Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- So sánh được các số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học.

 

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100 trang 1

Trang 1

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100 trang 2

Trang 2

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100 trang 3

Trang 3

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100 trang 4

Trang 4

docx 4 trang viethung 05/01/2022 9900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 49: So sánh các số trong phạm vi 100
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU
Bài 49. SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
So sánh được các số có hai chữ số.
Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Tranh khởi động.
Bảng các số từ 1 đến 100.
Các băng giấy đã chia ô vuông và ghi số như ở bài 1, 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh. Chia sẻ theo cặp đôi những thông tin quan sát được (Theo em các bạn trong bức tranh đang làm gì? Nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình).
GV chiếu Báng các sổ từ 1 đến 100 và giới thiệu bài, chẳng hạn: Các em đã được học các số nào? (Từ số 0 đến số 100). Bài hôm nay các em sẽ biết so sánh các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
So sánh các số trong phạm vi 30
a) GV hướng dần HS cắt hai băng giấy ở Bảng các số từ l đến ỉ 00, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn các băng giấy lên bảng như sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
b) HS thực hiện lần lượt các thao tác (tô, nhận xét, nói, viết);
+ Tô màu vào hai số trong phạm vi 10. Chẳng hạn: tô màu hai số 3 và 8.
+ Quan sát, nhận xét. 3 đứng trước 8; 8 đứng sau 3.
+ Nói: 3 bé hơn 8; 8 lớn hơn 3.
+ Viết: 3 3.
GV chốt: 3 bé hơn 8; 3 < 8.
8 lớn hơn 3; 8 > 3.
c) GV hướng dẫn HS tô màu vào hai số 14 và 17 và so sánh tưong tự như trên:
14 đúng trước 17; 14 bé hơn 17; 14 < 17.
17 đứng sau 14; 17 lớn hơn 14; 17 > 14.
GV hướng dẫn HS cắt thêm băng giấy thứ ba, rồi yêu cầu HS tô màu vào hai số 18 và 21 và so sánh tương tự như trên:
18 đứng trước 21; 18 bé hơn 21; 18 < 21.
21 đứng sau 18; 21 lớn hơn 18; 21 > 18.
- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
So sánh các số trong phạm vi 60
Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 30:
- GV hướng dần HS cắt tiếp ba bãng giấy tiếp theo ở Bang các số từ 1 đến 100, ghép thành một băng giấy đặt trước mặt. GV gắn băng giấy lên bảng:
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
GV chọn hai số, chẳng hạn 36 và 42, yêu cầu HS so sánh.
HS nhận xét:
36 đứng trước 42; 36 bé hơn 42; 36 < 42.
42 đứng sau 36; 42 lớn hơn 36; 42 > 36.
HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
So sánh các số trong phạm vi 100
Thực hiện tương tự như so sánh các số trong phạm vi 60:
GV gắn phần còn lại trong bảng các số đến 100 lên bảng (có thể không cần cắt rời)
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
GV khoanh tròn vào hai số, chăng hạn 62 và 67, yêu cầu HS so sánh.
HS nhận xét:
62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67; 62 < 67.
67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62; 67 > 62.
HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS thực hiện các thao tác:
Điền số còn thiếu vào băng giấy.
So sánh các số theo các bước sau:?
+ Đọc yêu cầu: 11 18.
+ Quan sát băng giấy, nhận xét: “11 đứng trước 18”, nói: “11 bé hơn 18”, viết “11 < 18”.
Chia sé với bạn cách làm. Tương tự HS làm các phần còn lại.
Bài 2. Làm tương tự như bài 1.
Bài 3. Làm tương tự như bài 1.
Hoạt động vận dụng
Bài 4
Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích.
GV gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa theo thứ tự từ ít nhất đến nhiều nhất.
GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng các đồ vật trong cuộc sống.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
Thông qua việc sử dụng các thẻ số, thẻ dấu (>, <, =), băng số, bảng các số đến 100 để xác định và thể hiện quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_canh_dieu_bai_49_so_sanh_cac_so_trong.docx