Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức

- Hiểu khái niệm mảng một chiều.

- Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.

2. Về kĩ năng

- Cài đặt được thuật toán giải một số bài toán đơn giản với kiểu dữa liệu mảng một chiều.

- Thực hiện khai báo mảng, truy cập, tính toán, đếm các phần tử trong mảng.

3. Về thái độ

- Thái độ nghiêm túc trong học tập.

- Chủ động tìm hiểu kiến thức mới.

 4. Năng lực hướng tới:

- Khai báo biến dữ liệu hợp lý. Hiểu nguyên lý lưu dữ liệu một cách có cấu trúc.

 

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 1

Trang 1

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 2

Trang 2

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 3

Trang 3

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 4

Trang 4

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 5

Trang 5

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 6

Trang 6

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 7

Trang 7

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 8

Trang 8

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 9

Trang 9

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 96 trang viethung 05/01/2022 6680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11

Giáo án học kì 2 môn Tin học Lớp 11
Nguyễn Thy Ngọc 
Tuần: 20	Tiết: 20	Ngày dạy:01/01/2021 đến 07/01/2021	 	
BÀI 11. KIỂU MẢNG
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
- Hiểu khái niệm mảng một chiều.
- Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
2. Về kĩ năng
- Cài đặt được thuật toán giải một số bài toán đơn giản với kiểu dữa liệu mảng một chiều.
- Thực hiện khai báo mảng, truy cập, tính toán, đếm các phần tử trong mảng.
3. Về thái độ
- Thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Chủ động tìm hiểu kiến thức mới.
	4. Năng lực hướng tới:
- Khai báo biến dữ liệu hợp lý. Hiểu nguyên lý lưu dữ liệu một cách có cấu trúc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bút lông, bảng,
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập, viết,
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động:
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh hiểu được cách sử dụng và khai báo được biến mảng.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Học sinh có nhu cầu mong muốn được học cách khai báo biến mảng
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trong thực tế, các kiểu dữ liệu chuẩn không thể đáp ứng đủ biểu diễn của các bài toán lớn. Vì thế, dựa trên các kiểu dữ liệu đó người lập trình có thể tạo ra các kiểu dữ liệu phức tạp hơn để giải quyết các bài toán trong thực tế.
(?) Các em hãy tham khảo bài toán sách giáo khoa trang 53 và cho biết cần nhập thông tin gì? Và dữ liệu đưa ra là gì?
- Nhận xét, như vậy nếu muốn tính nhiệt độ trung bình của n ngày (365 ngày) thì sẽ gặp phải những khó khăn gì?
Để giải quyết vấn đề đó, ta sử dụng kiểu mảng một chiều để mô tả dữ liệu đó
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm mảng 1 chiều.
- Nghe giảng.
- Tham khảo sách giáo khoa và trả lời: Input: Nhập vào nhiệt độ trung bình của 7 ngày t1, t2, t3, t4, t5, t6, t7;
Output: Nhiệt độ trung bình của tuần tb, và số ngày vượt mức trung bình dem; 
- Trả lời: phải khai báo từ t1...t365. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm về mảng một chiều, cách khai báo mảng một chiều, hiểu cách nhập và in mảng một chiều.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh nắm được khái niệm về bảng, cách khai báo biến mảng một chiều, hiểu cách nhập và in mảng một chiều, hiểu được một số ví dụ giải bài toán về mảng một chiều.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
(?) Các em hãy tham khảo sách giáo và cho biết khi làm việc với mảng 1 chiều cần xác định những gì?
- Nhận xét.
- Cho ví dụ để học sinh hiểu 
rõ hơn về mảng 1 chiều.
(?) Với mảng một chiều vừa cho ta xác định được gì?
- Nhận xét.
- Tham khảo sách giáo khoa và trả lời.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Ghi ví dụ.
- Suy nghĩ trả lời.
- Ghi bài.
Kiểu mảng một chiều
Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu.
* Khi làm việc với mảng một chiều ta cần xác định được:
+ Tên mảng;
+ Số lượng phần tử;
+ Kiểu dữ liệu;
+ Cách khai báo;
+ Cách tham chiếu đến một phần tử nào đó trong mảng.
Ví du: A
5	8	7	1
Chỉ số 1 2 3 4
+ Tên mảng: A
+ Số lượng phần tử: 4
+ Kiểu dữ liệu: Số nguyên
+ Tham chiếu đến PT thứ 3, ta viết A[3].
- Đối với các biến trong NNLT khi sử dụng thì bắt buộc chúng ta phải khai báo, và đối với biến mảng 1 chiều chúng ta cũng phải khai báo. Cách khai báo thế nào thầy và cả lớp cùng tìm hiều phần 2. Khai báo mảng 1 chiều.
- Đối với mảng một chiều ta có 2 cách khai báo.
- Bên cạnh đó ta có cách khai báo thứ hai.
- Giải thích ví dụ rõ để học sinh phân biệt tên kiểu mảng, tên biến mảng.
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về 2 cách khai báo trên.
- Nhận xét, chỉnh sửa nếu có sai sót.
- Ghi mục bài.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Nghe giảng.
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
2. Khai báo
Cách 1. Khai báo trực tiếp
VAR : array[] of ;
Ví dụ:
VAR A: array[1..10] of real;
Cách 2. Khai báo gián tiếp
 TYPE = array[..] of ;
 VAR : ;
Ví dụ: 
TYPE nhietdo = array[1..365] of real;
VAR a : nhietdo;
(?) Khi ta đã khai báo được mảng một chiều, lúc đó ta đã xác định được những gì của mảng đó?
- Nhận xét.
(?) Giá trị của từng phần tử mảng đã xác định được chưa, làm thế nào để có các giá trị đó?
- Nhận xét, để có được giá trị của các phần tử chúng ta phải nhập và thủ tục nhập như thế nào thầy và cả lớp cùng tìm hiểu phần a. Nhập mảng 1 chiều.
- Để làm được điều đó ta cần xác định các thao tác sau:
+ Trước tiên, cần xác định có bao nhiêu phần tử cần dùng;
+ Dùng vòng lặp For - do để nhập giá trị cho từng phần tử A[i].
- Hướng dẫn học sinh cách in các phần tử của mảng 1 chiều.
- Suy nghĩ trả lời: xác định được tên mảng, số lượng phần tử tối đa của mảng, kiểu dữ liệu của mảng.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nghe giảng và ghi mục bài.
- Ghi bài.
- Nghe giảng và ghi bài.
3. Các thao tác trên mảng một chiều
a/ Nhập mảng một chiều
Trước tiên, cần xác định có bao nhiêu phần tử cần dùng:
Write(‘nhap so phan tu: ‘);
Readln(n);
Dùng vòng lặp For - do để nhập giá trị cho từng phần tử A[i]:
For i:=1 to n do
 Begin
 Write(‘Nhap phan tu thu: ’, i);
 Readln(A[i]);
 End;
b/ In mảng một chiều
Dùng vòng lặp For - do để in các phần tử trong mảng:
For i:= 1 to n do
 Write(A[i]:4);
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập, vận dụng:
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được thao tác tạo khai báo, nhập và in mảng một chiều
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích, so sánh,...
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: giải bài tập trên bảng
(4) Phương tiện dạy học:SGK, bảng.
(5) Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn cụ thể.
Nội dung hoạt động
 	GV yêu cầu HS: Với cách kha ... - Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
	4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, suy luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bút lông, bảng,
	2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập, viết,
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1: Nêu khái niệm chương trình con?
	Câu 2:
	- Nêu lợi ích chương trình con?
	 Câu 3:
	Viết cấu trúc chương trình con
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động:
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh muốn tìm hiểu một số ví dụ làm việc với chương trình con
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Học sinh có nhu cầu mong muốn tìm hiểu một số ví dụ làm việc với chương trình con
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trong tiết học trước các em đã được làm quen với chương trình con. Để hiểu rõ hơn cách sử dụng chương trình con chúng ta sẽ đi xét một vài ví dụ cụ thể trong bài 18.
- Nghe giảng
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số ví dụ bài tập về chương trình con
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh nắm được một số ví dụ bài tập về chương trình con
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
(?) Chiếu hình chữ nhật, yêu cầu các em để vẽ được hình chữ nhật chúng ta phải làm sao?
- Nhận xét.
(?) Vậy theo các em để vẽ nhiều hình chữ nhật thì chúng ta phải làm sao?
- Nhận xét, nhưng nếu viết nhiều dòng lệnh thì mất nhiều thời gian để gõ, trong quá trình gõ dễ bị sai sót. Để khắc phục tình trạng đó chúng ta sẽ viết một thủ tục vẽ hình chữ nhật, khi nào cần vẽ thì chỉ việc gọi thủ tục đó thôi.
Program vd1;
Procedure ve_HCN;
Begin
writeln(‘* * * * * * *’);
writeln(‘* *’); writeln(‘* * * * * * *’);
End;
Begin
Ve_HCN; writeln; writeln;
Ve_HCN; writeln; writeln;
Ve_HCN; 
Readln;
End.
- Với cách gọi như vậy thì khi thực thi chương trình sẽ có 3 hình chữ nhật sẽ được tạo ra. Nhìn vào chương trình các em có câu hỏi gì không?
- Để hiểu được chương trình chúng ta cần xét cấu trúc viết một thủ tục.
(?) Các em hãy tham khảo sách giáo khoa và cho biết thủ tục có cấu trúc như thế nào?
- Bổ sung nếu có sai sót, yêu cầu các em ghi chính xác vào tập.
- Các em cần chú ý: Sau tên dành riêng End kết thúc chương trình chính là dấu chấm (.) còn sau End kết thúc thủ tục là dấu chấm phẩy (;). Các thủ thục, nếu có phải được khai báo và mô tả trong phần khai báo của chương trình chính, ngay sau phần khai báo biến. Khi cần thực hiện, ta phải viết lệnh gọi thủ tục tương tự như các thủ tục chuẩn.
- Để hiểu sâu hơn và cách viết cũng như nguyên tắc hoạt động của thủ tục ta sẽ đi tìm hiểu các ví dụ. 
- Cũng với ví dụ vẽ hình chữ nhật nhưng với ví dụ đó là hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng cố định, nhưng trên thực tế thì hình chữ nhật có chiều dài và rộng khác nhau nên khi biết chương trình chúng ta có thể gọi các thủ tục khác nhau. Chiếu chương trình lên máy chiếu, hướng dẫn ý nghĩa từng câu lệnh cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh viết chương trình vào tập.
- Các em thấy thủ tục lúc đầu chúng ta viết là (chdai, chrong) sau đó thay bằng (5, 3) khi đó ta gọi chdai, chrong là tham số hình thức, còn 5 và 3 là tham số giá trị hay còn gọi là tham trị. Còn Ve_Hcn(a, b) trong đó a, b là giá trị hiện thời.
- Các em hãy quan sát 2 ví dụ dùng thủ tục hoán đổi 2 số a và b trong sách giáo khoa trang 99 và 100.
(?) Khi xem 2 ví dụ các em thấy có điểm gì khác?
- Nhận xét, đúng rồi khi đó chạy chương trình cho học sinh quan sát, giải thích cho các em khi sử dụng var thì gọi là tham biến nên giá trị của nó có thể thay đổi, còn không có là tham trị.
- Yêu cầu học sinh viết chương trình vào tập.
- Trả lời: ta phải dùng 3 câu lệnh.
- Nghe giảng.
- Ta sẽ dùng nhiều dòng lệnh để vẽ.
- Nghe giảng và quan sát thủ tục.
- Trả lời: cách viết chương trình hơi khó hiểu, khác với từ trước tới giờ.
- Đọc SGK và trả lời.
- Ghi bài.
- Ghi chú ý vào tập.
- Quan sát, nghe giảng.
- Ghi ví dụ.
- Nghe giảng.
Program VDthamso1;
Uses crt;
Var a, b: integer;
Procedure Hoandoi_1(var x, y: integer);
 Var TG: integer;
 Begin
 TG:=x; x:=y; y:=TG;
 End;
Begin
Clrscr;
a:=5; b:=10;
Writeln(a:6, b:6);
Hoandoi_1(a, b);
Writeln(a: 6, b: 6);
Readln;
End.
Program VDthamso2;
Uses crt;
Var a, b: integer;
Procedure Hoandoi_2( x: integer ; var y: integer);
 Var TG: integer;
 Begin
 TG:=x; x:=y; y:=TG;
 End;
Begin
Clrscr;
a:=5; b:=10;
Writeln(a: 6, b: 6);
Hoandoi_2(a, b);
Writeln(a: 6, b: 6);
Readln;
End.
- Trả lời: chương trình đầu cả 2 biến a, b đều khai báo var, còn chương trình sau có chỉ dùng var cho biến b.
- Nghe giảng.
- Ghi ví dụ vào tập.
1. Cách viết và sử dụng thủ tục
a/ Cấu trúc của thủ tục
Procedure [()];
[]
Begin
[]
End;
- Phần đầu thủ tục gồm tên dành riêng Procedure, tiếp theo là tên thủ tục. DS tham số có thể có hoặc không có.
- Phần khai báo: Dùng để xác định các hằng, kiểu, biến và cũng có thể xác định các chương trình con khác được sử dụng trong thủ tục.
- Dãy câu lệnh: Được viết giữa cặp tên dành riêng Begin và End tạo thành thân của thủ tục.
- Chú ý:
+ Sau tên dành riêng End kết thúc chương trình chính là dấu chấm (.) còn sau End kết thúc thủ tục là dấu chấm phẩy (;)
+ Các thủ thục, nếu có phải được khai báo và mô tả trong phần khai báo của chương trình chính, ngay sau phần khai báo biến. 
+ Khi cần thực hiện, ta phải viết lệnh gọi thủ tục tương tự như các thủ tục chuẩn.
b/ Ví dụ về thủ tục
Program vd2;
Uses Crt;
Var a, b, i: integer;
Procedure ve_HCN(chdai, chrong: integer);
 Var i, j: integer;
 Begin
 For i:=1 to chdai do write(‘*’);
 Writeln;
 For j:=1 to chrong-2 do
 Begin
 Write(‘*’);
 For i:=1 to chdai-2 do write(‘ ‘);
 Writeln(‘*’);
 End;
 For i:=1 to chdai do write(‘*’);
 Writeln;
 End;
Begin
 Clrscr;
 Ve_Hcn(25, 10);
 Writeln; writeln;
 Ve_Hcn(5, 10);
 Readln;
 Clrscr;
 a:=4; b:=2;
 For i:=1 to 4 do
 begin 
 ve_HCN(a, b);
 Readln;
 a:=a*2; b:=b*2;
 End;
 Readln;
End.
- Trong lời gọi thủ tục các tham số hình thức được thay bằng tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể đgl tham số giá trị (tham trị).
- Trong lệnh gọi thủ tục các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên các biến chứa dữ liệu ra đgl tham số biến (tham biến).
* Sự khác nhau trong khai báo tham số hình thức:
- Các tham số có từ khoá Var đứng trước là tham số biến, còn không có là tham số giá trị.
Chú ý:
- Nếu có nhiều tham biến cùng một kiểu dữ liệu thì có thể dùng 1 từ khoá Var cho phần khai báo, ngăn cách bằng dấu phẩy.
- Chương trình con gồm 2 loại: là thủ tục và hàm, chúng ta sẽ tìm hiểu hàm được viết và sử dụng như thế nào. Thầy với cả lớp cùng tìm hiểu cách viết và sử dụng hàm.
 - Điểm khác nhau cơ bản giữa hàm và thủ tục là hàm luôn trả về giá trị thuộc một kiểu xác định.
(?) Các em hãy kể tên các kiểu dữ liệu đã học?
- Đó là các kiểu mà hàm trả giá trị về, ta sẽ tìm hiểu cấu trúc viết hàm trong chương trình con.
- Cũng giống như thủ tục nếu hàm không có tham số hình thức thì không cần danh sách tham số. Trong thân hàm phải có ít nhất một lệnh gán giá trị cho tên hàm.
- Chúng ta sẽ đi xét ví dụ 1 viết chương trình tìm số nhỏ nhất trong ba số nhập từ bàn phím, trong đó sử dụng hàm tìm số nhỏ nhất trong hai số.
- Hướng dẫn học sinh viết hàm tìm số nhỏ nhất trong 2 số, hàm có tên là min, hàm này có bao nhiêu tham số?
- Hướng dẫn học sinh cách viết hàm min.
- Bài 17 chúng ta có xét ví dụ về tính lũy thừa của một số nào đó. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết hàm đó như thế nào?
- Yêu cầu học sinh xác định x, n là gì?
- Ở ví dụ 2 ta cần viết hàm có tên là lt(y, m) có hai tham số hình thức là y và m. 
 ym=y*y**y
- Vậy để được phép nhân m lần ta cần thực hiện thông qua lệnh nào? Giá trị ban đầu của tích này là bao nhiêu?
- Nhận xét và hướng dẫn học sinh cách viết chương trình.
- Các em về xem thêm các ví dụ sách giáo khoa.
- Ghi mục bài.
- Trả lời: integer, real, char, boolean, string.
- Ghi bài.
- Nghe giảng.
- Ghi ví dụ.
- Trả lời: có 2 tham số là a và b.
- Quan sát và ghi bài.
- Trả lời: là biến toàn cục.
- Trả lời: dùng vòng lặp for, với giá trị ban đầu bằng 1.
- Ghi ví dụ.
- Xem sách giáo khoa.
2. Cách viết và sử dụng hàm
Function []: ;
 [khai báo các biến];
 Begin
 []
 End;
- : Kiểu dữ liệu trả lại của hàm như các kiểu integer, real, char, boolean, string.
Vd: Function tong(x, y: integer): integer;
Chú ý: Trong thân hàm phải có ít nhất một lệnh gán giá trị cho tên hàm.
 := ;
Ví dụ 1: Viết chương trình tìm số nhỏ nhất trong ba số nhập từ bàn phím, trong đó sử dụng hàm tìm số nhỏ nhất trong hai số.
Program vd1;
 Var a, b, c : real;
Function Min(a, b : real): real;
 Begin
 if a<b then min:=a
 else min:=b;
 End;
Begin
Write(‘Nhap vao a, b, c=’);
readln(a, b, c);
Write(‘Min=’, Min(Min(a, b), c));
Readln;
End.
Ví dụ 2. Viết chương trình tính xn, trong đó sử dụng hàm lt(x, n). Với x, n nhập từ bàn phím.
Program vd2;
 Var x, n : integer;
Function Lt(y, m: integer): real;
 Var tg, i : integer;
 Begin
 Tg:=1;
 For i:=1 to m do tg:=tg*y;
 Lt:=tg;
 End;
Begin
 Write(‘Nhap vao x, n=’);
 readln(x, n);
 Write(‘Ket qua=’, Lt(x, n));
 Readln;
End.
 	HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập, vận dụng:
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được thao tác chương trình con
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình, đặt vấn đề, phân tích, so sánh,...
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: giải bài tập trên bảng
(4) Phương tiện dạy học:SGK, bảng.
(5) Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn cụ thể.
Nội dung hoạt động
 	GV yêu cầu HS:Viết chương trình tìm số lớn nhất trong ba số nhập từ bàn phím, trong đó sử dụng hàm tìm số lớn nhất trong hai số.
Program vd1;
 Var a, b, c : real;
Function Max(a, b : real): real;
 Begin
 if a>b then max:=a
 else max:=b;
 End;
Begin
Write(‘Nhap vao a, b, c=’);
readln(a, b, c);
Write(‘Max=’, Max(Max(a, b), c));
Readln;
End.
	GV gọi một học sinh trả lời.
GV nhận xét, giải đáp thắc mắc của học sinh, đưa ra các nhận xét cuối cùng
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng:
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: làm việc cá nhân, nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học
(4) Phương tiện dạy học:SGK, Projector, máy tính.
(5) Học sinh biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua bài tập cụ thể.
Nội dung hoạt động
- GV: cho bài tập:Sử dụng chương trình con viết chương trình tính tổng các số từ 1 đến N (N>1).
- HS: làm bài tập GV yêu cầu.
- GV: Về xem lại cách viết chương trình con
IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn	Giáo viên soạn
Lê Thị Lịnh	Lê Minh Tâm
Tuần: 35	 	 
Tiết: 48	 	
BÀI TẬP VỀ CHƯƠNG TRÌNH CON
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
	Nắm lại các kiến thức của chương chương trình con.
2. Về kĩ năng
	Sử dụng chương trình con để giải bài toán trên máy tính.
	3. Về thái độ
	Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
	4. Năng lực hướng tới
	- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bút lông, bảng,
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tập, viết,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Tiến trình bày học
HOẠT ĐỘNG 1: Hoạt động khởi động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
- Cần viết chương trình con để thực hiện công việc gì?
- Ta nên viết thủ tục hay hàm?
- Nhắc lại từ khóa của hàm?
Gọi học sinh lên bảng làm.
- Quan sát các học sinh khác làm bài.
Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét
- Trả lời:Tính giai thừa của một số?
-Trả lời: dùng hàm
- Trả lời: Function
- Một học sinh lên bảng làm
- Nhận xét
- Nghe giảng và ghi bài.
- bài 1: Viết chương trình tính với n là số nguyên dương nhập từ bàn phím
- Khởi động chương trình Pascal
Program Tong;
Uses crt;
Var y:real;
N,i:Integer;
Function gthua(var a:integer):integer;
Var i,gt:integer;
Begin
Gt:=1;
For i:=1 to a do gt:=gt*i;
Gthua:=gt;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘Nhap gia tri N=:’);
readln(N);
y:=0;
for i:=1 to N do y:=y+1/gthua(i);
Writeln(‘Gia tri cua y=:’,y);
Readln;
END. 
 	4. Củng cố
	- Nắm kỹ cấu trúc chương trình con (hàm, thủ tục), biết cách dùng 	tham số khi cần thiết. 
	- Nắm cách gọi chương trình con vào chương trình chính. 	
5. Dặn dò
	Về xem lại bài, học bài chuẩn bị thi học kỳ II.	
V. RÚT KINH NGHIỆM 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_2_mon_tin_hoc_lop_11.docx