Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu =

BẰNG NHAU, DẤU =

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và

các dấu (>, <, =) để so sánh các số.

- Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.

- Phát triển các NL toán học.

 

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu = trang 1

Trang 1

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu = trang 2

Trang 2

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu = trang 3

Trang 3

docx 3 trang viethung 05/01/2022 5780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu =", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu =

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 10: Lớn hơn, dấu > bé hơn, dấu < bằng nhau, dấu =
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU
Bài 10. LỚN HƠN, DẤU >
BÉ HƠN, DẤU <
BẰNG NHAU, DẤU =
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và
các dấu (>, <, =) để so sánh các số.
Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các thẻ số và các thẻ dấu.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động khởi động
HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh. Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang chơi với các quả bóng, bạn thứ nhấttay phải cầm 4 quả bóng xanh, tay trái cầm 1 quả bóng đỏ, ...
HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.
Hoạt động hình thành kiến thức
Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
Quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: “Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có1 quả bóng, số bóng bên trái nhiều hơn số bóng bên phải”.
Nghe GV giới thiệu: “4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bỏng”, ta nói: “4 lớn hơn 1”,viết 4 > 1. Dấu > đọc là “lớn hơn”.
HS lấy thẻ dấu > trong bộ đồ dùng, gài vào thanh gài 4 >1, đọc “4 lớn hơn 1”
Thực hiện tương tự, GV gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng.
HS nhận xét: “5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”, ta nói: “5 lớn hơn 3”, viết 5 > 3.
Nhận biết quan hệ bé hơn, dấu <
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ hai và nhận xét: “Bên trái có 2 quảbóng. Bên phải có 5 quả bóng, số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả bóngít hơn 5 quả bóng”, ta nói: “2 bé hơn 5”, viết 2 < 5. Dấu < đọc là “bé hơn”.
HS lấy thẻ dấu < trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 2 < 5, đọc “2 bé hơn 5”.
Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =
GV hướng dần HS quan sát hình vẽ thứ ba và nhận xét: “Bên trái có 3 quảbóng. Bên phải có 3 quả bóng, số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau”.
Ta nói: “3 bằng 3”, viết 3 = 3. Dấu “=” đọc là “bằng”.
HS lấy thẻ dấu = trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 3 = 3, đọc “3 bằng 3”.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS quan sát hình vẽ thứ nhất, so sánh số lượng khối lập phương bên trái vớisố lượng khối lập phương bên phải bằng cách lập tương ứng một khối lập phươngbên trái với một khối lập phương bên phải. Nhận xét: “3 khối lập phương nhiều hơn 1 khối lập phương”. Ta có: “3 lớn hơn 1 viết 3 >1.
HS thực hành so sánh số lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp theo vàviết kết quả vào vở theo thứ tự: 2 3.
Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
Bài 2
HS quan sát hình vẽ thứ nhất, lập tương ứng mỗi chiếc xẻng với một chiếc xô.
Nhận xét: “Mỗi chiếc xẻng tương ứng với một chiếc xô, thừa ra một chiếc xô. Vậysố xẻng ít hơn số xô”. Ta có: “2 bé hơn 3”, viết 2 < 3.
HS thực hiện tương tự với các hình vẽ tiếp theo rồi viết kết quả vào vở:3>2;2= 2.
Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.
Khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em sử dụng các từ ngữ:
nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Bài 3
HS tập viết các dấu (>, <, =) vào bảng con.
Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kếtquả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.
Lưu ỷ: Khi đặt dấu (>, <) vào giữa hai số, bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào sốbé hơn.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4
Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
HS chọn đồ vật có ghi số lớn hơn, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
Tìm các ví dụ xung quanh lớp học, trong gia đình về so sánh số lượng rồi chiasẻ với các bạn.
E. Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc?
Để không nhầm lẫn khi sử dụng các kí hiệu đó em nhắn bạn điều gì?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bẻ hơn, bằng nhauvà các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL
phương tiện học toán.
LƯUÝ 
Bài này được thiết kế cho 2 tiết học. Căn cứ vào đối tượng HS của lớp mình,GV có thể ngắt tiết cho phù hợp. Chẳng hạn, tiết 1 có thể kết thúc khi hết hoạt độnghình thành kiến thức, cũng có thể kết thúc khi hết bài 1.
Nếu còn thời gian, GV có thế đưa thêm các ví dụ về so sánh hai số cho HS thực hành.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_canh_dieu_bai_10_lon_hon_dau_be_hon_d.docx