 2,3 HS đọc lại bài Lập làng giữ biển và trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
 - HS khác nhận xét. 
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: - GV treo tranh, bản đồ Việt Nam giới thiệu : 
- Hôm nay các em sẽ học bài thơ Cao Bằng. Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, giáp Trung Quốc (GV chỉ nhanh vị trí Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam). Bài thơ các em học hôm nay sẽ giúp các em biết địa thế đặc biệt của Cao Bằng, biết những người dân miền núi hiền lành, đôn hậu.
a,b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
l * Luyện đọc:
- Đọc cả bài thơ.
- HS quan sát tranh bài đọc
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ dễ lẫn do cách phát âm địa phương (VD : lặng thầm, suối khuất, rì rào ...).
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc các từ ngữ được chú giải trong SGK (Cao Bằng, đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc). GV giải nghĩa thêm những từ khác trong bài HS chưa hiểu 
- Luyện đọc đoạn theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mếm núi non, đất đai và con người Cao Bằng. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng.
*Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1: Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? 
- Nêu Ý1?
- Câu hỏi 2: Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
- Nêu Ý 2?
- Câu hỏi 3: Thiên nhiên Cao Bằng tượng trưng cho lòng yêu nước của người dân miền núi như thế nào ?
- GV chốt lại : không thể đo hết được chiều cao của núi non Cao Bằng cũng như không thể đo hết lòng yêu đất nước rất sâu sắc của người Cao Bằng -những con người sống giản dị, thầm lặng.
Câu hỏi 4: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
- Nêu Ý 3?
+ Học thuộc lòng
- Nêu ý nghĩa của bài ?
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của cả bài thơ . Sau đó, hướng dẫn HS xác lập kỹ thuật đọc 
4. Củng cố dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ . 
-1 HS có năng khiếu đọc cả bài thơ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau luyện đọc từng khổ thơ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau luyện đọc từng khổ thơ.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
-1, 2 HS đọc cả bài thơ.
- HS đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng khổ hoặc cả bài thơ ; trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi trong bài. GV hướng dẫn các em hiểu đúng ý nghĩa, vẻ đẹp của bài thơ.
- Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua ba ngọn đèo; đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Những từ ngữ, chi tiết trong khổ thơ : sau khi qua ... ta lại vượt ..., lại vượt ... nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.
- Ý 1:Địa thế đặc biệt của Cao Bằng.
- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm các khổ thơ 2,3, trả lời câu hỏi ;
- Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng. Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả : người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
-Ý 2:Lòng mến khách, sự đôn hậu của người CB.
- 1 HS đọc thành tiếng các khổ thơ 4,5. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi
HS phát biểu tự do. 
VD :-Núi non Cao Bằng khó đo hết được chiều cao cũng như khó đo hết tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng.
-Tình yêu đất nước của người Cao Bằng sâu sắc mà thầm lặng như suối khuất rì rào...
- Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ cuối, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
HS phát biểu tự do .
-VD :+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng
 + Mảnh đất Cao Bằng xa xôi đã vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
- Ý 3:TY đất nước của người Cao Bằng.
* Ý nghĩa: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng . 
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm 
- HS thi đọc diễn cảm 3 khổ thơ và cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
- HS đọc bài.
Tiết 2: Đạo đức
TT 2 : Em yêu Tổ quốc Việt Nam ( tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết : 
- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Tích hợp:
- Giáo dục quốc phòng và an ninh: Kể chuyện những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
	* Lồng ghép GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam). Kĩ năng tìm kiếm thông tin, thể hiện sự tự tin. Kĩ năng trình bày suy nghĩ , ý tưởng về đất nước, con người Việt Nam
II. Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK) 
+ Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế, về truyền thống và con người VN
+ Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Chuẩn bị giới thiệu một nội dung
thông tin trong SGK
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác bổ sung 
GVKL: VN có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. VN đang phát triển và thay đổi từng ngày 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: hs có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước việt nam 
+ Cách tiến hành 
1, gv chia nhóm hs và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Em biết thêm những gì về đất nước việt nam?
- Em nghĩ ... hiều lần.
- GV nhận xét sửa sai.
B. Hoạt động thực hành
* HĐNhóm:
- HS tự ôn lại bài hát theo nhóm và tập động tác vận động phụ họa.
- Các nhóm trình bày bài hát trước lớp kết hợp vận động phụ họa( cả lớp theo dõi, sau đó nhận xét, đánh giá).
* HĐC Nhân:
- Cá nhân xung phong biểu diễn bài hát trước lớp.
* HĐC Lớp:
- Cả lớp hát lại các bài hát và gõ đệm theo nhịp, phách.
* Đánh giá kết quả học tập:
* HĐC Nhân:
- HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây:
Hát ở mức độ tốt
Hát ở mức độ trung bình
Hát ở mức độ khá
Hát chưa đạt
C. Hoạt động ứng dụng
- HS học thuộc bài hát "Tre ngà bên lăng Bác" để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Về nhà, các em có thể hát cho mọi người trong gia đình nghe hoặc dạy cho các em bé hát( nếu có).
*Nội dung 2: Học bài TĐN số 6: Chú bộ đội
 	 (Nhạc và lời: Hoàng Hà)
A. Hoạt động cơ bản
* HĐNhóm:
- GV yêu cầu cá nhân xem bản nhạc TĐN số 6
- Thảo luận nhóm trả lời bài TĐN là loại nhịp gì ? tên nốt nhạc ? hình nốt ? 
- Nhận xét.
* HĐC Nhân:
- GV đàn cao độ các nốt: Đồ - Rê - Mi- Son theo chiều đi lên, đi xuống
* HĐC Lớp:
 - GV gõ tiết tấu ( theo âm hình) làm mẫu vài lần
 - theo hình thức : Đen đen, đen đơn đơn- đen đen - Trắng. 
B. Hoạt động thực hành
* HĐC Lớp:
- GV đàn gai điệu câu 1: Cho HS nghe , sau đó các em đọc theo tên nốt nhạc
 Son Đồ Đồ Mi Mi Rê Son Son.
- GV đàn giai điệu câu 2: Của bài TĐN cho HS nghe , sau đó cho các em đọc theo nốt nhạc:
 Son Son Mi Rê Mi Rê Mi Rê Đồ Đồ.
* HĐNhóm:
- HS đọc từng câu kết hợp gõ đệm theo phách nhịp nhàng
- HS đọc cả hai câu kết hợp gõ đệm theo nhịp .
- Các nhóm tự luyện tập sau đó hai nhóm tự trình bày trước lớp
- Một nhóm đọc một nhóm gõ phách và đổi ngược lại . Sau đó đổi nhóm khác
C. Hoạt động ứng dụng
* HĐNhóm:
- Gép lời bài TĐN:
 Chú bộ đội chúng cháu yêu chú lắm.
	 Súng chắc trong tay chú canh giữ cho hào bình.
- Một vài nhóm trình bày ghép lời ca trước lớp và kết hợp vỗ tay
theo nhịp.
* Đánh giá
* HĐC Nhân:
- HS tự đánh giá kết quả học hát bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 4 mức độ dưới đây:
Đọc đúng nốt nhạc, hát được lời ca.
Chỉ hát được lời ca,chưa đọc được nốt nhạc
Đọc được giai điệu theo tên nốt nhạc nhưng chưa thuộc vị trí nốt nhạc trên khuông.
không đọc được
Tiết 3: Toán
 TT9: Mét khối
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích: Mét khối .
- Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối
- BT cần làm BT1,2 b
- Hs HTT thực hiện bài 2a
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV chuẩn bị tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đê - xi - met khối và xăng - ti - met khối.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Hát .
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu mối quan hệ giữa dm3 và cm3.
- GV nhận xét.
3.Bài mới
 a, GV giới thiệu bài: 
b, Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa m3 và dm3 và cm3
* Mét khối:
- GV giới thiệu về mét khối.
-1 mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1m.
-1 mét khối viết tắt là 1m3.
 1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3
* Bảng đơn vị đo thể tích:
 m3
 dm3
 cm3
 1m3 
= 1000dm3
 1dm3
= 1000cm3
= 0,001m3
 1cm3
=0,001dm3
- Hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau hơn kém nhau 1000 lần (hay mỗi đơn vị đo thể tích tương ứng với 3 chữ số).
* Luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài trong vở
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 2.
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- Hs HTT thực hiện bài 2a
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- HS tự làm bài.
- 2 HS cùng bàn đổi vở chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau hơn kém nhau 1000 lần (hay mỗi đơn vị đo thể tích tương ứng với 3 chữ số).
- HS nhắc lại định nghĩa.
- HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra mối quan hệ giữa m3 và dm3 và cm3
- HS nêu nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích (từ m3 và dm3 và cm3).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài trong vở
- 1 HS lên bảng chữa bài.
a, Đọc các số đo thể tích.
b. Viết các số đo diện tích: 7200 m3 400 m3 , m3 , 0,5 m3
- HS đọc yêu cầu của đề bài
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là dm3:
1cm3=11000dm3
5,216m3= 5216dm3
13,8m3= 13800dm3
0,22m3 = 220dm3
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm3:
 1dm3 = 1000cm3
 1,969 dm3 = 1969 cm3
 250000 cm3 ; 19540000 cm3
Tiết 4: Luyện từ và câu
TT 18: Ôn nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
	- Biết tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí( BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép( BT2) . 
II. Đồ dùng học tập:
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học. 
b, Nội dung:
4. Luyện tập:
Bài 1: Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong mẩu chuyện vui:''Người lái xe đãng trí'': 
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài?
- GV treo bảng phụ.
- Thảo luận nhóm 2.
- Mời đại diện nhóm nêu kết quả .
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài?
- GV treo bảng phụ.
- Tổ chức dưới hình thức trò chơi “ Ai nhanh hơn”. Trong thời gian 5 phút, tổ nào điền nhanh và đúng nhất sẽ giành giải nhất.
*Lưu ý: Có thể có nhiều cách điền- GV giúp HS hiểu ý nghĩa của cặp từ đó và dùng cho đúng.
4. Củng cố ,dặn dò:
-NX tiết học. 
- 1 HS đọc đề bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài?
- HS lên bảng làm.
Vế 1:
Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp 
 CN VN
tay lái 
Vế 2: 
mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp 
 CN VN
phanh.
- Lớp NX,sửa sai
- HS đọc đề bài.
- HS nêu yêu cầu.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nhận xét trò chơi.
Tiết 5: Khoa học
Đ/C Rùa soạn giảng
Thứ sáu ngày 15 tháng 5 năm 2020
Tiết 1: Địa lí
 Đ/C Rùa soạn giảng
Tiết 2: Mĩ thuật
 Soạn riêng
Tiết 3: Toán
TT 10: Thể tích hình hộp chữ nhật, Thể tích hình lập phương
I. Mục tiêu:
	- HS có biểu tượng về thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương .
	- HS biết thể tích của hình hộp chữ nhật.
	- HS biết vận dụng công thức thể tích của hình hộp chữ nhật để giải 1 số bài tập có liên quan. Hoàn thành BT1 (121).
- HS biết vận dụng công thức tính thể tích của hình lập phương để giải 1số bài tập có liên quan. Hoàn thành BT1, 3(122).
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV chuẩn bị 1 hình hộp chữ nhật có kích thước xác định trước ( theo đơn vị đê xi mét) và 1 số hình lập phương có cạnh 1cm.
III. Hoạt động dạy- học : 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là hình hộp chữ nhật?
3. Bài mới :
* Hình thành cách tính thể tích hình hộp chữ nhật :
- GV nêu bài toán
- GV giới thiệu mô hình trực quan cho HS quan sát: hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật để HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng cm3, ta có thể làm ntn?
- Để xếp kín 1 lượt đáy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm chiều rộng 16 cm, ta cần bao nhiêu hình lập phương có thể tích là 1 cm3 ?
- Sau khi xếp mấy lớp thì đầy hộp? 
- Vậy cần bao nhiêu hình lập phương có thể tích là 1 cm3
- Vậy thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 16 cm, chiều cao 10 cm là 3200 hình LP 1cm3
- Ta có thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật như sau:
 20 x 16 x 10 = 3200 ( cm3)
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm ntn?
- Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao hình hộp chữ nhật, hãy nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Mời HS đọc quy tắc
* Luyện tập:
Bài 1(121): Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét.
Bài 1.(122)
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
- HS khác nhận xét.
Bài 3.(123)
- HS đọc yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài.
- HS chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò :
- Củng cố, nhận xét tiết học
- 2,3 HS trả lời.
- HS đọc ví dụ 1 SGK.
- Tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.
- Mỗi lớp có : 
20 16 = 320 (hình lập phương)
- 10 lớp có: 
320 10 = 3200 (hình lập phương)
(20 16 ) 10 = 3200 (cm3 )
* Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ).
V = a b c
V : thể tích hình hộp chữ nhật
 a : chiều dài 
b : chiều rộng
c : chiều cao
- HS giải 1 bài toán cụ thể.
- 2 HS nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS đọc yêu cầu của bài
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
a) V=5 4 9 =180(cm3)
b) V= 1,5 1,1 0,5 =0,825 (m3)
c) V= = 0,1 (dm3).
- HS đọc yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
a) 2,25 m2 ; 13,5 m2 ; 3,375 m3
b) dm2 ; dm2 ; dm3
c) 6 cm ; 216 cm2 ; 216 cm3
d) 10 dm ; 100 dm2 ; 1000 dm3
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
1 HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
a, Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
 7 8 9 = 504 ( cm3)
b, Độ dài cạnh của hình lập phương là:
 (7 + 8 + 9 ) : 3 = 8 (cm)
 Thể tích hình lập phương đó là:
 8 8 8 = 512( cm 3)
 Đáp số: 512( cm 3)
Tiết 4: Tập đọc
TT19: Chú đi tuần
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ .
	- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. HTL bài thơ. Trả lời được các câu hỏi 1, 3. HTL những câu thơ yêu thích.
	- Giáo dục quốc phòng và an ninh: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.
II. Đồ dùng học tập:
	- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	- Tranh ảnh chiến sĩ đi tuần tra.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS đọc bài Phân xử tài tình,TLCH.
	- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a, Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh -giới thiệu bài mới.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi 1HS có năng khiếu đọc cả bài.
- GV nói về tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ (SGV tr84).
- GV chia 4 đoạn - 4 khổ thơ.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai.
- Luyện đọc từ khó: lưu luyến, nằm,..và đọc đúng các câu cảm, câu hỏi... 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. 
- Giải nghĩa từ khó: HS miền Nam, đi tuần,...
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm 2.
- Thi đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu cả bài.
* Tìm hiểu bài:
- Khổ 1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
- Nêu ý chính1?
- Khổ 3, 4: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? 
- Nêu ý chính 2 ?
GV tiểu kết ý
- Nêu ý nghĩa của bài?
- Giáo dục quốc phòng và an ninh: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.
* Luyện đọc diễn cảm:
- Từ ý từng khổ thơ HS nêu cách đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn thơ 1, 2.
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc khổ thơ 1,2 
- Luyện đọc theo nhóm 2.
- Gọi HS đọc bài - kết hợp HTL. 
- Em hãy nêu ý chính của bài ?
4. Củng cố , dặn dò:
- GV tóm tắt bài.
- GV NX tiết học.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- 4 em đọc.
- HS đọc: lưu luyến, nằm,..và đọc đúng các câu cảm, câu hỏi... 
- 4 em đọc.
- HS đọc trong nhóm.
- Cả lớp đọc thầm theo.
+ Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
*Ý 1: Cảnh vất vả khi đi tuần đêm.
+ Tình cảm:
Xưng hô thân mật: chú, cháu, yêu mến, lưu luyến.
Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé....
+ Mong ước: mai các cháu ... tung bay.
*Ý2:Tình cảm những mong ước đối với các cháu
- Ý nghĩa: Sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. 
- HS nêu.
- HS đọc trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp nhận xét sửa sai.
- Thi đọc thuộc cả bài thơ.
Tiết 5: Tập làm văn
TT 20: Lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu:
	- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh ( theo gợi ý SGK).
	- GDKNS: - Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).Thể hiện sự tự tin.Đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy và học:
Bảng phụ viết sẵn:
+ Cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ
+ Những ghi chép khi thực hiện hoạt động tâp thể.
+ Tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ
+ BT2
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cấu tạo của chương trình hoạt động? Tác dụng của nó? 
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, y/c tiết học.
b, Hướng dẫn HS lập CTHĐ:
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài, xác định yêu cầu của bài ?
* Gợi ý:
...em cần chọn hoạt động em đã tham gia do BCH liên đội tổ chức và tưởng tượng mình là liên đội trưởng hay liên đội phó.
- HS nối tiếp nói tên hoạt động mà mình chọn để lập CTHĐ.
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý SGK.
- HS đọc lại cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ mà GV đã ghi trên bảng phụ.
- GV giảng để học sinh thấy trẻ em có quyền...
* HS lập chương trình hoạt động:
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV giảng để học sinh thấy qua bài các em đã học được một số kĩ năng- GDKNS: - Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).Thể hiện sự tự tin.Đảm nhận trách nhiệm.
4. Củng cố, dặn dò:
- NX chung về tinh thần làm việc của cả lớp, khen những HS lập CTHĐ tốt.
- Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình. 
- Lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm lần 2.
- Để hưởng ứng phong trào ''Em là chiến sĩ nhỏ'', ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động: Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông, triển lãm về an toàn giao thông....
+ Lập CTHĐ cho 1 trong các hoạt động trên.
- HS nói trước lớp.
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Trẻ em có quyền được giáo dục về cái giá trị. Bổn phận góp phần vào công tác giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy.
- HS lập chương trình hoạt động.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp NX, bổ sung:
+ Có đủ 3 phần?
+ Mục đích có rõ không?
+ Nêu việc có đầy đủ không?phân công có rõ ràng không?
+ Chương trình cụ thể có hợp lí, phù hợp với phần phân công chuẩn bị không? 
- Nhiều HS nhắc lại.
- Bình bài hay nhất.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2019_2020.docx