Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi 1:
+ Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? và xác định chủ ngữ của câu vừa đặt được.
- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi 2:
+ Em hãy cho biết : Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi nào? và thường được tạo thành bằng từ loại nào?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét qua kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 4 - Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Trường: Tiểu học Võ Thị Sáu Lớp: 4F Người soạn: Phạm Phương Sinh Giáo viên hướng dẫn: Trần Lệ Nhung Ngày soạn: 10/03/2021 Ngày dạy: 1/03/2021 Tiếng Việt Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. - Hiểu nghĩa 1 vài từ cùng nghĩa với từ dũng cảm. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng các từ ngữ đã học để: + Tạo thành những cụm từ có nghĩa. + Hoàn chỉnh câu văn, đoạn văn. 3. Thái độ: -Yêu thích tìm hiểu, mở rộng vốn từ. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: sách giáo khoa, phiếu học tập, bảng phụ. - Học sinh: sách giáo khoa, bảng, phấn, bút lông. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi 1: + Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? và xác định chủ ngữ của câu vừa đặt được. - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi 2: + Em hãy cho biết : Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi nào? và thường được tạo thành bằng từ loại nào? - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét qua kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu xong các thành phần của câu kể Ai là gì? Hôm nay thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu bài: Mở rộng vốn từ: “Dũng cảm” -GV yêu cầu HS mở SGK trang 73. * Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ bằng cách tìm từ cùng nghĩa với Dũng cảm. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. - GV hỏi : Đề bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV nhận xét đồng thời gạch chân yêu cầu của bài tập 1 trên bảng phụ. - GV hỏi: Vậy để làm được bài tập này, một em hãy nhắc lại cho thầy biết Từ cùng nghĩa là gì? -GV gọi HS nhận xét. -GV nhận xét. -GV hỏi: Dũng cảm nghĩa là gì? - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV phát bảng phụ cho HS và nói: Chúng ta đã hiểu từ cùng nghĩa và dũng cảm có nghĩa là gì, các em hãy thảo luận nhóm 4 trong thời gian 1 phút. Dùng bút lông gạch chân những từ cùng nghĩa với Dũng cảm. - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày bài làm của mình. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng của mình. - GV giảng: Qua bài tập 1 vừa rồi, cả lớp chúng ta đã hiểu rõ hơn về dũng cảm cũng như biết nhiều từ có cùng nghĩa với dũng cảm. Tiếp theo chúng ta hãy đến với bài tập 2 để có thể biết cách sử dụng những cụm từ có chứa từ dũng cảm. * Hoạt động 2: Tạo cụm từ có nghĩa. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2. - GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV nhận xét, đồng thời gạch chân yêu cầu của bài tập 2 trên bảng phụ. - GV làm mẫu hướng dẫn dẫn HS: Điền Dũng cảm vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước sao cho tạo ra được cụm từ có nội dung đúng, thích hợp. -GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu: Các em hãy thực hiện bài tập 2 vào phiếu bài tập trong thời gian 3 phút. GV cho HS lên bảng trình bày. PHIẾU BÀI TẬP tinh thần hành động xông lên người chiến sĩ nữ du kích em bé liên lạc nhận khuyết điểm cứu bạn chống lại cường quyền trước kẻ thù nói lên sự thật - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - GV nói: Cả lớp đã biết được các từ cùng nghĩa với dũng cảm, các cụm từ có chứa từ dũng cảm. Các em hãy vận dụng kiến thức ở bài 1 và 2 để làm bài tập 3 và 4. * Hoạt động 3 : Hiểu nghĩa một số từ cùng nghĩa với từ dũng cảm. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3. - GV nhận xét đồng thời gạch chân yêu cầu bài tập 3 trên bảng phụ. - GV cho lớp thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút. - GV yêu cầu 1 nhóm lên bảng thực hiện nối các từ ở cột A và cột B. - GV gọi HS nhận xét. - GV yêu cầu HS trình bày bài làm của nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 4: Chọn từ thích hợp điền vào đoạn văn. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4. - GV hỏi: Bài tập 4 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm nhanh vào sách, nêu nhanh đáp án. - GV yêu vầu HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố - dặn dò: - GV hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV tổ chức trò chơi: AI NHANH HƠN? - GV yêu cầu 2 HS đại diện cho Nam và Nữ lên bảng thi đua . GV sẽ đưa ra 2 câu được sắp xếp thứ tự lộn xộn và yêu cầu 2 nhóm sẽ thi đua xem nhóm nào sắp xếp lại câu đúng và nhanh hơn. - Đề bài: + chống/ xâm/ cảm/ ngoại/ Dũng/ giặc. + du/ kích/ Nữ/ dạ/ thật/ gan. - GV nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét tiết học. - GV yêu cầu HS tiết sau chuẩn bị phấn, bảng con, sách giáo khoa đầy đủ. 1’ 4’ 1’ - HS trả lời : HS có thể tự đặt câu. “Trẻ em/ là tương lai của đất nước”. - HS trả lời: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi Ai hoặc Cái gì? Con gì? và thường được tạo thành bằng danh từ hoặc cụm danh từ. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. -1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. -1 HS trả lời. Đề bài tập 1 yêu cầu chúng ta “tìm từ cùng nghĩa với Dũng cảm trong đoạn văn”. -HS trả lời: Từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. -2 HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Dũng cảm là gan dạ, không sợ khó khăn nguy hiểm, dám đương đầu với khó khăn thử thách để làm những việc nên làm. - 2 HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4 trong thời gian 1 phút. - Đại diện 2 nhóm lên trình bày. - HS nhận xét. - HS lắng nghe, quan sát. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 2. - HS trả lời: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ để tạo thành một cụm từ có nghĩa. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp thực hiện vào phiếu bài tập. - 1 HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3. - HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút. - 1 nhóm HS lên bảng thực hiện. - 1 HS nhận xét. - HS trình bày - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 4. - HS trả lời: Bài 4 yêu cầu chúng ta tìm từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. - HS làm bài vào vở. - 1 HS nhận xét. - HS lắng nghe. + HS trả lời: Hôm nay chúng ta học bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm. - HS lắng nghe - HS thi đua: + Dũng cảm chống giặc ngoại xâm. + Nữ du kích thật gan dạ. - HS lắng nghe. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_mon_tieng_viet_lop_4_luyen_tu_va_cau_mo_rong_von_tu.docx